Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tin học ở trường thcs ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tin học ở trường thcs

.DOC
15
405
117

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ GIÁO TRƯỜNG THCS AN BÌNH TỔ: Lý Tin TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS AN BÌNH DAÏY TOÁT HOÏC TOÁT Người thực hiện : Nguyễn Văn Lương Năm học : 2019 – 2020 MỤC LỤC Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình I. GIỚI THIỆU........................................................................................3 II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC TRONG TRƯỜNG THCS An Bình...........................................4 1. Thuận lợi.......................................................................................................4 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS An Bình................6 1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy-học môn Tin học................................................................6 2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học môn tin học trong trường THCS......................................................................11 3. Giải pháp 3 : Phát huy hiệu quả của công tác ứng dụng CNTT trong dạy học tin học.......................................................................................................17 IV. KẾT LUẬN.....................................................................................26 1. Kết quả...........................................................................................……….26 2. Bài học kinh nghiệm....................................................................................28 I. GIỚI THIỆU Xu thế chung giáo dục của thế giới hiện nay cũng như giáo dục Việt Nam của chúng ta, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình của học sinh trong quá trình dạy học. Luật giáo dục Việt Nam cũng khẳng định phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh môn Tin cần có phương pháp dạy học phù hợp. Ở đây nói đến sự phù hợp nhiều mặt: với nội dung kiến thức tin học, với đặc điểm tâm lí và sinh lí của học sinh Việt Nam, với điều kiện dạy học cụ thể ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết nội dung của môn tin học lớp 8 là môn khó nhất trong 4 khối lớp chương trinh tin học trung học cơ sở nhưng rất phong phú và đa dạng, nhiều bài có nội dung khô khan. Để học sinh nắm được bài, giáo viên bộ môn tin học trường Trung học cơ sở An Bình cũng như các trường khác, đã biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học. Chẳng hạn người giáo viên phải biết cách theo dõi từng học sinh trong quá trình giải bài tập, để kịp thời giúp đỡ học sinh yếu, giao thêm bài tập cho học sinh giỏi, phải biết chia lớp thành các nhóm nhỏ để tổ chức làm bài tập. Qua giảng dạy nhiều năm tôi thấy có rất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học như: Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy-học Giải pháp 2 : Tích hợp CNTT vào các môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Giải pháp 3 : Phát huy hiệu quả của công tác ứng dụng CNTT trong dạy học tin học. ......................... Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành giáo dục theo hướng tích cực thầy và trò trường trung học cơ sở An Bình cũng đã thực hiện và Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình đạt được những thành tích nhất định. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi phòng học đã gắn máy chiếu, máy tính, phòng máy đủ cho học sinh mỗi em một máy tuy nhiên việc giáo viên hướng dẫn học sinh tự học tự tìm hiểu những thông tin liên quan đến bài học còn hạn chế. Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học là làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động. Nhằm làm cho những mục tiêu sư phạm biến thành những mục tiêu cá nhân học sinh chứ không phải là sự vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức. Thông qua hoạt động bằng trong bài học, được các em tham gia hết sức tự giác và chủ động, làm thay đổi hình thức học tập của học sinh giúp các em tiếp thu bài học một cách tự giác, tích cực, rèn luyện ý chí, sự nhanh nhẹn hoạt bát, đồng thời vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động học II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC TRONG TRƯỜNG THCS An Bình 1. Thuận lợi Chương trình và SGK Tin học 6, 7, 8, 9 được biên soạn theo hướng đổi mới lựa chọn kiến thức cơ bản, hiện đại, cập nhật có nhiều ứng dụng cho thực tế, hướng dẫn các thao tác rõ ràng mạch lạc đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình giảng dạy. Cụ thể kênh chữ, kênh hình đều rất rõ ràng, chính xác, sống động, kiến thức được tinh giản theo hướng cụ thể hoá, hệ thống hoá. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong SGK phong phú và mang tính thực tiễn. Ở mỗi chương đều có một số bài đọc thêm, cung cấp thêm những kiến thức phong phú minh hoạ cho chương đó đã tạo cho HS hứng thú học tập. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí chuyên viên Tin học phòng Giáo dục, nhóm Tin học của cả huyện phú giáo thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp góp phần trau dồi nghiệp vụ chuyên môn. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên Tin học trong nhà trường đều đã đạt chuẩn về trình độ, say sưa Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình chuyên môn, thường xuyên được lãnh đạo nhà trường và phòng giáo dục cử đi tập huấn các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Mặt khác trường THCS An Bình chúng tôi đã được trang bị 2 phòng tin học với 1 máy chủ và 70 máy con. Ngoài hệ thống mạng Internet cáp quang, trường còn trang bị hệ thống mạng Lan tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý cũng như trong giảng dạy. Chúng tôi thường xuyên quản lý và hướng dẫn HS bằng phần mềm Net of school qua hệ thống mạng Lan. Chính vì vậy, trong những giờ lên lớp, GV cũng chú ý đến việc hướng dẫn HS học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu và nắm bắt kiến thức qua việc quan sát GV làm mẫu kết hợp thuyết trình và kết hợp với các hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thành kiến thức. Điều này đã thực sự gây hứng thú học tập cho HS và thu hút các em. Bên cạnh đó đời sống người dân ngày càng nâng cao nên rất nhiều em có máy tính và nối mạng Internet. Đó là điều kiện thuận lợi giúp nâng cao chất lượng dạy học môn tin học cho GV trong quá trình giảng dạy. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, cũng còn không ít những khó khăn mà chúng tôi gặp phải qua quá trình giảng dạy. Đối với giáo viên không ít đồng chí chưa thực sự coi trọng môn học này, nhất là với nền kinh tế hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng dạy thêm, học thêm thì môn Tin học bậc THCS vẫn chỉ coi là môn học tự chọn. Mặc dù nhà trường đã trang bị phòng máy với 70 máy nhưng chất lượng và cấu hình máy vẫn chưa đảm bảo phục vụ cho 100% các tiết dạy. Cấu hình máy tính thấp hạy hư hỏng nên tốc độ máy còn chậm nên khi dạy các phần mềm còn khó khăn cho GV trong quá trình chia sẻ và cài đặt và hướng dẫn HS qua mạng Lan. Từ thực trạng trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS An Bình 1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy-học môn Tin học. 1.1. Tăng cường rèn tinh thần tự học và học theo nhóm để phát huy tính tích cực của HS. Mục đích chính của dạy học theo nhóm là thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt, đặc biệt với môn Tin học, sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp: a) Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS: Trong học nhóm HS phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao là kết quả làm việc của mình. Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và hoạt động độc lập, sáng tạo của HS. Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 6 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình - Ví dụ: ở bài Thực hành 2 (lớp 9): Tìm kiếm thông tin trên Internet, GV giao bài tập sau: Sử dụng công cụ tìm kiếm google để tìm kiếm những hình ảnh về du lịch ba miền. Xây dựng thành một kho tư liệu ảnh với các thư mục danh thắng du lịch của từng vùng miền. GV cho các em làm việc theo 3 nhóm với yêu cầu: + Nhóm 1: tìm những danh thắng du lịch nổi tiếng của miền Bắc. + Nhóm 2: tìm những danh thắng nổi tiếng của miền Trung. + Nhóm 3: tìm những danh thắng nổi tiếng của miền Nam. Với yêu cầu trên, GV sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của từng HS. Các nhóm các em phải tự giải quyết nhiệm vụ mà giáo viên giao, để làm tốt được yêu cầu của giáo viên đòi hỏi sự tham gia tích cực, trách nhiệm làm việc của từng thành viên trong nhóm. Với nhóm 1, để xây dựng được một thư viện hình ảnh những danh thắng nổi tiếng của miền Bắc thì nhóm trưởng cần phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm tìm danh thắng nổi tiếng của 1 tỉnh hay thành phố. Ví dụ: Bạn A tìm danh thắng nổi tiếng của thành phố Hải Phòng, bạn B tìm danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, bạn C tìm danh thắng nổi tiếng của tỉnh Hà Giang.... Với nhóm 2 và nhóm 3 cũng làm việc tương tư như thế. Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 7 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình b) Phát triển năng lực cộng tác làm việc: Công việc nhóm là phương pháp làm việc được HS ưa thích. HS được luyện tập những kĩ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung. Cũng với VD trên với Bài thực hành số 2(tin 9). Tìm kiếm thông tin trên Internet. Sau khi các thành viên trong nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ của mình thì lúc này đòi hỏi các em phải cộng tác để làm việc tiếp. Cả nhóm sẽ phải xây dựng tất cả các thư mục hình ảnh về danh thắng của mỗi tỉnh, thành phố thành một cây thư mục về vùng miền mà mình dảm nhận. c) Phát triển năng lực giao tiếp Thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của minh trong nhóm. d) Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: Dạy học nhóm là quá trình hỗ trợ mang tính xã hội. HS học tập trong mối tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các mối quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực của giáo viên. d) Tăng cường sự tự tin cho HS Vì HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm. Mặt khac, thông qua giao tiếp sẽ giúp khác phục sự thô bạo, cục cằn. f. Phát triển năng lực làm việc có phương pháp Thông qua quá trình tự lực làm việc và làm việc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phương pháp làm việc. g. Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá Lựa chọn nhóm theo hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, những đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hoặc khác nhau. - Ví dụ: ở bài 3, bài 4 của BTH số 2 (Tin 9): Tìm kiếm thông tin trên Internet. Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 8 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình GV có thể chia nhóm cho các em làm việc theo sở trường và hứng thú để thu được kết quả học tập tốt nhất. + ở nhóm 1: GV sẽ tập hợp các em HS có sở thích và khả năng học tập các môn xã hội, đặc biệt môn lịch sử, văn học để thực hiện bài tập số 3: Bài 3: Tìm kiếm thông tin trên Web về lịch sử dựng nước: Thực hiện các tìm kiếm sau: 1.Tìm kiếm với từ khoá lịch sử dựng nước. 2. Tìm kiếm với từ khoá “lịch sử dựng nước”. Quan sát và so sánh số lượng các trang web tìm được trong 2 lần tìm kiếm. 3. Tìm kiếm với từ khoá “Lịch sử dựng nước” “Vua Hùng”. Quan sát và so sánh số lượng các trang web tìm được với các lần tìm kiếm trên. 4. Thêm vào từ khoá cụm từ “Văn Lang” để thu hẹp phạm vi tìm kiếm và nhận xét về kết quả nhận được. 5. Duyệt qua các kết quả tìm được, mở một vài trang web trên danh sách kết quả để tra cứu thông tin về đề tài lịch sử dựng nước của dân tộc ta. Cuối cùng lưu thông tin tra cứu được vào máy tính. + ở nhóm 2, GV sẽ tập hợp những em có sở thích về lĩnh vực CNTT, tin học ứng dụng để thực hiện bài tập số 4: Bài 4: Tìm kiếm thông tin trên web về ứng dụng tin học. Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm kiếm thông tin trên web về ứng dụng của tin học trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống. Lưu thông tin tra cứu được vào tệp Word. Có thể dùng các từ khoá sau: tin học, ứng dụng, ứng dụng của tin học… Sử dụng thêm các từ khoá khác theo từng lĩnh vực ứng dụng để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ví dụ: “nhà trường”, “dạy và học”, “văn phòng”…. Với việc chia nhóm theo hứng thú như trên sẽ giúp các em có cùng hứng thú, sở thích cộng tác làm việc tốt hơn h) Nâng cao kết quả học tập: Từ kết quả nghiên cứu so sánh thành tích học tập của HS cho thấy: những lớp học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt là những lớp có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm. Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 9 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình Tóm lại khi dạy học theo nhóm, GV có thể chia thành 3 giai đoạn cơ bản như sau: Nhập đề và giao nhiệm vụ Giới thiệu chủ đề Xác định nhiệm vụ các nhóm Thành lập các nhóm Làm việc toàn lớp 2. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc. - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả Làm việc toàn lớp 3. Trình bày kết quả/đánh giá - Các nhóm trình bày kết quả - Đánh giá kết quả 2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học môn tin học trong trường THCS Đánh giá là 1 khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Có thể nói, đổi mới kiểm tra đánh giá là một phần của đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng hơn trong cả một quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để dấp ứng những yêu cầu mới c Đánh giá quá trình giáo dục là quá trình thu thập và xử lý thông tin về Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 10 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân HS để HS học tập ngày một tiến bộ hơn học. ủa mục tiêu, nên việc kiểm tra đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của HS, khuyến khích HS vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học thực hành, những tình huống thực tế. Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng có tác động giúp phát triển dạy và công tâm hơn. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm tích cực. Để kiểm tra đánh giá công bằng khách quan kết quả học tập của HS, GV cần chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiét học, kể cả tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành. Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như bảo 70% câu hỏi bài tập phản ánh được mức độ trình độ chuẩn- mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi HS THCS và 30 % còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Với bộ môn Tin học bên cạnh những giờ học lý thuyết thì những giờ dạy thực hành hết sức quan trọng trong việc rèn kĩ năng, thao tac trên máy cho HS. Tuy nhiên mục đích tiết thực hành là tiết học chứ không phải tiết kiểm tra đánh giá. Như vậy trong tiết thực hành GV cần dành thời gian công sức để hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Trong một tiết thực hành, GV không nhất thiết phải cho điểm đánh giá tất cả các học sinh. Có thể trong một tiết thực hành chỉ đánh giá một hoặc một số học sinh. Tuỳ tình hình thực tế của lớp học, có thể thông báo hoặc không thông báo trước khi nào và học sinh nào sẽ được tiến hành đánh giá cho điểm. Tuy nhiên với mục đích sử dụng kiểm tra đánh giá như một phương pháp dạy học thì khuyến khích việc thông báo trước cho HS và động viên HS tiếp tục phấn đấu để có điểm cao hơn. Có thể chấm nhiều điểm giờ thực hành và lấy trung bình cộng các điểm này làm điểm tính học lực của HS. Không nhất thiết mọi học sinh phải có cùng số lần chấm điểm giờ thực hành. Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 11 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình Một số kĩ năng cần kiểm tra bằng cách thực hành trên máy. Ví dụ kiểm tra về kĩ năng gõ bàn phím, kĩ năng soạn thảo văn bản, kĩ năng lập trình, phát hiện sửa lỗi chương trình, kĩ năng sử dụng hệ điều hành, kĩ năng truy cập Internet, sử dụng Email… Tuy nhiên các kiến thức chung về ngành Khoa học máy tính, thông tin và dữ liệu, bài toán và thuật toán, tin học và xã hội, các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc câu lệnh, quy tắc đặt tên biến, tên tệp…nên tiến hành kiểm tra đánh giá trên giấy. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp là rất quan trọng, nếu lựa chọn hình thức kiểm tra không đúng có thể dẫn đến việc kiểm tra đánh giá không đạt mục đích, kết quả kiểm giá không phản ánh đúng năng lực của HS. - Ví dụ 1: Để kiểm tra kiến thức của HS về cú pháp của câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal, giả sử bài kiểm tra sử dụng hình thức trắc nghiệm và được tiến hành trên máy tính. Như vậy, HS có thể chạy phần mềm Pascal để thử và dựa trên thông báo của phần mềm để lựa chọn đáp án mà không biết nguyên nhân tại sao lại lựa chọn đáp án đó. Trong trường hợp này, lựa chọn hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính là không phù hợp dẫn đến bài kiểm tra không đánh giá được kiến thức của HS về cú pháp câu lệnh như mục tiêu đặt ra. Vậy tuỳ vào các tình huống và nội dung kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, giáo viên cần linh hoạt đổi mới phương pháp cũng như các hình thức kiểm tra đánh giá để thu được những kết quả học tập chính xác và tốt nhất của HS, giúp các em tự tin hơn với kết quả học tập của mình. Điều đấy sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tin học trong nhà trường. IV. KẾT LUẬN 1. Kết quả * Để thực hiện tốt chuyên đề, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp, trong đó mỗi giải pháp có ưu điểm riêng: - Giải pháp 1: Đây là một trong những giải pháp tích cực và đem lại hiệu quả cao trong quá trình nâng cao chất lượng dạy - học môn tin bậc THCS. Đồng thời với giải pháp này sẽ khẳng định được kết quả thực hiện chuyên đề thông Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 12 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình qua kết quả kiểm tra đánh giá. Điều này có ý nghĩa tích cực và tạo khí thế say mê học tập của HS khi các em được đánh giá đúng khả năng của mình. - Giải pháp 2: Nhằm khai thác một cách triệt để vốn kiến thức HS tích hợp được từ những môn học khác để học tốt môn tin học đồng thời các em có thể sử dụng môn tin học như một công cụ hỗ trợ để học tốt các môn học khác. - Giải pháp 3: Đây là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên nhằm kích thích tính tích cực của HS trong quá trình học tập. Đây là một giải pháp tích cực giúp giáo viên dễ dàng quản lý HS hơn trong giờ thực hành. Giải pháp này giúp GV rèn kĩ năng thực hành cho HS tốt hơn. áp dụng giải pháp này, chất lượng giờ dạy thực hành được nâng cao rất nhiều. * Kết quả thử nghiệm đối với HS: Khi triển khai chuyên đề này, chúng tôi đã áp dụng với một số giờ dạy lý thuyết và thực hành và một số buổi sinh hoạt chuyên môn: + Thảo luận nhóm: - Tiết 5- Bài 3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính (Tin học 6) - Tiết 14- Thực hành: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím. + Lên lớp thi GV giỏi cấp trường: - Đ/c Trương Văn Hải: Tiết 23. Häc ®Þa lý thÕ giíi víi Earth Eplorer - Tin 7 - Đ/c Đỗ Văn Khánh: Tiết 17. Lệnh liên quan đến tệp tin - Tin 8 Kết quả các tiết dạy đều tốt. Qua các tiết dạy trên, chúng tôi nhận thấy điều đáng mừng là mọi đối tượng HS đều hứng thú học tập, hình thành được niềm tin, các em tự tin vào năng lực của chính mình làm không khí lớp học sôi nổi hơn. Bước đầu xây dựng cho HS tính ham học, say sưa tìm kiếm kiến thức, thích nghiên cứu, khám phá. Đồng thời rèn cho HS một số kĩ năng của môn học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế : sử dụng thư điện tử để gửi thư cho bạn bè, sử dụng một số hàm để tính điểm trung bình môn cho mình…Đặc biệt là rèn cho HS ý thức vươn lên trong học tập, không lùi bước trước khó khăn. * Kết quả thử nghiệm đối với GV - GV thực sự chủ động góp phần nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực và đạt được mục tiêu của bài học đề ra. Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 13 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình - Nâng cao chất lượng giảng dạy, năng lực chuyên môn ngày càng tốt hơn, giờ dạy đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Trong khi thực hiện chuyên đề, chúng tôi áp dụng dạy thử nghiệm ở một số lớp, kết quả thể hiện tiến bộ rõ rệt : Với 2 lớp 7 có chất lượng HS như nhau, cùng một giáo viên dạy và dạy cùng 1 bài Tiết 23. Häc ®Þa lý thÕ giíi víi Earth Eplorer, một lớp dạy áp dụng chuyên đề còn lớp kia dạy không áp dụng chuyên đề, kết quả là : Lớp Đạt TB Sĩ số Điểm dưới TB Điểm TB Điểm khá giỏi 7A (dạy áp dụng 37 chuyên đề) 7B (Dạy không áp 3 9 25 trở lên 34 (8.1%) 7 (24%) 14 (67.5%) 15 (91.5%) 29( 79.4 36 dụng chuyên đề) (19.4%) (37.8%) (41.6%) %) Với hai lớp 8 cũng có chất lượng HS như nhau, cũng cùng một giáo viên dạy và dạy cùng một bài: Tiết 17. Lệnh liên quan đến tệp tin kết quả là: Lớp Đạt TB Sĩ số Điểm dưới TB Điểm TB Điểm khá giỏi 8B (dạy áp dụng chuyên đề) 8C (dạy không áp 39 0 10 29 (0%) 0 (25,6) 12 (74.4) 24 (33,3) (66,7) 36 dụng chuyên đề) (0%) 2. Bài học kinh nghiệm trở lên 100% 100 % Qua quá trình nghiên cứu, phát triển nội dung chuyên đề chúng tôi nhận thấy kiến thức tin học nói chung và tin học bậc THCS nói riêng rất lí thú và có tính ứng dụng thực tế cao. Điều này đặc biệt thu hút các em. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy học môn tin bậc THCS người thầy cần: - Phải xem tính tự giác, tích cực, sáng tạo là những phẩm chất quan trọng của con người mới, nên nhà trường ngoài nhiệm vụ quan trọng là truyền thụ tri thức cho học sinh còn phải giáo dục rèn luyện cho các em những phẩm chất trên thông qua quá trình dạy học. - Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn bản chất của quá trình dạy học, không nên quá nặng nề về kiến thức mà bắt học sinh phải học quá sức của các em, truyền Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 14 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường THCS An Bình thụ tri thức một cách có khoa học, kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành để gây hứng thú học tập cho các em. - Không ngừng học hỏi, nghiên cứu để trau dồi chuyên môn; đặc biệt người thầy khi lên lớp còn phải chú ý đến tính nghệ thuật trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, khai thác triệt để các phương tiện dạy học hiện đại. Mỗi giáo viên cần sử dụng phương tiện dạy học một cách sáng tạo trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, hơn nữa với mỗi giáo viên tin cần phải biết dự đoán và xử lý tốt những tình huống có thể xảy ra trong mỗi tiết học và có những biện pháp khắc phục phù hợp. Giáo viên cần thường xuyên điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với yêu cầu đổi mới. Tránh cứng nhắc trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn, vì nếu không giáo viên chỉ chịu trách nhiệm với quy chế chuyên môn mà ít quan tâm đến việc học của học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã nghiên cứu tìm tòi và đã vận dụng thành công ở một số lớp. Chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng toàn bộ các khối lớp trong năm học này và những năm học tiếp theo. Để hoàn thành và skkn hôm nay phải kể đến sự cố gắng không mệt mỏi của các đồng chí trong môn tin học và. Đặc biệt là sự giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH nhà trường, sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao của các đồng chí lãnh đạo Cho phép chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các đồng chí. Phạm vi sáng kiến kinh nghiệm còn rộng, thời gian hoàn thành sáng kiến có hạn nên còn nhiều vấn đề có thể chưa đề cập tới, cần được thảo luận. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí để việc giảng dạy chuyên đề của chúng tôi trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn. An bình, ngày 1 tháng 10 năm 2020 Người viết Nguyễn Văn Lương Gv: Nguyễn Văn Lương THCS An Bình 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng