Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường mầm non xuân c...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường mầm non xuân chinh, thường xuân

.DOC
21
98
68

Mô tả:

1 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 1.Mở đầu 2 3 1.1. Lí do chọn đề tài 2 4 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 5 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 7 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 8 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 9 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 10 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 11 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục. 15 12 3. Kết luận và kiến nghị 18 13 3.1. Kết luận 18 14 3.2. Kiến nghị 18 15 Tài liệu tham khảo 20 16 Danh mục 21 2 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, tạo tiền đề vững chắc bước vào thế kỷXXI, thế kỷ của tri thức thông tin. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người có kiến thức, văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; Đặc biệt là hệ thống giáo dục Mầm non hiện nay, đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc: Vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; Giáo dục Mầm non là tiền đề cho giáo dục Tiểu học. Với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Trẻ ở độ tuổi này, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình, thì yếu tố quan trọng, quyết định lớn về sự phát triển toàn diện, của những trẻ đến Trường Mầm non là đội ngũ giáo viên. Từ nhận thức đó là một cán bộ quản lý, tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ, năng lực, sức khỏe, mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. Tôi càng thấm nhuần câu “Đội ngũ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Trước thực trạng như vậy là một Hiệu trưởng trường Mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ là công việc thường xuyên, liên tục của người Quản lý. Bản thân tôi quyết định tìm ra một số giải pháp để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của đơn vị; Do vậy, muốn có chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ tốt thì trong nhà trường đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, phải nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, đồng thời để thực hiện mục tiêu giáo dục, người giáo viên phải thực hiện đúng chương trình giảng dạy; Là người Hiệu trưởng tôi nghĩ rằng, muốn có một nhà trường vững mạnh. Trước hết phải chăm lo xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một việc làm quan trọng và rất cần thiết trong ngành học giáo dục nói chung, và ngành học Mầm non nói riêng. Để thực hiện công tác đổi mới giáo dục chính là xây dựng nhà trường phát triển không ngừng, xây dựng đội ngũ giáo viên, đoàn kết, trên dưới một lòng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, xây dựng nhà trường thành một tập thể sư phạm vững mạnh thúc đẩy ngành học Mầm non phát triển; Việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ trọng tâm, là một biện pháp then chốt, nhằm đảm bảo đủ về số lượng so với yêu cầu của sự phát triển giáo dục, nhằm đưa giáo dục thoát khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu. Xây dựng 3 đội ngũ giáo viên là tạo động lực cho người dạy, người học đi đúng hướng là nhân tố quyết định, là lực lượng nòng cốt, biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, có vai trò quyết định về chất lượng, hiệu quả dạy và học. Để góp phần xây dựng cán bộ giáo viên vững mạnh, tôi xin trình bày: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên taị trường Mầm Non Xuân Chinh, Thường Xuân”. Làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra mô ̣t số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, để xây dựng môi trường học tâ ̣p giúp trẻ hoạt đô ̣ng tích cực. Nâng cao chất lượng dạy và học; Giúp đô ̣i ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhâ ̣n thức và năng lực về quản lý, tổ chức, chăm sóc, giáo dục, thực hiê ̣n chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiê ̣n cụ thể của từng nhóm, lớp và địa phương; Tạo cho trẻ cơ hô ̣i học tâ ̣p qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ; Tạo thương hiê ̣u và lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường; Huy đô ̣ng sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hô ̣i, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non góp phần thực hiê ̣n hiê ̣u quả chuyên đề “Xây dụng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ giáo viên tại trường Mầm Non Xuân Chinh Huyện Thường Xuân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp điều tra khảo sát nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp đánh giá qua hội thi, hội thảo và chuyên đề. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng Giáo dục & Đào tạo. Giáo dục & Đào tạo có vị trí vai trò quan trọng trong xã hội, vì giáo dục là chìa khóa mở đầu tạo ra mọi ngành. Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Mầm Non được đặt lên hàng đầu, vì giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục. Đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn.Vậy muốn tiến kịp các trường miền xuôi không gì hơn hết phải đầu tư cho Giáo dục đào tạo. Chiến lược phát triển con người giáo dục ở mạng lưới trường Mầm non được coi là khâu đột phá có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển 4 mạnh Giáo dục & Đào tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản sự phát triển nhanh chóng bền vững. Bởi vậy việc đòi hỏi cấp bách hiện nay là nâng cao chất lượng dạy và học đó là khó khăn của các nhà trường nói chung, và ngành học Mầm non nói riêng. Cho nên bản thân tôi cần phải có biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đó là việc làm thường xuyên và cấp thiết, xây dựng đội ngũ giáo viên là xây dựng hoàn chỉnh con người mới xã hội chủ nghĩa trong giáo dục. Đó là những con người có tư tưởng đúng đắn, tình cảm đẹp, có đầy đủ tri thức, có trình độ chuyên môn vững chắc, có năng lực sư phạm, luôn có ý thức vươn lên về mọi mặt, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó mà có hướng phấn đấu bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức cách mạng, để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của mình. Cũng như trong công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên Mầm non ngoài lòng yêu nghề, mến trẻ, còn cần phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, sự cần cù nhẫn nại và am hiểu tâm lý trẻ. * Vai trò của giáo viên. Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt giữ vai quyết định trong việc thực hiện mục tiêu Giáo dục đào tạo. Vì vậy trong nhà trường Mầm non, đội ngũ giáo viên là một trong những bộ phận chủ yếu giữ vai trò quyết định về chất lượng hiệu quả giáo dục. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự nghiệp phát triển lâu dài. Đảng đã khẳng định “ Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là động lực để đưa đất nước ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Đội ngũ giáo viên là nhân tố chủ yếu quyết định về chất lượng giáo dục, được xã hội tôn vinh, là những người trực tiếp giáo dục rèn luyện tình hình về nhân cách cho học sinh. Tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ xây dựng phát triển miền núi vùng dân tộc khi đất nước ta bước vào thế kỷ XXI. * Những yêu cầu cơ bản. Đội ngũ giáo viên trường Mầm non là một tập thể sư phạm thống nhất, phải nắm vững và thực hiện đường lối quan điểm của Đảng, của nhà nước và những văn bản pháp qui của ngành đề ra. Chất lượng và hiệu quả giáo dục của tập thể được quyết định bởi số lượng. Cơ cấu và các biện pháp đội ngũ; Về chất lượng. Giáo viên Trường Mầm non Xuân Chinh là những người có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có tác phong công nghiệp, có kỷ cương, có tình thương và có ý thức trách nhiệm cao về nghề nghiệp, thiết tha gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội “Hết lòng vì tương lai con em các dân tộc vùng cao thân yêu”. Có tiềm năng tri thức dồi dào, có đủ năng lực về chuyên môn để thực hiện tốt sự nghiệp “ Trồng người”. * Về phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức. Người giáo viên phải trung thành với tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải chấp hành các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Có phẩm chất trong sáng lành mạnh, giàu lòng nhân ái, sống trung thực, có tinh thần 5 đoàn kết, thương yêu học sinh như con đẻ của mình, có tâm huyết với nghề. Thực hiện tốt cuộc vận động. “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong nhà trường, có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực công tác. * Về chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, có tinh thần và ý thức vươn lên trong chuyên môn. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng theo chu kỳ để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực tổ chức điều hành các mặt sinh hoạt, công tác chủ nhiệm lớp. Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường. * Về số lượng: Đảm bảo đủ số lượng giáo viên Mầm non theo định mức qui định. * Cơ cấu đội ngũ: Bố trí hợp lý về trình độ năng lực, sở trường, độ tuổi, có phương thức sử dụng phân công hợp lý, trình độ đạt chuẩn chung của giáo viên Mầm non trung cấp trở lên. Hiện nay với sự phát triển của khoa học, yêu cầu phải tạo điều kiện cho một số giáo viên trẻ, có khả năng được đi học thạc sĩ chuyên môn và tin học để làm lực lượng nòng cốt về chuyên môn và quản lý sau này cho nhà trường. Vậy muốn xây dựng kiểm tra đánh giá kế hoạch cũng như các phần khác, cần đánh giá một cách chu đáo vào giữa học kỳ, cuối kỳ, cuối năm. Cần đối chiếu với các tiêu chuẩn của tập thể đề ra, để xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh. Người Hiệu trưởng cần phải dựa vào các biện pháp sau. + Tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. + Lập qui hoạch quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên. + Sắp xếp xây dựng đội ngũ giáo viên. + Chăm lo đến vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên. + Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của tổ chức bên ngoài nhà trường. + Hiệu trưởng luôn gương mẫu và phấn đấu vươn lên về mọi mặt. + Kiểm tra, đánh giá kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên định kỳ. Như vậy, việc xây dựng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ; Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Là người cán bộ quản lý tôi nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường nói chung và trường Mầm non Xuân Chinh nói riêng. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Về số lượng giáo viên: Đủ để đảm bảo yêu cầu nhà trường hoạt động bình thường; - Về chất lượng chuyên môn: 10,7 % giáo viên có trình độ trung cấp. 89,2 % giáo viên có trình độ trên chuẩn trở lên. Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần chịu đựng khó khăn, bám lớp, bám trường; Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có những cố gắng rất lớn, đại bộ phận cô giáo có tâm huyết gắn bó với nghề. Các giáo viên ở trường nêu cao tinh thần chịu đựng khó khăn gian khổ, hy sinh, nhưng Giáo dục đào đạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập về cả qui mô cơ cấu và nhất là chất lượng, hiệu 6 quả chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và càng ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế và xã hội. Đúng vậy. Muốn nâng cao kiến thức trình độ năng lực đối với người làm công tác Giáo dục & Đào tạo, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì cần phải có kinh phí và thời gian đầu tư cho giáo dục. - Về tư tưởng đạo đức: Phần lớn số giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Sống lành mạnh thật thà, chan hòa, giản dị, giàu tình thương, gắn bó với tập thể, trường lớp. Mỗi giáo viên đều có ý thức hành vi và trách nhiệm của mình, bởi chính nhân cách của người giáo viên có tác dụng rất lớn đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Song hiện nay vẫn còn một bộ phận nhỏ số giáo viên tư tưởng chưa ổn định, còn dao động trong thời kỳ mở cửa, cơ chế thị trường phần nào ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tâm lý của mỗi giáo viên. Từ những nhận định về thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay. Người làm công tác quản lý phải có những giải pháp thích hợp để xây dựng đội ngũ giáo viên. * Đặc điểm tình hình địa phương: Xuân Chinh là một xã vùng đặc biệt khó khăn của Huyện Thường Xuân. Cách trung tâm huyện 35 km, đường rừng với tổng số diện tích tự nhiên 7.726,59 ha, có vị trí tiếp giáp với các xã như sau: + Phía đông giáp xã Xuân lộc + Phía tây giáp xã Xuân lẹ. + Phía bắc giáp xã Vạn Xuân. + Phía nam giáp huyện Như Xuân. Toàn xã có 653 hộ tương ứng với 2.879 nhân khẩu. Cấu trúc thành 06 thôn bản, từ trung tâm xã đến các làng bản trung bình 07 km, đường giao thông đi lại rất khó khăn, có tiềm năng kinh tế hạn chế, thành phần chủ yếu là trồng trọt. Hộ đói nghèo còn nhiều. Nguồn thu trong địa bàn xã không có, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu là nguồn hỗ trợ của nhà nước; Trong những năm gần đây tình hình phát triển sản xuất ở địa phương phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân lao động từng bước đi vào ổn định và ngày một được nâng lên. Có được bước chuyển hóa này là nhờ vào Đảng, nhà nước cho vay vốn xóa đói giảm nghèo. Kinh tế xã hội và đời sống nhân dân không ngừng nâng lên. Về an ninh trật tự an toàn xã hội. Xuân Chinh trước đây còn một số phần tử xấu gây rối nhưng nhiều năm gần đây phong trào bảo vệ an ninh trật tự rất tốt không có gì xảy ra trong địa phương. Nhân dân Xuân Chinh rất quan tâm tạo điều kiện cho con em đi học. Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã luôn quan tâm thiết thực có hiệu quả đến giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình phụ huynh nhận thức về ngành học chưa cao. * Vài đặc điểm của Trường Mầm non Xuân Chinh: Được thành lập năm 1992 đến nay gồm có 12 phòng học kiên cố, và bán kiên cố. Được các dự án hỗ trợ. Có công trình vệ sinh, bàn ghế học sinh, tủ đồ chơi 7 và các trang thiết bị khác. Trường Mầm non Xuân Chinh còn có 03 điểm trường. Gồm có: 14 nhóm, lớp. Trong đó nhóm trẻ gồm có: 05 nhóm, với tổng số học sinh là: 41 cháu; Lớp mẫu giáo gồm: 09 lớp, với tổng số học sinh là: 150 cháu. Chất lượng giáo dục luôn được lãnh đạo nhà trường đặt lên hàng đầu.Trường năm nào cũng có giáo viên giỏi cấp huyện, có cháu đạt giải các hội thi, 100% cháu 5 tuổi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, cháu 5 tuổi lên lớp 1 đạt 100%; Tuy nhiên vẫn còn tồn tại cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động giáo dục, như trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. Hiện nay có sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho nhà trường, có sự lãnh chỉ đạo của Phòng Giáo dục về chuyên môn, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ . Qua bảng thống kê như sau: TT TSCBGVNV GV NV 1 Tổng 28 28 24 24 1 1 TRÌNH ĐỘ TUỔI ĐỜI TC CĐ ĐH THẠC SĨ CAO NHẤT 3 3 1 1 23 23 1 1 50 50 THẤP NHẤT 24 24 GHI CHÚ * Thuận lợi: Số giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, 100% giáo viên đã qua đào tạo, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần đoàn kết cao, có tác phong sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non, luôn có chí hướng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, trong đoàn thể toàn xã luôn phối kết hợp chặt chẽ với nhau dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng cơ sở vững mạnh. * Khó khăn: Một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, như cô Cầm Thị Hoa, chồng mắc căn bệnh hiểm nghèo đã mất sớm, phải nuôi 2 đứa con học đại học một mình. Không có thu nhập khác nên chỉ trông chờ vào đồng tiền lương ít ỏi. Và một số ít phụ huynh do mải làm ăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường; Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động học còn chưa được linh hoạt và ít sự sáng tạo trong giảng dạy. Phương pháp và kiến thức dạy học còn yếu, dẫn đến chất lượng mấy năm qua còn thấp. Đồ dùng dạy học còn thiếu thốn nhiều. Bảng khảo sát thực trạng trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2018 - 2019 2019 - 2020 Tỉ lệ % Tổng số 21 24 100 Xếp loại Giáo viên Tốt Khá TB Yếu 4 5 20 6 10 33,3 8 7 35,5 3 2 11,1 Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện Cấp Cấp trường huyện 9 13 48,8 2 2 8,8 Kết quả khảo sát trên cho thấy, số giáo viên có năng lực được xếp loại khá 8 tốt chưa cao. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non Xuân Chinh, Thường Xuân” như sau: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề * Giải pháp 1: Giáo dục tư tưởng cho giáo viên. Thông qua các đợt học tập chính trị, nghị quyết Trung Ương Đảng, trường tổ chức triển khai đến từng giáo viên. Từ đó giáo dục cho giáo viên nhận thức được vị trí, vai trò, giáo viên trong giai đoạn mới, thông qua đó giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ, nhìn chung tất cả giáo viên đều say mê với nghề chăm sóc giáo dục trẻ, như con đẻ của mình, được phụ huynh tin cậy. Bồi dưỡng tư tưởng cho giáo viên yên tâm công tác là một việc làm không thể thiếu được của người quản lý. Song không kém phần quan trọng là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. * Giải pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là hết sức quan trọng, bởi giáo viên muốn có chuyên môn vững vàng trong giảng dạy thì phải nắm vững kiến thức, vì thế tôi đã làm những công việc sau: Nhằm trang bị thêm kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhà trường đã mua đủ các loại sách tham khảo ở tất cả các lĩnh vực đủ phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy; Lãnh đạo lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, cụ thể để giáo viên nắm được. Hàng năm đến hè thường tổ chức cho giáo viên tập huấn các chuyên đề do phòng GD&ĐT mở. Kiểm tra dự giờ theo định kỳ, đột xuất để đánh giá xếp loại giờ dạy của từng giáo viên, để kịp thời bổ sung những giờ còn yếu và khen thưởng giờ tốt; Ngoài ra giáo viên còn tự học, tự bồi dưỡng qua sách báo, thông tin đại chúng, đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Lãnh đạo bố trí sắp xếp để giáo viên đi học các lớp cao đẳng trở lên. Không ngừng bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, lấy trẻ làm trung tâm và tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo và tinh thần đoàn kết giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô giáo. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng cách tăng cường sinh hoạt của các tổ vào thứ 6 hàng tuần, những người được phân công bồi dưỡng gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Để công tác bồi dưỡng có hiệu quả nhà trường đã tiết kiệm nghiệp vụ chuyên môn để hỗ trợ thêm cho những người trực tiếp giảng dạy, yêu cầu trong nhóm bồi dưỡng các nội dung cụ thể như : Tổ chức dạy mẫu từng khối, tổ, xem băng hình các tiết dạy mẫu, hội thảo chuyên môn đánh giá rút kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế của nhà trường. Cho giáo viên dạy lại các tiết mẫu mà mình đã cho xem, đặc biệt là những giáo viên nhút nhát, phương pháp chưa linh hoạt mềm dẻo để tạo sự tự tin đối với giáo viên khi đứng trước đám đông; Thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ thăm lớp, định kỳ, đột xuất, tổ chức thi giáo viên giỏi một cách nghiêm túc, và tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp để nâng cao trình độ cho giáo viên; 9 Mua sắm đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, thường xuyên đôn đốc và tổ chức các tiết dạy mẫu có sử dụng thiết bị đồ dùng để giáo viên học tập; Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên mũi nhọn, ở các tổ cho các môn học, thường xuyên kiểm tra để nắm bắt tiến độ, sự tiến bộ của giáo viên; Phân công giáo viên giảng dạy ở các độ tuổi ở các lớp một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng của mình; Hình ảnh bồi dưỡng chuyên môn tại Trường Mầm non Xuân Chinh Bản thân tôi xác định việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Vì vậy tôi xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động chỉ đạo dạy và học sát với thực tế nhà trường và nhiệm vụ năm học; Việc phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên quyết định chất lượng từng nhóm lớp. Bố trí giáo viên trẻ, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, để họ có thể hỗ trợ nhau. Từ đó tạo cơ hội cho họ học tập lẫn nhau nâng cao được tay nghề của mình. Ví dụ: Đầu năm dự giờ để kiểm tra tay nghề, giữa năm dự giờ đánh giá tay nghề, có thể dự giờ đột xuất hoặc theo kế hoạch, cuối năm dự giờ để nghiệm thu tay nghề của họ. Qua dự giờ có thể đánh giá được tiến bộ và chỉ ra những cái được, những điểm cần rút kinh nghiệm để có thể tìm ra cách bồi dưỡng khác có hiệu quả hơn. Việc đánh giá xếp loại giáo viên qua các đợt thanh, kiểm tra sẽ động viên, khích lệ giáo viên có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy. Vì vậy Tôi phải đánh giá đúng, không thiên vị, đánh giá một cách nhẹ nhàng mang tính động viên khích lệ họ những mặt mạnh cần phát huy, những điểm yếu tôi chỉ ra 10 một cách nhẹ nhàng thoải mái để không tạo áp lực cho giáo viên; Tổ chức cho giáo viên học tập chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy dựa theo chương trình của Bộ, Sở, Phòng. Cụ thể, nhà trường động viên giáo viên tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên, theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, việc tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, các đợt tập huấn giúp cho đội ngũ giáo viên nắm bắt theo yêu cầu của lãnh đạo và thực hiện kiểm tra đánh giá đúng chất lượng học tập của bản thân; Hiệu quả của giải pháp này: 100% cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, tận tâm, tận tình, yêu nghề mến trẻ, tạo được lòng tin đối với phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn; Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh có tinh thần đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm và xác định được mối quan hệ giáo viên với giáo viên, giáo viên với học trò và giáo viên với xã hội, thành một khối thống nhất, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên, tương tác với nhau một cách hiệu quả. * Giải pháp 3: Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Qua quá trình quản lý chỉ đạo bản thân tôi nhận thấy một trong những yếu tố giáo viên chưa phát huy hết năng lực, sở trường của mình trong công việc, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy và học, soạn giáo án, chính là do cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như lớp học quá đông, đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, bản thân giáo viên không có đủ điều kiện kinh tế để trang bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ; Vì vậy, việc tăng cường cơ sở vật chất đồ dùng, thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có cơ hội thể hiện và phát huy hết năng lực, khả năng của mình.Từ đó giúp họ ngày càng gắn bó, hứng thú hơn với nghề nghiệp của mình. * Giải pháp 4: Chỉ đạo công tác đoàn thể. Lãnh đạo đã thành lập các tổ chức đoàn thể chi bộ Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên tham gia bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Công đoàn nhà trường là tổ ấm của mỗi giáo viên, vì mọi người coi nhà trường là tổ ấm thứ hai của mình, giáo viên giúp đỡ lẫn nhau về tinh thần, kinh tế, đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và trong sinh hoạt. Ngoài ra vào các ngày lễ, ngày hội các đoàn thể trong trường tổ chức tọa đàm, giao lưu văn hóa, văn nghệ để tạo không khí vui vẻ cho giáo viên. * Giải pháp 5: Các giải pháp động viên khen thưởng Bầu không khí, tâm lý, truyền thống làm việc của nhà trường, ảnh hưởng của đồng nghiệp và đánh giá khuyến khích của ban giám hiệu nhà trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lòng yêu nghề, gắn bó với nghề của giáo viên Mầm non. Bản thân tôi còn quan tâm đến đời sống giáo viên và các mối quan hệ đồng nghiệp giữa các giáo viên để tạo ra môi trường tâm lý tích cực cho các giáo viên trong quá trình làm việc. Là hiệu trưởng phải tế nhị khéo léo trong ứng xử với giáo viên thuyết phục giáo viên sẵng sàng hợp tác. Cho dù điều kiện cơ sở vật chất có đầy đủ đến mức nào nhưng nhân tố con người không tích cực, không 11 hợp tác với nhau và không sẵn sàng đổi mới thì hiệu quả công việc cũng sẽ không cao. Vì thế việc cần cho giáo viên họ là bộ phận quan trọng của guồng máý, đánh giá đúng những đóng góp, thừa nhận những khả năng của họ; Cần tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, bởi trên thực tế, bất kỳ ai cũng muốn vươn lên trong vai trò hiện tại của mình, để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định mình trước tập thể, bố trí chế độ nghỉ ngơi hợp lý đối với giáo viên; Nhà trường luân đổi mới cách quản lý và chỉ đạo phát huy vai trò của tập thể kết hợp với các lực lượng trong xã hội để xây dựng trường, biết dựa vào Đảng ủy, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh để xây dựng cơ sở vật chất, nhằm xây dựng nhà trường vững mạnh. Trước sứ mệnh trồng người mà Đảng và ngành giáo dục giao phó. Trường MN Xuân Chinh không ngừng phấn đấu vươn lên và phát triển theo sự đổi mới của giáo dục. * Giải pháp 6: Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải xây dựng một nền nếp sinh hoạt cụ thể. Ở trường tôi. Lãnh đạo quy định tổ chuyên môn sinh hoạt: 2 tuần /lần. Mỗi tháng lãnh đạo họp trước với các tổ trưởng chuyên môn để phổ biến những nội dung cơ bản của buổi họp tổ; Trước khi chuẩn bị nội dung tôi họp mở rộng hội thảo về nội dung sinh hoạt sau khi thống nhất được nội dung sinh hoạt, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cụ thể sát với nội dung, những kiến thức mà giáo viên còn yếu để bồi dưỡng, chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tôi chọn tổ trưởng chuyên môn phải là người giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị với Ban lãnh đạo để tìm biện pháp giải quyết kịp thời; Các đồng chí giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, về cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; Chính vì thế mà trong năm học này chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn đã được nâng lên rõ rệt. Khi các tổ sinh hoạt chuyên môn, lãnh đạo phân công người trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm tra, thông qua sổ ghi chép của tổ khối. Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn, không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi, mà các đồng chí giáo viên còn trao đổi với nhau những kinh nghiệm, những thủ thuật gây sự chú ý của trẻ hoạt động học tập; Tôi kết hợp kế hoạch đi dự giờ, hoặc kiểm tra chuyên môn. Sau khi dự giờ, tôi đánh giá, nhận xét chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên dự giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; Trong năm học này vào tháng 10 nhà trường tổ chức hội thi “Giáo viên 12 dạy giỏi cấp trường". Đó là một dịp để mọi giáo viên đều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình trước đồng nghiệp và làm nên thành tích của bản thân, vì vậy các đồng chí giáo viên nghiên cứu bài rất kỹ, soạn bài chu đáo và làm đồ dùng, đồ chơi dạy học bổ sung để phục vụ cho bài thi của mình. Do đó chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng lên rõ rệt; Công việc dự giờ thăm lớp được tiến hành có kế hoạch. Nên lãnh đạo nhà trường đã phát hiện ra những giáo viên có tài năng, cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt giải cao. Đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. Qua mỗi lần dự giờ, ban giám hiệu không chỉ chú trọng vào việc xếp loại tiết giỏi hay khá mà chú ý nhiều vào những cái được, chưa được, để góp ý cho giáo viên. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên mà trong năm học này, năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong trường nâng lên rõ rệt. Số lượng các đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện cao hơn năm trước. Cụ thể năm học 2018 - 2019 có 2/2 giáo viên tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp huyện đạt 100%. Các năm tiếp theo Phòng Giáo dục dừng tổ chức thi. Hình ảnh dự giờ trên lớp * Hiệu quả của giải pháp này: Giáo viên tự tin khi tổ chức giảng dạy, chất lượng bài giảng có chiều sâu, phương pháp linh hoạt mềm dẻo hơn, trong quá trình soạn bài biết áp dụng giữa lý thuyết và thực tiễn, trong sinh hoạt chuyên môn mạnh dạn trao đổi thảo luận về những vấn đề đang vướng mắc. Kết quả chất lượng qua các kỳ thì giáo viên dạy giỏi được nâng lên rõ rệt. * Giải pháp 7: Bồi dưỡng đội ngũ giáo thông qua kiểm tra đánh giá. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường là hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường .Vì vậy bản thân tôi luôn chủ động trong việc tìm và lựa chọn những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng để bồi dưỡng; Trước khi lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán tôi lên các phiếu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Theo đồng chí thời gian mở lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo 13 viên vào thời gian nào là thích hợp nhất? Câu hỏi 2: Hoàn cảnh hiện tại của đồng chí ra sao? Câu hỏi 3: Trong chuyên môn hiện nay đồng chí còn thấy mình còn thiếu nội dung nào cần bồi dưỡng? Sau khi hoàn thành các phiếu hỏi tôi thu thập những ý kiến của đội ngũ giáo viên bố trí thời gian hợp lý, nếu vào thứ 7, chủ nhật tôi khuyến khích giáo viên bằng cách hỗ trợ thêm cho mỗi giáo viên bằng 70.000đ/ ngày để họ có động lực trong quá trình tham gia học tập, có trường hợp giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bản thân tôi tạo điều kiện để họ bồi dưỡng tại nhà, miễn sao đạt được mục tiêu mà mình yêu cầu họ. Bước 1: Lựa chọn nội dung bồi dưỡng - Các kiến thức mới trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Bộ GD&ĐT quy định; Ví dụ: Thông tư 28 - Tất cả các tình huống trong giảng dạy. - Lựa chọn phương pháp , hình thức tổ chức sao cho phù hợp với lứa tuổi ... Bước 2: Thực hiện kiểm tra đánh giá quá trình bồi dưỡng. Bước 3: Phân loại, xếp loại thứ bậc để tìm ra những giáo viên còn yếu, thiếu để tiếp tục bồi dưỡng. Hiệu quả của giải pháp này: Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện là 17 đồng chí đạt 70,8%, không còn giáo viên yếu kém. * Giải pháp 8: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là hết sức cần thiết trong nhà trường. Cần có những quy định mang tính chất bắt buộc, giáo viên cần thực hiện nội dung và tự bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là bồi dưỡng đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Kết hợp biện pháp thi đua khen thưởng và kiểm tra đánh giá mới tạo được sự công bằng khách quan, kích thích được sự nỗ lực của giáo viên, giúp giáo viên có mong muốn cống hiến hết mình cho công việc. Tuy nhiên để đánh giá khách quan công bằng thì người quản lý cần phải có quy trình, tiêu chuẩn rõ ràng, công khai. Đánh giá qua nhiều kênh khác nhau: Giáo viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, ban giám hiệu đánh giá, phụ huynh đánh giá.... Đánh giá giáo viên là một công việc nhạy cảm, đòi hỏi người quản lý phải thận trọng và tế nhị. Lòng yêu nghề chính là phẩm chất đặc biệt quan trọng giúp giáo viên có động lực cống hiến hết tài năng và tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người.Vì thế việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức, phương pháp giảng dạy đặc biệt là cập nhật những kiến thức mới, để bồi dưỡng cho giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết đối với người quản lý. Tôi hy vọng qua giải pháp này sẽ giúp tôi và các nhà quản lý nâng cao được tay nghề cho giáo viên. * Giải pháp 9: Tổ chức thi trang trí lớp, thi làm đò dùng dạy học Cứ vào cuối năm học lãnh đạo chúng tôi bàn bạc và lên kế hoạch cho giáo viên cụ thể như : 14 Chọn mô hình trang trí lớp đẹp, khoa học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của lớp, chúng tôi đã cho giáo viên xem mẫu các hình ảnh trang trí lớp để giáo viên có thể biết sau đó lãnh đạo định hướng cụ thể để trong thời gian hè giáo viên có nhiều thời gian để họ có thể làm những sản phẩm trang trí lớp; Đối với đồ dùng dạy học nhà trường tổ chức phát động trong dịp hè để giáo viên cũng có thời gian làm nhiều hơn. Nhà trường chọn những sản phẩm đẹp, bền đặc biệt là nhu cầu cần cho việc giảng dạy, chúng tôi định hướng cho giáo viên làm vào trước ngày khai giảng, hàng năm nhà trường tổ chức thi trưng bầy đồ dùng, mỗi đồ dùng và sản phẩm của giáo viên làm ra được tính với giá 5000đ/ 1 sản phẩm, cách này vừa tạo động lực cho giáo viên vừa khuyến khích họ tự làm đồ dùng dạy học vừa rèn luyện đôi bàn tay khéo léo cho họ, thay vào đó mà nhà trường phải bỏ tiền ra mua những đồ dùng dạy học; Trong quá trình tổ chức thi làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp, nhà trường mời các cấp lãnh đạo địa phương, cùng phụ huynh học sinh, các ban ngành trong xã tham dự được mọi người đồng tình ủng hộ và tự nguyện quyên góp các nguyên vật liệu sẵn có để cho giáo viên tự làm. Đạt hiệu quả cao; Nhà trường đã tổ chức khen thưởng cho tất cả các giáo viên tham gia dự thi trong ngày khai giảng, từ giải nhất cho đến giải phong trào từ đó tạo động lực cho giáo viên tham gia một cách tích cực; Kết quả 100% các lớp xây dựng được góc mở cho trẻ hoạt động một cách tích cực và hiệu quả được nhân dân địa phương và phụ huynh học sinh khen ngợi và ủng hộ cho công tác giáo dục. Hình ảnh một góc nhỏ trang trí lớp 15 Hình ảnh trưng bầy thi đồ dùng đồ chơi của trường 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường * Kết quả khảo sát khi sử dụng các giải pháp trên: Công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có giải pháp quản lý và tổ chức phù hợp. Để chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng cao. Và cả quá trình chỉ đạo và phấn đấu của các đồng chí cán bộ quản lý và sự cố gắng liên tục của tập thể giáo viên trong trường. Trong năm học 2018 - 2019 trường Mầm Non đã đạt được một số thành tích sau: Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 05 đồng chí Lao động tiên tiến: 04 đồng chí Có 5 SKKN được xếp loại cấp huyện. Giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện: 2 người (Bảo lưu của năm học trước) Giáo viên có giờ dạy giỏi cấp trường: 19 người Đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Xuân Chinh có nhiều thành tích đáng kể, đa số giáo viên có nghiệp vụ tay nghề vững chắc, số lượng và chất lượng của các cháu đạt kết quả cao, cơ sở vật chất là đủ để thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Có được kết quả đó là do công sức với sự nhiệt tình năng động và sáng tạo của ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên của trường, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh. Qua bảng thống kê sau:1 Bảng thống kê xếp loại hồ sơ 02 năm học. Tổn Xếp loại hồ sơ g Năm học Xếp loại giờ dạy số giáo T % K % TB % G % K % TB 18 86 2 9. 1 5 15 63 7 4 2 viên 2018 - 2019 21 Phòng học bán kiên và % kiên cố 12 8 16 2019 - 2020 24 23 96 1 5 4. 1 0 0 19 79 5 21 0 0 Với những giải pháp khắc phục cụ thể như đã nêu, toàn thể giáo viên đã thể hiện được phẩm chất, năng lực tốt để làm việc và yêu nghề, nâng cao trình độ tay nghề, khả năng sư phạm để hoàn thành nhiệm vụ phân công, chính đội ngũ giáo viên đã góp phần quan trọng nhất vào sự phát triển đi lên của nhà trường. Gắn bó với cộng đồng, nhân dân tin yêu, tôn vinh nghề nghiệp đây là nền tảng vững chắc để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới. Bảng khảo sát mức đô ̣ của giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm ̣ Năm học 2018 - 2019 2019 - 2020 Tỉ lệ % Tổng số 21 24 100 Giáo viên giỏi cấp Xếp loại Giáo viên Tốt Khá TB Yếu 5 15 44,4 10 9 42,2 6 0 13,3 0 0 0 trường, cấp huyện Cấp Cấp trường huyện 13 19 71,1 2 2 8.3 + Về bản thân: Tôi thấy bản thân mình nâng cao được phong cách quản lý, trau dồi được kiến thức, biết xử lý những tình huống linh hoạt và mềm dẻo hơn trong công tác quản lý và chỉ đạo; Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. + Về phía trẻ: - Hầu hết trẻ đều hứng thú tham gia vào các họat đô ̣ng xây dựng môi trường giáo dục. - Trẻ gần giũ, thân thiê ̣n hơn với cô giáo, với các bạn và đă ̣c biê ̣t là với môi trường xung quanh. * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh đã nhâ ̣n thức được tầm quan trọng của viê ̣c “Xây dựng đội ngũ giáo viên” Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó phụ huynh rất ủng hô ̣ trong viê ̣c đóng góp và thu gom các phế liê ̣u, các đồ dùng phù hợp với tính dân gian, phù hợp với địa phương. * Về phía nhà trường: + Về cơ sở vâ ̣t chất: Cơ sở vâ ̣t chất được khang trang, khuôn viên nhà trường được trồng hoa cây cảnh, vẽ tranh tường… Trong năm học cùng với sự cố gắng của CBGV, NV, dưới sự chỉ đạo của 17 cấp Uy Đảng, Chính quyền địa phương , Phòng GD&ĐT huyê ̣n Thường Xuân, Trường Mầm non Xuân Chinh đã được UBND Huyê ̣n đầu tư kinh phí xây dựng trường theo mô hình trường chuẩn Quốc gia, khang trang hiê ̣n đại tại khu trung tâm xã phục vụ cho viê ̣c dạy và học. Năm học 2018 – 2019 đến nay đã đưa vào sử dụng. Đây là niềm vinh dự và tự hào cho ngành giáo dục xã, Trường Mầm non và nhân dân xã Xuân Chinh. 18 Ảnh: khuôn viên Trường mầm non Xuân Chinh Ngày 30/11/2019 Trường mầm non Xuân Chinh đã chính thức được UBND Tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định Số 4779/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2018 về viê ̣c công nhâ ̣n “Trường mầm non Xuân Chinh đạt chuẩn Quốc gia mức đô ̣ 1 năm 2018”. Đạt được kết quả này nhà trường sẽ và tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả đạt được và thường xuyên bổ sung chất lượng các tiêu chuẩn bền vững và đạt cao hơn. Xây dựng thêm các hạng mục cơ sở vâ ̣t chất đảm bảo yêu cầu cho công tác tổ chức các hoạt đô ̣ng giáo dục và công tác quản lý trường học theo quy định Chuẩn quốc gia mức đô ̣ 2. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non Xuân Chinh, Thường Xuân – tỉnh Thanh Hóa”. Tôi rút ra một số kết luận như sau: Trước hết phải xây dựng một đội ngũ giáo viên vững mạnh, muốn có một đội ngũ giáo viên mạnh lại phải có từng giáo viên mạnh. Xây dựng một đội ngũ giáo viên là một biện pháp quản lý đặc biệt quan trọng, một việc làm nhiều khó khăn, gian khổ, lâu dài hết sức tế nhị và phong phú, đòi hỏi người quản lý phải có quyết tâm, phẩm chất và năng lực cao. Qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi thấy rằng, trong hệ thống Giáo dục & Đào tạo quốc dân, đội ngũ giáo viên là nhân vật quan trọng nhất cần phải đầu tư xây dựng toàn diện, đầu tư cho người thầy là đầu tư trực tiếp cho sự phát triển giáo dục. Do vậy cần phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ có bản lĩnh chính trị rõ ràng, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh xứng đáng là chuẩn mực để dạy trẻ noi theo. Đội ngũ giáo viên phải đủ sức hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, thời kỳ “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước. 3.2. Kiến nghị: 19 Từ những việc đã làm được, cũng như những mặt còn hạn chế. Do những điều kiện khách quan tôi có một số kiến nghị sau đây: + Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo. Nhà trường xin cấp đồ dùng, đồ chơi, trong nhà và ngoài trời, nhất là đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học; + Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo. Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ quản lý làm giàu thêm tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo. Có nhiều sáng kiến hay để giới thiệu cho giáo viên được học hỏi. Tiếp tục mở lớp đại học chuyên môn trở lên tại huyện, để giáo viên được đi đào tạo bồi dưỡng; + Đối với nhà trường: Cần phải tham mưu với chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị hiện đại để giáo viên giảng dạy và học tập; Phải tăng cường khuyến khích, động viên giáo viên thường xuyên nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Khuyến khích giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, làm tốt hơn công tác tuyên truyền về ngành học Mầm non. giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học; + Đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nghiên cứu học hỏi để từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao nhất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục Mầm non và sự nghiệp “Trồng người” trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là một số giải pháp tôi đã nghiên cứu và thực hiện, trong quá trình công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở Trường Mầm non Xuân Chinh. Quá trình viết không tránh khỏi những lúng túng và thiếu sót, rất mong cấp trên đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CUA THU TRƯỞNG Thanh Hóa , ngày 06 tháng 04 năm 2020 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan SKKN của mình viết, Phó Hiệu trưởng không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Cầm Thị Nga Cầm Thị Thúy 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT 1 2 3 4 5 6 Tài liệu tham khảo Chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28/2016 TT Ghi chú – BGD – ĐT Tạp chí giáo dục mầm non số 2 , tập chí GDMN số 3, tập chí số 4 của tác giả Đặng Toán Sổ tay hiệu trưởng trường Mầm non Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019 Báo Giáo dục thời đại năm 2018. Điều lệ trường mầm non DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan