Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh trường thcs xuân cẩ...

Tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh trường thcs xuân cẩm qua môn ngữ văn

.DOC
22
126
103

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS XUÂN CẨM QUA MÔN NGỮ VĂN Người thực hiện: Cầm Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Cẩm SKKN thuộc môn: Ngữ Văn THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 1. Mở đầu 2 3 1.1. Lí do chọn đề tài. 2 4 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 5 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 7 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 4 8 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 9 2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến. 5 10 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 7 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 19 12 3. Kết luận, kiến nghị. 19 1 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Trước xu thế phát triển không ngừng của thời đại, việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người hiện đại. Bởi trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức đó, nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc...Như vậy, có thể thấy, vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống đã và đang là những cản trở lớn cho sự phát triển nhân cách của các em. Và việc bồi dưỡng kỹ năng sống về cho thế hệ trẻ tương lai là vấn đề hết sức cần thiết. Vậy làm thế nào để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để giúp học sinh không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được. M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”. Học văn chính là học làm người. Qua mỗi tiết Ngữ Văn, qua mỗi bài học cụ thể, qua mỗi tác phẩm, những bài đạo đức, ý thức trách nhiệm, lối sống được nâng lên những tầm mới để phù hợp từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Vì thế môn văn đã tác động lớn đến việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng nhân cách của những người học nó. Từ đó các em có khả năng ứng phó với những tình huống của cuô ̣c sống mô ̣t cách tích cực và chủ đô ̣ng, góp phần xây dựng, hình thành và hoàn thiện nhân cách cho mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình thông qua đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Trường THCS Xuân Cẩm qua môn Ngữ Văn”. Với kinh nghiệm có hạn, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tổng hợp lại những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn dạy học. Gợi ra một vấn đề về phương pháp để cùng trao đổi, đánh giá với bạn bè, đồng nghiệp nhằm giáo dục học sinh tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn, có ý thức trau dồi phẩm chất đạo đức, biết suy nghĩ và hành động tích cực trước mỗi tình huống thực tế của cuô ̣c sống; giúp học sinh trường THCS Xuân Cẩm có một số kỹ năng sống cần thiết trước thời đại mới. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường THCS Xuân Cẩm thông qua môn Ngữ Văn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu tài liệu, các trang mạng chính thống có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, các đề tài về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS để rút ra những giải pháp khả quan để vận dụng vào thực tế giáo dục. 1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS. 1.4.3. Phương pháp thực nghiệm: Thông qua thực tế dạy học ở các tiết học trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3 2. NỘI DUNG. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Tổng quan về kĩ năng sống. Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống. Một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy, kỹ năng sống là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống: - Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. - Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Nói tóm lại, nói tới kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn. Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và những thử thách của cuộc sống, kỹ năng sống giúp cho bản thân mỗi người có được cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống - Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hóa, xã hội, đạo đức và sự công bằng, chính trực. - Nâng cao lòng tự tin. - Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể. - Dạy cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. - Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. - Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. 4 2.1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống qua môn Ngữ văn: GD KNS cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây: - Lợi ích về mặt giáo dục: Giaos dục kỹ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với: + Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn. + Hứng thú trong học tập. + Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả. - Lợi ích về mặt văn hóa xã hội + Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. + Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung. - Lợi ích về kinh tế, chính trị + Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có. + Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Nước ta trong thời kì hội nhập và phát triển. Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Công cuộc đó đòi hỏi phải có lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi Ngành giáo dục phải có sự thay đổi phù hợp với tình hình đất nước. Xuất phát từ yêu cầu trên của xã hội, Nghành giáo dục đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là “học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nội dung giáo kỹ năng sống sống đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Đồng thời theo Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 5 Như vậy việc Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục và chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. 2.2.1 Thực trạng chung: Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội, bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều. Thật đáng buồn khi mà chúng ta phải chứng kiến các em HS còn nhỏ tuổi đánh nhau, bỏ nhà và thậm chí là có những hành động rất cực đoan như là tự tử. Khi bị cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Chúng ta không còn thấy lạ lẫm khi đi ngang qua cổng trường thấy các em cả nam, nữ văng tục, chửi bậy, HS hút thuốc, tóc nhuộm xanh đỏ, bỏ tiết học đi chơi... Trên một số trang báo mạng, chúng ta bàng hoàng khi nghe con cái của mình nói: “Teen quan hệ sớm, ai cũng biết chỉ phụ huynh không biết”, bàng hoàng với các dòng tin với nội dung trẻ em bị xâm hại. Rõ ràng hiện nay, một bộ phận không nhỏ HS đang phát triển nhân cách rất lệch lạc. Và thực tế cũng cho thấy, học sinh bây giờ đang rất thiếu kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Theo một số nghiên cứu của các nhà tâm lý thì ở lứa tuổi này các em luôn có nhu cầu tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu, điều đó càng bị cấm càng hấp dẫn. Đây cũng là giai đoạn tuổi vị thành niên nên các em bắt đầu phát triển tình yêu nam, nữ , tò mò, nhiều phương tiện thông tin đại chúng như phim ảnh, internet không lành mạnh đã dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. Ở lứa tuổi này các em hay thần tượng hóa một số ngôi sao, một số người nổi tiếng, chưa định hình được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình, vì vậy phần đa các em chưa đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghành nghề, thích được khẳng định rằng mình đã lớn, thích bộc lộ cái tôi cá nhân…. Tuy nhiên, nền giáo dục ở nước ta hiện nay là quá chú trọng vào việc giảng dạy kiến thức, sách vở, quản lý giáo dục bằng những quy tắc cứng nhắc mà xem nhẹ việc giáo dục về kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS chưa được đầu tư đúng mức về tài liệu, cơ sở vật chất giảng dạy. Nội dung, cách thức giáo dục kỹ năng sống đơn điệu, sơ sài, chưa thu hút được sự quan tâm tham gia của các em học sinh. Bản thân giáo viên cũng còn thiếu kỹ năng sống nên khó đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, với không ít cơ sở giáo dục, giáo dục kỹ năng sống là nhiệm vụ bất đắc dĩ, và kết quả “được hay không thì tùy”. Chính vì thế mà có thể nói Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về bạo lực học đường. 2.2.2 Thực trạng của HS trường THCS Xuân Cẩm: Với HS trường THCS Xuân Cẩm ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em còn gặp rất nhiều khó khăn khác nữa do đặc điểm vùng miền. Các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen 6 trong sinh hoạt còn chưa văn minh, môi trường sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các em có hứng thú với nhiều vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường không tốt, thụ động trước vấn đề của cuộc sống đặt ra, thiếu hụt nhiều kĩ năng sống cơ bản… Điều đó đã dẫn tới sự sa sút trong học tập, vụng về trong giao tiếp úng xử. Đó là những vấn đề thực tế mà các em hs ở các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng kinh tế chưa phát triển nói chung và học sinh trườngTHCS nói riêng đang gặp phải. Trong năm học 2017 - 2018, trong buổi truyền thông về kỹ năng sống cho học sinh THCS do Tổ chức tầm nhìn thế giới tổ chức, chúng tôi và Cộng tác viên tầm nhìn đã tiến hành làm cuộc khảo sát nhỏ cho 80 học sinh trong Câu lạc bộ bằng cách đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm ngắn về các kỹ năng: + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng tự nhận thức. + Kĩ năng cảm thụ thẩm mĩ. + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kết quả khảo sát như sau: Số lượng 80 HS có kĩ năng tốt HS có hình thành được kĩ năng HS có kĩ năng chưa tốt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 25 31,25% 14 17,5% 41 51,25% Số liệu thống kê chất lượng bài trắc nghiệm ngắn về kỹ năng sống của HS khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Cụ thể: - Khi giao tiếp: 40% HS mạnh dạn đứng lên tương tác với Cộng tác viên tầm nhìn, còn lại các em rụt rè, ngại ngùng thậm trí trốn tránh khi được hỏi đến. - Khi hỏi về sở thích, ước mơ, dự định trong tương lai: 35% học sinh có định hướng trong tương lai cho cuộc đời mình. - Khi đưa ra tình huống cần giải quyết trong cuộc sống: 35% học sinh biết xử lý hoặc có ý thức giải quyết vấn đề; số còn lại lúng túng, thậm chí bế tắc khi được hỏi đến cách giải quyết. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh trường THCS Xuân Cẩm rất thiếu hụt kỹ năng sống. Từ thực trạng trên, có thể thấy rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước nói chung và đối với trường THCS Xuân Cẩm nói riêng. Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng sống cần thiết trong thời đại mới. Vì thế công tác vận dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động cũng như các hình 7 thức giáo dục mà các kỹ năng sống của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. Đó là một trong những lý do thúc đẩy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Văn học với tư cách là môn khoa học xã hội và nhân văn, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, con người mà còn giúp mỗi người tự hiểu hơn về chính mình; với tính chất là môn học công cụ, nó giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để tư duy, để học tập, để giao tiếp, để nhận thức. Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh nhằm góp phần nâng cao khả năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, đồng thời giúp các em học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa các tệ nạn xã hội. Với vai trò đó đồng thời căn cứ vào thực trạng kỹ năng sống của học sinh tại đơn vị, khi dạy môn Ngữ Văn, thông qua một số tiết dạy, tôi lồng ghép giáo dục cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm những kỹ năng sống cơ bản sau: 2.3.1. Kỹ năng giao tiếp: Mục đích của giao tiếp là truyền được các thông điệp, những điều muốn nói (qua suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận...) đến với người nghe, người tiếp nhận, giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân trong nhóm với tập thể đông đảo hơn, giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Nếu không, những ý tưởng ấy không thể phản ánh, thậm chí gây hiểu lầm, tạo ra những rào cản khiến ta không đạt được mục tiêu. Học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý với hoạt động chủ đạo là giao tiếp bạn bè. Ở lứa tuổi đó, ngay từ khi mới đến trường, em nào có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ nhanh chóng xóa đi những bỡ ngỡ ban đầu và sẽ thiết lập được mối quan hệ gần gũi với bạn bè, thầy cô giúp cho mình tự tin hơn trong học tập, năng động hơn trong việc tham gia các hoạt động của trường, dễ được mọi người thông cảm, thương yêu. Hơn nữa, giao tiếp tốt sẽ tạo ra động lực bên trong cho sự phát triển tâm lý, nhân cách cho các em. Để bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho HS, trong quá trình dạy học, tôi thường tổ chức một số hình thức hoạt động dạy học sau: - Thảo luận nhóm: Để tổ chức hình thức này, tôi thường đưa ra những câu hỏi có vấn đề để các em trao đổi. Thông qua hoạt động này không chỉ phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm mà còn phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và kĩ năng giao tiếp. Vì thế, trong quá trình tổ chức, tôi thường chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém, tính còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, nói năng còn lúng túng, vụng về. Khi đại diện nhóm lên trình bày, tôi thường gọi những em này để rèn cho các em kĩ năng giao tiếp. Sau đây là một số câu hỏi tôi thường vận dụng khi tổ chức hoạt động thảo luận nhóm nhằm luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh: - Ở bài: “Chuyện người con gái Nam Xương”, cuối giờ tôi cho học sinh thảo luận câu: “Một con người có phẩm chất tốt đẹp, khát khao hạnh phúc gia đình như Vũ Nương đã từ chối nhân gian. Điều đó giúp em hiểu gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?” 8 Hay câu hỏi: “Sau khi học xong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em thấy người phụ nữ cần phải làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình?” - Ở bài “Ánh trăng”, có thể cho thảo luận câu: “Từ sự xa cách giữa người và trăng, nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì? Vì sao có sự xa lạ, cách biệt như vậy? (Vì không gian khác biệt; thời gian khác biệt; điều kiện sống nên có sự cách biệt. Từ đó nhà thơ muốn nhắc nhở không nên quên quá khứ, phải thủy chung…). Hoặc câu: “Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, thì lời thơ nói về sự vô tình và giật mình của con người trước trăng có ý nhắc nhở ta điều gì trong cuộc sống ?” (Phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình….). - Ở bài “Lặng lẽ Sa Pa”, ở cuối bài cho học sinh thảo luận câu: “Vì sao tác giả không đặt tên cụ thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp ?” (Để ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truyện…..). Hay: “Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa vừa học, em suy nghĩ như thế nào về lý tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?” - Bài “Bến quê” tôi cho học sinh thảo luận câu hỏi: “Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cuộc đời” - Bài: “Bức tranh của em gái tôi” (Lớp 6), giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm với yêu cầu như sau: Em hãy tranh luận và cho biết người anh cảm thấy mình dằn vặt điều gì nhất khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình rất giống và đẹp? Ngoài ra, các bài học Tiếng Việt (Lớp 9) như: “Các phương châm hội thoại”. “Nghĩa tường minh và hàm ý”, “Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” (Tập làm văn) cũng là những văn bản có lợi thế để giáo viên khai thác rèn kĩ năng giao tiếp một cách có hiệu quả. Với những câu hỏi có tính chất tình huống hoặc khái quát, tổng hợp vấn đề cảm thụ văn học như trên đòi hỏi các em có tinh thần hợp tác .Và chính sự hợp tác đó sẽ giúp các em giao tiếp một cách tự tin hơn. - Đóng vai nhân vật để xử lí tình huống: Khi dạy bài Chương trình địa phương- Tiết 122 ở chương trình Ngữ văn lớp 8, tôi tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử khi gặp tình huống cần xử lí bằng cách cho học sinh thử đóng vai. - Ví dụ: + Thử làm một tuyên truyền viên về vấn đề gia tăng dân số đến gặp một gia đình đông con để thuyết phục. + Thử làm bác tổ trưởng tổ dân phố trong tình huống bắt gặp một người đổ 9 rác không đúng nơi quy định. Qua hình thức hoạt động này, học sinh biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Như vậy, kĩ năng giải quyết vấn đề cho các em đã được hình thành. - Tổ chức trò chơi : Hái hoa dân chủ. Ở Tiết 41: Chương trình địa phương- phần Văn (Sách Ngữ văn 9, Tập 1) có nội dung tìm hiểu về một số tác giả và tác phẩm viết về Thanh Hóa, về địa phương Thanh Hóa. Trước khi tổ chức trò chơi, tôi cho HS nghe bài hát “Hò sông Mã” và kể cho HS nghe vì sao Thanh Hóa có câu: “Dân Thanh Hóa, ăn rau má, phá đường tàu” sau đó tiến hành tôi tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ. Trong mỗi bông hoa là mỗi câu hỏi hoặc yêu cầu như: Hãy kể tên các tác giả người Thanh Hóa mà em biết? Hoặc: “Hãy đọc một bài thơ hay hát một bài hát về Thanh Hóa?” “Em có suy nghĩ gì sau khi nghe câu chuyện liên quan đến câu nói: “Dân Thanh Hóa, ăn rau má, phá đường tàu”?” “Em cảm nhận thế nào về bài hát Hò sông Mã”? Qua tiết học này, em thu hoạch được những gì? Bạn phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?… Mỗi học sinh hái một hoa và sẽ trình bày theo yêu cầu nội dung câu hỏi. Đây là một trong những hoạt động dạy học mà HS yêu thích nhất vì nó kích thích sự hứng thú học tập, làm cho tiết học thêm sinh động và hấp dẫn. Đồng thời qua hình thức này giáo viên cũng rèn được một số kĩ năng sống cho học sinh. Đó là kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự tự tin,kĩ năng giao tiếp, ứng xử. 2.3.2. Kỹ năng tự nhận thức. Tự nhận thức (hay còn gọi là Nhận thức về bản thân) là khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó… Tự nhận thức bản thân có nghĩa là bạn có sự hiểu biết chính xác về bản thân mình, bao gồm ưu điểm và khuyết điểm của bạn, tư duy và niềm tin của bạn, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời. Nhận thức ở đây là nhận thức chính mình và nhận thức qua bài học; nhận thức về con người và xã hội. Cần biết mình là ai, đang đứng ở đâu, đang và sẽ làm gì cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội... Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm cách khơi gợi, xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân và đối với mọi người, từ đó giúp các em hình thành những hành động thiết thực, hữu ích góp phần vào cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng cách kết hợp với bài học và thực tế cuộc sống, tôi đưa ra những tấm gương vượt khó học tạo; gương cứu người quên mình với một tinh thần nhân ái đáng trân trọng và khâm phục, thậm chí có cả những “tấm gương” xấu, mặt trái của xã hội, những nhân vật phản diện trong tác phẩm...để qua đó các em có ý thức tự nhìn và tự đánh giá bản thân mình đã “sống” đến đâu, tự thấy nhứng ưu điểm, nhược điểm của mình nhằm tự soi rọi lại mình mà có thái độ và hành động sống tích cực hơn nữa. Đặc biệt với những em HS cá biệt, yếu kém cũng sẽ dần chuyển biến theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, ít nhất là trong nhận thức còn non trẻ của các em. 10 Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”- (Lớp 6), tôi yêu cầu các em đọc kĩ nội dung văn bản, phần chú thích và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sau đó đưa ra câu hỏi: ? Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đem đến cho chúng ta những giá trị thiết thực nào với cuộc sống? Sau khi học sinh suy nghĩ, giáo viên gọi 1-2 em trả lời. Các em sẽ trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị của bức thư. Khi trả lời cũng là lúc các em rèn kỹ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường Hay khi dạy bài “Chiếc lá cuối cùng” (O Hen-ril (Ngữ văn 8), trong quá trình khai thác nô ̣i dung bài học, khi nhân vâ ̣t Giôn-xi được cứu sống nhờ chiếc lá trên tường không rụng, đánh đổi vào đó là sự viê ̣c cụ Bơ-men qua đời vì bê ̣nh viêm phổi, qua đó học sinh sẽ thấy được tình yêu thương cao cả giữa con người với con người. Tiếp theo, tôi cho học sinh quan sát nhanh mô ̣t đoạn clip viê ̣c các em HS đánh nhau chỉ vì mô ̣t lời nói, mô ̣t tin nhắn trên facebook và yêu cầu học sinh phát biểu suy nghĩ của em về hành vi của các bạn nói trên. Và trong tình huống ấy, nếu là em, em sẽ làm gì? Khi dạy văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”(Nguyễn Đình Chiểul (Văn 9), tôi đưa ra tình huống: “Việc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga xuất phát từ mục đích gì?; Giả sử thay đổi chi tiết Lục Vân Tiên không cần cứu Kiều Nguyệt Nga mà cứ thẳng đường lên kinh đô ứng thí có được không? Vì sao?” Những hoạt động trên giúp học sinh khắc sâu giá trị nhân văn của bài học, hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt; giúp học sinh điều chỉnh tốt hành vi cá nhân, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết lên án, tố cáo hành vi xấu, đi ngược lại luân thường đạo lí con người … Trong chương trình Ngữ văn THCS, có thể nói rất nhiều các bài học đặc sắc có nội dung nhằm nâng cao nhận thức của học sinh. Qua các bài học đó, chẳng những kiến thức bài học được khắc sâu mà kỹ năng tự nhận thức của các em cũng luôn được củng cố và nâng cao. Từ đó có thể đề ra phương châm hành động và quan niệm sống tích cực cho mình. 2.3.3. Kĩ năng cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đă ̣c thù của môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong viê ̣c tiếp nhâ ̣n văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau: - Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật. 11 - Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm. - Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương. - Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, học sinh sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện xấu trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, trong các tiết giảng dạy, tôi cố gắng xây dựng, củng cố và định hướng thị hiếu, năng lực thẩm mĩ của các em qua từng bài học. * Ví dụ: - Ở bài “Lặng lẽ Sa pa” (lớp 9), khi bình giá về chi tiết anh thanh niên vì “thèm người” nên ngáng gỗ dọc đường không cho xe đi qua để gặp và trò chuyện cùng những người qua đường, giáo viên có thể hỏi học sinh: “Có thể hiểu thèm người là cảm giác mà ai cũng có khi phải ở hoàn cảnh một mình hay cô đơn không? Tại sao tác giả không nói anh rất cô đơn, rất muốn gặp ai đó để nói chuyện mà lại nói là “thèm người”? Và các em đã bao giờ trải qua cảm giác này hay chưa? Em nghĩ gì về anh thanh niên? Những câu hỏi dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó. - Ở bài “Bài học đường đời đầu tiên” (Lớp 6), trong khi khai thác vẻ đẹp của hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt, tôi đưa ra nhận xét: Với Dế Mèn, cái đẹp không chỉ ở thân hình cường tráng khỏe đẹp mà cái đẹp còn nằm ở bài học hối hận, ăn năn day dứt. Ở Dế Choắt, dù dưới thân hình gày gò ốm yếu nhưng lại ẩn chứa bên trong một tấm lòng vị tha hiếm có, làm Dế Choắt đẹp hơn lên. Ở đó, cái đẹp nằm trong bản chất, tâm hồn chứ không chỉ ở ngoại hình, thể chất”. - Ở bài “Bức tranh của em gái tôi” (Lớp 6). Sau khi tổng kết bài, tôi đưa ra nhận định: “Cái đẹp trong tâm hồn của Kiều Phương (người eml là điều dễ thấy, nhưng cái đẹp bên trong nhân vật người anh mới là điều đáng nói, khi nhân vật biết tự nhìn lại mình và nhìn lại người khác lúc mà sự hối hận cứ rưng rức bao quanh, bào mòn nội tâm nhân vật. Nếu không có một tâm hồn đẹp và cảm xúc đẹp, một cách sống và suy nghĩ đẹp thì làm gì có những con người như thế. Tương tự, giáo viên có thể khơi gợi học sinh nhớ về những đêm ngắm trăng sáng, những lần xa quê không nguôi nỗi nhớ mà kí thác nỗi nhớ nhà lên tạo vật, lên vầng trăng khuya để từ đó cảm nhận nỗi nhớ quê hương bồi hồi, bồn chồn, thẳm sâu và vô cùng da diết của nhà thơ Lý Bạch trong bài “Tĩnh dạ tứ” (Lớp 7). Hoặc gợi cho HS từ những bước chân xa nhà, nỗi nuối tiếc quá khứ và dĩ 12 vãng tươi đẹp đã qua mà thấu tỏ nỗi niềm lữ thứ, tấm lòng tang thương hoá vào trong tiếng quốc quốc đau lòng, sầu thảm; tiếng gia gia khản giọng của Bà Huyện Thanh Quan trong bài “Qua đèo ngang” (Lớp 7). Nghĩa là phải gợi lên những tình huống của nhân vật, liên hệ với tình huống của bản thân để từ đó có thể bồi dưỡng cho HS những rung động sâu xa, chân thật; làm cho rung động của nhà văn nay hiện hình trong tâm hồn của học sinh. Học sinh nói về nhân vật, về văn bản là đang nói lên chính nỗi lòng mình. Đối với những văn bản thơ đã được phổ nhạc như Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Đồng chí của Chính Hữu, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, tôi cho HS thưởng thức những ca khúc này, chúng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của các em về văn bản. Công việc này cùng với đọc diễn cảm có khả năng đánh thức cảm giác về nhịp điệu, giai điệu cho các em và cũng từ đó cảm nhận những cung bậc của tâm hồn đang hát lên trong những giai điệu đó. Qua đó, ta thấy rõ ràng rằng: Văn học nuôi dưỡng tâm hồn các em, định hướng cho các em cách sống đẹp. 2.3.4. Kĩ năng tư duy sáng tạo. Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị để “nối dài” khả năng của con người. Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ. Đối với các em học sinh, tư duy sáng tạo là một phẩm chất năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn. Làm sao rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo? Với kĩ năng này, đối với bộ môn Ngữ Văn, tôi thường rèn luyện qua phân môn Tập làm văn, đặc biệt là văn tự sự và văn nghị luận bởi Tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo rất cao. Thông thường, các em làm bài theo một “lối mòn” có sắn, trong khi đó, đã là văn nghị luận thì phải bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng và trình bày những nhận xét, đánh giá của cá nhân trước một vấn đề nào đó, nên nếu thiếu khả năng tư duy sáng tạo thì sẽ khó đạt yêu cầu của một bài làm trọn vẹn, chặt chẽ. Ví dụ: - Khi dạy văn bản: Bức tranh của em gái tôi (Lớp 6) ở phần Tổng kết Luyện tập, tôi đưa tình huống: “Khi bố mẹ vắng nhà, anh trai (hoặc chị gái l cứ hay xét nét những việc em làm, bắt em làm hết các công việc bố mẹ giao, thế nhưng khi bố mẹ về lại tranh công bảo rằng mình đã làm hết công việc. Nếu là người em gái đó, em sẽ nói gì với bố mẹ? xử sự như thế nào với người anh (chịl đó?” và hướng dẫn HS bằng cách áp dụng phương pháp, kĩ thuật động não để suy nghĩ, để trình bày suy nghĩ, cách xử lí tình huống của mình. (Gợi ý: Em sẽ giải thích để bố mẹ hiểu hoặc đề nghị anh làm lại những công 13 việc đó , bố mẹ nhìn chất lượng công việc sẽ biết ai đã làm. Hoặc lúc vắng mặt anh, em sẽ tâm sự với mẹ về thái độ của người anh để mẹ nhắc nhở anh rút kinh nghiệm, không tái phạm…) - Hay đối với bài: “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” (Lớp 9) tôi yêu cầu học sinh cần nắm: + Những sự việc, hiện tượng nào trong đời sống có thể nghị luận? + Ý kiến, suy nghĩ của em như thế nào về vấn đề đó? Đồng ý , tán thành hay không? Vì sao? + Tìm ngay ở địa phương em (thôn, xóm, khối phố, xã phường…l những sự việc, hiện tượng đời sống (đáng biểu dương, học tập hoặc đáng chê tráchl và viết bài nghị luận về vấn đề đó. V..v… Đối với các dạng nghị luận khác và tự sự cũng tương tự như thế. Làm thế nào để khơi gợi sự tư duy của các em càng nhiều càng tốt nhằm tránh sự máy móc, rập khuôn, học vẹt khi làm bài. Qua đó còn rèn kĩ năng nhận thức, khiến các em bày tỏ quan điểm của mình về lẽ sống, tình cảm yêu thương, đồng cảm chia sẻ, nghĩa tình trong cuộc sống. 2.3.5. Kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Khi nhắc đến 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, lẽ thường người ta nghĩ đó là đặc trưng của môn học Ngoại ngữ. Nhưng thực ra 4 kỹ năng này rất cần thiết trong việc dạy học môn Ngữ văn. Người xưa dạy: “học ăn, học nói, học gói, học mở” là có ý nhắc nhở chúng ta quan tâm đến việc tập rèn nói năng, nếu không muốn bị chê là “ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Vì thế, dạy học không phải chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn cần hình thành cho học sinh 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết một cách thành thạo. Nghe tốt các em mới có khả năng suy luận, hiểu đúng vấn đề từ đó giúp các em biết cách giao tiếp, ứng xử. Nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, rèn luyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói. Ngoài ra luyện nói cho học sinh sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đọc tốt các em nhận biết được mặt chữ nhanh, đọc tốt thì các em sẽ viết tốt, viết đúng, viết nhanh, viết thành thạo. Đặc thù của học sinh trường THCS Xuân Cẩm là các em rất ngại nói trong giờ học, có tâm lý ngượng ngùng, dè dặt vì sợ mình nói sai. Hơn nữa do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và do thói quen nên một số từ các em phát âm không chuẩn, lẫn lộn giữa các từ b/v, l/đ ... Ví dụ: “Con bò” thành “Con vò”; “Đang học bài” thành “lang học vài”...các em thường chỉ diễn đạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếng thay vì nói cả câu khi đối thoại với người đối diện. Ví dụ: Giáo viên hỏi nhà em có mấy người? Các em chỉ nói “bốn” thay vì phải trả lời: “Nhà em có bốn người”; hay “Các em đã làm bài tập ở nhà chưa?” các em chỉ trả lời được “rồi”, trong khi đó, học sinh bình thường phải trả lời được “Thưa cô (thầyl, chúng em làm rồi ạ!”. Ngoài ra, sự hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến học sinh thiếu sự đa dạng, linh hoạt trong việc thực hiện các chủ đề, hình thức nói năng. Đó là một trong những điểm yếu của 14 học sinh trường THCS Xuân Cẩm. Trước thực trạng đó, trong quá trình dạy học, thông qua các tiết dạy, tôi cố gắng giúp các em rèn luyện kỹ năng này. Ở mỗi bài học thì kỹ năng nghe - nói - đọc - viết được vận dụng khác nhau. Tùy theo nội dung bài học mà các kỹ năng này được vận dụng hợp lý. * Kỹ năng nghe: Với HS, mục đích nghe phải được xác định rõ ràng nếu không các em sẽ không hiểu mình nghe để làm gì. Việc giáo viên giúp học sinh xác định nghe buộc các em chăm chú hơn. Với tôi, khi trình bày một vấn đề nào đó, để học sinh tập trung chú ý lắng nghe, tôi dùng cách nói “cô sẽ kiểm tra xem các em đã nghe được cô nói gì”. Sau khi nghe nói vậy, hầu như ngay lập tức, học sinh tập trung ngay vào bài học. Trước khi vào bài mới tôi thường giới thiệu khái quát về bài học gồm những nội dung nào; phần nào là trọng tâm; mục đích, yêu cầu của bài là gì?... để học sinh chú tâm nghe giảng và chú ý thực hiện các hoạt động. Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cô đã hỏi gì? Các bạn nói gì? Ngoài ra, khi nói, tôi thường nói chậm rãi, rõ ràng, giảng giải bằng những từ ngữ đơn giản, gần gũi với các em. Đồng thời, tô quan sát ánh mắt, thái độ, phảin ứng của học sinh để xem các em chú ý đến mức độ nào để điều chỉnh kịp thời. Nếu lớp học ồn, tôi thường có những hoạt động, lời nói để lấy lại sự tập trung của các em bằng cách: có thái độ thân thiện, hay pha chút hài hước…Bằng biện pháp này, bản thân tôi đã rất thành công khi giúp học sinh tập trung nghe giảng. * Kỹ năng nói: Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường các em đã được giáo dục đạo đức, giáo dục ăn nói phải lễ phép. Không những thế mà chúng ta cần rèn cho các em mạnh dạn, tự tin với mọi người hay trước tập thể. Để rèn kỹ năng nói cho học sinh, tôi thực hiện bằng nhiều hoạt động như: thảo luận nhóm trong tiết đọc hiểu văn bản, qua tiết luyện nói ở phân môn Tập làm văn.... Học sinh trường THCS Xuân Cẩm do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nên thường phát âm sai, để giúp học sinh phát âm chuẩn, trong quá trình dạy học trên lớp, khi học sinh phát âm sai, tôi ghi tên những em học sinh bị mắc lỗi này lại đưa cho toàn bộ các giáo viên dạy ở lớp đó và nhờ họ khi học sinh nói ngọng, viết lẫn thì dành thời gian ít phút để chữa giúp. Liên tục bị nhắc nhở như vậy, học sinh đó phải cố gắng để sửa chữa. Hay trong một tiết học Ngữ văn thường sẽ có từ 2-3 câu hỏi thảo luận nhóm, thời gian thảo luận từ 2-3 phút, dưới dạng câu hỏi mở. Tôi thường cho các em thảo luận nhóm với những câu hỏi ngắn, học sinh tư duy trả lời. Ưu điểm của hoạt động này là trong quá trình thảo luận, cá nhân các em được trình bày quan điểm của mình trước nhóm. Hết thời gian thảo luận đại diện nhóm trả lời, trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. Các nhóm còn lại sẽ nhận xét ý kiến về phần trình bày của nhóm bạn, sau đó giáo viên nhận xét. 15 * Kỹ năng đọc. Ở cấp THCS không có tiết tập đọc riêng như Tiểu học; nhưng muốn lôi cuốn học sinh, truyền cảm cho học sinh ở giai đoạn cảm tính là việc hết sức quan trọng. Có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh trong cả tiết học, thì trong tiết giảng văn phải đảm bảo một thời gian đọc thích hợp, cho có chất lượng, tránh lối làm qua loa, đại khái, đọc để mà đọc vì sợ thiếu giờ giảng. Đối với học sinh THCS đọc không chỉ là một hoạt động đơn thuần, mà đọc ở đây là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người, phản ánh năng lực tư duy bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ. Để giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt, tôi thường hướng dẫn học sinh cách đọc, tôi lưu ý đặc biệt đến cách phát âm, cách ngắt hơi, đến thanh điệu và đặc biệt tôi đòi hỏi các em phải đọc đúng từ. - Rèn cho học sinh đọc đúng: + Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn. Giáo viên nên lựa chọn chuẩn phát âm gần nhất với giọng địa phương của mình đồng thời nắm chắc biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh. + Giáo viên phải luôn có sự hướng dẫn nhiệt tình, đặc biệt là biết động viên tinh thần, thương yêu giúp đỡ học sinh để các em hứng thú rèn phát âm đúng. Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai từ đó có biện pháp sửa sai để rèn luyện cho phù hợp. - Rèn cho học sinh cách ngắt hơi, ngắt nhịp: Với các văn bản văn xuôi, tôi hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng câu, đúng chỗ. Đối với các bài thơ trước khi đọc tôi hướng dẫn học sinh đọc theo nhịp thơ như: Bài thơ "Lượm" của tác Tố Hữu (lớp 6) nhịp thơ 2/2. Tôi nhắc vài lần như thế, học sinh phải chú ý và đọc chậm, đúng hơn ở vòng thứ nhất. Và đến những em đọc lần thứ hai, thứ ba thì có ý thức lo lắng và chăm chú rõ rệt. Tôi thường cho điểm tập đọc khuyến khích các em đọc đúng và hay. Làm như vậy học sinh nhanh chóng bắt chước được cách đọc của thầy. Do đó, cũng phần nào giúp các em luyện được cách đọc diễn cảm. - Luyện cho học sinh đọc diễn cảm: phải giúp học sinh nhận biết được sắc thái, tình cảm khác nhau của một bài văn hay bài thơ. - Rèn luyện cách đọc, giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với các loại văn bản: Học sinh phải tiếp xúc với rất nhiều văn bản: văn bản nghệ thuật, văn bản hành chính, văn bản báo chí, khoa học…. Vì vậy mà giáo viên cần lựa chọn cho học sinh cách đọc, giọng đọc phù hợp với từng thể loại văn bản. * Kỹ năng viết. Viết là một trong bốn kỹ năng rất quan trọng đối với bộ môn Ngữ văn. Thực tế hiện nay cho thấy đa số học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả nhiều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Vì thế trong các kỳ thi, tỷ lệ môn Ngữ văn đạt yêu cầu thấp hơn các môn khác. Điều đó chứng tỏ yếu tố chữ viết có vai trò rất quan trọng và phần nào quyết định chất lượng học tập của các em. 16 Đã có nhiều em nắm kiến thức tương đối tốt nhưng do chữ viết xấu, sai lỗi nhiều cho nên điểm không cao (thậm chí có khi không đạt yêu cầu…) và vì thế đã không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra. Rèn nét chữ cho học sinh là một quá trình nỗ lực tự bản thân học sinh cố gắng rèn luyện, có người hướng dẫn là các giáo viên dạy môn Ngữ văn, sự giám sát nhắc nhở của các thầy cô giáo bộ môn cùng phối hợp với phụ huynh của học sinh mới tạo nên sự thành công ấy. Tục ngữ xưa đã nói: “Nét chữ nết người”, công việc rèn nét chữ cho các em không phải kết quả thu được là vở sạch chữ đẹp mà còn rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc giữ chừng cho các em. Đó là đức tình mà mỗi con người muốn thành công không thể không có. Hơn thế nữa, một học sinh khi ra đời, làm bất cứ một công việc gì cũng cần đến công việc viết lách. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển không ngừng các em có thể nói rằng chữ xấu thì có thể đánh máy, song không thể viết đúng nếu như các em không hiểu luật, và các quy tắc chính tả. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là trong các tiết Tiếng Việt và khi chấm bài, tôi luôn sát sao một cách chặt chẽ về việc các em viết sai lỗi chính tả. Việc này tôi thường kết hợp chữa lỗi cho các em ở những tiết ngoài giờ, tiết tự chọn và cả trong giờ học chính khoá trên lớp. Từ đó, các em dần sẽ có ý thức viết đúng rồi dần sang viết đẹp. Rèn luyện kĩ năng sống trong nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng, giúp các em học sinh tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung sống trong cộng đồng thực sự thân thiện. Qua đó, các em sẽ chủ động nhiều hơn trong cuộc sống của chính mình. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Rèn luyện KNS có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, vì khi có KNS các em có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn. Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy – học, đồng thời kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách khắc phục, sửa chữa những lỗi mình thường mắc của học sinh trường THCS Xuân Cẩm, tôi đã thu được kết quả như sau: 2.4.1. Đối với bản thân giáo viên. Qua quá trình thực nghiệm, tôi có thêm được những kinh nghiệm cá nhân quý báu để áp dụng trong thực tiễn dạy học trong sự nghiệp giảng dạy học sinh nói chung, đặc biệt là đối với học sinh vùng miền tại trường THCS Xuân Cẩm nói riêng. Thông qua việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mà tôi có điều kiện gần gũi với học sinh nhiều hơn, hiểu được hoàn cảnh sống các em, biết nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi các em, từ đó có những biện pháp giáo dục đạo đức, nhân cách các em tốt hơn. 2.4.2. Đối với đồng nghiệp. 17 Gợi ra một kinh nghiệm nhỏ về phương pháp để tôi cùng trao đổi, học hỏi với bạn bè, đồng nghiệp góp phần cùng nhau trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 2.4.3. Đối với học sinh. Trong năm học 2018 – 2019, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng trên và kết quả bước đầu cho thấy học sinh có tiến bộ đáng kể: + Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi nói trước đám đông mà thay vào đó sự tự tin, các em giao tiếp thoải mái, cởi mở hơn. + Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, sôi nổi; các em chủ động bộc lộ những điều mình suy nghĩ để chia sẻ cùng các bạn. Kết quả cụ thể: Số lượng 80 HS có kĩ năng tốt HS có hình thành được kĩ năng HS có kĩ năng chưa tốt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 53 31,25% 13 17,5% 14 51,25% Số liệu thống kê chất lượng qua bài trắc nghiệm ngắn về kỹ năng sống của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Sau thời gian nghiên cứu và vận dụng sáng kiến, tôi nhận ra rằng, cái được lớn nhất trong giờ Ngữ văn có tích hợp giáo dục kỹ năng sống là các em không những chỉ được củng cố về kiến thức về văn học, dùng từ tiếng Việt mà còn nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống đẹp, hữu ích, kỹ năng tư duy, động não để phân tích tình huống, kĩ năng thực hành, trình bày trước tập thể…Những kỹ năng này sẽ là hành trang giúp các em trưởng thành trong cuộc đời. 18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Học sinh chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Khi có kỹ năng sống, các em sẽ luôn vững vàng trước thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, phù hợp, làm chủ được chính mình. Ngược lại nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ thường bị vấp váp, dễ hành động tiêu cực, dễ thất bại, chậm trễ trong khâu tự quyết định nên hay lỡ mất cơ hội… Do vậy giáo dục thế hệ trẻ không chỉ được chú trọng “dạy chữ” mà còn phải quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ “dạy người”. Con người không chỉ có tri thức mà còn phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển cho các em khả năng ứng xử phù hợp, phát huy tính tích cực, tự giác, tự chủ, tư duy, sáng tạo, có ý thức vươn lên. Đó chính laø chìa khóa để các em thành công trong cuộc sống sau này. Thành công trong cuộc sống chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích. 3.2 Kiến nghị. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất