Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu surimi tại công ty cổ phần thủy sản và xuất ...

Tài liệu Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu surimi tại công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu côn đảo (coimex)​

.PDF
114
113
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG XUẤT KHẨU SURIMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÔN ĐẢO (COIMEX) Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Quang Dũng. Sinh viên thực hiện MSSV: 0854010079 : Hoàng Thị Ánh Hằng. Lớp: 08DQD1 TP. Hồ Chí Minh, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG XUẤT KHẨU SURIMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÔN ĐẢO (COIMEX) Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Quang Dũng. Sinh viên thực hiện MSSV: 0854010079 : Hoàng Thị Ánh Hằng. Lớp: 08DQD1 TP. Hồ Chí Minh, 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết đã được học tập tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM và quá trình thực tập thực tế tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Quang Dũng. ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trương Quang Dũng và quý thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Hồng Hoa – Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo, chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như tập thể các cô bác, anh chị trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty. iii CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : …………………………………………………….……… MSSV:………………………… Khóa :…….………………………………….. Họ và tên GVHD :……………………………………………………………… Phần nhận xét của Giáo viên hướng dẫn : …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………… Điểm của giáo viên hướng dẫn : ……… TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm .…. Giáo viên hướng dẫn iv MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt............................................................................1 Danh sách các bảng sử dụng......................................................................................3 Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ..........................................................4 Lời mở đầu ................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….5 2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu………………………………………………...5 2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................5 2.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................6 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................6 5. Kết cấu của khóa luận ...........................................................................................6 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận vấn đề xuất khẩu thủy sản.........................................7 1.1Những vấn đề chung về xuất khẩu....................................................................7 1.1.1 Khái niệm.............................................................................................7 1.1.2 Vai trò và tác động của xuất khẩu đối với nền kinh tế.........................7 1.2Những vấn đề chung về thủy sản.......................................................................8 1.2.1 Khái niệm............................................................................................8 1.2.2 Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế...................................8 1.2.3 Những lợi thế phát triển ngành thủy sản ở nước ta............................10 1.2.3.1 Về điều kiện tự nhiên............................................................10 1.2.3.2 Về điều kiện xã hội...............................................................12 1.3Những vấn đề về xuất khẩu thủy sản...............................................................13 1.3.1 Tổng quan.........................................................................................13 1.3.2 Một số quy định về xuất khẩu thủy sản............................................15 1.3.2.1 Trong nước..........................................................................15 1.3.2.2 Quốc tế................................................................................16 1.4 Tìm hiểu về Surimi.........................................................................................19 1.4.1 Khái niệm..........................................................................................19 v 1.4.2 Đặc điểm............................................................................................19 1.4.3 Quy trình xuất khẩu surimi...............................................................20 1.4.4 Tổng quan.........................................................................................24 1.4.5 Các loại surimi trên thị trường..........................................................25 Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX)...............................................................26 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty.......................................................................26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty..................................26 2.1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty...................................................26 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty...................27 2.1.1.2.1 Vốn kinh doanh.....................................................27 2.1.1.2.2 Giới thiệu ngắn gọn về lịch sử hình thành công ty...27 2.1.1.2.3 Nguồn nhân lực.......................................................28 2.1.1.2.4 Hoạt động kinh doanh các năm gần đây.................29 2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh................................................................31 2.1.3 Nguyên tắc tổ chức, quản trị và điều hành.........................................31 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty.................................32 2.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty....................................32 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý..........................32 2.1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban..............................35 2.2 Thực trạng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX)..............................................................................................36 2.2.1 Thị trường xuất khẩu..........................................................................36 2.2.2 Nguồn nguyên liệu chính....................................................................38 2.2.3 Trình độ công nghệ............................................................................39 2.2.4 Hoạt động marketing của công ty......................................................43 2.2.5 Thủ tục, quy trình xuất khẩu.............................................................44 2.3 Đánh giá chung................................................................................................45 2.3.1 Những ưu điểm của công ty...............................................................45 2.3.2 Những mặt hạn chế của công ty........................................................49 Chƣơng 3: Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX).........................................51 vi 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới....................................51 3.1.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................51 3.1.2 Định hướng gia tăng xuất khẩu surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo trong thời gian tới........................................................51 3.2 Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu Surimi của Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX)...................................................................52 3.2.1 Nhóm giải pháp về thị trường xuất khẩu..........................................52 3.2.2 Nhóm giải pháp về nguồn nguyên liệu chính.....................................56 3.2.3 Nhóm giải pháp về trình độ công nghệ..............................................58 3.2.4 Nhóm giải pháp về thủ tục, quy trình xuất khẩu...............................59 3.2.5 Nhóm giải pháp về hoạt động marketing của công ty.........................60 Kết luận và kiến nghị………………………………………………………………62 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….65 Phụ lục A: Giấy chứng nhận ISO 9001:2000……………………………………..67 Phụ lục B: Giấy chứng nhận HALAL……………………………………………...68 Phụ lục C: Danh sách đính kèm sản phẩm theo Giấy chứng nhận HALAL………69 Phụ lục D: Trích “Luật thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003”……………70 Phụ lục E: Trích “Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/03/2010”…………………………………..91 vii 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1) COIMEX: Condao Seaproducts and Import Export Joint Stock Company – Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo. 2) ILO: International Labour Organization – Tổ chức Lao động Quốc tế, là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. 3) FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc. 4) VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 5) NAFIQAD: National Agro – Forestry – Fisheries Quality Assurance Department – Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. 6) GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa. 7) IFS: International Food Standard – Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. 8) BRC: British Retail Consortium – Hệ thống liên kết bán lẻ Anh. 9) HACCP: Hazard Analysis Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. 10) GFSI: Global Food Business Forum – Diễn đàn doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm toàn cầu. 11) EC: European Community – Cộng đồng Châu Âu. 12) IUU: Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – Luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. 13) CFA: American Catfish Farmers Association – Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ. 14) DOC: United States Department of Commerce: Bộ thương mại Mỹ. 15) ITC: Internation Trade Commission - Ủy ban thương mại quốc tế. 16) UBND: Ủy ban nhân dân. 17) EPA: United States Environmental Protection Agency - Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. 18) FDA: United States Food and Drug Administration - Cơ quan Quản lý về thực phẩm và dược phẩm Mỹ. 19) APHIS: Animal and Plant Health Inspection Service – Dịch vụ kiểm định sức khỏe cây trồng và vật nuôi Mỹ. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 2 20) Halal: là chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của người Hồi giáo. 21) ISO: International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. 22) Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 3 DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG 1) Bảng 1.1: Bảng 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2010, Nguồn Tổng cục thống kê. 2) Bảng 1.2: Bảng nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thiểu và tối đa tại một số địa điểm dọc bờ biển nước ta, Nguồn Bruzon E., Carton P và Romer A. Climat Indochine, 1950. 3) Bảng 1.3: Sự biến động dân số và lao động trong ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000. Nguồn: Niên giám thống kê và số liệu từ báo cáo của ngành thủy sản 4) Bảng 1.4: Bảng số doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào các thị trường lớn năm 2009, Nguồn Bộ NN&PTNT. 5) Bảng 1.5: Bảng giá trị dinh dưỡng của Surimi, Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). 6) Bảng 2.1: Bảng Cơ cấu lao động của COIMEX tại thời điểm 30/09/2009, Nguồn Phòng kinh doanh COIMEX. 7) Bảng 2.2: Bảng doanh thu theo từng nhóm sản phẩm, dịch vụ. Nguồn Phòng kinh doanh COIMEX. 8) Bảng 2.3: Bảng lợi nhuận theo từng nhóm sản phẩm, dịch vụ, Nguồn Phòng kế toán COIMEX. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 1) Biểu đồ: Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2006-2011, Nguồn ABS tổng hợp. Biểu đồ 1.2: Bảng Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009, Nguồn ABS . Biểu đồ 2.1: Biểu đồ các thị trường xuất khẩu lớn nhất của COIMEX trong năm 2011 (trị giá USD). Nguồn Phòng Kinh doanh công ty COIMEX Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện công suất chế biến của 3 nhà máy chính của COIMEX hiện nay. Nguồn phòng kinh doanh COIMEX 2) Sơ đồ: Quy trình sản xuất surimi. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ của các phòng ban. 3) Hình ảnh: Hình 1.1: Chả cá surimi Hình 2.3: Máy ép càng cua Hình 1.2: Surimi mô phỏng Hình 2.4: Máy kamaboko Hình 1.3: Cá mối Hình 2.5: Máy cấp đông Hình 1.4: Máy đánh vảy Hình 2.6: Các loại kamaboko Hình 1.5: Máy tách xương cá Hình 2.7: Chả cá surimi truyền thống Hình 1.6: Thiết bị băng tải rửa cá Hình 2.8: Đuôi tôm surimi Hình 1.7: Máy nghiền xay cá Hình 2.9: Càng cua surimi Hình 1.8: Máy trộn Hình 2.10: Surimi cuộn rau Hình 1.9: Bên trong máy trộn Hình 2.11: Surimi viên với hành Hình 1.10: Thanh cua Surimi Hình 3.1: Nuôi trồng thủy sản Hinh 1.11: Sò điệp Surimi Hình 3.2: Nuôi trồng thủy sản Hình 1.11: Đậu hũ cá Surimi Hình 3.3: Phòng hóa sinh COIMEX Hình 2.1: Logo công ty Hình 2.2: Máy trộn nguyên liệu GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 5 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế Việt Nam khởi nguồn từ cái nôi nông nghiệp; dù cho hiện nay tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang dần tăng trưởng nhanh chóng thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò quan trọng. Năm 2009, giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta đạt 71,473 ngàn tỷ đồng, chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Ngoài ra, theo số liệu điều tra của ILO, năm 2007 nước ta có 23,8 triệu người làm việc trong ngành này, chiếm khoảng 52% tổng số người có việc làm. Điều đó cho thấy vai trò của nông nghiệp trong việc tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế quốc dân rất quan trọng. So với những năm trước đó, lao động nông nghiệp đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tính chất nông thôn và sự phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp vẫn đang tồn tại gốc rễ trong xã hội Việt Nam. Ngành thủy sản là một bộ phận thuộc nông nghiệp, từ lâu đã trở nên gần gũi, thân quen với con người Việt Nam trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng và kinh doanh. Với những thuận lợi về địa lý và điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản nước ta sớm đã trở thành cường quốc xuất khẩu thủy sản trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết công ăn việc làm và làm thay đổi diện mạo đời sống các tỉnh vùng ven biển. Cụ thể, trong những năm gần đây ngành thủy sản luôn nằm trong top 10 những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của ngành thủy sản đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so với năm 1986, tăng bình quân 17%/năm). Trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong sáu nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt mức kỷ lục 1,353 triệu tấn, trị giá 5,034 tỷ USD (tăng 11,3% về lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009). Tuy nhiên, kỷ lục này lại tiếp tục được thay thế vào năm 2011 khi kim ngạch cả nước đạt 6,1 tỷ USD. Những thông tin này khơi gợi lên trong em sự hứng thú và trỗi dậy niềm tự hào dân tộc, đó là lý do tại sao em chọn ngành này làm đề tài chính cho bài khóa luận tốt nghiệp này. 2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu: Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản, cụ thể là surimi – một sản phẩm của công nghệ chế biến thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo trong giai đoạn 2007-2012. Qua đó, xác định những lợi thế, cũng như những thách thức về xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo. Trên cơ sở đó, đưa ra GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 6 một số giải pháp gia tăng sản lượng xuất khẩu surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo. 2.2 Mục đích: Thúc đẩy gia tăng sản lượng xuất khẩu sản phẩm surimi của Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của ngành thủy sản nói chung rất rộng lớn, bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến, đánh bắt, bảo quản, mua bán, xuất nhập khẩu,… các sản phẩm thủy sản. Vì vậy, trong phạm vi bài khóa luận nay, em xin tập trung nghiên cứu khái quát về tình hình xuất khẩu và chế biến thủy hải sản ở nước ta trong giai đoạn 2007-2012, qua đó phân tích chi tiết về thực trạng xuất khẩu sản phẩm surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo giai đoạn 2007-2012. Đây là một sản phẩm còn rất mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhưng nó vốn đã trở thành một thực phẩm quen thuộc đối với người dân Nhật Bản, Hàn Quốc,… trong nhiều năm gần đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp khoa học thu thập thông tin từ sự quan sát, điều tra, thu thập số liệu và dựa vào số liệu để chọn lọc, xử lý, phân tích, nhận xét, so sánh và cuối cùng là đưa ra kết luận. Nguồn tài liệu được thu thập chủ yếu từ các luận cứ khoa học, khái niệm, định lý,… từ sách giáo khoa và tài liệu chuyên ngành; số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê; văn bản luật, chính sách từ các cơ quan quản lý Nhà nước và các thông tin mang tính đại chúng từ báo chí, mạng internet;… Các số liệu nghiên cứu được trình bày dưới dạng văn viết, dạng bảng, biểu đồ (biểu đồ cột, biểu đồ tròn), sơ đồ và hình ảnh. 5. Kết cấu của khóa luận: Bên cạnh lời mở đầu và phần kết luận ở cuối bài, bài nghiên cứu này được trình bày gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề xuất khẩu thủy sản. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu Surimi của Công ty Cổ phần Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu (Export): 1.1.1 Khái niệm: Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các quốc gia ngày càng tăng cường mở rộng mối quan hệ với nhau cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong mối quan hệ đó nảy sinh các hoạt động từ đầu tư vốn, xuất nhập khẩu lao động, chuyển giao công nghệ, cho đến xuất nhập khẩu hàng hóa,... Có thể nói, xuất nhập khẩu hàng hóa là bộ phận chủ yếu của thương mại quốc tế. Đối với nước ta, một nền kinh tế đang phát triển thì thương mại quốc tế không chỉ là xu hướng tất yếu khách quan của thời đại, mà còn là cơ hội để tranh thủ nguồn lực bên ngoài góp phần phát triển kinh tế trong nước nhanh chóng, bền vững và có hiệu quả. Một số thuật ngữ liên quan đến xuất khẩu hàng hóa như sau: - Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Theo Điều 28 - Luật thương mại 2005). - Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ trong một thời gian nhất định nào đó. 1.1.2 Vai trò và tác động của xuất khẩu đối với nền kinh tế: Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng hi vọng xuất khẩu hàng hóa càng nhiều càng tốt bởi vì: - Xuất khẩu thu về một lượng lớn ngoại tệ. Lượng ngoại tệ này chính là nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành khác cũng phát triển theo. - Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa. - Xuất khẩu giúp phát huy lợi thế trong nước, mở rộng thị trường, đưa hàng hóa nội địa đến tận tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 8 1.2 Những vấn đề chung về thủy sản: 1.2.1 Khái niệm: Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu; ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, có tốc độ tăng trưởng cao và có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn. Để tìm hiểu về ngành thủy sản, cần nghiên cứu một số thuật ngữ như sau: - Thủy sản là thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. - Ngành thủy sản là một bộ phận của nông nghiệp. Ngành thủy sản sản xuất các sản phẩm từ các loại sinh vật trong môi trường nước nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Hoạt động thủy sản bao gồm việc nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản, mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy sản. - Nuôi trồng thủy sản: là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản nước ta giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Chính Phủ đã cho thành lập các tổ chức quản lý phi lợi nhuận như: - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ra đời ngày 12/06/1998. Đây là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp phát, chính đáng của các hội viên. - Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản là cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT (NAFIQAD) có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 1.2.2 Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam có cái nôi lâu đời từ nông nghiệp, và cho đến thời điểm hiện tại thì nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn là 20,7% GDP của nước ta năm 2009. Do đó, thủy sản có một vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn là thói quen lao động của người nông dân. Một số vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế nước ta như sau: - Xuất khẩu thủy sản đem về một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Thủy sản luôn nằm trong top những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, với tốc độ tăng trưởng nhanh GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 9 (bình quân 18%/năm). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP ngành thủy sản giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng.Năm 2010, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 1,353 triệu tấn, trị giá 5,034 tỷ USD tăng 11,3% về lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Tuy nhiên kỷ lục này đã được thay thế bằng một kỷ lục mới khi năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỷ USD, tăng ấn tượng 21% và đưa thủy sản trở thành một trong top năm ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Bảng 1.1: Bảng 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2010 STT Mặt hàng Kim ngạch (1000 USD) 1 Dệt may 11172 2 Giầy dép 5079 3 Thủy sản 4953 4 Dầu thô 4944 5 Điện tử, máy tính, linh kiện 3558 6 Gỗ và sản phẩm gỗ 3408 7 Gạo 3212 8 Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện khác 3047 9 Đá quý, kim loại quý 2855 10 Cao su 2376 Nguồn Tổng Cục Thống kê - Xuất khẩu thủy sản nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản. - Bên cạnh việc xuất khẩu, ngành thủy sản còn cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thực phẩm từ thủy sản ngày càng đa dạng và được người tiêu dùng nội địa đặc biệt yêu thích và ủng hộ, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà các thực phẩm khác như: thịt heo, thịt gà,… bị dư luận quay lưng, phát hiện chứa những chất không an toàn đối với sức khỏe con người thì các thực phẩm từ thủy sản lại càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 10 - Xuất khẩu thủy sản phát triển góp phần kích thích các ngành nghề khác liên quan phát triển theo như ngành vận tải, ngành viễn thông, viện nghiên cứu thủy sản, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản,… - Đặc thù của ngành thủy sản cần một lượng lớn nguồn lao động phổ thông, nên việc phát triển ngành thủy sản sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần ổn định đời sống kinh tế - xã hội. 1.2.3 Những lợi thế phát triển ngành thủy sản ở nƣớc ta. 1.2.3.1 Về điều kiện tự nhiên. Nước ta có những điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy hải sản như: diện tích mặt nước, yếu tố thời tiết – khí hậu, thủy triều… - Diện tích mặt nước: Với đường bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), 112 cửa sông, trong đó 47 cửa có độ cao từ 1,6 – 3,0m để đưa tàu cá có công suất 140cv ra vào khi có thủy triều và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển cùng với hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc trong đất liền là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng cả cá nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trữ lượng thủy hải sản của nước ta vì thế mà rất dồi dào và ổn định, ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn hàng năm. Chỉ tính riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có tới 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tại đây chủ yếu nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ như: tôm, cá tra, cá basa, và các loài cá đen. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về tiềm năng sinh vật biển tại các vùng biển Việt Nam, đã xác định được danh mục gần 12.000 loài sinh vật biển bao gồm cả động và thực vật. Nguồn lợi hải sản của nước ta phong phú và đa dạng gồm khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5 loài rùa và 12 loài rắn biển Tổng lượng nước sông ngòi của nước ta là 893 tỷ mét khối/năm, phần nước sinh ra trên lãnh thổ nước ta khoảng 338 tỷ mét khối/năm (chiếm 40,3%); còn phần từ nước ngoài chảy vào là 501 tỷ mét khối/năm (chiếm 59,7%). Riêng hệ thống sông Cửu Long đã chiếm đến 451 tỷ mét khối/năm. Trong đó, diện tích giành cho nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau: mặt nước ngọt ao hồ: 1 triệu ha; mặt nước lợ: 400.000 ha; mặt nước sông ngòi: 1.470.000 ha. - Yếu tố thủy triều: là hiện tượng nước biển hay nước sông lên xuống trong ngày, cũng là một yếu tố tác động đến khả năng sinh tồn của thủy hải sản. + Vùng Vịnh Bắc Bộ: nhật triều thuần nhất với biên độ 3,2 – 3,6m. Thủy triều lên đưa nước biển lấn sâu vào các cửa sông tạo nên hệ nước lợ với hệ sinh thái đa dạng, giàu dinh GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 11 dưỡng; nguồn nước cũng thay đổi thường xuyên rất thuận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn và lợ. + Vùng biển miền Trung và Nam Bộ có chế thủy triều thất thường, chủ yếu là bán nhật triều, biên độ khoảng 2,5 – 3,0 m. Đặc biệt vùng vịnh Thái Lan có chế độ nhật triều lớn được tận dụng để thay nước ở các đầm nuôi tôm. - Yếu tố thời tiết - khí hậu: Thời tiết và khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến nuôi trồng thủy hải sản. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa sâu sắc từ bắc vào nam. Chính sự phân hóa này tạo ra sự đa dạng sinh học trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng, khả năng chống chịu của chúng cũng có giới hạn. Dẫn chứng như: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu cận xích đạo, có thời tiết và khí hậu nóng ấm ổn định quanh năm, nhiệt độ trung bình khoảng 28°C thuận lợi trong nuôi trồng các loại thủy sản: tôm sú, cá tra, cá basa,… Bảng 1.2: Bảng nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thiểu và tối đa tại một số địa điểm dọc bờ biển nƣớc ta. Đơn vị: °C ĐỊA ĐIỂM STT Nhiệt độ Nhiệt độ tối Nhiệt độ tối Biên độ trung trung bình thiểu đa bình năm 1 Hải Phòng 23,6 5,9 41,5 6,4 2 Vinh 24,4 4,0 42,1 6,9 3 Đồng Hới 25,3 7,7 42,2 6,5 4 Quảng Trị 25,3 9,3 39,8 7,2 5 Huế 25,3 8,8 39,9 7,8 6 Đà Nẵng 25,9 11,0 40,0 6,9 7 Quảng Ngãi 26,4 13,5 41,0 7,8 8 Quy Nhơn 26,7 15,0 42,1 6,1 9 Nha Trang 26,7 14,6 39,5 8,0 10 TP.Hồ Chí Minh 26,6 13,8 40,0 8,8 Nguồn Bruzon E., Carton P và Romer A. Climat Indochine, 1950. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng 12 1.2.3.2 Về điều kiện xã hội. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nước ta cũng có một số cơ hội về điều kiện xã hội như: - Nhân tố con người tác động rất lớn đến việc phát triển ngành thủy sản. Bởi việc nuôi trồng, khai thác thủy sản hiện nay ở nước ta chủ yếu dựa vào sức người là chính, và đặc thù của ngành thủy sản cũng cần một lượng lớn nguồn nhân lực. Hơn 3 triệu người đang tham gia lao động trực tiếp và gần 10% dân số có thu nhập chính từ thủy sản. Điều này thì chúng ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng được bởi nước ta luôn có một nguồn nhân lực dồi dào. Dân số cả nước năm 2010: 86.927.700 người (đứng thứ 13 thế giới). Trong đó, 75% dân số sống ở nông thôn, điều đáng quan tâm là dân cư sống ở ven biển có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với bình quân chung của cả nước (khoảng 1,2%). Dân số nước ta còn được đánh giá là đang nằm trong “cơ cấu vàng”, tức là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15-64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc. Cơ hội chỉ ra xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó cho thấy, dân số nước ta chủ yếu là trẻ hóa. Bên cạnh việc có một lực lượng lao động dồi dào, dân số đông còn có nghĩa là mở ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng. Bảng 1.3: Sự biến động dân số và lao động trong ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000. SỐ HỘ 1995 1996 1997 1998 1999 2000 NHÂN KHẨU (ngƣời) 267.941 282.098 293.464 301.925 337.640 339.613 LAO ĐỘNG (ngàn ngƣời) 462.9 509.8 558.4 659.2 719.4 659.2 Nguồn: Niên giám thống kê và số liệu từ báo cáo của ngành thủy sản. - Sự quan tâm của Chính Phủ và Nhà nước đối với ngành thủy sản. Chính Phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như: về thuế, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%, vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu,… Một số chính sách liên quan đến thủy sản cụ thể như sau: + Ngày 15/5/2002, theo quyết định số 45/2002/QĐ-UB về việc chuyển đổi đất, mặt nước và cát ven biển sang nuôi tôm. Trong đó có đề cập về chính sách thuế, người được giao quyền sử dụng mặt nước thì được Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng mặt nước trong 10 năm sản xuất đầu tiên. Còn người thuê mặt nước thì được Nhà nước hỗ trở thuế sử dụng mặt nước trong 3 năm sản xuất đầu tiên. GVHD Trương Quang Dũng SV Hoàng Thị Ánh Hằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan