Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biểu trưng trong ca dao việt nam...

Tài liệu Một số biểu trưng trong ca dao việt nam

.DOC
285
1156
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÙY VÂN MỘT SỐ BIỂU TRƯNG TRONG CA DAO VIỆT NAM (NHÓM CHẤT LIỆU LÀ THẾ GIỚI CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN) CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS MAI NGỌC CHỪ 2. PGS.TS CẨM TÚ TÀI HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN THÙY VÂN 1 MUC LUC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, sơ đồ và lược đồ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về ca dao Việt Nam 1.1.1. Khái niệm ca dao 1.1.2. Ngôn ngữ ca dao 1.1.3. Kết cấu ca dao 1.2. Biểu trưng và những khái niệm liên quan 1.2.1. Khái niệm biểu trưng 1.2.2 Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ 1.2.3 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ 1.2.4 Mối quan hệ giữa biểu trưng và tín hiệu thẩm mĩ 1.2.5 Quan hệ giữa nghĩa biểu trưng và nghĩa gốc 1.3. Quá trình hình thành nghĩa biểu trưng trong ca dao Việt Nam 1.4. Các khái niệm "thiên nhiên" và "tự nhiên" Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TỪ CHỈ THẾ GIỚI Trang 4 5 6 13 13 13 14 15 16 16 20 22 23 25 26 28 30 31 THỰC VẬT TRONG CA DAO VIỆT NAM 2.1. Bức tranh tổng quan về từ chỉ thực vật trong ca dao Việt Nam 2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa trong ca dao Việt Nam 2.2.1. Khái quát về ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa trong ca dao 2.2.1.1. Biến thể của biểu trưng hoa trong ca dao 2.2.1.2. Mối quan hệ của ý nghĩa biểu trưng hoa trong ca dao Việt 31 34 34 36 37 Nam 2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ biểu thị một số loài hoa trong 39 ca dao Việt Nam 2.2.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa đào 2.2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa sen 2.2.2.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa hồng 2.2.2.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa lan, hoa huệ 2.2.2.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa cúc 2.2.2.6. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa nhài 2.3. Biểu trưng của từ chỉ các loài cây trong ca dao Việt Nam 55 2.3.1. Khái quát về ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây trong ca dao Việt Nam 2.3.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ một số loài cây trong ca dao Việt Nam 2.3.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ trầu- cau 40 44 47 49 52 53 55 57 57 2 2.3.2.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây lúa 59 60 2.3.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây tre 2.3.2.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ trúc, mai 2.3.1.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây đa Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TỪ CHỈ THẾ GIỚI 62 63 65 66 ĐỘNG VẬT TRONG CA DAO VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về biểu trưng của từ chỉ thế giới động vật trong 66 ca dao Việt Nam 3.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ thế giới côn trùng trong ca dao Việt Nam 3.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ ong, bướm 3.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ con tằm 3.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ thế giới loài cá trong ca dao Việt Nam 3.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ thế giới loài chim trong ca dao Việt Nam 3.4.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ én 3.4.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ nhạn 3.4.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ loài cò 3.4.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ chim loan 3.4.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ chim phượng 3.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ các loài thú trong ca dao Việt Nam 76 78 80 81 85 88 90 93 101 102 106 3.5.2 Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ các loài thú hoang trong ca dao Việt 115 Nam106 3.5.1 Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ các loài thú nuôi trong ca dao Việt Nam Tiểu kết chương 3 CHƯƠNG 4:Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TỪ CHỈ THẾ GIỚI 118 119 CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG CA DAO VIỆT NAM 4.1 Bức tranh tổng quan về từ chỉ các hiện tượng tự nhiên trong ca 119 dao Việt Nam 4.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ nước và các vật thể liên quan 119 đến nước 4.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ trăng 4.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ mưa 4.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ gió 4.6. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ núi Tiểu kết chương 4 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 129 132 134 136 137 142 3 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU 1. Cái biểu đạt: CBĐ 2. Cái được biều đạt: CĐBĐ 3. H,: Hà Nội 4. Nxb: Nhà xuất bản 5. [88, tr.76]: Tài liệu số 88 trên thư mục, trang 76. 6. (1,690): Số 1 là tập 1 Kho tàng ca dao người Việt, 690 là số trang 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ LƯỢC ĐỒ Lược đồ 1: Lược đồ đơn giản ký hiệu học hàm nghĩa Bảng 2.1: Tỉ lệ tần số xuất hiện các từ chỉ thực vật trong ca dao Việt Nam Bảng 2.2: Tỉ lệ tần số xuất hiện các từ chỉ loài hoa trong ca dao Việt Nam Bảng 2.3: Tỉ lệ tần số xuất hiện các từ chỉ loại quả trong ca dao Việt Nam Bảng 2.4: Bảng kết quả thống kê, phân loại Sơ đồ 2.5: Tỉ lệ tần số xuất hiện các từ chỉ thực vật trong ca dao Việt Nam Bảng 3.1: Tỉ lệ tần số xuất hiện các từ chỉ động vật trong ca dao Việt Nam Bảng 4.1: Bảng tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên trong ca dao Việt Nam Bảng 4.3: Bảng tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ trăng120 Trang 27 31 32 33 33 56 67 119 127 Bảng 4.2: Bảng tần số xuất hiện của các từ chỉ nước và các vật thể liên quan đến nước trong ca dao Việt Nam Bảng 4.4: Bảng tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ mưa Bảng 4.5: Bảng tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ gió Bảng 4.6: Bảng tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ núi 129 132 134 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ca dao là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian Việt Nam nói chung. Từ xa xưa những câu từ trong các bài ca dao đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt. Có thể nói, ca dao là nơi lưu giữ văn hóa và tinh thần dân tộc. Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao Việt Nam. Nghiên cứu ca dao, người ta có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó đáng chú ý là những nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa dân gian và ngôn ngữ học. Trong phạm vi ngôn ngữ học, việc nghiên cứu ca dao nói riêng và thơ ca nói chung xưa nay thường được xem xét từ mặt cấu trúc ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Và những nghiên cứu ấy đã mang lại những thành quả đáng kể trong việc làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ ca dao nói riêng và thơ ca nói chung. Tuy nhiên nếu chỉ xem xét ca dao thuần túy về mặt cấu trúc thì chưa đủ. Nhắc đến ca dao, người ta không thể không nói đến cách nói “bóng gió” mang tính chất liên tưởng. Những hình ảnh như cái cò, cái vạc, cái nông, cây đa, bến nước, rồi trăng sao, mây núi, hoa trái, …xuất hiện rất nhiều. Nói một cách khoa học, biểu trưng của các từ ngữ trong ca dao đã góp phần tạo nên sức sống lâu bền cho những áng ca dao bất hủ của dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ ca dao, chúng ta không thể không chú ý đến các biểu trưng. Việc nghiên cứu biểu trưng của các từ ngữ trong ca dao sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của thi pháp học nói chung và thi pháp trong ca dao nói riêng. Biểu trưng thực chất là các tín hiệu thẩm mỹ xét từ góc nhìn ngôn ngữ học. Dưới hình thức là một loại thơ dân gian thì ca dao mang đặc điểm của một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, cần được tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ, nhằm khám phá những khía cạnh hình tượng, biểu tượng, các tín hiệu nghệ thuật như các tác phẩm văn chương khác. Vì vậy nghiên cứu biểu trưng trong ca dao cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mỹ. 7 Xuất phát từ những vấn đề như trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn “Một số biểu trưng trong ca dao Việt Nam”(nhóm chất liệu biểu trưng là thế giới các hiện tượng thiên nhiên) làm đối tượng nghiên cứu của mình với mong muốn đưa ra một cách nhìn hoàn thiện hơn về nhóm biểu trưng này trong ca dao người Việt. 1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm ý nghĩa biểu trưng và giá trị biểu trưng của những từ ngữ được sử dụng trong ca dao Việt Nam (thuộc nhóm chất liệu biểu trưng là thế giới các hiện tượng thiên nhiên). Qua kết quả thống kê, phân tích, miêu tả, luận án sẽ cho được một bức tranh toàn cảnh, toàn diện và hệ thống về ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ thế giới các hiện tượng thiên nhiên trong ca dao Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng trong nhà trường. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ đóng góp nhất định trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐÊ Biểu trưng, nhất là biểu trưng trong ca dao Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu Ngữ Văn quan tâm. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu biểu trưng và biểu trưng trong ca dao Việt Nam, có thể tạm phân thành hai xu hướng: Xu hướng truyền thống chỉ nghiên cứu các sự vật hiện tượng được dùng để biểu trưng trong ca dao và xu hướng gần đây nghiên cứu sâu hơn về biểu trưng và những khái niệm liên quan. Xem xét biểu trưng trong ca dao, Nguyễn Văn Nở đã có một phát hiện thú vị, đó là việc so sánh thân em với những sự vật, hiện tượng hay loài hoa ít được để ý, ít được tôn trọng, làm nổi bật sự thấp kém của phụ nữ trong xã hội trước đây. Tác giả kết luận "Cùng một đối tượng, người ta có thể so sánh với rất nhiều hình ảnh khác nhau qua sự liên tưởng phát hiện đầy sáng tạo của tác giả dân gian. Đối tượng người phụ nữ, và đặc biệt là thân phận của họ là một trong những ví dụ tiêu biểu. Ở mỗi miền, mỗi vùng “Thân em...” lại hiện lên với những hình ảnh khác nhau, phản 8 ánh một cách nhìn riêng, một tư duy thẩm mỹ riêng góp phần tạo nên sự đa dạng trong cách phô diễn. Sự thống nhất về mặt cấu trúc, sự phong phú đa dạng về hình ảnh liên tưởng đã cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa" [85 , 23]. Bàn về những biểu trưng cụ thể trong văn học dân gian nói chung và ca dao Việt Nam nói riêng còn có hàng loạt bài viết, chẳng hạn Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt của Nguyễn Thị Duyên, Hoa hồng trong ca dao của Nguyễn Phương Châm, Biểu tượng "nước" trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại các dân tộc ít người của Nguyễn Thị Thanh Lưu, v.v. Trần Văn Nam trong công trình Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ đã nêu được đặc trưng cơ bản của các biểu trưng trong ca dao Nam Bộ đồng thời bước đầu chỉ ra được một số khác biệt so với ca dao Bắc Bộ. Điển hình là khác biệt giữa biểu trưng cầu trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Ngoài những bài viết giới thiệu những biểu trưng cụ thể, trong những năm gần đây đã có một số luận án tiến sĩ Ngữ Văn thuộc các chuyên ngành văn học dân gian và ngôn ngữ học đề cập đến khái niệm biểu trưng và biểu trưng trong ca dao Việt Nam. Đây là những nghiên cứu sâu và rất có giá trị. Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Thị Diễm Thúy và Đặng thị Diệu Trang đều đề cập đến thiên nhiên trong ca dao. Nếu như Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập đến thiên nhiên nói chung thì Trần Thị Diễm Thúy bàn về Thiên nhiên trong ca dao trữ tình Nam Bộ còn Đặng thị Diệu Trang thì đề cập đến Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ. Những công trình này đều đã để lại những dấu ấn riêng và chủ yếu tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa dân gian. Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền người Việt là tên luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Hòa. Tác giả đã miêu tả khá chi tiết các đặc điểm hình thái biểu hiện của thế giới động vật trong ca dao, hệ thống hóa các từ ngữ định danh động vật và các dạng kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của các bài ca dao có hình tượng loài vật. Tác giả cũng đặt ra và tìm hiểu cách ứng xử với môi trường xã hội và tự nhiên được phản ánh vào thế giới động vật trong các bài ca dao có hình tượng loài 9 vật, đồng thời cố gắng phân tích những cơ sở hiện thực tạo nên các giá trị biểu trưng của thế giới động vật trong ca dao cổ truyền của người Việt và giải mã các giá trị biểu trưng của các lớp, các loài vật cụ thể được phản ánh vào ca dao. Trương Thị Nhàn trong luận án phó tiến sĩ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao tập trung tìm hiểu đặc điểm các tín hiệu thẩm mỹ trong ca dao từ phương diện ngôn ngữ học. Những đặc điểm và giá trị về biểu trưng cũng được tác giả nghiên cứu và phân loại một cách có hệ thống. Theo đó, mối quan hệ với ngôn ngữ tự nhiên - chất liệu của văn học, tín hiệu thẩm mỹ là tín hiệu chưa chuyển mã, tín hiệu nguyên cấp (primaire). Có thể nhận diện và nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ dưới các đặc trưng tính đẳng cấu, tính tác động, tính tái hiện, tính biểu cảm, tính biểu trưng, tính trừu tượng và cụ thể, tính truyền thống và cách tân, tính hệ thống, tính cấp độ. Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong luận án tiến sĩ ngữ văn Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt đã bước đầu tiến hành phân loại, miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao từ nhiều phương diện như: nguồn gốc và con đường hình thành biểu tượng, sự vận động của biểu tượng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc nhóm đơn vị ca dao. Công trình nghiên cứu của tác giả đã góp phần nghiên cứu sâu sắc hơn về thi pháp ca dao, về đặc trưng của các loại ca dao. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc. Tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học nghĩa là nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ hiện tượng thiên nhiên. Để tránh trùng lặp với các công trình đã công bố, người viết tập trung vào những biểu trưng chưa được các tác giả đi trước khai thác hoặc mới chỉ nói đến một cách sơ lược. Hy vọng kết quả của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cái hay, cái đẹp của ca dao Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Thông qua việc thống kê phân loại các từ ngữ biểu thị các hiện tượng thiên nhiên trong kho tàng ca dao người Việt, luận án tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của 10 chúng. Từ đó xây dựng nên một bức tranh toàn cảnh về giá trị biểu trưng của các tín hiệu chỉ các hiện tượng thiên nhiên được sử dụng trong ca dao Việt Nam. Xác định ý nghĩa, giá trị thẩm mỹ của các từ ngữ biểu trưng trong ca dao, qua đó làm rõ được đặc trưng văn hóa tư duy của người Việt qua hệ thống ý nghĩa biểu trưng. 3.2. Nhiệm vụ - Xác lập khung lí thuyết liên quan đến vấn đề biểu trưng nói chung và biểu trưng trong ca dao nói riêng. - Thống kê các từ ngữ biểu thị các hiện tượng tự nhiên trong kho tàng ca dao người Việt qua đó xác định các đơn vị từ vựng được sử dụng với ý nghĩa biểu trưng thuộc thuộc thế giới thiên nhiên được sử dụng trong ca dao Việt Nam. - Miêu tả phân tích các ý nghĩa biểu trưng được thể hiện qua các từ ngữ biểu thị các hiện tượng thiên nhiên trong kho tàng ca dao. - Tập trung nghiên cứu cụ thể, toàn diện (nghiên cứu trường hợp) một số từ ngữ biểu thị các hiện tượng thiên nhiên thể hiện nhiều ý nghĩa biểu trưng và mang đậm nét đặc trưng văn hóa của người Việt. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ý nghĩa biểu trưng (sau đây gọi tắt là biểu trưng) của các từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên trong ca dao Việt Nam. Nhóm 1: Nhóm từ ngữ chỉ thế giới thực vật Nhóm 2: Nhóm từ ngữ chỉ thế giới động vật Nhóm 3: Nhóm từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên. 4.2. Phạm vi và tư liệu khảo sát Ở luận án này, chúng tôi khảo sát biểu trưng của các từ ngữ biểu thị thế giới thiên nhiên trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên. 11 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp thống kê là một trong số những phương pháp nghiên cứu chính xác. Kết quả của việc thống kê cho phép người nghiên cứu đưa ra những kết luận, những khái quát phù hợp với chân lí, hoặc tăng thêm sự thuyết phục cho những giả thiết, suy luận (khi chưa đủ cứ liệu để kết luận). Việc sử dụng phương pháp thống kê cho phép chúng tôi tính toán được số lần xuất hiện của các biểu trưng, qua đó nhận biết được vị trí của biểu trưng trong thể loại ca dao, trong tâm thức dân gian, nhận biết đâu là những biểu trưng được ưa thích nhất, phổ biến nhất. 5.2. Phương pháp miêu tả Quan sát, miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống- cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính... của các đơn vị ngôn ngữ, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức tổ chức và trật tự tôn ti... của chúng theo quan điểm hoặc trường phái (quan điểm truyền thống, cấu trúc, cải biến tạo sinh, tầng bậc, chức năng, tri nhận...) trên nguyên tắc: a) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (khách quan) và đơn vị phân tích (chủ quan do người nghiên cứu đặt ra). b) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (chung, khái quát) và các dấu hiệu thuộc tính của nó. 5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa Phương pháp phân tích ngữ nghĩa là tiến hành phân tích mối quan hệ bình diện hệ thống – cấu trúc và bình diện hoạt động, chỉ ra sự khác nhau giữa nghĩa bản thể và nghĩa liên hội, nghĩa sự vật – logic và nghĩa biểu trưng, sự biến đổi ý nghĩa theo cả trục đồng đại và lịch đại. Như vậy khi xem xét biểu trưng trong ca dao cần so sánh đối chiếu các yếu tố trên trục hệ hình để thấy rõ hướng nghĩa biểu trưng của từng yếu tố dựa trên những đặc điểm tương đồng và khác biệt. 5.4 . Phương pháp tiếp cận kí hiệu học (sémiotique): Phương pháp tiếp cận kí hiệu học giúp phân tích đặc trưng mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng, các cấp độ của cái được biểu trưng; Phân loại 12 các ý nghĩa biểu trưng được thể hiện qua các tín hiệu ngôn ngữ biểu thị các hiện tượng tự nhiên trong kho tàng ca dao người Việt, đồng thời phân tích quá trình chuyển biến các nghĩa biểu trưng của các tín hiệu ngôn ngữ thể hiện thế giới tự nhiên trong ca dao. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu về ý nghĩa biểu trưng được thể hiện trong ca dao người Việt nói chung, hệ thống ý nghĩa biểu trưng được thể hiện qua các đơn vị từ vựng chỉ các hiện tượng thiên nhiên trong kho tàng ca dao người Việt nói riêng. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm biểu trưng của các hiện tượng thiên nhiên trong kho tàng ca dao người Việt, qua đó thấy được những đặc thù về văn hóa và tư duy của người Việt. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca dao người Việt nói riêng theo cách tiếp cận từ hướng ngôn ngữ học. Kết quả nghiên cứu còn có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu, biên soạn từ điển biểu tượng trong kho tàng ca dao Việt Nam. 7. BỐ CỤC LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2:Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thế giới thực vật trong ca dao Việt Nam Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thế giới động vật trong ca dao Việt Nam Chương 4: Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thế giới các hiện tượng tự nhiên trong ca dao Việt Nam 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về ca dao Việt Nam 1.1.1. Khái niệm ca dao Thuật ngữ ca dao (歌歌) là một từ Hán Việt, theo nghĩa nguyên gốc, ca (歌)là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao ( 歌 ) là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc, đã từng được dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong Từ điển thuật ngữ văn học của Nguyễn Khắc Phi và đồng sự thì ca dao được hiểu như sau: “Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu” [91, tr.16] và một thời gian ca dao được hiểu là “danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu”[91, tr.26]. Theo cách hiểu từ khái niệm này thì ca dao đồng nghĩa với dân ca. Trong thực tế thì khái niệm ca dao đã dần dần có sự thu hẹp nội hàm. Hiện nay các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam “dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm tiếng láy, tiếng đưa hơi)”. Với nghĩa này thì ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian truyền thống. Trong Từ điển Tiếng Việt thì Ca dao được định nghĩa là “Thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định”. Hoặc có thể hiểu“Thể loại văn vần, thường làm theo thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền” [90, tr.16]. Ở đây, đối tượng xem xét của chúng tôi là ca dao theo cách hiểu thứ nhất. Cách hiểu về ca dao như vừa trình bày được nhiều người chấp nhận. Ngay cả trong các nền văn hóa khác như Anh và Pháp người ta cũng quan niệm tương tự về Ca dao (petit chanson populaire, Tiếng Pháp; và trong tiếng Anh Proverb hoặc Folkssong)“Ca dao là câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian” . Theo Vũ Ngọc Phan thì “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như những thể loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” [88, tr.76]. 14 Nguyễn Xuân Kính cho rằng “ca dao không có nghĩa là toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó (như hát trống quân, hát quan họ, hát ghẹo…) khi tước đi tiếng đệm tiếng láy, tiếng đưa hơi” mà “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách”. [54, tr.79] Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ và các mối quan hệ gia đình, xã hội. Ngoài ra, ca dao còn đề cập đến các hiện tượng thiên nhiên, những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh, … 1.1.2. Ngôn ngữ ca dao Ngôn ngữ ca dao mang đậm tính chất ngôn ngữ dân tộc. Nhờ biết dựa vào ngôn ngữ dân tộc, khai thác sử dụng ngôn ngữ dân tộc mà ca dao dân gian Việt Nam rất giàu bản sắc. Thêm nữa, chính ca dao lại tác động ngược trở lại ngôn ngữ dân tộc, để củng cố và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Văn học dân gian vốn có tính dân tộc, tính tập thể, và tính truyền miệng nên vừa thống nhất, vừa đa dạng. Vì vậy mà hai khuynh hướng dân tộc hóa và địa phương hóa luôn diễn ra song song và tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ ca dao cũng vậy, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương. Chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa vùng miền nhờ vào ngôn ngữ địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì nhẹ nhàng tình tứ. Thí dụ: Người về em chẳng cho về, Em nâng vạt áo, em đề câu thơ. Ca dao Nam Bộ thì bộc lộ một cách rõ ràng, bộc trực, dứt khoát. Thí dụ: Anh về em nắm vạt áo em la làng, Anh bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em… Khi sáng tác ca dao, nhân dân lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ theo yêu cầu của nghệ thuật thơ ca để bộc lộ tâm tình và những cảm xúc thẩm mỹ mà ngôn ngữ giao tiếp thông thường không thể nào diễn đạt được. Ngôn ngữ ca dao là một thứ ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, tính chất biểu tượng, ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ…. 15 1.1.3 Kết cấu của ca dao - Kết cấu một vế đơn giản: Đây là dạng kết cấu nội dung của lời vốn là một ý lớn do các phán đoán tạo thành. Thí dụ: Dốc bồ thương kẻ ăn đong, Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình. (1, 699) A: Dốc bồ thương kẻ ăn đong. B: Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình. Cả hai phán đoán A, B đều nhằm diễn đạt cái ý đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ với mình. - Kết cấu hai vế tương hợp: Dạng này thường xuất hiện trong hát đối đáp. Nội dung gồm hai ý lớn có thể tương hợp. Thí dụ: Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. (1, 255) Người con trai ướm hỏi cô gái và cô gái trả lời. Dạng kết cấu này chiếm hầu hết trong kho tàng ca dao, dân ca nhất là mảng đề tài về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình. - Kết cấu nhiều vế nối tiếp: Kết cấu nhiều vế nối tiếp nhau là nội dung của lời gồm nhiều ý nối tiếp nhau. Thuộc dạng này có hai loại. Một loại thì giữa các ý không có mối liên hệ mạch lạc. Một loại giữa các vế không chỉ gắn bó về vần mà còn được liên hệ chặt chẽ về nội dung. 16 1.2. Biểu trưng và những khái niệm liên quan 1.2.1. Khái niệm biểu trưng Biểu trưng, biểu tượng, tượng trưng là những thuật ngữ thuộc về nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lí học, văn hóa học, tín hiệu học, ngôn ngữ học. Hệ thống khái niệm này được dùng với nội hàm như sau: Biểu tượng văn hóa: Vật thể, hình ảnh, ý niệm, hành động v.v mang tính chất tiêu biểu, đặc thù cho mọi nền văn hóa, có thể chuyển hóa qua nhiều bình diện khác nhau: tín ngưỡng, phong tục tập quán, sinh hoạt, giao tiếp, sáng tạo nghệ thuật. Trong phạm vi văn hóa Việt thì trống đồng là một biểu tượng văn hóa, rồng, tiên vừa là hình ảnh, vừa là ý niệm, một cặp biểu tượng văn hóa đặc thù trong tâm thức người Việt. Biểu tượng ngôn ngữ: Biến thể của biểu tượng văn hóa trong phạm vi đời sống ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ văn học. Chẳng hạn các từ ngữ như cá, chim, cá nước chim trời, bóng chim tăm cá chính là các yếu tố ngôn ngữ mang tính biểu trưng trong tiếng Việt. Biểu trưng, tượng trưng: Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm ngây thơ dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững [106, tr 145]. Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm“Biều trưng”, biểu trưng tồn tại rộng khắp trong các nền văn hóa và đời sống tinh thần. Nguyễn Văn Nở giải thích về hai chữ “Biểu trưng” trong cuốn “Biểu trưng trong tục ngữ Người Việt” như sau, “Biểu trưng (symbole: tiếng Pháp; symbol: tiếng Anh) là một khái niệm rất quen thuộc và được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Nó có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus) nghĩa là dấu hiệu. Ở Việt Nam thuật ngữ này được dịch là biểu trưng hoặc biểu tượng. Theo chúng tôi biểu trưng và biểu tượng không đồng nhất. Nghĩa biểu trưng mang tính lâm thời, nghĩa 17 là ở những ngữ cảnh khác nhau nó có thể có nghĩa khác nhau; còn biểu tượng có tính cố định” [86, tr. 41]. Về thuật ngữ biểu trưng, tác giả “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” cho biết lịch sử của nó như sau: “Khởi nguyên, biểu tượng (symbole) là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai kẻ sắp chia tay lâu dài…Sau này ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Ở người Hi Lạp thời cổ đại, biểu tượng còn là những dấu hiệu để cha mẹ nhận ra con cái bị lưu lạc. Bằng lối loại suy, từ được mở rộng nghĩa, chỉ các tấm thẻ, cầm chúng thì có thể lĩnh lương, phụ cấp hay thực phẩm; chỉ mọi dấu hiệu tập hợp, chỉ các điềm triệu hay quy ước. Biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chia cắt và có thể tái hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra” [52, tr.23]. Với tư cách là một hệ thống kí hiệu, ngôn ngữ cũng là những biểu trưng. Chất liệu biểu trưng là cái nằm bên ngoài; vật mà nó biểu trưng lại nằm sâu trong nội tâm. Ngôn ngữ biểu trưng là ngôn ngữ dùng để diễn đạt kinh nghiệm nội tại; nó hầu như là sự thể nghiệm cảm quan đó; nó là một vật nào đó do ảnh hưởng của thế giới vật lí tác động đến chúng ta. Ngôn ngữ biểu trưng là ngôn ngữ như sau: thế giới bên ngoài là biểu trưng cho thế giới nội tại; là biểu trưng cho linh hồn và tâm linh. Theo Erich Fromm [37, tr.24] “biểu trưng có ba loại (dịch giả dùng chữ “biểu trưng”): Biểu trưng mang tính chất tập quán; biểu trưng mang tính chất ngẫu nhiên và biểu trưng phổ biến. Theo đó, biểu trưng mang tính chất tập quán là ngôn ngữ sử dụng hằng ngày. Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của loại biểu trưng này không có mối quan hệ nội tại. Biểu trưng mang tính chất ngẫu nhiên cũng thế. Nhưng nếu với biểu trưng mang tính chất tập quán ai cũng có thể hiểu được (đối với cộng đồng ngôn ngữ đó) thì biểu trưng mang tính chất ngẫu nhiên chỉ có người nào đã tham gia vào sự việc có liên quan với vật biểu trưng mới có thể hiểu được còn 18 người khác thì không. Trong khi đó, với biểu trưng mang tính chất phổ biến thì giữa cái biểu trưng và cái mà nó đại diện có mối quan hệ nội tại. Biểu trưng phổ biến là loại biểu trưng mà quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt nhất trí với nhau trong nội tại chứ không phải ngoại tại. Biểu trưng phổ biến bám rễ sâu trong thân thể, ý thức và tâm linh của mỗi người; nó không giới hạn trong một cá nhân hay một nhóm người nào. Tuy nhiên có điều cần phải thấy rằng, trong các nền văn hóa khác nhau, một số biểu trưng có ý nghĩa hiện thực khách quan vì vậy chúng có ý nghĩa khác nhau. Về mặt biện chứng, biểu trưng phổ biến chịu sự quyết định của sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Nét khác nhau này tạo nên hiện tượng: tại các khu vực khác nhau trên trái đất, một biểu trưng nào đó có ý nghĩa khác nhau. Có một tình hình rất khác với phép biện chứng của biểu trưng nói trên, rất nhiều vật biểu trưng, mỗi cái có nhiều ý nghĩa khác nhau; bởi vì, mỗi cái lại có nhiều kinh nghiệm gắn liền với một hiện tượng tự nhiên nào đó, hoặc gắn liền với một hiện tượng tự nhiên tương tự. Ý nghĩa biểu trưng trong bất kì tình huống được xác định nào, cũng chỉ có thể được quyết định bởi toàn bộ bối cảnh khi xuất hiện vật biểu trưng, cũng có nghĩa, chịu sự quyết định của kinh nghiệm mang tính chất chi phối của người vận dụng vật biểu trưng. Trong quyển “Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ” Wallace L. Chafe cho rằng: “Biểu trưng là khi một cái gì đó trong thế giới tư tưởng và khái niệm biến thành một cái gì đó có khả năng trở thành cái cầu bắc các vực ngăn cách vật phát và vật thu” [118, tr.28]. Ở Việt Nam, khi đề cập đến biểu trưng, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu về thuật ngữ này. Chẳng hạn Bùi Khắc Việt , trong bài“Về tính biểu trưng của thành ngữ trong Tiếng Việt” cho biểu trưng thể hiện ở chỗ từ “hình ảnh hoặc sự việc, sự vật cụ thể được miêu tả trong tự nhiên là nhằm nói về ý niệm khái quát” [116, tr.28] và ông hiểu “tính biểu trưng khác với tính hình ảnh”, tuy vậy hình ảnh cũng có vai trò gợi cho ta ý niệm về nội dung. Hà Công Tài thì cho rằng: “Nói đến biểu trưng tức là nói đến hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Đó là hình ảnh sao chép lại nguyên sơ các hiện tượng do cảm giác khác nhau như thị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan