Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp giúp hs học tốt phân môn tập làm văn ở lớp 3....

Tài liệu Một số giải pháp giúp hs học tốt phân môn tập làm văn ở lớp 3.

.DOCX
20
268
113

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận. 2.2. Thực trạng. 2.2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên. 2.2.2. Thực trạng của học sinh. 2.3. Các giải pháp thực hiện. 2.4. Kết quả. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. 3.2.1. Đối với giáo viên. 3.2.2. Đối với tổ chuyên môn của nhà trường. 3.2.3. Đối với học sinh. Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được HĐ đánh giá xếp loại cấp PGD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên. Trang 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 5 6 15 15 15 16 16 16 16 18 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.. Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt để học tập, giao tiếp. Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. Để làm được một bài Tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, luyện từ và câu, các hiểu biết về môi trường xung quanh cuộc sống. Nói chung môn tập làm văn đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến 1 thức tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp. Ngoài ra môn Tập làm văn còn mang tính sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh. Các em học sinh lớp 2, 3 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp. Cụ thể như: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu logic hoặc các câu đã có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng ; việc trình bày diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. Mặt khác tính sáng tạo thực hành trong văn bản chưa cao, thể hiện ở bố cục bài văn,cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó, giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì thế khi dạy bài Tập làm văn ở lớp 3 giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh hoàn thành xuất sắc là hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn… Nói đã khó, viết càng khó hơn. Điều đó đã làm cho các em chán nản, lo sợ khi học phân môn Tập làm văn. Vì thế yêu cầu đặt ra của tôi là làm thế nào để các em hứng thú, tích cực khi học môn Tập làm văn. Vấn đề trên là mối trăn trở của tôi và rất nhiều giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy mà tôi chọn sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3”. Với hi vọng giúp học sinh biết viết được các bài văn, đoạn văn có những từ ngữ, hình ảnh sinh động, lưu loát và đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt, tự tin trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập, tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn. 1. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra những khó khăn trong việc dạy phân môn Tập làm văn lớp 3. - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lớp 3 và nội dung luyện tập. - Đưa ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 3B - trường tiểu học Thiệu Dương - thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 2 - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm này có nhiều đổi mới trong cả nội dung lẫn hình thức. Phân môn Tập làm văn có tác dụng rèn cho học sinh nói và viết đúng Tiếng Việt. Có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về nội dung này nhưng các biện pháp còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể; chưa biết lồng ghép, tích hợp phân môn Tập làm văn với các môn học khác để mở rộng kiến thức cho học sinh. Xuất phát từ tình hình nêu trên và thực tế trong quá trình giảng dạy, đồng thời ý thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn cho học sinh là rất cần thiết nên tôi đã tìm ra phương pháp giáo dục cụ thể, tìm ra những sáng kiến mới, hay và phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, sát với thực tiễn của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp nhằm thực hành áp dụng, đúc rút, tích luỹ những kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và góp phần giúp cho chất lượng giáo dục của lớp, của trường ngày được nâng cao. 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình, phương pháp giảng dạy ở bậc Tiểu học một cách phù hợp. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Do đó Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết tập làm văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản và dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, cụ thể tìm hiểu ở đây là chương trình Tập làm văn lớp 3. 2.2. Thực trạng. 2.2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên Qua thực tế dự giờ thăm lớp của giáo viên trong trường cũng như trường bạn tôi nhận thấy: Cách tổ chức các hoạt động trong giờ tập làm văn còn lúng túng. Giáo viên chưa biết nội dung trọng tâm cần truyền tải đến học sinh mà chỉ biết dựa vào sách giáo viên (SGV) và thậm chí đi theo sự hướng dẫn trong sách giáo viên để dạy bài nào cũng giống bài nào. Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào chất lượng bài soạn, kiền thức thực tế áp dụng vào bài giảng còn hạn hẹp. Trong việc rèn kĩ năng nói - viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Phần mở rộng vốn từ của giáo viên còn hạn chế. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ chưa được trau chuốt: giáo viên còn “ bí từ” khi giảng; kiến thức bài còn bó 4 hẹp hoàn toàn trong sách giáo khoa và chỉ biết hướng dẫn học sinh những kiến thức có trong sách giáo khoa chưa chú trọng chốt nội dung khi dạy xong một tiết học, một chủ đề,...khi dạy cho học sinh về một chủ đề nào đó giáo viên chỉ có hướng dẫn học sinh hiểu nội dung các câu hỏi ở sách giáo khoa và trả lời bằng miệng sau đó yêu cầu học sinh viết về chủ đề đó. Do vậy mà hiệu quả của giờ dạy chưa cao, học sinh chưa được rèn kĩ năng nói, kĩ năng viết, đặc biệt là những học sinh chưa hoàn thành. Đây là vấn đề đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để tạo được hứng thú cho học sinh yêu thích học môn Tập làm văn. 2.2.2. Thực trạng của học sinh Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều: các em còn mải chơi nhiều hơn học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của giáo viên nên nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Một số học sinh do vốn sống còn hạn chế nên việc tìm ý để phục vụ cho đặt câu, viết đoạn còn hạn chế dẫn đến còn ngại học môn tập làm văn. Phân môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em ngại học, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, vốn từ ít nên viết bài qua loa cho xong. Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều, các em còn mải chơi nhiều hơn học, việc tiếp thu bài còn thụ động, hơn thế nữa nội dung kiến thức của Tập làm văn tổng hợp các kĩ năng khó, nhiều em còn ngại đọc, viết, nói, lười suy nghĩ. Khi viết văn câu văn viết rời rạc, chưa liên kết, có câu đã đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng. Một số học sinh còn phục thuộc văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình. * Kết quả khảo sát đầu năm học 2019 - 2020: Qua quá trình giảng dạy lớp 3B trường Tiểu học Thiệu Dương thành phố Thanh Hóa và theo dõi trong thời gian đầu năm học, tôi đã khảo sát chất lượng và thu được kết quả như sau: Nội dung khảo sát Biết nói, viết thành câu Biết viết câu, dùng từ hợp lí Biết dùng từ, câu văn có hình ảnh Biết trình bày đoạn văn Bài hoàn thành. Số lượng Tỉ lệ(%) 20/37 17/37 17/37 19/37 20/37 55% 45,9% 45,9% 51,3% 55% Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 3 như sau: 5 2.3. Các giải pháp thực hiện. *Giải pháp 1: Dạy học chú trọng: Tích hợp - lồng ghép. Khi dạy Tập làm văn tôi luôn tìm hiểu để rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn; Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tốt môn Tập làm văn. Các bài được biên soạn theo chủ điểm ở tất cả các phân môn. Ví dụ: Dạy chủ điểm “Tới trường” khi dạy các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả tôi chú trọng hướng học sinh theo chủ đề. Khai thác nội dung các bài học để cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề "Tới trường", rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài. Cụ thể khi dạy bài Tập đọc “Nhớ lại buổi đầu đi học” tôi khai thác nội dung bài theo các câu hỏi sau: + Điều gì khiến tác giả nhớ đến kỷ niệm của buổi tựu trường? + Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh đang có sự thay đổi lớn? + Những hình ảnh nào trong bài nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường? + Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên đi học của em. Qua đó tôi định hướng cho học sinh thấy ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn “ Kể lại buổi đầu em đi học” cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho các em những từ ngữ về trường học, hiểu nghĩa các từ ngữ. Qua đó học sinh có thêm vốn từ để trao đổi giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Hoặc khi dạy chủ điểm Cộng đồng trong 2 tuần gồm các bài tập đọc, Luyện từ và câu,...Trong quá trình rèn đọc, khai thác nội dung các bài đọc cung cấp vốn từ về chủ điểm Cộng đồng, những câu văn so sánh về chủ điểm Cộng đồng. Cụ thể, khi dạy bài “Các em nhỏ và cụ già” – Tuần 8. Tôi khai thác nội dung bài bằng các câu hỏi sau: - Điều gì gặp trên đường khiến các em nhỏ phải dừng lại? - Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? - Vì sao các em quan tâm đến ông cụ? - Ông cụ gặp chuyện gì buồn? - Tại sao khi nói chuyện với các bạn nhỏ ông cụ lại thấy lòng của mình nhẹ hơn? Qua hệ thống câu hỏi tôi giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về câu trả lời của bạn để các em rút ra được câu trả lời đúng nhất phù hợp với tình huống đó và tạo cho học sinh cách ứng xử hay. Qua câu trả lời của học sinh, tôi định hướng cho các em ý thức biết quan tâm, chia sẻ những người trong cộng đồng, giúp các em khi viết đoạn văn kể về những người thân hoặc người hàng xóm, đoạn văn các em viết toát lên được nội 6 dung: Con người phải biết yêu thương nhau, quam tâm chia sẻ tới những người xung quanh. Như vậy qua tiết học này, học sinh được mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt, mạch lạc, logic, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học sinh mối quan hệ tương thân tương ái giữa mọi người trong cộng đồng. Cùng với chủ điểm này thì phân môn Luyện từ và câu tuần 8 cũng cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ điểm Cộng đồng qua hệ thống các bài tập. Cụ thể như bài 1: Sắp xếp các từ ngữ vào ô trống trong bảng phân loại sau: cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng hương. Nhóm 1 Nhóm 2 Những người trong cộng đồng: Thái độ hoạt động của những người .......................................................... trong cộng đồng: .......................................................... ............................................................ Tôi giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ trên để sắp xếp các từ vào từng nhóm cho phù hợp. Nhóm 1: Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương. Nhóm 2: Thái độ hoạt động của những người trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm. Từ việc hiểu nghĩa của bài tập 1, học sinh hiểu nghĩa các thành ngữ của bài tập 2 và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành thái độ ứng xử trong cộng đồng thể hiện trong các thành ngữ đó. Như vậy học sinh biết vận dụng những thành ngữ về thái độ ứng xử trong cộng đồng khi nói, viết tập làm văn giao tiếp, giao tiếp trong ứng xử trong cuộc sống. Ở phân môn Chính tả tuần 8 các em cũng được viết các bài chính tả trong chủ điểm Cộng đồng. Như viết đoạn 4 trong bài tập đọc “Các em nhỏ và cụ già”. Khi viết đoạn văn trên học sinh được rèn viết chính tả, cách sử dụng dấu câu; thấy được sự cảm thông chia sẻ giữa những con người với nhau để làm dịu nỗi lo lắng buồn phiền, tăng cho mỗi người niềm hi vọng và nghị lực sống. Học sinh vận dụng cái hay cái đẹp của ngôn từ trong đoạn văn để thể hiện tình cảm thái độ đánh giá trong từng bài văn cụ thể của chính các em. Tương tự ở phân môn Tập viết tuần 8 các em lại được làm quen với các thành ngữ, tục ngữ về chủ đề cộng đồng như: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. 7 Xuất phát từ việc dạy các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu xoay quanh chủ điểm Cộng đồng, học sinh biết kể về “Người hàng xóm mà em yêu quý”- Tập làm văn lớp 3 Tuần 8, học sinh đã viết được đoạn văn hoàn chỉnh thể hiện được tính cảm thái độ đối với người hàng xóm. Như vậy khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; tôi cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào vở ghi chung ...; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, tôi khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi,…hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Ngoài ra ở các chủ điểm tôi còn rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dấu câu, giúp học sinh hiểu cấu tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, tôi không áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như: chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Như vậy việc dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. * Giải pháp 2: Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học theo hướng đổi mới. Việc tổ chức các hình thức dạy học nhằm thu hút học sinh nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động và tích cực. Tôi sử dụng các hình thức dạy học như: Thảo luận nhóm, đàm thoại. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể vận dụng các trò chơi trong tiết học, các trò chơi tiếp sức, …Qua đó học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách tích cực, tự giác : “Học mà chơi, chơi mà học”. Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch. Vì vậy khi dạy học, tôi bám sát kế hoạch, mục tiêu bài dạy để khi lên lớp tôi tôi tổ chức hoạt động học tập một cách linh hoạt nhằm phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn: Khi dạy bài tập làm văn tuần 11với hệ thống bài tập như sau: Nghe - kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”. Tôi sử dụng các hình thức dạy học: Giáo viên kể mẫu nội dung câu chuyện. - Thảo luận theo nhóm, theo cặp, học sinh dựa vào sách giáo khoa, tranh và việc nghe giáo viên kể để kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe. - Đại diện từng nhóm kể trước lớp. - Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung. 8 Cách tổ chức các hoạt động học tập nêu trên huy động được tất cả các học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tạo không khí thi đua học tập giữa các nhóm với nhau. Hoặc khi dạy bài “Nói về quê hương hoặc nơi em ở”. Tôi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân vào vở bài tập. Tôi sử dụng các hình thức dạy học sau: - Cá nhân học sinh làm trong vở bài tập. - Học sinh nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. Tóm lại ở hai bài tập này tôi sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học theo hướng đổi mới, tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh tham gia vào hoạt động học một cách hào hứng, tích cực, sáng tạo. Khi dạy tiết tập làm văn tuần 22, với hệ thống bài tập: “Kể về người lao động trí óc mà em biết”. - Tôi cho học sinh làm việc cá nhân trong vở bài tập. - Trao đổi nhóm, kể cho nhau nghe về người lao động trí óc. - Sau khi thống nhất các em cử đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 2: Viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn kể về người lao động trí óc. - Học sinh phải biết viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn với câu đúng, hay, biết sử dụng hình ảnh, từ ngữ phù hợp. Như vậy trong tiết học các em vừa được luyện kể (luyện nói), luyện viết đoạn văn nên việc vận dụng các hình thức dạy học trong dạy học tập làm văn là cần thiết. Chẳng hạn: Dạy bài : Kể về gia đình (BT1-TV3 - Tập1- trang 28) Đối với bài tập này, tôi cần rèn cho học sinh kỹ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập, tôi giúp HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết. - Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình. - Tôi treo bảng phụ lên bảng. HS đọc thầm và hồi tưởng. - HS làm vào giấy nháp. tôi gọi đồng thời hai em làm vào bảng phụ, ghi vào khung chủ đề cụm từ “gia đình mình” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề đó. 9 Ví dụ: Làm ruộng Ông, bà Công nhân anh, chị học sinh Gia đình mình bố, mẹ em hạnh phúc - Học sinh đánh số thứ tự của mình vừa tìm được theo thứ tự 1,2,3... - GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh chưa bền vững và học sinh chưa hoàn thành để giúp các em điều chỉnh. - Học sinh nhìn khung chữ của mình và nói - GV gọi 2 em đại diện kể về gia đình mình trước lớp. - Cả lớp nhận xét, GV sữa lỗi và cách diễn đạt cho các em (nếu sai). - Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp 3, chúng ta sử dụng bản đồ tư duy thay cho sơ đồ mạng ý nghĩa. Bản đồ tư duy là một phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn, người giáo viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn. 10 - Học sinh ghi vào giấy nháp về gia đình mình. - Tôi gọi một vài em kể về gia đình mình cho cả lớp nghe. - Cho học sinh nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung. *Lưu ý: Học sinh lớp Ba tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ ngữ phục vụ cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư duy hoàn chỉnh. Bởi vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, giáo viên nên chuẩn bị bản đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa áp dụng vào giảng dạy. Đối với những học sinh hoàn thành, giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy trong một số bài học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu học sinh vẽ được bản đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng thời gian phù hợp để các em hoàn thành, tránh tình trạng lạm dụng vẽ rồi không đạt yêu cầu đề bài nêu ra. * Giải pháp 3: Tổ chức tốt việc quan sát tranh, hướng dẫn học sinh cách dùng từ, giọng kể điệu bộ khi làm bài nghe, nói viết. Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế nên học sinh lớp 3 gặp khó khăn trong việc nghe - nói - viết - kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy tôi chỉ cần tổ chức tốt hoạt động quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung thể hiện của tranh, học sinh cảm nhận được nét đẹp của nhân vật, cảnh vật mà con người muốn bày tỏ trao đổi với bạn bè, với thầy cô. Để làm tốt công việc này, trước hết tôi chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể để nhớ được các ý chính của nội dung câu chuyện. Tôi luôn chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Tôi hướng dẫn cho các em cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh diễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe, người đọc mới dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm bắt được sự việc nhất là tình cảm của các em thể hiện qua bài nói, bài viết. Người nghe, người đọc tuy không trực tiếp nhìn được diện mạo của nhân vật, xem bối cảnh của sự việc qua hình ảnh miêu tả, so sánh cùng với những tình cảm, thái độ, sự đánh giá của các em. Ví dụ: Khi dạy bài tập làm văn tuần 12, bài tập 2 yêu cầu học sinh quan sát tranh viết đoạn văn kể về một cảnh đẹp của nước ta. Thông qua việc quan sát tranh ảnh về một cảnh đẹp của đất nước ta, tôi giúp học sinh nắm nội dung của tranh ảnh, thấy được vẻ đẹp của tranh ảnh để từ đó các em biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để nói, viết thành đoạn văn. Giúp cho người nghe, người đọc tuy không quan sát tranh ảnh nhưng vẫn thấy được vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh mà học sinh nói đến. Không những thế, khi kể về cảnh đẹp thì cử chỉ điệu bộ, nét mặt, giọng điệu của các em khi kể sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người nghe. Do đó tôi khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ này. 11 * Giải pháp 4: Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng. Ở tất cả các tiết dạy nói chung và tiết Tập làm văn nói riêng tôi luôn chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp, thuộc lòng nội dung, câu chuyện cần kể có điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn lôi cuốn học sinh ngay từ những phút đầu. Khi lập kế hoạch bài dạy tôi luôn trăn trở, tìm tòi để sáng tạo ra hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Có thể tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt tạo không khí học tập thoải mái như: thảo luận nhóm, đôi bạn học tập, tiếp sức, đóng vai, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi để học sinh có cơ hội thi đua cạnh tranh lành mạnh qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác theo hình thức “ Học mà chơi - chơi mà học”. Chẳng hạn: Khi dạy bài Nói về quê hương em (BT2 - TV3 - Tập1 Trang 92) 1. Chuẩn bị: Phiếu học tập a. Hoàn thành bảng dưới đây Tên bài đọc Từ ngữ nói về Quê Chi tiết làm em xúc động nhất hương Giọng quê hương ...................................... ................................................... ...................................... ................................................... Quê hương ..................................... ................................................... ..................................... ................................................... Đất quý, đất yêu ..................................... ................................................... ..................................... ................................................... Vẽ quê hương ..................................... ................................................... ..................................... ................................................... Chõ bánh khúc ..................................... .................................................. của dì tôi ..................................... ................................................... b. Đánh dấu (x) trước mỗi câu nếu em đồng ý: Qua các bài đọc trên em thấy quê hương: + Là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mình. + Là nơi mình sinh ra và lớn lên. + Là những điều mình có thể nghe, có thể thấy, có thể sờ, có thể nếm. + Là cái gì đó mà khi xa mình thấy nhớ thương. Các em hãy nghĩ về quê hương mình: Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? 2. Cách tiến hành: 12 Hoạt động 1: Giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị thông tin ý tưởng để nói. Trước hết tôi phát phiếu học tập cho học sinh và dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm) Tôi treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng. Cho các nhóm tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung hoàn thành bài tập. Hoạt động 2: Học sinh tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê hương mà mình đang nghĩ tới. Tôi treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích thích học sinh hồi tưởng. Học sinh làm vào giấy nháp; tôi đồng thời gọi hai em làm vào bảng phụ ghi vào khung chủ đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưư ý HS chỉ ghi từ hoặc cụm từ) Ví dụ: ngôi nhà vườn bách thú thành phố con sông nông thôn Quê hương em đường phố cây đa, giếng nước nhà cao tầng Hoạt động 3: Học sinh đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, tôi hướng dẫn các em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1,2,3. Tôi bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh tiếp thu bài chậm để giúp các em điều chỉnh. Hoạt động 4: Học sinh nhìn sách của mình và nói: Cho hai em nói mẫu trước lớp Ví dụ: Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!!! Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương. Hoặc: Em và gia đình sống ở thành phố. Ở đó em thấy có nhiều ngôi nhà cao tầng. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em 13 thường được bố mẹ dẫn đi xem vườn bách thú, được ngồi trên lưng chú voi con. Cảm giác của em lúc đó rất là thích. Em yêu quý nơi này. Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung. Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4), tôi bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh chưa hoàn thành. Hoạt động 6: Học sinh nói thể hiện trước lớp: Tôi gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp. Nếu là học sinh chưa hoàn thành, tôi cho học sinh nhìn sách để nói. Tổ chức cho học sinh thể hiện mở rộng cảm xúc về quê hương mình. Khuyến khích học sinh tự tìm đặt thêm câu hỏi mở rộng. Giáo viên nhận xét chung. Học tiết Tập làm văn trong không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, khiến học sinh mạnh dạn tự tin, khi nói. Từ đó rèn cho các em có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ yêu ghét, trân trọng hay phê phán để các em trở nên mạnh dạn tự tin trong học tập và giao tiếp. * Giải pháp 5: Tăng cường luyện tập thực hành. Học sinh được học tăng buổi nên những tiết luyện Tiếng Việt, tôi luôn tăng cường cho học sinh học phân môn Tập làm văn để các em có cơ hội thể hiện mình. Trong những tiết học này tôi luôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả học sinh rèn kĩ năng nói trong nhóm, nói trước lớp, đặc biệt là học sinh tiếp thu bài còn chậm được nói cho bạn học tốt hơn nghe. Các em sẽ nói về các bài học thuộc chủ đề đã học. Tôi luôn tạo không khí gần gũi để học sinh được thể hiện những hiểu biết bằng lời nói một cách tự nhiên. Từ đó tôi sẽ có kế hoạch sửa chữa những lỗi sai của học sinh ngay khi nói. Khen ngợi kịp thời để học sinh chưa hoàn thành cảm thấy không mặc cảm khi tham gia nói trước lớp. Do vậy học sinh nắm vững kiến thức và làm tốt dạng bài tập viết. Ví dụ: Khi giới thiệu về tổ em, học sinh nói: ‘Tổ em bạn nào cũng chăm ngoan, riêng bạn Hồng học giỏi Toán lại hát hay như chim Sơn ca”; hoặc nói về người lao động trí óc, học sinh nói: “Cô giáo em có mái tóc dài, đen mượt như nhung”. Trí tưởng tượng, liên tưởng ở học sinh lứa tuổi này rất hồn nhiên ngây thơ và ngộ nghĩnh, cho nên để rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, tôi thường chuẩn bị những câu, đoạn văn hay cho học sinh tham khảo, học hỏi làm phong phú thêm vốn kiến thức cho các em. Khi học sinh viết bài ở lớp và ở nhà, tôi dành thời gian chữa bài viết của học sinh ngay tại lớp giúp học sinh có cơ hội nhận xét bài của bạn và tự rút kinh nghiệm sửa chữa bài viết của mình. * Giải pháp 6. Dạy học phối hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 14 Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có những hiểu biết kiến thức được học trong chương trình chính khóa. Do đó việc phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất cần thiết. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh được rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau có nội dung liên quan đến bài học của các em. Trong quá trình giảng dạy cần với sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên tổng phụ trách đội, thông qua buổi chào cờ nối về gương người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động: Thi búp măng xinh, thi múa hát tập thể, thi kể chuyệnvăn nghệ, thi đọc thơ....hoặc thông qua các buổi Lễ khai giảng năm học mới học sinh có thể viết những cảm xúc, những kỉ niệm đẹp đẹp về ngày đầu đi học. Thông qua buổi lễ này học sinh sẽ dễ dàng viết được đoạn kể kể về ngày đầu tiên đi học - Tập làm văn tuần 6. Hay qua buổi lễ kết nạp đội viên TNTP Hồ Chí Minh giúp các em viết tốt hơn đơn xin và đội, sinh hoạt các câu lạc bộ, các tổ chức của Đội...Ví dụ: Tham gia thi tìm hiểu về đội. Từ thực tế đó các em sẽ có thêm hiểu biết vê đội TNTP Hồ Chí Minh. Giúp các em viết tốt hơn Đơn xin vào đội (Tập làm văn – Tuần 2) với đề bài: Em hãy viết đơn xin vào Đội với mẫu in sẵn. Trong quá trình dạy học tập làm văn tôi việc dạy học với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh nắm vững hơn các kiến thức thực tế mà qua các buổi hoạt động. Vì vây chất lượng làm văn của lớp tôi cũng được nâng lên rõ rệt. 2.4. Kết quả: Nhờ áp dụng các biện pháp hợp lý, phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, của trường của địa phương nên chất lượng giáo dục của lớp 3B trường Tiểu học Thiệu Dương trong năm học 2019 - 2020 không ngừng được nâng cao, cả về chất lượng mũi nhọn (HS có năng khiếu môn Tiếng Việt) và chất lượng đại trà. Tôi xin thống kê kết quả thu được cuối học kì một đạt tỉ lệ như sau: Kết quả đạt được (tỉ lệ %) Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối học kì 1 Biết nói, viết thành câu 55% 67,5% Biết viết câu, dùng từ hợp lí 45,9% 70,3% Biết dùng từ, câu văn có hình ảnh 45,9% 63% Biết trình bày đoạn văn 51,3% 64,8% Bài viết hoàn thành 55% 72,9% 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Để giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn chúng ta cần: Dạy học Tập làm văn theo phương pháp tích hợp các phân môn trong môn Tiếng Việt; Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp. 15 Trong giảng dạy giáo viên có đầu tư nghiên cứu sâu, phối hợp tổ chức linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. Giáo viên có ý thức tự học tự rèn; tham khảo các tài liệu, tạp chí, văn bản có liên quan đến chuyên môn và các dạng bài khó. Giáo viên dành thời gian bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh môn Tiếng Việt. Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh, hướng dẫn học sinh ghi chép vào sổ tay, vở nháp. Học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được. Học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng trong giao tiếp ứng xử. Sáng kiến là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy phân môn Tập làm văn. Giúp giáo viên từng lúc san bằng trình độ học sinh trong lớp học; giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, trong giao tiếp để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn. Đây là cơ sở làm nền tảng cho các em học tốt phân môn Tập làm văn ở các lớp cuối cấp Tiểu học. Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vận dụng kiến thức cũ để chiếm lĩnh kiến thức mới. Với sự gần gũi nhiệt tình của giáo viên, học sinh sẽ yêu trường, yêu lớp hăng say học tập. Từ đó chất lượng dạy và học được nâng cao góp phần xây dựng một nền giáo dục thân thiện và hiệu quả. 3.2. Kiến nghị. 3.2.1. Đối với giáo viên: - Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng nhiều biện pháp, thủ thuật để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. - Giáo viên dành thời gian bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh môn Tiếng Việt. - Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh, hướng dẫn học sinh ghi chép vào sổ tay vở nháp. 3.2.2. Đối với Tổ chuyên môn của nhà trường: Cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ đề có chất lượng để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3.2.3. Đối với học sinh: - Học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được. 16 - Học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng trong giao tiếp ứng xử. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn cho học sinh lớp 3. Sự hiểu biết và cách thực hiện của bản thân còn nhiều thiếu sót mà bản thân chưa nhìn nhận ra. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của lãnh đạo, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện bản thân và giảng dạy tốt hơn nữa trong những năm tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thiệu Dương, ngày 25 tháng 5 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Trần Thị Lý 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Sách giáo viên. 2. Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Sách giáo khoa. 3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của Bộ GD & ĐT. 4. 155 bài làm văn mẫu lớp 3. 5. Luyện tập về cảm thụ Văn học ở Tiểu học. 6. Nâng cao Tiếng Việt lớp 3. 7. Một số Kĩ thuật dạy học. 8. Một số tập san, chuyên đề báo GD & Thời đại. 9. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Nhà xuất bản ĐHSP. 10. Phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học – Vụ trưởng vụ GD Tiểu học – Nhà xuất bản GD. 18 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Trần Thị Lý Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 3B Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiệu Dương – thành phố Thanh Hóa Kết quả Cấp đánh giá đánh giá Năm học Số xếp loại Tên đề tài SKKN xếp loại đánh giá xếp TT ( Phòng, Sở, ( A, B loại Tỉnh...) hoặc C) Tổ chức một số trò chơi góp Phòng 1 2 3 4 phần đổi mới phương pháp GD&ĐT dạy học môn Toán lớp 5. huyện Thiệu Dạy các dấu hiệu chia hết cho Hóa Phòng học sinh lớp 4. GD&ĐT TP Thiết kế và tổ chức trò chơi Thanh Hóa Phòng góp phần đổi mới phương GD&ĐT TP pháp dạy học môn Toán lớp 5. Một số biện pháp nâng cao có Thanh Hóa Phòng hiệu quả trong việc sử dụng GD&ĐT TP C 2009 – 2010 B 2012 – 2013 B 2013 – 2014 A 2014 – 2015 dấu câu cho học sinh Tiểu học. Thanh Hóa Một số biện pháp chỉ đạo ứng Sở GD&ĐT 5 dụng Công nghệ thông tin Thanh Hóa B 2015 – 2016 6 trong trường Tiểu học. Một số biện pháp chỉ đạo việc Sở GD&ĐT B 2016 – 2017 Thiết kế và tổ chức trò chơi để Thanh Hóa 19 dạy phân số ở lớp 4. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất