Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Một số đề thi vào 10 của các tỉnh

.DOC
84
219
132

Mô tả:

Mô ôt số đề thi vào 10 của các tỉnh SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2015 – 2016 ( Thời gian làm bài 120 phút) Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép? A. Lành lạnh C. Lấp lánh B. Cỏ cây D. Xôm xốp Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu từ: A. So sánh. C. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. D. Nhân hóa. Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ? A. Hai C. Bốn B. Ba D. Năm Câu 4: Câu “Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.” có sử dụng: A. Thành phần gọi – đáp. C. Thành phần phụ chú. B. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán. Câu 5: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ. C. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức. D. Phương châm về lượng. Câu 6: Trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” (Kim Lân), ngoài thành phần chính còn có: A. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần phụ chú. B. Thành phần khởi ngữ. D. Thành phần gọi – đáp. Câu 7: Các câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.”(Nguyễn Thành Long) đã sử dụng phép liên kết: A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép nối. C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu: A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép. D. Câu rút gọn. Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém… Và trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm) b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0 điểm) c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm) Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương? ______________HẾT______________ ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN – NAM ĐỊNH 2015 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B A C B B C Phần II. Đọc hiểu văn bản Câu II Ý Nội dung – Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách. a – Tác giả: Chu Quang Tiềm. – Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận. b – Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách. Có thể triển khai các ý sau: – Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp nhận kho tàng tri thức vô tận ấy. – Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con c người… (Dẫn chứng) – Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người quay lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnh hợp lí. Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người III phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 1 Giới thiệu chung: – Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. – “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2 Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định: a Số phận bất hạnh: * Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả: – Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. – Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên): + Cảnh sống lẻ loi. + Nỗi nhớ thương khắc khoải. + Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa. * Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết: – Nguyên nhân (của nỗi oan): + Do lời nói ngây thơ của bé Đản. + Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất. + Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay. + Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình. – Hậu quả (của nỗi oan): + Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi. + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. * Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung: – Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự: + Vẫn nhớ thương gia đình. + Vẫn mong trở về dương thế mà không thể. => Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc. b Vẻ đẹp của Vũ Nương: * Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến. – Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng. * Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo: – Đảm đang (khi chồng đi lính): + Một mình gánh vác gia đình. + Chăm sóc mẹ chồng già yếu. + Nuôi dạy con thơ. – Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm): + Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…) + Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi. + Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy) + Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo. * Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha: – Nết na, thủy chung: + Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép. + Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên. + Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình. + Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. => Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng. – Giàu lòng vị tha: + Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ. + Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng. + Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình. => Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh. 3 Đánh giá: – Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo – xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương – một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. – Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG NINH KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2015 – 2016 ( Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (2,0 điểm) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương) a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ? b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ? Câu 2:(3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay. Câu 3: (5.0 điểm) Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162) —–Hết—– Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Đáp án và hướng dẫn làm bài Câu Ý Nội dung 1 a – Biện pháp tu từ: + Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. – Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc. “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” b (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm) Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày 2 suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay Thí sinh phải viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch và phải đảm bảo các ý chính sau: – Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động. – Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay. – Nguyên nhân: + Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động. + Sức ép từ phía gia đình. + Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả. – Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế. – Giải pháp: + Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức. + Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em. – Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ 3 quốc. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân Khái quát: I – Trích dẫn câu văn trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. – Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”: + Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn. + “Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng. – Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua. Phân tích: II 1 Tình yêu làng của ông Hai: a Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình: – Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em. + Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá” b Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: – Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. – Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. – Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi. – Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được. – Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. – Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. – Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian. c Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. – Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. – Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. 2 Tình yêu nước của ông Hai: – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. – “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. – Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con) Đánh giá: III – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. – Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: VĂN NĂM HỌC 2014 – 2015 ( Thời gian làm bài 120 phút) Phần I: (7 điểm) Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: – Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” (Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013) 1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên. 2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì? 3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp). 4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng). Phần II. (3 điểm) Cho đoạn thơ: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con” (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Tìm thành phần gọi – đáp trong những dòng thơ trên 2. Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì? 3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay. — HẾT — Đáp án và hướng dẫn làm bài thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội Câu Ý Nội dung “Chiếc lược ngà” được viết năm 1968. I 1 Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”. Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha. 2 Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời. 3 (1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao! – Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”. – Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”. 4 Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”. Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy! II 1 2 Thành phần gọi đáp: “ơi”, “nghe”. Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình. Cội nguồn là phần nền móng đã bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm nên sức mạnh! Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào… Những giá trị đó đã được các thế hệ người Việt ra sức vun đắp, giữ gìn từ đời này sang đời khác, xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt Nam. Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam càng thể hiện rõ nét. Thanh niên Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu và họ đã hành động có trách nhiệm với Tổ quốc! Đó là hình ảnh của 3 tuổi trẻ trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài với những bộ áo quần cờ đỏ sao vàng, với những lá quốc kỳ của Tổ quốc trên tay trên các đường phố ở nhiều nước để biểu tình phản đối Trung Quốc. Trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… những hình ảnh Việt Nam tràn ngập với những status, những bình luận thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, luôn hướng về đất nước. Đó là hình ảnh của một nữ sinh báo chí xinh đẹp Bảo Linh gây sốt trong giới trẻ với phong trào vì hòa bình với thông điệp “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Hòa bình. Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi”. Đó là những đợt quyên góp, ủng hộ vật chất cho các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cho cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam…Là môột học sinh, tôi luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa, luôn mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười! Còn bạn? SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: VĂN Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết là phép nối và phép thế; chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ – Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGDVN, 2013) Câu 2 (2,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hai câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 3 (6,0 điểm) Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, 2012). —————HẾT————— Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Đáp án và hướng dẫn làm bài Câu 1. Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn, trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết là phép nối, phép thế (thí sinh phải chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng). Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau: – Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ: – Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ. – Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ. => Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Câu 2. Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha. Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa. Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan