Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số cảm thức thẩm mỹ trong thơ haiku của matsuo basho...

Tài liệu Một số cảm thức thẩm mỹ trong thơ haiku của matsuo basho

.PDF
79
749
102

Mô tả:

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ *** PH ẠM TH Ư PHẠ THỊỊ NH NHƯ MSSV: 6106419 ỨC TH ẨM MỸ TRONG MỘT SỐ CẢM TH THỨ THẨ Ơ HAIKU CỦA MAT SUO BASHO TH THƠ MATS Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ Cán bộ hướ ng dẫn: Ths.GV. TR ẦN VŨ TH ướng TRẦ THỊỊ GIANG LAM ơ, năm 2013 Cần Th Thơ 0 NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản 1.2. Đôi nét về thơ Haiku 1.2.1. Nguồn gốc thơ Haiku 1.2.2. Hình thức và đặc điểm thơ Haiku 1.2.3. Một số nhà thơ Haiku tiêu biểu 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp Matsuo Basho 1.3.1. Cuộc đời hành giả của Matsuo Basho 1.3.2. Sự nghiệp thơ ca của Matsuo Basho 1.3.3. Quan niệm thơ ca của Matsuo Basho Chương 2. MỘT SỐ CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG NỘI DUNG THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO 2.1. Sự tịch tĩnh, tĩnh lặng (sabi) 2.2. Sự giản dị, đơn sơ, cao khiết (wabi) 2.3. Sự bi ai (aware) 2.4. Sự u huyền, sâu sắc (yugen) PHẦN KẾT LUẬN MỤC MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA CBHD NHẬN XÉT CỦA CBPB 1 ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do ch ọn đề tài chọ Nhật Bản là một trong những đất nước có nền văn hóa đặc sắc, đó là nền văn hóa có tính đồng nhất cao. Chính vì vậy mà văn học cũng mang tính đồng nhất, độc đáo và kì diệu. Nền văn học này luôn có sự kết hợp, hòa quyện giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc đậm đà và tinh hoa của văn hóa thế giới. Đó là nền văn học của sự tiếp nối, kế thừa truyền thống, phát triển và sáng tạo dựa trên những giá trị của cái có trước chứ không loại bỏ tạo nên dòng chảy văn học đậm đà. Văn học Nhật Bản được thế giới biết đến với nhiều tác phẩm, nhiều loại hình cùng nhiều tác giả nổi tiếng. Như kịch No là di sản quý giá không chỉ của đất nước “phù tang” mà còn là sản phẩm thuộc về kho tàng văn hóa thế giới. Ysunari Kawabata (1899- 1972) và Oe Kenzabuno(1935-) là hai nhà văn đã xứng đáng vinh dự được nhận giải thưởng Nobel văn học uy tín danh giá lần lượt vào năm 1968 và năm 1994. Điều đó cho ta thấy những giá trị cũng như những cống hiến to lớn của học Nhật Bản vào nền văn học thế giới. Sức hấp dẫn của văn học Nhật Bản còn ở rất nhiều tác phẩm từ cổ đại đến hiện đại. Ví như Cổ sự kí là một bức tranh hoành tráng về xã hội và tâm hồn Nhật Bản thời cổ sơ. Vạn di diệệp tập là kiệt tác thời Nara, “ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản” chứa đựng 4496 bài thơ, nó hầu như quy tụ mọi tâm hồn của người Nhật với hệ thống nhân vật đông đảo. Hay Truy Truyệện Genji một trong những kiệt tác hàng đầu của Nhật và được xem như là quyển tiểu thuyết đầu tiên của thế giới. Trong rất nhiều tinh hoa của nền văn học xứ sở “phù tang” có thể thơ Haiku. Đó là thể thơ độc đáo và hết sức đặc sắc bởi số lượng từ tuy ít ỏi nhưng hàm chứa nội dung sâu sắc, rộng lớn đòi hỏi sự cảm nhận, suy tư để thấu đáo. Haiku đi vào thế giới như bản nhạc hay góp mình làm cho cuộc sống nhiều thêm những cung bậc tuyệt vời. Haiku là thể thơ đặc biệt ngắn nhưng lại diệu kì chứa đựng nhiều giá trị bí ẩn luôn hấp dẫn người đọc tìm đến chiêm ngưỡng, khám phá. Haiku mở ra cho người đọc những khu vườn tri thức mới lạ. Đó là niềm tự hào của người Nhật. Đi vào vườn thơ Haiku ta sẽ bắt gặp cây đại thụ Matsuo Basho, người được ví như linh hồn của thể thơ này, người đã hoàn thiện và góp phần phát triển thơ Haiku. Basho không chỉ được tôn vinh ở Nhật mà còn là thi hào được thế giới biết đến bởi những cống hiến to lớn của mình cho thơ ca nói riêng và cho văn học nói chung. 2 Đi vào tìm hiểu cái hay cái độc đáo trong thơ Haiku của Basho không thể không tìm hiểu về các cảm thức thẩm mỹ. Cảm thức thẩm mỹ là đặc trưng, là nguyên lý dường như trở thành mặc định cho các sáng tác của văn học Nhật Bản. Các cảm thức ấy chứa đựng linh hồn Nhật Bản, mạnh mẽ, huyền bí mà cũng dịu dàng thanh thoát. Hiểu được các cảm thức thẩm mỹ sẽ giúp ta hiểu được sâu hơn về bài thơ Haiku. Đây là một phương diện tiếp cận thơ Haiku giúp ta thấy được sự cảm nhận sâu sắc, độc đáo của người Nhật về cái đẹp. Với vai trò vừa là thi sĩ vừa là thiền sư, Basho sáng tạo ra những bài Haiku ngắn gọn nhưng có sức chứa và sức sống lâu bền. Để làm nên sức sống đó có sự góp sức của các nguyên lý thẩm mỹ mà luận văn sẽ tìm hiểu. Hồn thơ haiku, hồn Basho như hòa quyện để bay lên cùng những cảm thức ấy. Chính sự độc đáo ấy đã cuốn hút chúng tôi để chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số cảm ức th ơ Haiku của Matsuo Basho th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Basho”” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Thơ Haiku Nhật Bản nói chung và của Basho nói riêng đã đi vào tâm hồn người Việt. Thơ haiku sớm được giới thiệu trên nhiều tạp chí, báo và chiếm được nhiều tình cảm của người đọc và càng ngày càng phổ biến. Vĩnh Sính có quyển Lối lên mi miềền Oku được xuất bản năm 1999 bởi Nhà xuất bản Thế giới, trong quyển này ông đã dịch và giới thiêu tập thơ Lối lên mi miềền Oku nguyên văn tiếng Nhật là Oku no hosomichi của Basho. Trong cuốn sách Vĩnh Sính cũng giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong quyển Hợp tuy tuyểển văn học Nh Nhậật Bản do Mai Liên tuyển chọn, giới thiệu và dịch đã khái quát nội dung của một số tác phẩm tiêu biểu cho các giai đoạn của văn học Nhật Bản trong đó có thơ Haiku của Matsuo Basho. Bên cạnh đó còn rất nhiều bản dịch của các tác giả khác như Đoàn Lê Giang, Thanh Châu, Hữu Ngọc… Khi so sách các bản dịch tuy có sự khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một số nội dung nhất định. Điều đó cho thấy việc dịch thuật văn học Nhật Bản nói chung thơ Haiku nói riêng là công việc khó khăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, hiểu biết và năng khiếu văn chương để một mặt truyền tải tinh thần thơ Haiku mặt khác làm cho chúng có vần nhịp mền mại sinh động. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy bên cạnh dịch thuật thì cũng có khá nhiều bài nghiên cứu về thơ Haiku của Basho cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Có thể điểm qua ơ M.Basho của tác giả Đỗ Thái các bài nghiên cứu như: Dấu ấn Thi Thiềền tông trong th thơ ơ lớn của th ơ Haiku Nhuận (Tạp chí văn hóa, số 5, 1997), Matsuo Basho – Nh Nhàà th thơ thểể th thơ 3 của Nguyễn Tuấn Khanh (Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 3, 1995), Một số đặ đặcc điểm ơ Haiku (Hà Văn Lưỡng, Tập chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, của th thơ 2001)…Bên cạnh đó còn các bài so sánh Basho và một số tác giả khác của Việt Nam ng trong th ơ Tr ơ Haiku của như bài Sự bi biểểu hi hiệện tĩnh và độ động thơ Trầần Nh Nhâân Tông và th thơ M.Basho (Tạp chí ngiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1, 2006), bài Basho (1644ng hợp về 1694) và Huy Huyềền Quang (1254-1334) sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tươ ương ức th cảm th thứ thẩẩm mỹ (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7, 2005)… Thơ Haiku nói chung và của Basho nói riêng luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu mà nói như Nhật Chiêu đó là hội tụ của “ba nghìn thế giới thơm” mang nhiều bí ẩn cần được khám phá. Nhật Chiêu là nhà nghiên cứu lớn về văn học Nhật Bản. Ông đã có nhiều bài báo, bài nghiên cứu và viết sách về văn học Nhật Bản. Trong đó, ông cũng dành khá nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu thơ Haiku. Nhân ngày kỉ niệm 350 năm ngày sinh và 300 năm ngày mất của Basho, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã viết quyển ơ Haiku được xuất bản năm 1994. Tên quyển sách giản dị đơn sơ nhưng Basho và th thơ chứa đựng cả tấm lòng của Nhật Chiêu như chính thơ Haiku nhỏ bé mang trong mình tâm hồn vĩ đại Basho. Đây là công trình khác bao quát về thơ Haiku của Basho. Với tấm lòng trân trọng Nhật Chiêu gọi Basho là “tâm hồn Nhật Bản”, là “cái tên kì diệu”. Bên cạnh việc phân tích nội dung các bài thơ ông còn tuyển dịch một số bài của Basho. Khi phân tích phương diện nghệ thuật thơ Basho Nhật Chiêu khẳng định: “Haiku tiêu biểu cho phong cách Đông phương hơn cả, cô đọng, ý ở ngoài lời”. [3; tr.53]. Haiku giản dị và ngắn gọn. Nó làm ta xúc đọng chỉ bằng vài câu tự, vài hình ảnh. “Thơ Haiku của Basho, với vỏn vẹn 17 âm tiết, tựa như những vỏ ốc kỳ diệu. Nhỏ nhoi và mong manh, các vỏ ốc ấy chứa cả sóng gió đại dương và niềm tịch tĩnh Niết bàn”. [3; tr.63]. Thơ Haiku được tạo thành từ những điều nhỏ nhoi nhưng lại rất thâm sâu. Bên cạnh sự cô đọng, ngắn gọn của mình Haiku còn là những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời với các quý ngữ (kigo). Các quý ngữ này giúp ta nhận biết bài thơ dược viết vào mùa nào. Chính quý ngữ là biểu hiện tình yêu thiên nhiên của người Nhật. Họ làm thơ không chỉ để bài tỏ cảm xúc, sự xúc động mà họ làm thơ còn để gắn mình với cuộc đời, với thiên nhiên muôn màu. Quý ngữ không chỉ là nét đặc trưng mà còn là một đặc điểm nghệ thuật độc đáo. Cũng nguyên cứu về nghệ thuật thơ Haiku của Basho, Nhật ng. Như “làn hương” thanh Chiêu còn có bài Matsuo Basho và nguy nguyêên lý làn hươ ương. 4 trong nhưng lại ẩn chứa sức mạnh mê hoặc người khác, mỗi bài Haiku của Basho đòi hỏi người đọc phải nhắm mắt lại, lắng tai nghe lòng mình vang vọng hòa cùng tiếng hồn bài thơ để nắm bắt được “nguyên lý làn hương” trong những bài Haiku bí ẩn. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã phát hiện ra nguyên lý độc đáo này trong thơ của Basho. “Nguyên lý làn hương (nioi) là cái bạn chỉ có thể cảm nhận chứ không nhìn thấy được, giống như “dư tình” (yojo) trong waka cổ điển” [4]. Bài viết của Nhật Chiêu không đi đến tìm hiểu cuộc đời hay nội dung thơ Haiku mà chỉ cho chúng ta thấy nét độc đáo, hấp dẫn của Haiku từ phương diện nghệ thuật mà Basho sử dụng. Đó là thi pháp làn hương. Theo Nhật Chiêu lý giải “làn hương” ở đây là làn hương lan từ bài thơ này sang bài thơ khác như hương hoa bay đi dù không nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận được. Những bài thơ Haiku ngắn gọn nhưng có sức lan tỏa về ý nghĩa. Về phương diện nội dung trong thơ Basho cũng được Nhật Chiêu đề cập trong ơ Haiku. Ông nhận định “Thơ Basho có hoa và nước đái ngựa, có quyển Basho và th thơ bươm bướm và chấy bọ, ngân hà và vực thẳm, thiền sư và gái điếm…Nghĩa là có toàn thể, có cuộc sống ở thực tại của nó. Nếu hoa có ý nghĩa thì nước đái ngựa cũng có ý nghĩa. Tất cả đều đáng đưa vào thơ. Tất cả đều có thể dựa vào thơ trong cái nhìn đạt lý của thi nhân. Ở phương diện này, Basho còn hiện đại hơn nhiều nhà thơ hiện nay.”[3; tr.7]. Thơ Basho gắn với cuộc sống đến từng hơi thở. Haiku không còn để mua vui mà Haiku là sự dung hòa của tâm hồn và thiên nhiên, giữa con người và cuộc sống. Cuộc đời thực nhiều mặt đa dạng đều được Basho tái hiện tại trong thơ bằng tất cả tấm lòng. Đó là nét hiện đại vượt thời gian của thơ Basho. Về mặt nội dung có thể ơi vườ n văn kể đến bài viết của Hữu Ngọc. Tác giả Hữu Ngọc trong quyển Dạo ch chơ ườn Nh Nhậật Bản gọi Basho là “nhà thơ lãng du trên cõi trần”. Trong khu vườn văn học Nhật Bản muôn sắc muôn hương mà Hữu Ngọc “dạo chơi” có bông hoa Haiku của Basho. ơ lãng du tr Hữu Ngọc đã dành bài viết mang nhan đề “Ba Ti Tiêêu thi thiềền sư, nh nhàà th thơ trêên cõi tr trầần” để nói về thơ Haiku của Basho. Một mặt tác giả khẳng định vai trò của Basho trong việc đưa Haiku thành “một thể thơ trữ tình vừa tuyệt mỹ, vừa cao siêu” [20; tr.60]. Mặt khác ông nhận thấy sự chuyển biến trong phong cách thơ Basho: “Thơ Haiku của Basho biến diễn từ thi cú cầu kì thời thanh niên sang giọng thanh thản lâng lâng vào tuổi già. Nhũng bài làm vào thời tài năng nở rộ gợi sự hài hòa người và thiên nhiên.” [20; tr.61]. Có thể thấy nội dung thơ Basho luôn hướng đến vấn đề con người và thiên nhiên, trong đó thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng. 5 Bên cạnh các bài nghiên cứu nội dung, nghệ thuật thì còn có một số bài nghiên cứu về mỹ học trong Haiku mà ở đây là nghiên cứu về các cảm thức thẩm mỹ. Các cảm thức thẩm mỹ trong thơ Basho được Nhật Chiêu bàn đến trong quyển Basho và th ơ Haiku. Nhật Chiêu chỉ ra cảm thức chủ yếu mà Basho sử dụng là sabi (tịch), thơ yugen (u huyền), wabi (đà), và aware (bi cảm). Ông cho là các cảm thức này là các “cảm thức trực giác tâm linh”. Các cảm thức không được dựng lên bằng những lý thuyết khô khan thuần túy mà nó là những nguyên lý phải dùng sự cảm nhận để hiểu. Các cảm thức này ảnh hưởng từ tinh thần Thiền tông và được phát triển trong trà đạo. Các cảm thức thẩm mỹ làm nên nét đặc trưng riêng cho thơ Haiku của Basho. Cũng ững sắc th nghiên cứu các cảm thức thẩm mỹ, Hà Văn Lưỡng có bài viết “Nh Nhữ tháái cảm ức th ơ Haiku Nh th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Nhậật Bản” đăng trên Tạp chí sông Hương số 195 tháng 05 năm 2005. Ông nêu ra 4 cảm thức thẩm mỹ chủ yếu là sabi (tịch), wabi (đà), aware (bi ai) và karumi (khinh). Tác giả đi vào phân tích các cảm thức thẩm mỹ và cho thấy sự đặc biệt của các cảm thức thẩm mỹ trong thơ Basho. Sau khi phân tích các cảm thức thẩm mỹ Hà Văn Lưỡng nhận định: “Từ cảm thức về sự cô tịch (sabi) đến nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thanh thoát (wabi) và khẳng định cái thanh cao, ung dung (karumi) trong con người và sự vật là những biểu hiện của sắc thái thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông trong thơ haiku nói chung, đặc biệt trong thơ haiku của Basho” [17]. Tác giả đã khái quát lên được điểm chung của các cảm thức thẩm mỹ là điều mang dấu ấn Thiền tông. Như vậy cả hai tác giả đều chỉ ra cho người đọc thấy một số cảm thức thẩm mỹ quan trọng trong thơ Haiku của Basho và nhận ra tầm ảnh hưởng của những quan niệm Thiền tông. Qua việc tìm hiểu trên ta nhận thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ Haiku của Basho. Các công tình này tập trung vào khai thác nội dung và nghệ thuật thơ của ông. Bên cạnh đó, có các bài viết về các cảm thức thẩm mỹ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đào sâu và nhấn mạnh vào việc phân tích các cảm thức thẫm mỹ trong thơ Haiku của Basho một cách đậm nét. Tuy nhiên các công trình này đã cung cấp những kiến thức nền tảng cho người viết thực hiện đề tài. ch, yêu cầu 3. Mục đí đích, ức th ơ Haiku của Matsuo Thực hiện đề tài “Các cảm th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Basho Basho”” chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau: 6 Thứ nhất là tìm hiểu khái niệm cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku nói chung và khái niệm cảm thức thẩm mỹ trong thơ Bahso nói riêng. Thứ hai, chúng tôi khảo sát, phân tích các bài thơ của Basho để chứng minh làm sáng tỏ một số cảm thức tiêu biểu mà Bahso sử dụng. Đó là sabi (tịch tĩnh, tĩnh lặng), wabi (đơn sơ, giản dị), aware (bi ai) và yugen (u huyền, sâu sắc). 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Với đề tài này chúng tôi khảo sát các văn bản thơ haiku của Basho đã được dịch ra tiếng Việt. Vì chưa có sách hoặc tuyển tập nào tổng hợp các bài thơ Haiku của Basho nên chúng tôi khảo sát các văn bản thơ nằm rải rác ở các sách, báo khác nhau. ơ Haiku của Chúng tôi tìm hiểu các văn bản trên một số sách như quyển Basho và th thơ Nhật Chiêu hay quyển Hợp tuy tuyểển văn học Nh Nhậật Bản do Mai Liên tuyển chọn. Phạm vi đề tài là cảm thức thẩm mỹ nên chúng tôi tập trung nghiên cứu trọng tâm vào các cảm thức chủ yếu, nổi bật trong thơ Haiku của Basho mà cụ thể là bốn cảm thức: sabi (tịch tĩnh, tĩnh lặng), wabi (đơn sơ, giản dị), aware (bi ai) và yugen (u huyền, sâu sắc). ươ ng ph áp nghi 5. Ph Phươ ương phá nghiêên cứu Trong quá trình làm đề tài chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm giải quyết tốt nhất những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Trong đó có các phương pháp: Phương pháp tiểu sử được sử dụng nhằm tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Matsuo Basho. Bởi vì cuộc đời có ảnh hưởng không nhỏ đến các sáng tác của các tác giả nên ta cần dùng phương pháp này và từ cuộc đời của ông tìm thấy một số lý giải cho quan niệm sáng tác. Phương pháp phân tích nhằm phân tích các bài thơ để tìm ra cảm thức thẩm mỹ, tìm ra những nét đặc sắc những điểm hay và những giá trị trong nội dung thơ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lại vấn đề một cách cô đọng, súc tích. Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng khi liên hệ thơ của Basho với thơ Haiku của một số tác giả tiêu biểu khác. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như bình giảng, chứng minh… 7 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ươ ng 1. NH Ch Chươ ương NHỮ ới thuy ức th 1.1. Gi Giớ thuyếết về cảm th thứ thẩẩm mỹ trong văn học Nh Nhậật Bản ng của tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng thì cảm thức Theo Bài gi giảảng mỹ học đạ đạii cươ ương thẩm mỹ là khả năng rung cảm của con người trước những ấn tượng thẩm mỹ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn con người trải qua quá trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống. Trước các khách thể thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật con người có những xúc cảm với nhiều sắc thài khác nhau. Cảm thức thẩm mỹ được tạo ra khi chủ thể được tác động bởi các khách thể thẩm mỹ. Cảm thức thẩm mỹ là một cảm xúc tinh thần không chỉ mang đến động lực khơi nguồn sáng tạo nghệ thật mà còn tham gia vào việc hình thành hình tượng nghệ thuật. Chỉ khi cảm xúc tuôn trào trước những cảnh của hiện thực cuộc sống thì tác phẩm nghệ thuật – đứa con tinh thần của tác giả mới ra đời thật sự. “Những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ của chủ thể được đối tượng hóa (khách thể hóa) trong hình tượng đã đem lại cho nghệ thuật nét riêng biệt độc đáo, một sức mạnh lớn lao có khả năng “gây chấn động” toàn bộ tâm hồn, tình cảm của con người” [8; tr.46]. Cảm thức thẩm mỹ là yếu tố quan trọng trong cuộc sống cũng như trong sáng tác tác phẩm nghệ thuật. Cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản mang nhiều nét riêng độc đáo. Không chỉ có trong văn học nó còn được thể hiện trong văn hóa qua những phong tục nổi tiếng như tục ngắm hoa, tục uống trà. Tình yêu thiên nhiên là một truyền thống mỹ học cao đẹp trong văn hóa dân tộc Nhật. Người Nhật rất yêu mến và kính trọng thiên nhiên. Điều đó được thể hiện vào phong tục ngắm hoa, thưởng ngoạn thiên nhiên đặc biệt là lễ hội ngắm hoa anh đào (hanimi) vào mùa xuân. Người Nhật sẽ mặc trang phục truyền thống để đi ngắm hoa đào. Người Nhật đi không chỉ để xem hoa đẹp mà còn là nét nghệ thuật thưởng ngoạn cái đẹp với lòng yêu trọng thiên nhiên. Chính vì vậy, thiên nhiên là đề tài hết sức quan trọng trong các tác phẩm văn học Nhật Bản từ cổ đến hiện đại. Thiên nhiên luôn được đề cao và mang vẻ đẹp vừa cao sang vĩ đại vừa gần gũi bình dị. Từ những bài Waka trong Vạn di diệệp tập đến Tanka trong Cổ kim tập và thơ Haiku đều có sự xuất hiện của thiên nhiên. Người Nhật yêu thiên nhiên bởi họ nhìn thấy “thần” (kami) trong những hiện tượng của thiên nhiên. 8 Qua thiên nhiên, các nhà thơ thể hiện những bâng khuâng, xao động về lẽ vô thường của cuộc đời, về sự phù du của cái đẹp. “Có phải hoa mận trắng Trong vườn tôi Đang rơi Hay từ trên trời Từng cánh tuyết trắng đang bay xuống đất?” [15; tr.155] Đây là bài thơ Waka trích từ Vạn di diệệp tập nói về vẻ đẹp hoa mận trắng trong tuyết. Vẻ đẹp này tinh khôi mong manh, trong sáng nhưng cũng diệu kì. Là hoa mận trắng đang rơi hay là tuyết trắng? Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn có sự giao hòa. Cũng nói về cây mận trong thơ Haiku của Issa có bài: “Con chim chích trong lùm cây bay đến lau sạch đôi chân lấm bùn của nó giữa cây mận đang trổ hoa”. [15; tr.644] Người Nhật có một quan điểm hết sức ấn tượng về cái đẹp đó là cái đẹp của sự bất toàn. Nhưng chính trong sự bất toàn ấy họ mong muốn một vẻ đẹp vĩnh cửu. Không phải những gì hoàn hảo, chỉnh chu mới gọi là đẹp. Quan điểm này chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản. Trong cuốn Chanohon (Sách tr tràà), Okakura Kakuzo viết: “Bản chất của trà đạo là sùng bái sự bất toàn”. Cái đẹp của hoa mãn khai, trăng mười bốn luôn hấp dẫn. Ta có thể thấy cái đẹp của sự bất toàn thể hiện qua hình thức các thể thơ của văn học Nhật. Thơ ca là những bài không hoàn toàn, không trọn ý mà nó luôn có khoảng trống. Tiêu biểu là thơ Haiku, thể thơ cực ngắn chỉ có 17 âm tiết. Mỗi bài Haiku khi dịch ra tiếng Việt thường được sắp xếp trên ba dòng ngắn nhưng theo tiếng Nhật cả bài Haiku chỉ nằm vẻn vẹn trên một dòng. Các bài Haiku chỉ gợi lên những tư tưởng, triết lý, những tình cảm đạo đức tình cảm thơ ca chứ không lí giải chúng. Mỗi bài Haiku là một viên ngọc mang vẻ đẹp của sự bất toàn, “Haiku là một nghệ thuật ẩn giấu, là thơ của thơ” [10; tr.142]. Cái đẹp của sự bất toàn có thể tìm gặp trong cảm thức thẩm mỹ yugen. Đó là vẻ đẹp của điều chưa nói. Các tác phẩm của Nhật Bản thường có kết thúc mơ hồ, gợi mở như những cánh cửa chỉ khép hờ không đóng hẳn cũng không mở toan. Ở những cánh cửa ấy người 9 đọc thấy gì là tùy thuộc vào điều cảm nhận của mỗi người. Ví như trong Bốn bề bờ bụi của Akutagawa sự mơ hồ đã diễn ra từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc câu chuyện. Mỗi nhân vật đều có cách lí giải của mình một cách hợp tình hợp lí, ai đúng ai sai đều khó phân biệt. Câu chuyện kết thúc như lúc nó mở ra vậy, đó là kết thúc bất toàn không thỏa mãn, giải đáp cho sự tò mò của người đọc. Nhưng cũng có lẽ vì vậy mà nó để lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Vẻ đẹp của sự bất toàn hấp dẫn thậm chí ăn sâu vào tâm thức người Nhật đặc biệt đối với các nhà văn lớn. Nó ám ảnh họ cả trong hành động. Akutagawa hay Kawabata đều kết thúc cuộc đời bằng cách tự tử khi mà họ vẫn đang ở đỉnh cao sự nghiệp, khi vẫn đang còn có thể sáng tác. Họ ra đi lúc mà không ai ngờ tới càng làm cho ta nhớ đến họ, chiêm ngưỡng họ nhiều hơn. Kawabata từng không đồng tình với việc Akutagawa tự sát nhưng chính ông lại chọn con đường ấy. Phải chăng các ông cho rằng các tác phẩm của mình chưa đủ khắc họa cái đẹp nên dùng cái chết để thể hiện cái đẹp của sự bất toàn? Cái chết đối với họ như là một vẻ đẹp cần bộc lộ, khám phá, đến với cái chết là đến với một thử thách đầy mỹ lệ. Cái chết cũng là một nghệ thuật, họ xem nó như là tuyên ngôn nghệ thuật cuối cùng của cuộc đời mình. Tuy có xuất hiện cái buồn như đó là nỗi buồn tuyệt đẹp. Cái chết như là một vẻ đẹp hoàn mỹ, vẻ đẹp vĩnh cửu nhất. Người Nhật có đôi mắt yêu đời nhưng lại u sầu. Có lẽ vì thế mà họ quan niệm vẻ đẹp gắn với cái buồn. Họ nhìn thấy giới hạn của cái đẹp, giới hạn của mọi vật nên họ luôn trân trọng mọi thứ. Là nghệ sĩ cần phải phát hiện ra vẻ đẹp ẩn náo trong sự vật. Quan niệm này gọi là mono no aware. Mono no aware là quan điểm văn học và mỹ học xuất hiện trong thời Heian (794 – 1185). Trong quyển Văn học Nh Nhậật Bản từ ởi th ủy đế n 1868 của Nhật Chiêu có đoạn định nghĩa về mono no aware như sau: kh khở thủ đến “Chữ aware, có thể ghi sang Hán tự là “ai” (bi ai), mang nhiều ý nghĩa khó xác định. Các học giả Nhật đã theo dõi cách sử dụng nó từ thời cổ đại với tập thơ Vạn di diệệp tập cho đến thời hiện đại. Không cần thiết phải nhắc lại ý kiến của họ ở đây. Chỉ cần biết rằng thời Heian, chữ aware được dùng để gợi tả vẻ đẹp tao nhã, nỗi buồn dịu dàng pha lẫn cảm thức vô thường của Phật giáo. Khi cần diễn đạt đầy đủ hơn, aware sẽ tạo thành mono no aware. “Mono” (vật) có nghĩa là “sự vật” và “no” là “của”. Vậy cụm từ ấy có thể dịch sát là “nỗi buồn của sự vật”. Tóm lại, aware là một niềm bi cảm trước mọi vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và của nhân thế” [6; tr.121]. Tác giả Nhật Chiêu đã giải thích khái niệm aware bằng cách chiết tự. Trong khi đó Eiichi Aoki 10 ườ trong quyển Nh Nhậật Bản đấ đấtt nướ ướcc và con ng ngườ ườii lại có sự định nghĩa khác: “Cốt lõi của quan điểm này là sự hiểu đúng sâu sắc đồng cảm vẻ đẹp chóng tàn trong tự nhiên và đời sống con người, vì thế thường có vẻ buồn, trong một số tình huống có thể đi kèm với thái độ thán phục, kính sợ hoặc thậm chí hân hoan”. [1; tr.437]. Nội hàm khái niệm aware không phải là một khái niệm tĩnh mà nó luôn có sự biến đổi theo thời gian. Điều này đã được học giả xuất sắc phái Kokugaku (Quốc học) Motoori Norinaga (1730 – 1801) nghiên cứu. Thuật ngữ mono no aware được đặt ra trong thế kỷ 18 thời Edo bởi Motoori Norinaga và ban đầu nó là một khái niệm được sử dụng trong phê bình văn học của ông về tác phẩm Try Tryệện Genji. Và sau đó khái niệm này được sử dụng cho các công trình nghiên cứu khác về văn học của ông trong đó có nghiên cứu về Vạn di diệệp tập. Mono no aware dần trở thành trung tâm triết lý của ông về văn học và cuối cùng là trở thành một truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Motoori chỉ ra rằng aware ban đầu không chỉ giới hạn trong nỗi buồn mà nó là tất cả những cảm xúc sâu sắc trong trái tim con người bao gồm cả sự vui thích và sự say mê. Aware mang tính bao quát toàn diện, nó bao gồm nhiều rung động, cảm xúc của con người trước sự vật. Tuy nhiên, càng về sau theo thời gian aware lại chỉ niềm bi cảm, lại mang nỗi buồn nhiều hơn đặc biệt là nỗi buồn thấm đượm cảm thức vô thường của Phật giáo. Motoori giải thích điều này là do niềm vui thích chỉ khuấy động trái tim ở tầng lớp nông còn nỗi buồn và cảm xúc yêu đương lại rung động sâu sắc hơn. Ngoài ra, thời kỳ văn học Heian là thời kỳ mà phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong văn đàng với nhiều tác giả nữ nổi tiếng. Đó là nữ nhà văn Murasaki Shikibu với tác phẩm Truy Truyệện Genjiđược xem là đỉnh cao của văn học Heian. Đây là tác phẩm mang đậm chất aware, chứa đựng nỗi buồn của con người trước sự vô thường của cuộc sống. Nữ sĩ Sei Sonagon u, nữ sĩ Izumi Shikibu với tác phẩm Nh với tác phẩm Sách gối đầ đầu Nhậật kí Izumi. Các tác phẩm của các nữ sĩ đã đưa thời đại Heian thành “kỉ nguyên vàng”. Chính họ là những người đưa chất nữ tính trữ tình lãng mạn và nỗi buồn aware vào văn học. “Tôi chỉ là giọt sương Đọng mình nơi ngấn lá Trên cành chơi vơi Dường như tôi đã sống Trước khi thế giới ra đời.” [6; tr.136] 11 Bài thơ trích từ Nh Nhậật ký Izumi, viết về câu chuyện tình qua những cánh thư tay của “chàng” và “nàng”. Dù là câu chuyện tình yêu nhưng trong tác phẩm vẫn hiện lên nỗi ám ánh về thời gian, về tuổi xuân, về thân phận con người. Chất aware mang mác quyện vào tác phẩm. Một điều quan trọng khác trong khái niệm aware mà Motoori chỉ ra là kokoro tức trái tim. Nghĩa là phải dùng cả trái tim để thấu hiểu vẻ đẹp. Những người có trái tim nhận thức được bản chất và sức mạnh làm cảm động của sự vật thì mới hiểu được aware. Có rất nhiều người thấy được vẻ đẹp của hoa anh đào nhưng không phải ai cũng hiểu vì sao hoa anh đào đẹp. Nhiều người sẽ trả lời anh đào đẹp vì màu sắc, vì vẻ ngoài lôi cuốn của nó nhưng những người dùng kokoro để cảm nhận hoa anh đào sẽ trả lời khác. Bởi họ nhận thấy sự mong manh chóng tàn, sự vô thường nơi hoa để rồi bật lên niềm thương cảm sâu sắc trước vẻ đẹp ấy. Chỉ khi nắm bắt bản chất và sức mạnh khơi gợi xúc cảm của sự vật bằng trực giác, đồng cảm và rung động sâu sắc trước chúng thì ta mới cảm nhận thế nào là aware. Để hiểu sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh mình thì cần phải biết đồng nhất mình với chính nó. Tức là trái tim chân thành (makoto) để chìm vào sự vật khơi gợi cảm xúc trước những vẻ đẹp. Aware tiếp tục xuất hiện trong văn học Edo mà cụ thể là trong thơ Haiku của Basho. Niềm bi ai trong thơ ông không chỉ về cái chết, sự vô thường mà còn là sự nhạy cảm, đa sầu của nhà thơ trước cuộc sống. Không chỉ trong thơ mà aware vẫn được duy trì theo dòng chảy văn học. Trong các tác phẩm của Kawabata sau này vẫn có sự hiện diện của cảm thức này. Kawabata là nhà văn chưa bao giờ khước từ nỗi buồn nên cái đẹp trong các tác phẩm của ông luôn gắn với nỗi buồn. Kawabata từng khắc họa hình ảnh chiếc chén Shino, một biểu tượng của cái đẹp truyền thống. Chiếc chén mang trong mình dòng thời gian 300 trăm năm đã qua và vết son môi của người dung nó. Nó là vật chứng cho bao thế hệ trà đạo đã qua. Chính vì vậy Shino trở thành vật kỉ niệm vô giá mang đậm tình cảm con người. Cảm thức aware được thể hiện qua vẻ đẹp mang dấu ấn con người và thời gian. Trong thơ Haiku mono no aware được biết với cái tên ngắn gọn là aware. Đây là cảm thức thẩm mỹ quen thuộc trong Haiku, nó đôi khi là niềm sầu thương sâu sắc: “Lệ trào nóng hổi tan trên tay tóc mẹ làn sương thu”. 12 [19; tr.173] Bài thơ của Basho là niềm xót thương đau đớn trước cái chết của người mẹ kính yêu. Giọt lệ đã rơi trên kỉ vật còn lại là mớ tóc, giọt lệ nóng hổi chứa chan niềm aware. Có khi là aware lại là nỗi buồn dịu nhẹ, man mác: “Thật tuyệt vời! tôi nói, và mỗi khi cô đơn tôi thấy mùa xuân trôi xa”. [15; tr.643] Nhà thơ Haiku Takai Kito (1741 – 1789) lại cho ta thấy một khía cạnh nghĩa khác của cảm thức thẩm mỹ aware đó là nỗi buồn nhẹ nhàng của sự cô đơn. Nếu mono no aware là cảm thức chủ yếu thời Heian thì yugen là nổi bật của thời Kamahura, thời đại Muromachi có wabi và sabi. Tất cả các cảm thức này tồn tại cùng nhau bên cạnh cái khác nổi bật hơn chứ không mất đi hoàn toàn. Ngay cả đến thời đại Meji thì ta vẫn bất gặp mono no aware trong các sáng tác thơ, cảm thức yugen vẫn xuất hiện trong kịch No, tất cả cùng nhau làm nên nền văn học Nhật Bản đậm đà, độc đáo. Sabi của thời đại Muromachi là một trong những cảm thức quan trọng trong văn học Nhật Bản nói chung và trong thơ Haiku nói riêng. Nhà thơ đầu tiên sử dụng từ liên quan đến sabi là Fujiwara no Toshiwari (1114 – 1204). Ông sử dụng động từ sabu trong phê bình văn học và nhấn mạnh nó với ý nghĩa là sự cô độc, hiu quạnh. Sabi sau này xuất hiện trong nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ trung đại như hoạ sĩ Zeami (1363 – 1443), Zenchiku (1405 – 1468) và Shinki (1406 – 1475) với ý nhấn mạnh vào sự cô quạnh. Thơ waka trong Vạn di diệệp tập có bài: “Một mình lang thang Tôi đi giữa quê người xa lạ. Gió heo mây buốt má. Đêm dần buông… Tiếng vịt trời từ xa vọng lại”. [15; tr.156] Bài thơ nhấn mạnh nỗi cô đơn của người lữ hành nơi quê người xứ lạ. Nỗi buồn, sự cô quạnh càng thêm day dứt hơn khi nghe tiếng vịt kêu lúc trời xẩm tối. “Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ ruột đau chin chiều”. 13 Tiếng vịt kêu mang nhiều nỗi nhớ nao lòng nên cả trong thơ văn Nhật Bản lẫn ca dao Việt Nam hòa cùng lời điệu. Không chỉ vậy nguyên tắc này còn được tiếp nối và phát triển theo đúng tinh thần Nhật Bản đến tận sau này trong nhiều loại hình nghệ thuật khác. Tiêu biểu là trong các tác phẩm văn xuôi (tiểu thuyết) của Kawabata. Được mệnh danh là người đi tìm cái đẹp nên Kawabata luôn hướng ngòi bút của mình đến cái đẹp đặc biệt là cái đẹp của những giá trị truyền thống. Chất sabi trong các tác phẩm của ông thường gắn với yếu tố thời gian tức là cái đẹp của sự vật mang dấu ấn thời gian. Đó là cặp chén Raku đã mấy trăm tuổi, một đen một đỏ, một âm một dương dùng trong tiệc trà và thích hợp hơn cả cho cuộc đối ẩm giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Hình ảnh chiếc chén Shino của nhân vật bà Ota trong tác phẩm Ng Ngààn cách hạc là điển hình tiêu biểu cho sabi. Chiếc chén đã 300 tuổi nó đã cũ kĩ nhưng chính sự cũ kĩ ấy lại toát lên nét đẹp rạng ngời. Đó là nét đẹp tự nhiên, nguyên sơ qua dấu ấn thời gian và dấu ấn con người. Người dùng trân trọng nó và chiếc chén đáp trả tấm lòng của chủ nhân bằng cách in dấu ấn son môi người dùng lên thành thân mình. Người và vật có sự tương tri với nhau. Một vẻ đẹp sabi thật đặc biệt, thật quyến rũ. Sabi còn thể hiên trong hoang sơ vùng “xứ tuyết” của Nhật Bản. Kawabata làm người đọc liên tưởng ngay đến tập Lối lên mi miềền Oku của Basho. Cả hai đều tìm kiếm cái đẹp trong sâu thẳm thiên nhiên vùng phương Bắc. Có thể nói vẻ đẹp cô đơn, tĩnh mịch của thiên nhiên là vẻ đẹp dường như ngưng đọng trong không gian xứ tuyết, không ồn ào, xô bồ mà yên tĩnh, thâm trầm. Sabi tĩnh mịch, cô liêu thể hiện qua hình ảnh cây bá dương và sự yên tĩnh của khu rừng bá dương già cổ. Sabi trong tác phẩm còn ở những cảnh vật mang dấu ấn thời gian. Đó là con tàu xứ tuyết mang vẻ đẹp cổ sơ, là những mái nhà, mái chùa với vẻ cũ kĩ của lớp bụi thời gian. Tất cả đều mang đậm dấu ấn sabi. Thời đại Muromachi còn có cảm thức wabi là cảm thức nổi bật. Ban đầu wabi được hình thành và phát triển trong nghệ thuật trà đạo – một loại hình văn hóa được Thiền sư Eisai Myoan truyền bá từ Trung Hoa đến Nhật Bản vào thế kỉ XII. Trà đạo là một loại hình nghệ thuật độc đáo nổi tiếng của người Nhật. Trà đạo ra đời là dành riêng cho người Nhật bởi tính cách người Nhật đáp ứng đủ tinh thần cơ bản của trà đạo: hòa, kính, thanh, tịnh. Đó là hòa bình, cung kính tôn trọng bề trên, thanh cao tinh khiết và sự tịch tĩnh của tâm hồn. Một buổi trà phải đáp ứng đầy đủ bốn tiêu chí này mới được coi là trà đạo. Uống trà cũng là một nghệ thuật và buổi uống trà phải thể hiện 14 được “đạo”. Sau buổi trà người tham dự sẽ cảm thấy sự thanh thản, thư thái trong tâm hồn. Khi bắt đầu người tham dự phải tẩy rữa sạch sẽ sau đó họ bước vào trà thất để tiến hành buổi trà đạo. Người Nhật vốn yêu thiên nhiên nên các vật dụng dùng trong trà đạo thường có nguồn gốc tự nhiên như tre, gốm sứ, đất nung…Đặc biệt là các chén uống trà có họa tiết theo mùa, được chế tác tinh xảo và không bao giờ có hai chiếc giống nhau trong một buổi trà. Trong tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc của Kawabata ta bắt gặp chiếc chén Raku, chén Shino… đều làm từ đất giản dị đơn sơ những chứa đựng nhiều huyền bí khi trải qua bao tay người trong thời gian dài. Cảm thức thẩm mỹ wabi dần ảnh hưởng đến các ngành nghệ thuật khác của Nhật Bản nhất là trong hội họa và thơ ca. Wabi trở thành tiêu chí thẩm mỹ trong thời Muromachi (thế kỉ XIV – XVI). Chất mono no aware duyên dáng nữ tính thời Heian được chuyển biến thành wabi đơn sơ, giản dị, thuần khiết vào thời Muromachi. Trong sự chuyển biến đó tạo nên cuộc hội ngộ giữa cái đẹp và sự giản dị, cái mộc mạc và sự sâu thẳm u buồn. Chính điều này tạo nên một wabi vừa đơn sơ gần gũi vừa độc đáo hài hòa. Cơ sở của nguyên lý wabi là dựa trên tư tưởng “vạn vật hữu linh” của Thần đạo (Shino). Thần đạo là tôn giáo cổ xưa nhất của Nhật Bản và cũng là tôn giáo gốc của người Nhật. Thần đạo không có người sáng lập, không có giáo lý cơ bản cũng không có những bộ kinh kệ mà Thần đạo lấy tự nhiên làm gốc. Trải qua thời gian dài đến nay Thần đạo vẫn được người Nhật tôn trọng. Tôn giáo này không có đấng chí tôn mà xem quan niệm “vạn vật hữu linh” là tinh thần cơ bản. Mọi vật đều có linh hồn từ con người đến cỏ cây, hòn đá, dòng sông con suối. Thậm chí đến những đồ vật, dụng cụ dùng hằng ngày người Nhật cũng đều trân trọng chúng. Ví dụ như đôi guốc trong bài thơ Haiku sau: “Trên núi vào mùa hè tôi cúi lạy đôi guốc cuộc hành trình khởi đầu”. [15; tr.602]. Người Nhật thể hiện sự hòa hợp, lối sống chan hòa của mình với môi trường xung quanh. Chính từ quan niệm ấy mà đã toát lên nét đẹp trong tinh thần người Nhật, nét đẹp của sự chân thành, của tấm lòng yêu mến gắn bó cuộc đời. Cuộc đời là tất cả những gì đang diễn ra có ô trọc và thanh khiết, có buồn thương và hỉ lạc. Con người sẽ được thanh tẩy nếu sống hòa hợp với tự nhiên và biết trân trọng giá trị cuộc sống. 15 Chính tư tưởng của Thần đạo đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan niệm thẩm mỹ của người Nhật. Phạm Hồng Thái từng nhận định về ảnh hưởng của Thần đạo như sau: “Trong lĩnh vực thẩm mỹ, sự thuần khiết được thể hiện khá rõ trong nghệ thuật truyền thống còn rất được ưa chuộng tại Nhật Bản ngày nay. Wabi và sabi là những quan niệm từ lâu đã trở thành tiêu chí thẩm mỹ cho việc thưởng ngoạn cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, thể hiện rõ nhất là trong thơ Haiku, nghệ thuật cắm hoa và trà đạo. Wabi và sabi là quan niệm tôn trọng sự giản dị, thanh tao, vượt qua những lạc thú vật chất để vươn đến sự cảm thụ vẻ đẹp của tinh thần về sự đơn sơ, thuần khiết. Nét thẩm mỹ này có thể mang ảnh hưởng của phong cách Thiền Phật giáo, nhưng trong đó không thể phủ nhận được những dấu ấn của quan niệm về sự thuần khiết của Thần đạo” [25; tr.180] Giống như tác giả Phạm Hồng Thái nhận định nguyên lý wabi còn có sự ảnh hưởng của Phật giáo mà ở đây là Thiền tông. Vì Thiền tông chú trọng sự hòa hợp với thiên nhiên, sống gắn bó gần gũi với vạn vật nên wabi mang vẻ đẹp của sự đơn sơ mộc mạc nơi những tạo vật bình thường. Như trong nghệ thuật vườn cảnh mà người Nhật tạo ra. Chỉ cần vài hòn đá đơn sơ trên nền cát, người nghệ sĩ cũng có thể tạo nên một tác phẩm nghệ thuật giá trị. Wabi cũng thế chỉ cần một chút ít đơn sơ cũng tạo thành thi phẩm đẹp. “Những cánh hoa rải rác trên mặt nước cánh đồng: những vì sao trên bầu trời đầy trăng”. [15; tr.643] Buson đưa ta vào không gian lãng mạn của cánh đồng và hồ nước. Những cánh hoa rơi hay là những vì sao đang rơi vào mặt nước. Wabi là cảm thức của cái đẹp nhẹ nhàng thiên về những đồ vật thường ngày như cái mũ, đôi dép. “Lấy hoa roi ngựa gắn vào mũ để làm triều y qua cửa ải”. [15; tr.606] Bên cạnh các cảm thức trên còn có cảm thức yugen. Yugen có nghĩa là “mờ”, “sâu” hay là “bí ẩn”. Là khái niệm mỹ học được các nhà thơ waka và các tác giả kịch No đề xướng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV. Yugen đặc biệt phổ biến trong thơ waka 16 của nhà thơ Fujiwara Shunzei (1114 – 1204) vào cuối thời Heian đầu thời Kamakura. Yugen theo quan niệm của ông là sự tập trung truyền tải cảm xúc lãng mạn với đặc trưng là nỗi nhớ và hối tiếc. Ông cho rằng phải tạo nên sự quyến rủ, bí ẩn và sâu trong những bài Waka. Còn trong kịch No yugen gắn với tên tuổi của nhà soạn kịch Zeami Motokiyo (1363 – 1443). Không chỉ là nhà soạn No xuất sắc, ông còn là nhà lý luận và mỹ học về kịch No. Yugen thể hiện trong các tác phẩm của ông là sự sâu sắc, cảm giác bí ẩn trong vẻ đẹp của vũ trụ và trong vẻ đẹp buồn đau khổ của con người. Trong các vở kịch của Zeami có những khoảnh khắc không hành động tương tự như sự bỏ ngỏ, không lời trong thơ Haiku. Những khoảnh khắc này chính là yugen. Người diễn viên phải nắm bắt được “linh hồn” của tác phẩm trong những khoảnh khắc này và truyền tải ý nghĩa tác phẩm đến khán giả một cách tinh tế, sâu sắc qua những khoảng không hành động. Điều này rất khó bởi “linh hồn này phải được giấu kín trước khán giả. Nếu nó bị nhìn thấy, nó sẽ chỉ như những sợi dây của con rối bị lộ ra” [15; tr.537]. Có thể thấy yugen là cảm thức ẩn chứa nhiều điều huyền bí và khó hiểu. Đến Haiku thì cảm thức này vẫn giữ được nét thâm sâu, khó hiểu của mình. “Gạo không còn hoa mùa thu ấy cắm vào bầu không.” [3; tr.91] Sự bất ngờ của bài thơ là ở sự chuyển ý từ câu đầu sang hai câu sau. Câu đầu nói đến tình cảnh kham khổ không còn gạo nhưng hai câu cuối lại là hình ảnh hoa thu đang rơi vào “bầu không”. Hoa rơi từ trên cao xuống phải tiếp đất nhưng hoa trong bài lại rơi vào hư không bao la, hoa rơi vào mênh mông vũ trụ. Cánh hoa nhỏ bé hữu hạn đối lập với “bầu không” rộng lớn vô hạn. Bài thơ không nhằm kể lể về hoàn cảnh kham khổ mà bài thơ là giây phút đốn ngộ. Hoa thu bé nhỏ cắm vào mênh mông nhưng nó không tan đi mà chính từ những sự vật nhỏ nhoi như hoa làm nên thế giới bao la diệu kì. Bài thơ mang màu sắc yugen huyền bí bởi sự kì diệu trong khoảnh khắc hoa rơi. Hoa rơi vào thinh không cô tịch để rồi hoa đi vào thế giới của những điều bí ẩn. Cánh hoa đang rơi là cánh hoa của thực tại hay là cánh hoa của những điều mầu nhiệm mà Basho đã lĩnh hội được? Basho không cho ta câu trả lời mà ông bỏ lửng điều ấy cho độc giả cùng suy ngẫm. 17 Các cảm thức thẩm mỹ là những món quà đặc biệt mà người Nhật gửi gắm vào các tác phẩm của mình. Trong thơ Haiku các cảm thức này chiếm vị trí quan trọng góp phần tạo nên nét giá trị lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Tìm hiểu các cảm thức thẩm mỹ sẽ giúp ta mở ra thêm một con đường nữa đi vào thế giới thơ Haiku. ơ haiku 1.2. Đô Đôii nét về th thơ ồn gốc th ơ haiku 1.2.1. Ngu Nguồ thơ Haiku là thể thơ đặc sắc của thơ ca Nhật Bản ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867). Được xem là thể thơ ngắn nhất hiện nay và để trở thành thể Haiku như bây giờ thể thơ này đã trải qua một quá trình để hình thành, hoàn thiện. Haiku bắt nguồn từ thể Renga. Renga là thể loại thơ hợp tác. Người ta sáng tác Renga khi thăm viếng một ngôi đền, trong lúc tiệc tùng ngắm trăng hay khi uống rượu sakê, lúc nghỉ ngơi thư giản… Để làm thơ Renga thông thường có vài ba người tham gia. Cũng giống như là hình thức hát đối đáp ở Việt Nam. Những người sáng tác Renga sẽ luân phiên sáng tác các đoạn thơ với nhau. Ban đầu sẽ có người soạn ra thượng cú gồm 3 câu đầu, sau đó sẽ có người soạn tiếp phần hạ cú gồm 2 câu. Đề tài do đoạn phát cú quy định, nó có thể là về các mùa trong năm, về tình yêu, về sự nghèo… Renga rất được giới quý tộc Heian ưa chuộng và những buổi sáng tác Renga trở thành cuộc vui của họ. Đến thời Kamakura (1186 – 1333) thơ Renga càng được nối dài ra thành một chuỗi gồm rất nhiều đoạn thơ do nhiều nhà thơ viết nối nhau. Thơ Renga được phát triển lên đỉnh cao là nhờ thi sĩ đồng thời là nhà sư Sôgi (1421 – 1502). Renga thời này rất thịnh hành và được yêu mến trở thành niềm say mê của xã ơ ở Minase do ông và hai môn đồ hội. Sôgi nổi tiếng với tác phẩm Renga Ba nh nhàà th thơ khác soạn. Bài thơ nối này dài đến 250 dòng và là mẫu mực của Renga. “Vẫn còn lại tuyết lưng núi sương mù một chiều mùa xuân” (Sôgi) “Xa xa dòng nước qua làng, mơ thơm” (Shohaku) “Gió từ sông đến liễu xanh một hàng 18 chào xuân”. (Socho). [3; tr.10] Đến thời Edo (1600 – 1868) thơ Renga càng ngày càng thịnh hành phong cách trào lộng, đùa cợt mang tính bông đùa. Vì vậy, Renga ngày càng dung tục, hài hước. Thơ ca lúc này cần phải được thổi vào luồng gió mới. Matsuo Basho chính là người mang lại linh hồn mới cho Haiku. Trong các bài Renga thì đoạn mở đầu là quan trọng nhất và được gọi là Hokku (phát cú). Basho đã đưa Hokku dần trở nên độc lập và tạo thành một thể thơ riêng biệt và được gọi là Haikai. Sau này những bài Haikai được gọi là Haiku do ghép ngắn gọn của từ Haikai và Hokku tạo thành. Thơ Haiku được ra đời trên cơ sở kế thừa thể thơ truyền thống đã được cách tân. Basho được ghi nhận là người hồn mới vào Haiku đưa nó thoát khỏi tính bông đùa. Basho không là người sáng tạo nên Haiku nhưng là cây cổ thụ xuất sắc đưa Haiku trở nên sâu sắc, lãng mạn. Và sau Basho lần lượt xuất hiện nhiều nhà thơ Haiku tài năng trong đó phải kể đến ba nhà thơ nổi bật góp phần làm cho Haiku ngày càng rực rỡ hơn. Đó là Buson (1716 – 1784), Issa (1762 – 1826), và Shiki (1867 – 1902). Trên các chuyến hành trình những sản phẩm tinh thần là những bài Haiku ra đời, Basho trở thành nhà thơ của thiên nhiên, lấy cuộc sống tự nhiên làm đề tài chính. Điều đặc biệt của Basho nằm ở chỗ đưa thơ đến bờ siêu thoát nhưng không rời khỏi đời thường, điều này chứng tỏ ảnh hưởng của Thiền tông đối với ông. Thơ Haiku của Basho như những bản nhạc du dương về đồng nội, về cỏ cây, về những sinh vật nhỏ bé bình thường. Thơ ông phảng phất mùi vị Thiền tông nhưng ông không bao giờ thoát tục mà bám lấy cuộc sống để viết và tạo nên phong cách thơ Haiku độc đáo. ức và đặ 1.2.2. Hình th thứ đặcc điểm Thơ haiku bắt nguồn từ thể thơ Renga (liên ca) gồm 31 âm tiết (onji): 5 – 7 – 5 – 7 – 7, mỗi đoạn có hai vế, vế đầu có 17 âm tiết (5 – 7 – 5), ba câu do một người khởi xướng, vế sau hai câu có 14 âm tiết (7 – 7) do người khác họa theo. Bài Renga có thể dài đến hàng chục hàng trăm câu vì có nhiều người sáng tác nối tiếp nhau cứ thế kéo dài. Măc dù Haiku bắt nguồn từ Renga nhưng từ hình thức đến nội dung đều được Basho cách tân theo phong cách khác độc đáo hơn. Trong nguyên bản tiếng Nhật cả bài thơ Haiku chỉ được đặt trên một dòng hết sức ngắn gọn, tinh tế. Trong thơ Haiku 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng