Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng...

Tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng eximbank

.PDF
72
196
138

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK .......... 3 1.1 Khái quát về ngân hàng Eximbank ..................................................... 3 1.1.1 Quá trình hình thành phát triển ........................................................ 3 1.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 6 1.1.3. Sản phẩm cung ứng ......................................................................... 8 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank ........... 9 1.2.1 Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư .................... 9 1.2.2 Hoạt động tín dụng ........................................................................... 9 1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế ........................................................ 11 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK ................................. 12 2.1. Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Eximbank12 2.1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu. .......................... 12 2.1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu. ........................... 17 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank ................................................................... 19 2.3 Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank ......................................................... 22 2.3.1. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .. 22 2.3.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Eximbank .......................................................................... 24 2.3.2.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro thường gặp................................. 24 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ................................................................................................... 32 2.3.3.1. Về phía ngân hàng................................................................ 32 2.3.3.2. Các nguyên nhân từ phía khách hàng .................................. 33 2.3.3.3. Các nguyên nhân khách quan .............................................. 34 2.4. Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Eximbank ............................................................................. 35 2.4.1. Rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu ........................................ 35 2.4.2. Rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu ....................................... 37 2.4.3 Thực trạng quản lý rủi ro tại Eximbank ......................................... 40 CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK .......................................................................................... 43 3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank ....... 43 3.1.1 Định hướng chung.......................................................................... 43 3.1.2 Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế ........................... 44 3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng eximbank ................................................................................. 45 3.2.1. Các giải pháp đối với khách hàng Các giải pháp từ phía khách hàng ................................................................................................................. 45 3.2.1.1. Phối hợp với bộ phận tín dụng nhằm nâng cao công tác kiểm tra, phân tích và đánh giá khách hàng. ............................................. 45 3.2.1.2. Tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng. ........................................................................................................... 46 3.2.1.3. Ngân hàng và khách hàng cùng tham gia việc kiểm tra bộ chứng từ ............................................................................................. 47 3.2.1.4. Phát triển hoạt động marketing thu hút khách hàng mới, và phân loại giữa khách hàng truyền thống và khách hàng mới. .......... 47 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 3.2.2. Cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ ................................................ 48 3.2.2.1. Đối với L/C nhập khẩu ......................................................... 48 3.2.2.2. Đối với L/C xuất khẩu .......................................................... 50 3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thanh toán tín dụng chứng từ ................................................................................................................. 50 3.2.3.1. Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực .......................... 50 3.2.3.2. Giải pháp về chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức cán bộ nhân viên ............................... 51 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ................................................................................................... 53 3.2.5 Những tình huống rủi ro thực tế thường gặp và biện pháp ............ 56 3.2.5.1 LC nhập khẩu ........................................................................ 56 3.2.5.2 L/C xuất khẩu ........................................................................ 59 3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan liên quan ....... 61 3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức thanh toán nói chung và bằng phương thức L/C nói riêng. .......................................................................................... 61 3.3.2. Tạo ra sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan cùng với các ngân hàng thương mại, và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu. ............................................................................................... 62 3.3.3. Hoàn thiện và đổi mới chính sách thúc đẩy, xúc tiến xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho giao dịch thanh toán quốc tế. ...................................... 63 DANH MỤC THAM KHẢO ............................................................... 64 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *** LỜI CAM KẾT Kính gửi: - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân - Khoa Thƣơng mại và Kinh tế quốc tế Tên em là Nguyễn Đức Minh Sinh viên lớp Thương mại quốc tế 48 Tôi xin cam kết rằng bài viết dưới đây là do bản thân tôi dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo và những thông tin số liệu có thật của Ngân hàng thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam cung cấp để hoàn thành bản đề tài này. Nếu sao chép đề tài của người khác thực hiện em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Đức Minh Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1: Hệ thống mạng lưới đến 30/06/2009 ................................... 4 Biểu đồ 1.2: Trị giá tổng tài sản qua các năm .......................................... 5 Biểu đồ 1.3: Trị giá vốn chủ sở hữu qua các năm .................................... 5 Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng ............... 9 Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng ...................... 10 Biểu đồ 1.4: Doanh số thanh toán quốc tế .............................................. 11 Sơ đồ 2.1 :Tổng quan quy trình thực hiện nghiệp vụ L/C ...................... 14 Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành L/C........................................................ 15 Bảng2.1 : Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ .. 16 Sơ đồ 2.3: Quy trình thông báo L/C ....................................................... 18 Bảng 2.2: Phí thông báo L/C .................................................................. 19 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu 2009 .................... 20 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số thanh toán xuất khẩu 2009 ..................... 20 Bảng 2.3: doanh số thanh toán quốc tế các năm ..................................... 21 Bảng 2.4: cơ cấu thanh toán quốc tế ....................................................... 22 Bảng 2.4: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank.................................... 35 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT P.TDDN Phòng tín dụng doanh nghiệp L/C Letter of credit WTO Tổ chức thương mại thế giới ICC Phòng thương mại quốc tế TTR Telex transfer remittance UCP Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ SWIFT Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu KSV Kiểm soát viên TTV Thanh toán viên P.TTQT Phòng thanh toán quốc tế Chuyên đề tốt nghiệp 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Bằng chứng là nếu nhìn lại công tác thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, điều có những con số thiệt hại đáng kể trong nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế luôn là thế mạnh của Eximbank. Và trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất tại Ngân hàng Eximbank. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Eximbank nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế cụ thể là nghiên cứu và phòng tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế là một trong các mối quan tâm nghiên cứu của mỗi ngân hàng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải Chuyên đề tốt nghiệp 2 pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank”. Chuyên đề gồm 3 phần: - Chương I: - Chương II: Tổng quan về Ngân hàng Eximbank Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank - Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ thầy giáo hướng dẫn T.S Phạm Thái Hưng đã tận tình hướng dẫn, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank 60 Láng Hạ giúp tôi có điều kiện tốt nhất để có thể hoàn thành đề tài này. Tôi hy vọng chuyên đề thực tập sẽ mang lại những giải pháp hạn chế rủi ro thực tiễn khả thi. Chuyên đề tốt nghiệp 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK 1.1 Khái quát về ngân hàng Eximbank 1.1.1 Quá trình hình thành phát triển Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. Tên đầy đủ tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Bank Tên viết tắt: Eximbank/ EIB Hội sở: 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 38210055 - Fax: (84.8) 38296063 Website: www.eximbank.com.vn Sau 21 năm hoạt động Eximbank không ngừng phát triển đạt được nhiều thành tựu. Eximbank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Chuyên đề tốt nghiệp 4 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong vòng 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VNĐ tương đương 12,5 triệu USD. Eximbank có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với hội sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh, 01 sở giao dịch, 34 chi nhánh và 86 phòng giao dịch với đội ngũ nhân sự lên đến 3227 người (đến thời điểm 30/06/2009). Đặc biệt trên bình diện quốc tế, tới nay Eximbank đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn với 720 ngân hàng đại lý ở 65 quốc gia trên thế giới. Biểu đồ 1.1: Hệ thống mạng lưới đến 30/06/2009 140 121 120 111 100 80 66 60 40 20 15 24 0 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 30/06/2009 (nguồn: bản cáo bạch Eximbank) Trong quá trình hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm các NHTMCP có quy mô lớn và đạt nhiều thành tựu quan trọng Tổng tài sản (tỷ đồng): trong 5 năm ngân hàng luôn giữ được tăng trưởng tổng tài sản khá cao, bình quân tăng hơn 50%/năm. Chuyên đề tốt nghiệp 5 Biểu đồ 1.2: Trị giá tổng tài sản qua các năm Đơn vị: tỷ đồng 65448 70000 60000 48248 50000 33710 40000 30000 20000 18327 11369 10000 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (nguồn: báo cáo thường niên Eximbank năm 2009) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng): Năng lực tài chính tăng trưởng vượt bậc trong 2 năm vừa qua và đã trở thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng. Biểu đồ 1.3: Trị giá vốn chủ sở hữu qua các năm Đơn vị: tỷ đồng 12844 14000 13353 12000 10000 8000 6295 6000 4000 2000 0 1947 836 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (nguồn: báo cáo thường niên Eximbank 2009) Chuyên đề tốt nghiệp 6 1.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của ngân hàng chủ yếu gồm các thành phần sau: - Hội sở - Sở giao dịch, các chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp, các công ty con trực thuộc. - Các chi nhánh cấp 2 trực thuộc các chi nhánh cấp 1,các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh, điểm giao dịch (tổ tín dụng) Chuyên đề tốt nghiệp 7 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VĂN PHÕNG HĐQT CÁC HỘI ĐỒNG/ ỦY BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG PHÒNG BAN ỦY BAN TRUNG TÂM KHỐI KH DN KHỐI KH CÁ NHÂN P. TÍN DỤNG P. TÍN DỤNG CÁ DOANH NGHIỆP NHÂN P. KHÁCH HÀNG P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI NGÂN QUỸ DẦU KHỐI PHÁT TRIỂN TƢ TÀI CHÍNH KINH DOANH P. KINH DOANH P. QUAN HỆ TIỀN TỆ QUỐC TẾ P. NGÂN QUỸ P. TÍN DỤNG CÁ QUỐC TẾ KHỐI NGUỒN NHÂN KHỐI GIÁM SÁT LỰC HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN P. PHÁP CHẾ P. HÀNH CHÍNH HTCB, B/MẬT NHÂN SỰ TUÂN THỦ QUẢN TRỊ TT P/TRIỂN BẢO P. PT NGUỒN NHÂN TRÌ 8P, DV CNTT LỰC TT NGHIÊN CỨU DỰ TT ĐÀO TẠO P. XỬ LÝ NỢ P. ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH NHÂN P. QUẢN LÝ XÂY DỰNG P. MỞ RỘNG VÀ PT P. KIỂM TRA MẠNG LƢỚI ÁN 8P, DV CNTT P. TÍN DỤNG CÁ P. ĐIỀU HÀNH TBC - TBN P. QUẢN LÝ – RỦI RO P. TÍN DỤNG CÁ P. QUẢN LÝ THẺ KHỐI VĂN PHÕNG P. QUẢN LÝ TT Q/L DỮ LIỆU NHÂN P. KINH DOANH VÀNG P. THANH TOÁN KHỐI CNTT NHÂN SỞ GIAO DỊCH/ CHI NHÁNH PHÕNG ĐIỂM GIAO DỊCH KB NỘI BỘ P. KẾ TOÁN Chuyên đề tốt nghiệp 8 1.1.3. Sản phẩm cung ứng Trải qua 20 năm hoạt động ngân hàng Eximbank đã không ngừng phát triển trên cở sở ngành nghề lĩnh vực kinh doanh như sau: - Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư - Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước - Cho vay ngắn, trung và dài hạn - Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). - Thanh toán quốc tế, các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá. - Dịch vụ thanh toán và phát triển thẻ nội địa: thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. - Dịch vụ ngân quỹ. - Dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh. - Dịch vụ tư vấn tài chính. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking. - Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Chuyên đề tốt nghiệp 9 khách hàng. 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank 1.2.1 Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ Tính đến 31/12/2009, tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trong toàn hệ thống đạt 46.989 tỷ đồng tăng 45% ( tương đương 14.658 tỷ đồng) so với năm 2008 đạt 104% kế hoạch năm 2009. Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2009 đạt 14.209 tỷ đồng, tăng 62,6% ( tương đương 5.468 tỷ đồng) so với đầu năm 2009, đạt 101,3% so với kế hoạch. Số dư huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm 30% trong tổng huy động vốn. Huy động vốn từ dân cư đạt 32.780 tỷ đồng, tăng 39% (tương đương 9.190 tỷ đồng) so với đầu năm 2009, chiếm 70% trong tổng huy động. Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn phân loại theo khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Phân loại khách 2009 2008 (+)/(-) (%) 8.741 + 62,6% 23.590 +39% 32.331 + 45,3% hàng Khách hàng 14.209 doanh nghiệp Khách hàng cá 32.780 nhân Tổng 46.989 (nguồn: báo cáo thường niên eximbank 2009) 1.2.2 Hoạt động tín dụng Với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ cuối năm 2008 chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng từ thắt chặt sang nới lỏng dần như tỷ lệ dự trữ bắt buộc VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng giảm mạnh từ mức 11% vào tháng 10/2008 xuống còn 3% tháng 3/2009, lãi suất cơ bản giảm từ Chuyên đề tốt nghiệp 10 mức 11% vào tháng 10/2008 xuống còn 7% vào tháng 2/2009 và được duy trì trong 10 tháng năm 2009. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ lãi suất, cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung đã góp phần thúc đẩy dự nợ tín dụng tăng cao trong năm 2009. Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng phân loại theo khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Phân loại theo 2009 2008 (+)/(-) (%) - - 26.827 14.061 + 90,8% 11.555 7.171 + 61,6% 38.580 21.232 + 81,7% khách hàng Tổ chức tín dụng 198 khác Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Tổng cộng (nguồn: báo cáo thường niên eximbank 2009) Cùng với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, doanh số cho vay của Eximbank 140.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 38.580 tỷ đồng, tăng 82% (mức tăng trưởng của ngành là 38%) so với đầu năm, đạt 113% kế hoạch. Trong đó, cơ cấu tín dụng bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng đạt 198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,5%, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 26.827 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,5%, tăng 90,8% (tương đương 12.765 tỷ đồng) so với đầu năm; dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 11.555 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%, tăng 61% (tương đương 4.385 tỷ đồng) so với đầu năm. Chuyên đề tốt nghiệp 11 1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế vốn là thế mạnh của ngân hàng Eximbank, tuy nhiên những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, nhập khẩu của Việt Nam nói chung cũng như mảng dịch vụ thanh toán quốc tế của eximbank nói riêng. Các doanh nghiệp trong năm 2009 đã gặp nhiều khó khăn hơn do phải đương đầu với nhiều áp lực từ cả hai phía thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong năm 2009, tổng thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank đạt 3.098,19 triệu USD tương đương tăng 5,2%. Trong đó: thanh toán L/C đạt 1.249,43 triệu USD, tăng 30,41 triệu USD tương đương tăng 2,5% so với năm 2008; thanh toán nhờ thu đạt 267,13 triệu USD, tăng 74,09 triệu USD tương đương tăng 38,45% so với năm 2008; thanh toán TTR đạt 1.581,63 triệu USD, tăng 48,6 triệu USD, tương đương 3,17% so với năm 2008. Biểu đồ 1.4: Doanh số thanh toán quốc tế Đơn vị: tỷ đồng 1490,76 1600 1400 1219,02 1183,88 1533,03 1581,63 1249,43 1200 1000 800 600 267,13 400 192,94 127,75 200 0 L/C Nhờ thu năm 2007 Năm 2008 TTR Năm 2009 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Eximbank) Chuyên đề tốt nghiệp 12 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 2.1. Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Eximbank 2.1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu. Trình tự thực hiện  Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gửi Eximbank 01 bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank) 01 bản sao chứng thư bảo hiểm (Đối với những L/C mở có giá trị không bao gồm bảo hiểm nhưng không ký quỹ đủ) 01 bản sao Hợp đồng uỷ thác (Nếu nhập khẩu ủy thác) Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (Đối với các mặt hàng trong danh mục nhập khẩu có điều kiện) 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số Xuất Nhập Khẩu của doanh nghiệp (Nếu khách hàng đến giao dịch lần đầu) Nếu ký quỹ đủ 100% trị giá L/C hoặc đã có thỏa ước về hạn mức mở L/C với Eximbank: khách hàng gửi hồ sơ đề nghị mở L/C trực tiếp tại Phòng Thanh Toán Nhập Khẩu.Nếu ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C: khách hàng liên hệ trực tiếp với Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp Eximbank để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục bảo lãnh, vay tín dụng, thế chấp hoặc cầm cố cũng như thỏa thuận mức ký quỹ và nộp hồ sơ đề nghị mở L/C tại đây để được xét duyệt. Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để ký quỹ mở hoặc thanh toán L/C, có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Kinh Doanh Ngoại tệ Eximbank. Ký hậu vận tải đơn của đơn vị/Phát hành Thư Bảo Lãnh nhận hàng EXIMBANK thực hiện mở L/C trong vòng 1 ngày làm việc Chuyên đề tốt nghiệp 13  Xử lý chứng từ và thực hiện thanh toán Sau khi kiểm tra bộ chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gởi đến, Eximbank sẽ thông báo ngay đến khách hàng. Trên cơ sở khách hàng đã ký quỹ đủ trị giá của bộ chứng từ hoặc có bảo lãnh của và Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp : Đối với L/C trả ngay: Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng và thực hiện thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C . Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng ngay khi khách hàng ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanh toán . Đối với L/C trả chậm: Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng ngay khi khách hàng ký xác nhận ngày đáo hạn. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng ngay khi khách hàng ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn. Khi đến hạn thanh toán Eximbank sẽ ghi nợ tài khoản khách hàng để thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài.  Ðiều kiện mở L/C: Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng: - Giấy đăng ký kinh doanh - Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau: + Quyết định thành lập Công ty + Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng Chuyên đề tốt nghiệp 14 Sơ đồ 2.1 :Tổng quan quy trình thực hiện nghiệp vụ L/C Mở L/C Tu chỉnh L/C (nếu có) THƢ KÝ QUỸ Yêu cầu hủy L/C NHẬN & KIỂM CHỨNG TỪ HỦY L/C Hợp lệ/ Chấp nhận/ Từ chối Bất hợp lệ HOÀN TRẢ CHỨNG TỪ Hợp lệ/ Chấp nhận Trả ngay Trả ngay/ Trả chậm Trả chậm CHẤP NHẬN HỐI PHIẾU THANH TOÁN L/C GIA HẠN THANH TOÁN (nếu có) THANH TOÁN L/C LƢU HỒ SƠ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan