Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau ...

Tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam

.PDF
65
628
125

Mô tả:

LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể. Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới. Từ khi có nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII hướng dẫn đa dạng hóa cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển và thích ứng kịp thời trước những biến động đột ngột của thị trường thế giới. Năm 2007 là năm Việt Nam tiếp tục mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực, nước ta đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tháng 12/2006 Hoa Kỳ đã chính thức thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (PNTR). Những điều kiện này đã mở ra một khu vực thị trường rộng lớn cho hàng mặt hàng rau quả, nông sản của nước ta, cũng như các sản phẩm của Tổng công ty Rau quả Nông sản Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm dứa của công ty. Tuy có những thuận lợi như vậy nhưng hiện nay sản phẩm dứa của Tổng công ty vẫn gặp một số khó khăn trong khâu tiêu thụ, xuất khẩu. Do vậy em xin chọn đề tài : “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu chuyên đề được trình bày theo ba chương: Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Chương III : Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty Rau quả Việt Nam. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU I. XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA VÀ VAI TRÒ CỦA SẢN PHẨM DỨA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1. Khái quát về xuất khẩu sản phẩm dứa. 1.1 Khái niệm về xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho một quốc gia khác dựa trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Phạm vi của hoạt động xuất khẩu rất rộng, cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn, song cũng có thể kéo dài trong nhiều năm. Hoạt động xuất khẩu có thể được tiến hành trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia. Mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều có thể tham gia hoạt động xuất khẩu. 1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dứa trên thế giới. 1.2.1 Tình hình sản xuất dứa Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ. Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Là loại trái cây nhiệt đới nên việc sản xuất chỉ tập chung ở một số vùng nhất định, trong khi đó thị trường tiêu dùng dứa tươi và dứa chế biến lại phân tán ở nhiều nước trên thế giới. Các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippin, Thái Lan, Malaysia, Hawai(Mỹ) Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi. Tình hình sản xuất dứa thế giới kể từ năm 1995 đến nay khá ổn định cả về diện tích trồng và sản lượng và đồng thời có xu hướng tăng chậm.Trong giai đoạn 1994-1998, sản lượng dứa hầu như không tăng, thậm chí có xu hướng giảm xuống. Từ năm 1997-2003, sản lượng dứa thế giới tăng bình quân 2,42%/năm, cao hơn so với giai đoạn 1990-1996. Đến năm 2003 diện tích dứa trên toàn thế giới khoảng 781.000 ha, đạt sản lượng 14,7 triệu tấn. Sự bất ổn về sản xuất dứa trên thế giới chịu ảnh hưởng của các nước sản xuất chính. Trong mấy năm gần đây(1997-2003), một số nước như Brazil, Trung Quốc, Costa Rica, Mexico có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cao hơn nhiều so với những năm đầu thập kỉ 90. Ngược lại, một số cường quốc dứa như Thái lan, Philipin thì lại có xu hướng phát triển ngược lại và giảm liên tục trong những năm gần đây. Hiện nay, Thái Lan, Philipin, Brazil vẫn là nước sản xuất dứa nhiều nhất trên thế giới. Năm 2003, sản xuất dứa của Thái Lan chiếm 11,5% lượng dứa toàn cầu, đạt khoảng 1,7 triệu tấn. Sản xuất dứa của Philipin chiếm tỉ trọng tương đương, khoản 11,2% lượng dứa trên thế giới. Các nước tiếp theo là Trung quốc 9,5%, Brazil 9%. Trong những năm gần đây, Costa Rica phát triển dứa khá nhanh nhằm đáp ứng khả năng tiêu thụ rất lớn của thị trường Mĩ (chủ yếu là dứa tươi ). Đến nay dứa của Costa Rica chiếm 7,2% lượng dứa toàn cầu. Đây cũng là nước cung cấp chủ yếu dứa tươi cho thị trường Mĩ và thế giới. Trong những năm qua, sản lượng dứa của Mĩ giảm liên tục. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990-2003, diện tích dứa của Mĩ giảm bình quân xấp xỉ 4%/năm. Do giảm liên tục nên hiện nay, Mĩ chỉ chiếm khoảng 2% lượng dứa trên thế giới. So với các nước trên thế giới thì Việt Nam chỉ là nước sản xuất dứa nhỏ. Sản lượng dứa của Việt Nam chỉ chiếm có 2,4% lượng dứa toàn cầu. 1.2.2 Tình hình xuất khẩu dứa thế giới. Trong tổng sản lượng dứa sản xuất của thế giới có khoảng 60% dùng để xuất khẩu dưới các dạng dứa chế biến và dứa tươi nhưng chủ yếu là dứa chế biến, trong đó dứa hộp có sản lượng lớn nhất khoảng trên dưới 1 triệu tấn/năm. Châu Á là nơi xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 70% với các cường quốc về dứa như Thái Lan, Philipin, Indonesia, Malaysia. Trong giai đoạn vừa qua thị trường dứa có nhiều biến động. Nhìn chung lượng xuất khẩu các sản phẩm có dứa có xu hướng tăng lên, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2%/năm trong giai đoạn 1990-2002. Tuy nhiên tốc độ tăng xuất khẩu dứa thế giới có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 1997-2002 chỉ đạt 3,1% , thấp hơn so với giai đoạn 1990-1996(với bình quân 7,4%/năm). Các nước xuất khẩu dứa hộp chủ yếu vẫn là các nước Châu Á như Thái Lan, Philipin, Indonesia. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dứa hộp Thái lan đạt gần 210 triệu USD, của Philipin đạt trên 70 triệu USD. Mấy năm gần đẩy Trung Quốc nổi lên như một sự cạnh tranh lớn về dứa đối với các nước xuất khẩu như Thái Lan, Philipin và Việt Nam. Chính vì vậy, so với năm 2001, thì lượng xuất khẩu dứa hộp cuả các nước xuất khẩu chính như Thái Lan, Philipin giảm mạnh (khoảng 100.000 tấn) nhưng lượng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng xấp xỉ 2,4 lần, đạt 40.000 tấn. Đứng đầu hiện nay về xuất khẩu dứa hộp trên thế giới vẫn là Thái lan. Năm 2002 tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan chiếm gần 40% lượng xuất khẩu trên thế giới đạt 385.000 tấn. Tiếp theo là Philipin, với 14,4% thị phần thế giới về xuất khẩu dứa hộp với gần 200.000 tấn. Philipin là nước sản xuất và xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Hiện nay không như Thái Lan, Philipin còn xuất khẩu một lượng dứa tươi ra thị trường thế giới. Đối với một số thị trường nhập khẩu, như thị trường Mĩ thì tỷ trọng dứa (kể cả dứa hộp) của Philipin cao hơn rất nhiều so với Thái Lan Indonesia cũng là nước xuất khẩu dứa hộp lớn, chiếm 14% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dứa hộp trên thế giới. Sản lượng dứa tươi xuất khẩu không lớn như chế biến( sản lượng dứa tươi xuất khẩu của thế giới trung bình trong các năm 1998-2003 đạt khoảng 900.000 tấn, chiếm khoảng 65 sản lượng sản xuất ) nhưng đang có xu hướng tăng khá nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm.trong những năm gần đây đạt gần xấp xỉ 9%/năm. Các nước xuất khẩu dứa tươi chủ yếu là Costa Rica, chiếm 41,5% sản lượng dứa tươi xuất khẩu, tiếp theo là Bờ Biển Ngà 24,2%, Philipin 15,5%. Thị trường nhập khẩu dứa tươi chủ yếu là Mĩ, chiếm 35,3% tổng sản lượng, tiếp theo là thị trường châu Âu 35%, Nhật Bản 10%. Từ 2001-2004 tổng giá trị dứa nhập khẩu là 4,1 tỷ USD. Mĩ và EU là những thị trường nhập khẩu dứa nhiều nhất chiếm 63% tổng lượng dứa nhập khẩu trong suốt bốn năm. Nhu cầu tiêu dùng dứa tăng lên ở thị trường EU và Arập thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu dứa. Thị trường dứa xuất khẩu thế giới tăng trong các năm 2001-2003 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2004 khoảng 95 triệu USD. Biểu 1 Kim ng¹ch xuÊt khÈu døa trªn thÕ giíi 1,200 TriÖu USD $1,073 2003 2004 $912 1,000 800 $1,168 $731 600 400 200 0 2001 2002 Nguồn: FAO yearbook 2004 Tình hình xuất khẩu ở một số nước sản xuất và xuất khẩu dứa chính Thái Lan Về mặt hàng dứa hộp thì năm 2003 Thái lan đã đạt lãi mức cao với 34,9 triệu carton mặc dù giá vẫn cao hơn so với các năm trước. Khách hàng nhập khẩu dứa đóng hộp lớn nhất của Thái Lan là Mĩ, chiếm gần một phần tư toàn bộ xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan. Nhập khẩu của Mĩ tăng 22% lên 7,6 triệu carton so với mức 6,2 triệu carton năm 2002. Năm 2003 là năm thứ ba liên tiếp kể từ năm 1999 nhập khẩu dứa hộp của Đức từ Thái Lan giảm. Nhập khẩu của Hà Lan tăng gần 40% lên 2 triệu carton so với 1,5 triệu carton năm 2002. Nhập khẩu của Canada tăng liên tiếp cho tới năm thứ năm. Vào năm 1998, Canada chỉ nhập khẩu 813.000 carton thì năm 2003 đã nhập khẩu hơn 1,6 triệu carton. Nhập khẩu của Anh và Pháp từ Thái Lan có tăng chút ít. Tăng trưởng lớn nhất là xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan vào Mexico. Năm 1998 Mexico không hề nhập dứa hộp từ Thái Lan và trong ba năm tiếp théo chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ. Lượng nhập khẩu tăng đột biến năm 2002 lên 290.000 carton và sau đó tăng gấp 3 lần năm 2003 lên 1 triệu carton. Bảng 1: Xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan 1999-2003 (000 carton) Nước nhập 1999 2000 2001 2002 2003 Mĩ 8.131 6.265 6.001 6.194 7.599 Đức 4.979 4.380 4.314 3.477 3.955 Hà Lan 2.861 2.466 1.962 1.469 2.037 Nhật Bản 2.047 2.363 2.477 2.116 1.911 Canada 1.339 1.391 1.564 1.606 1.646 Pháp 1.085 1.252 1.228 1.044 1.169 Anh 1.650 1.286 1.134 1.027 1.154 10 339 181 290 1.503 khẩu Mexico Nguồn: FoodNews Trung Quốc Xuất khẩu dứa của Trung Quốc đã tăng gấp đối từ mức 26.400 tấn năm 2001 lên 55.310 tấn năm 2003. Đến nay Mĩ vẫn là khách hàng lớn nhất đối với mặt hàng dứa hộp của Trung Quốc, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này và nhu cầu của Mĩ cũng tăng cùng nhịp với sự tăng trưởng xuất khẩu từ Trung Quốc, khoảng 40% từ 16.900 tấn năm 2002 lên 23.660 tấn năm 2003. Năm 2001 Mĩ nhập khẩu 9.400 tấn dứa từ Trung Quốc. Anh là khách hàng lớn thứ hai của Trung Quốc. Mặc dù xuất khẩu dứa hộp Trung Quốc sang Anh không tăng trưởng cùng tốc độ với xuất khẩu sang Mĩ nhưng cũng tăng hơn một nửa từ 5.530 tấn năm 2002 lên 8.750 tấn năm 2003. Tiểu các vương quốc Ả Rập (UAE) là khách hàng lớn tiếp theo của Trung Quốc. Năm 2001 và 2002, nhập khẩu dứa từ Trung Quốc gần bằng nhập khẩu của Anh, nhưng lại chỉ tăng lên 12% lên 6.170 tấn vào năm 2003 so với 5.470 tấn năm 2002. Nhập khẩu dứa của Úc từ Trung Quốc tăng mạnh từ 170 tấn năm 2001 lên 960 tấn năm 2002 và 2.300 tấn năm 2003. Nhập khẩu dứa hộp từ Trung Quốc của Pháp và Đức cũng tăng tương tự từ 540 tấn năm 2001 lên 2.040 tấn năm 2003 đối với Pháp và từ 640 tấn năm 2001 lên 1.540 tấn năm 2003 đối với Đức. Bảng 2: Xuất khẩu dứa hộp của Trung Quốc (tấn) Nước nhập khẩu 2001 2002 2003 Mĩ 9.411 16.895 23.662 Anh 5.394 5.533 8.565 UAE 170 5.474 6.168 Úc 538 957 2.296 Pháp 640 1.613 2.042 1.313 1.535 Đức Nguồn: FoodNews Một số thị trường nhập khẩu dứa chính Thị trường nhập khẩu dứa chủ yếu vẫn là Mĩ và các nước thuộc liên minh Châu Âu. Trong năm 2004 Mĩ là nước nhập khẩu dứa lớn nhất thế giới với tỷ lệ nhập khẩu chiếm 25% ( 267 triệu USD). Tiếp theo là Bỉ với tỷ lệ 21% ( 225 triệu USD), Pháp chiếm 12% ( 126 triệu USD). Giá trị khối lượng dứa mà Italia nhập khẩu là 111 triệu USD và cuối cùng là Đức 96 triệu USD. Năm nước này thuộc nhóm năm nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu dứa chiếm 77% khoảng 826 triệu USD của tổng giá trị dứa nhập khẩu thế giới trong năm 2004 Biểu 2: Các nước nhập khẩu dứa trên thế giới năm 2004 C¸ c n­ í c kh¸ c 23% BØ 21% Ph¸ p 12% MÜ 25% § øc 9% Italya 10% Nguồn: FAO yearbook 2004 Các nhà cung cấp Từ năm 2001-2004 tổng giá trị xuất khẩu dứa trên thế giới là 2.2 tỷ USD. Các nước xuất khẩu dứa đứng đầu thế giới trong bốn năm là Bỉ với 24%( 530 triệu USD), theo sau là Costa Rica với 23% (500 triệu USD). Các nước tiếp theo là Pháp 289 triệu USD, Mĩ 195 triệu USD và Hà Lan 190 triệu USD. Những nước xuất khẩu khác có tỷ lệ thị phần là 26%. Biểu 3: Tỷ trọng của các nước xuất khẩu dứa trên thế giới 2004 C¸ c n­ í c kh¸ c 11% MÜ 16% § øc 5% Italya 3% BØ 49% Ph¸ p 16% Nguồn: FAO yearbook 2004 Bỉ là nước xuất khẩu dứa lớn nhất năm 2004, với tỷ lệ thị phần là 49%(211 triệu USD). Tiếp theo là Mĩ với 16% thị phần tương đương 68 triệu USD. Sau đó là Đức 22 triệu USD, Italia 12 triệu USD, các nước xuất khẩu khác chiếm 11% tương đương 46 triệu USD trong năm 2004. Có thể thấy rằng các nước thuộc nhóm nước đứng đầu về nhập khẩu dứa như Mĩ, Bỉ, Pháp, Đức, Italia cũng là những nước đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới. Điều này có nghĩa là phần lớn dứa được nhập khẩu đã được tái xuất ngay sau khi được gia tăng giá trị bởi những nước nhập khẩu. 2.Vai trò của xuất khẩu sản phẩm dứa đối với nền kinh tế quốc dân. Dứa là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước. Những nước có khí hậu lạnh quanh năm không thể trồng được dứa vì thế dứa là món ăn đắt tiền ở những nước này. Dứa là loại trái cây được ưa chuộng ở khắp nơi và được chế biến làm nhiều cách. Thị trường nhập khẩu dứa như Mĩ, EU là những thị trường quan trọng của những nước sản xuất và xuất khẩu dứa. Các nước sản xuất xuất khẩu dứa đều muốn thâm nhập hai thị trường chủ yếu này do Mĩ, EU là những thị trường rộng lớn, có nhu cầu lớn về sản phẩm dứa. Đối với những nước đang phát triển việc sản xuất và kinh doanh xuất khẩu dứa là một nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Việc trồng sản xuất, chế biến dứa mang lại nhiều việc làm cho người dân nước đó. Những nước sản xuất và xuất khẩu dứa nhiều trên thế giới đều có những lợi thế so sánh hơn các nước khác như khí hậu, đất đai, lao động. Điều này sẽ làm cho việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế thu được nhiều hiệu quả hơn. Thúc đẩy thương mại giữa các nước trên thế giới. Các nước xuất khẩu dứa xuất khẩu dứa nhập về máy móc, dây truyền công nghệ. II. Nội dung hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu. 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường là một việc cần thiết đầu tiên đối với bất kì công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Cụ thể quá trình này các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm dứa phải giải quyết các vấn đề sau: + Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu sản phẩm dứa của doanh nghiệp hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua bán là bao nhiêu. + Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh cùng loại sản phẩm dứa. + Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với sản phẩm dứa của doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường đó. Sản phẩm dứa phải đạt những yêu cầu nào như về chất lượng (ISO, HACCP), số lượng, quy cách in bao bì, đóng gói... + Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường. + Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động giá cả của sản phẩm dứa, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing. 1.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường. Công việc đầu tiên của nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin. Để thu thập thông tin các doanh nghiệp hay dùng hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường. Nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin cấp II. Thông tin cấp II là những thông tin có sẵn trong số liệu thống kê, sách báo, tạp chí và những số liệu từ các tổ chức, các cơ quan. Những thông tin này đáng tin cậy và thể hiện tính hợp thời của dữ liệu. Nghiên cứu tại hiện trường để thu thập thông tin cấp 1. Loại thông tin này được cán bộ đi điều tra, thu thập trực tiếp tại thị trường nước ngoài. 1.3 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là một vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một đơn vị hoạt động xuất nhập khẩu nào, đặc biệt là các đơn vị mới bắt đầu tham gia hoạt động, chưa đủ mạng lưới nghiên cứu cung cấp thông tin, cũng như thiếu cán bộ am hiểu công tác này. Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới, và có ảnh hưởng đối với kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. - Giá quốc tế: Có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới. Giá đó được dùng trong giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. - Dự đoán xu hướng biến động giá cả. Xu hướng biến động giá cả của các loại hàng hoá trên thị trường thế giới rất phức tạp. Có lúc tăng, giảm, cá biệt có thị trường hơi ổn định nhưng nói chung xu hướng đó có tính chất tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả theo từng hàng hoá trên thị trường thế giới phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hoá, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến đổi giá cả. Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường, một số nhân tố chủ yếu: Nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn và giá cả, nhân tố cạnh tranh… 2. Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. 2.1 Khái niệm nguồn hàng cho xuất khẩu. Nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của một công ty hoặc một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và bảo đảm toàn bộ điều kiện xuất khẩu được. 2.2 Khái niệm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư, sản xuất kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại, nhằm tạo ra hàng hóa có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết để xuất khẩu. Công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu có thể được chia thành hai loại hoạt động chính: - Loại những hoạt động sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. - Loại những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dứa có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể thu gom hàng, hoặc có thể thu gom, hoặc có thể kí kết hợp đồng thu mua với các chân hàng, với các đơn vị sản xuất, các nông trường chuyên về trồng dứa. 2.3 Khái niệm thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Là hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu. Thu mua tạo nguồn hàng là loại hình hẹp hơn hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu. Đây là một hệ thống nghiệp vụ mà các tổ chức ngoại thương hoặc tổ chức trung gian kinh doanh hàng xuất khẩu thực hiện bao gồm các khâu : Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh, giao dịch kí kết hợp đồng thu mua hoặc thu gom hàng trôi nổi trên thị trường, xúc tiến khai thác nguồn hàng, thanh toán nguồn hàng, thanh toán tiền hàng, tiếp nhận và bảo quản, xuất kho giao hàng… Thực hiện tốt công tác thu mua, tạo nguồn hàng sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Công tác giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu. 3.1 Công tác giao dịch đàm phán Đàm phán là việc bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết giải quyết những vấn đề kinh doanh có liên quan đến các bên để đi đến kí hợp đồng. Đàm phán thường có những hình thức chủ yếu sau: đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp, đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại. Quá trình đàm thường được tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Chào hàng: Đây là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng của mình, là lời đề nghị ký kết hợp đồng. + Bước 2: Hoàn giá: Khi khách hàng nhận được đơn chào hàng nhưng không chấp nhận một số điều khoản mà gửi lại một bản chào hàng mới thì bản chào hàng mới này gọi là hoàn giá. + Bước 3: Chấp nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều khoản của phía đối tác đưa ra. Sau đó tiến hành kí hợp đồng. + Bước 4: Xác nhận: Sau khi hai bên thỏa thuận với nhau về điều kiện giao dịch, và ghi lại tất cả các thỏa thuận gửi cho bên kia. Đó là văn bản có chữ kí của hai bên. Quá trình đàm phán kết thúc. 3.2 Công tác kí kết hợp đồng xuất khẩu. Nếu quá trình đàm phán thành công thì các bên tiến hành kí kết hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc thực hiện xuất khẩu hàng hóa, và quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động xuất khẩu đó. Hợp đồng xuất khẩu là hình thức tốt nhất bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. 4. Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn, bao gồm cả hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hình thức hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu gồm có: + Khuyến mại: Là hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp nhằm xúc tiến thương mại việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. + Quảng cáo: là hình thức truyền tin thương mại nhằm đem đến cho những người nhận tin những hiểu biết cần thiết về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ bằng các phương tiện thông tin đại chúng để lôi cuốn người mua. + Trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ: là hoạt động xúc tiến dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa để giới thiệu đến khách hàng về hàng hóa dịch vụ đó. + Hội chợ, triển lãm: là hoạt động xúc tiến thương mại, được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Thông qua hội trợ, triển lãm doanh nghiệp có thuận lợi để trực tiếp giới thiệu, tiếp xúc đàm phán với khách hàng, biết và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, khẳng định uy tín hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường + Xúc tiến bán hàng: là hình thức quan trọng của xúc tiến xuất khẩu nhằm tăng nhanh doanh số bán thông qua việc cung cấp lợi ích ngoại lệ cho khách hàng + Xây dựng và bảo vệ phát triển thương hiệu hàng hóa: thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa, tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng bảo vệ phát triển thương hiệu sẽ nâng cao vị thế cũng như uy tín ,khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. + Phát triển quan hệ công chúng: là toàn bộ hoạt động nhằm thấu hiểu công chúng, hướng dẫn, liên kết để công chúng ủng hộ hoạt động kinh doanh và xây dựng hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong xã hội. 5.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. - Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu: Là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu mang lại với số chi phí bản tệ phải chi ra để có được số ngoại tệ đó. DTxk ( bằng ngoại tệ ) Hxk= Cxk (bằng bản tệ) Hxk: Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu DT xk: Khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu Cxk: Chi phí bản tệ bỏ ra - Doanh lợi: Là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh. P = DT – CP P: Doanh lợi DT: Doanh thu CP: Chi phí - Hệ số sinh lời của vốn: Tổng số tiền lợi nhuận được phản ánh trên các báo cáo thu nhập cho ta kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hkd = P = C Tổng LN từ KD Tổng TSKD bình quân - Thời gian hoàn vốn. Là chỉ số kết quả kinh tế đơn giản và được sử dụng tương đối phổ biến trong đánh giá các hoạt động kinh doanh. T p= C DT Tp: Thời gian hoàn vốn C: Chi phí bỏ ra DT: Doanh thu - Điểm hòa vốn: Là điểm tại đó mức DT đủ để trang trải mọi phí tổn hay nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó với một mức sản phẩm hoặc dịch vụ bán ra với một đơn giá cố định thì tổng doanh số thu được cân bằng với tổng chi phí. Tại đó chưa có lãi mà không bị lỗ III. Thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa của Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng. 1. Thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa của Việt Nam. Dứa là nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ khá lâu. Ngay từ những năm 70, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm dứa hộp sang thị trường các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu. Hiện nay ngoài khu vực thị trường truyền thống này, Việt Nam còn đã mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa hộp và nước dứa ra nhiều nước trên thế giới với nhiều sản phẩm rất đa dạng, kể cả các nước Tây Âu ( Đức, Hà Lan, Anh Italia, Bắc Mĩ, Châu Á( Nhật, Đài Loan, Singapore), Trung Đông, Châu Phi. Toàn bộ khối lượng xuất khẩu các loại sản phẩm dứa xuất khẩu đều nằm trong sự quản lí và điều hành của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vì Tổng công ty là nhà sản xuất và cung cấp dứa duy nhất tại Việt Nam có khả năng sản xuất và chế biến một khối lượng lớn sản phẩm dứa đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Thị trường tiêu thụ dứa lớn nhất của Việt Nam là Nga chiếm 27,2% tổng sản lượng, tiếp theo là Mĩ 23,9% , Đức 12,5% 2. Những nhân tố ảnh hưởng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dứa của Việt Nam. Những nhân tố chủ yếu là cạnh tranh, thương hiệu, công nghệ chế biến,giá bán, xúc tiến thương mại. Sản phẩm dứa xuất khẩu của Việt Nam bị cạnh tranh bởi các sản phẩm của Thái Lan, Philipin, Malaysia. Là những nước xuất khẩu dứa từ rất lâu nên thị trường xuất khẩu dứa của các nước trên rất đa dạng, gồm các nứoc Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Úc và cả Châu Á. Thị phần xuất khẩu dứa của các quốc gia này cho thấy, nước nhập khẩu lớn nhất của ba nước này là Mĩ. Điều này cho thấy sự khó khăn cũng như mức độ cạnh tranh rất lớn đối với Việt Nam khi chúng ta muốn xâm nhập, chiếm thị phần trong thị trường này. Một nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm dứa của Việt Nam là yếu tố thương hiệu. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu dưới nhãn hiệu của khách hàng nước ngoài. Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh. Sự phụ thuộc thương hiệu vào khách hàng làm cho các doanh nghiệp phải bán giá thấp, nhiều khi bị ép giá. Tình trạng nay không chỉ đối với xuất khẩu sản phẩm dứa mà còn là tình trạng chung đối với mặt hàng nông sản của Việt Nam. Chính sự không có thương hiệu làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam hàng năm mất đi hàng triệu USD. Do đó khả năng cạnh tranh của mặt hàng dứa cũng như các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới thấp. Hơn nữa các doanh nghiệp vẫn chưa xâp nhập vào trực tiếp vào các thị trường do xuất khẩu tại cảng Việt Nam đa số theo giá FOB. Một yếu tố quan trọng khác làm giảm khả năng xâm nhập thị trường, canh tranh của sản phẩm dứa từ Việt Nam là giá bán. Chi phí sản xuất dứa ở Việt Nam cao hơn so với các nước khác do chi phí ở ba khâu nguyên liệu, chế biến và vận chuyển. Thái Lan làm ví dụ để so sánh. Giá nguyên liệu dứa cảu Việt Nam cao hơn Thái Lan 15%. Chi phí chế biến và vận chuyển cao hơn Thái Lan 40%. Giá bán của sản phẩm dứa Việt Nam cao là do giá nguyên liệu cao.Sản xuất dứa Queen của Việt Nam là 751.000 đồng/tấn ,dứa Cayen là 866.000 đồng/tấn. Trong khi đó chi phí của Thái Lan chỉ có 650.000 đồng/tấn. Nguyên nhân chủ yếu làm giá thành dứa nguyên liệu cao là do năng suất dứa thấp. Năng suất dứa ở Việt Nam là 9 tấn/ha còn các nước khác như Thái Lan 21 tấn/ha, Trung Quốc 26 tấn/ha, Philipin 36 tấn/ha,Costa Rica 90 tấn/ha và mức trung bình của thế giới là 18,8 tấn/ha.Tìm các biện pháp tăng năng xuất là yếu tố quyết định trong việc giảm giá thành sản xuất dứa tại Việt Nam. Nhân tố công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu dứa của Việt Nam. Một số doanh nghiệp chưa có tiêu chuẩn HACCP, ISO,do đó các doanh nghiệp này không thể xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường như Mĩ, EU nơi có những yêu cầu chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm dứa. Doanh nghiệp chưa hiểu hết thủ tục xuất khẩu vào Mĩ, EU do đó họ phải xuất khẩu ủy thác hay phải xuất qua một số công ty khác Xúc tiến thương mại cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể có đủ khả năng thực hiện những chuyến khảo sát thị trường nước ngoài hay tham gia vào các hội trợ triển lãm về hàng nông sản có uy tín trên thế giới. Thông tin của doanh nghiệp chính thế mà rất ít đối với các nhà nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp không chú trọng cập nhập thông tin lên trang web, chủ yếu chỉ để giới thiệu. Do đó cũng gây ra khó khăn cho các nhà nhập khẩu tìm kiếm thông tin, giá cả của hàng hóa để tham khảo, kí kết hợp đồng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam là tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập theo quyết định 66/2003/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/06/2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty XNK nông sản và chế biến thực phẩm (được thành lập ngày 30/12/95 theo quyết định 409/BNN-TCCB/QĐ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) với Tổng công ty rau quả Việt Nam (được thành lập theo quyết định số 63 BNN-TCCB/QĐ ngày 11/02/1988 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM NATIONAL VEGETABLES AND FRUIT CORPORATION. Tên viết tắt VEGETEXCO VIETNAM. Trụ sở đặt tại số 2 Phạm Ngọc Thạch- Đống Đa- Hà Nội Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam là một tổ chức kinh tế lớn của nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm rau quả, nông sản và liên doanh với các tổ chức nước ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và xuất khẩu gia vị rau quả. Cho tới nay Tổng công ty đã có quan hệ kinh tế với với hơn 50 quốc gia trên thế giới. Hiện công ty có 26 công ty thành viên trực thuộc với nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện ở Bắc, Trung, Nam và một số quốc gia. Hoạt động của Tổng công ty từ khi thành lập đến nay có thể chia làm 3 thời kì như sau: - Thời kỳ 1988-1990: Là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh rau quả thời kỳ này chủ yếu nằm trong chương trình hợp tác Việt- Xô (1986-1990) mà Tổng công ty được Bộ chủ quản và Chính phủ giao cho làm đầu mối quan hệ kinh tế. Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của Tổng công ty thời kỳ này được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô là chính (chiếm 97,7% kim nghạch xuất nhập khẩu). - Thời kỳ 1991-1995: Đây là thời kỳ đất nước ta mở cửa và bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Nền kinh tế của nước ta bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, vì vậy thời kỳ này đã tạo ra cơ hội và môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn này do hoạt động kém hiệu quả, chương trình hợp tác Việt-Xô không còn nữa. Hơn nữa, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài đang được phép đầu tư sản xuất kinh doanh rau quả ở Việt Nam, việc chuyển đổi hoạt động từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho Tổng công ty nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của Nhà nước, toàn Tổng công ty đã trăn trở, dồn tâm sức, nỗ lực học hỏi kinh nghiệm tìm ra các giải pháp, tạo ra bước đi cụ thể để trụ lại, ổn định và từng bước thích ứng dần với cơ chế thị trường. Về nông nghiệp: Tổng công ty đẩy mạnh việc quy hoạch trồng các cây nguyên liệu chủ yếu và thực hiện giao khoán đất đai vườn cây cho hộ gia đình, cán bộ công nhân viên theo chính sách khoán của Chính phủ đã ban hành. Về công nghiệp: Tổng công ty đã có chủ trương mở rộng các nhà máy chế biến tiến hành quy hoạch sắp xếp lại các cơ sở chế biến có theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tìm hiểu thị trường để xuất khẩu các mặt hàng tiêu thụ trong nước, đồng thời liên doanh liên kết đa dạng hóa sản phẩm. - Thời kỳ từ 1995 đến nay: Đây là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo mô hình “tổng công ty 90”. Nhờ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững và đổi mới bước vào nền kinh tế thị trường, từ những thành công và kinh nghiệm đúc rút ra từ những thất bại trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc, đáp ứng vai trò của nó. Hoạt động theo mô hình mới, lại được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển. đã tạo điều kiện cho Tổng công ty phát triển mới về chất đặc biệt là công tác xuất nhập khẩu. Điều đó được thể hiện ở những thành công lớn: tạo được uy tín trong quan hệ đối nội, đối ngoại cũng như các lĩnh vực khác. Nhiều năm nay Tổng công ty vẫn giữ vững và phát huy những ưu điểm của của mình. Chính vì vậy các sản phẩm hàng hóa của Tổng công ty trong thời gian gần đây đã xuất khẩu đi nhiều nước với khối lượng, doanh thu và hiệu quả kinh tế ngày càng tăng. Điều này đã giúp Tổng công ty nâng cao giá trị của sản phẩm chế biến, ngày càng mở rộng vùng nhiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan