Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh...

Tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

.DOC
112
294
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM KIM TRUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM KIM TRUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. Tiến sỹ Nguyễn Văn Tứ 1 NGHỆ AN, 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các cô giáo, thầy giáo đã tận tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Tứ đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thạch Hà; lãnh đạo và cán bộ chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Hà; Hiệu trưởng, các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh các trường học; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã động viên, tạo điều kiện về thời gian, trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn sự quan tâm, cổ vũ, chia sẻ của gia đình, anh em, bạn bè đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, song trong luận văn này vẫn còn có những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để có thể sửa chữa và hoàn thiện luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Kim Trung 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GD Giáo dục GD - ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HĐND Hội đồng nhân dân HS Học sinh QLGD Quản lý giáo dục UBND Ủy ban nhân dân XHHGD Xã hội hóa giáo dục XHHT Xã hội học tập. XMC - PCGD Xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................5 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP .......................................................................................................... 1.1.1. Xây dựng xã hội học tập ở một số nước trên thế giới ...................... 1.1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu xây dựng xã hội học tập ở VN .............. 1.1.3. Việc nghiên cứu công tác xây dựng XHHT của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh .............................................................................................. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................... 1.2.1. Xã hội học tập ........................................................................................ 1.2.3. Xã hội hoá và xã hội hoá giáo dục 1 3 3 4 4 5 6 6 9 13 14 14 ......................................................17 18 1.2.2. Xây dựng xã hội học tập ....................................................................... 1.2.4. Giải pháp xây dựng xã hội học tập ...................................................... 1.3. Một số vấn đề về xây dựng xã hội học tập ............................................ 1.3.1. Định hướng xây dựng xã hội học tập ở nước ta ................................ 1.3.3. Nhiệm vụ xây dựng xã hội học 20 21 21 25 tập ......................................................22 1.3.2. Mục tiêu xây dựng xã hội học tập ....................................................... 1.3.4. Mô hình xây dựng xã hội học tập ........................................................ 1.3.5. Các hình thức hoạt động xây dựng XHHT ở nước ta ....................... 1.3.6. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xây dựng xã hội học tập ................................................................. 1.3.7. Các yếu tố đảm bảo công tác XD XHHT hiện nay ........................... Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh ..............................................................................................41 28 30 31 37 39 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC 41 TẬP Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH ......................................... 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 2.2.1. Thực trạng giáo dục ở huyện Thạch Hà 42 .............................................44 44 2.2. Thực trạng xây dựng XHHT ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ......... 2.2.2. Hoạt động xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà ................. 2.3. Đánh giá Thực trạng xây dựng XHHT ở huyện Thạch Hà ............... 50 60 2.3.1. Những thành tựu ................................................................................. 2.3.2. Những hạn chế .................................................................................. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................62 2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH ....................................................... 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................................. 3.1.2. Bảo đảm tính toàn diện 60 61 64 65 65 .........................................................................65 65 3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu .......................................................................... 3.1.3. Bảo đảm tính khả thi ............................................................................. 3.1.4. Bảo đảm phù hợp với các chức năng quản lý giáo dục .................. 3.2.1. Tiếp tục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của 65 66 66 xây dựng xã hội học tập ..................................................................................66 3.2. Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................................... 3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, trách nhiệm của toàn xã hội đối với xây dựng xã hội học tập .............................. 3.2.3. Củng cố và phát triển các mạng lưới các cơ sở giáo dục ................ 3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình học tập gắn liền với phát động các phong trào tự học, HTSĐ rộng khắp trong cộng đồng dân cư ................. 3.2.5. Phát triển các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học; 69 71 76 81 nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học các cấp .................. 3.2.6. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục ................ 85 3.3. Thăm dò tính khả thi và sự cần thiết của các giải pháp ..................... 90 3.3.1. Về tính cần thiết ..................................................................................... 91 3.3.2. Về tính khả thi ........................................................................................ 93 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 95 1. Kết luận ...........................................................................................................97 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG 101 BỐ .............................................................................................98 2. Kiến nghị ........................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục" [9]. Ở Điều 12, Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), khi nói về xã hội hóa giáo dục đã ghi rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [26]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011 đã nêu lên mục tiêu: "Đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã nêu quan điểm, giải pháp mục tiêu xây dựng xã hội học tập, trong đó khẳng định xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách; chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của 2 mỗi người học; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, từng bước hình thành xã hội học tập [31]. Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) cũng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng nền giáo dục - đào tạo mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập [10]. Ngày 09 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” [4]. Hiện nay, nâng cao dân trí là một yêu cầu bức thiết mang một ý nghĩa chiến lược về phát triển nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệ đại hóa đất nước. Chính điều đó đã đặt giáo dục đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Giáo dục có sứ mạng giúp mọi người phát huy tất cả tài năng và tiềm lực sáng tạo của mình. Để thực hiện được sứ mạng đó, việc xây dựng xã hội học tập trở thành xu thế tất yếu của các nước trên thế giới trước yêu cầu mới của thời đại. Đặc biệt đối với Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Như vậy, xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn, đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta. Xã hội học tập là một cơ sở tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tri thức cao phục vụ CNH, HÐH đất nước. Xã hội học tập đòi hỏi sự học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời. Thạch Hà là một huyện vành đai của Thành phố Hà Tĩnh, là vùng đất có truyền thống văn hóa từ lâu đời, là một vùng trầm tích kết tinh qua nhiều thế hệ, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng, anh hùng, truyền thống hiếu học và học giỏi. Phát huy truyền thống hơn nghìn năm hình thành và phát triển với quyết 3 tâm vươn lên để phát triển mạnh mẽ, tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Huyện Thạch Hà đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, hội nhập sâu vào nền kinh tế - văn hóa của đất nước. Trong những năm qua ngành GD - ĐT Thạch Hà luôn là lá cờ đầu trong toàn tỉnh. Từ mạng lưới quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm đến chất lượng dạy và học. Công tác xây dựng xã hội học tập đã thực sự góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ của GD - ĐT Thạch Hà. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do đây là vấn đề vừa mới, vừa khó nên hiệu quả mang lại chưa cao, mặt bằng dân trí dù được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề xây dựng xã hội học tập. Để nhìn nhận toàn diện việc xây dựng xã hội học tập, có những giải pháp khả thi nhằm giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí ở huyện Thạch Hà trong thời gian tới, tôi chọn hướng nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng xã hội học tập, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục ở địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác xây dựng xã hội học tập. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4 Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được những giải pháp hợp lý và khả thi trong công tác xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh sẽ góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xây dựng xã hội học tập. - Điều tra đánh giá thực trạng công tác xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp lý luận - Phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài, đưa ra các luận cứ khẳng định vai trò, ý nghĩa, nội dung cũng như những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước trong việc triển khai thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập. - Phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập để làm rõ những ý kiến chủ quan của bản thân đối với các vấn đề liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Từ đó, đề ra các giải pháp xây dựng xã hội học tập hiệu quả, phù hợp với các chủ trương, chính sách và thực tiễn của địa phương. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát, khảo sát thực tế. - Thống kê số liệu. - Phân tích thực trạng. - Tổng kết kinh nghiệm. - Điều tra bằng phiếu hỏi. 5 - Lấy ý kiến chuyên gia (qua mạn đàm, trao đổi) 7. Đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về xã hội học tập. - Đánh giá thực trạng về công tác xây dựng xã hội học tập của huyện Thạch Hà, rút ra những thành công và hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm. - Đề xuất một số giải pháp cần thiết và có tính khả thi nhằm xây dựng xã hội học tập huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho một số địa phương khác trong việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng xã hội học tập. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng xã hội học tập. Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 1 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Năm 1949, tại Ensinore (Đan Mạch) người ta đã bàn đến giáo dục cho người lớn. Năm 1960, tại Montreal (Canada) đã mở hội nghị bàn nhiều về việc làm thế nào để xoá mù chữ cho người lớn tuổi ở các nước mới giành được độc lập. Trong một cuốn sách công bố năm 1968 Rôbớt Hútchin cũng đã khẳng định sự cần thiết tiến tới một “XHHT” với hai lí do “là người ta có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và thế giới biến đổi nhanh hơn” [12]. Giắc Đơlô, trong công trình nghiên cứu: “Học tập một kho báu tiềm ẩn” đã đi sâu vào vấn đề “Học tập suốt đời” và gắn bó với quan niệm: “XHHT là xã hội ở đó mọi sự đều là cơ hội học tập và phát triển mọi khả năng” [28]. Ông cho rằng, nguyên tắc “Học tập suốt đời” đòi hỏi biết cách nắm được vững tri thức ngoài nhà trường hoặc ở nơi làm việc cũng như ở ngoài xã hội, trong suốt cuộc đời. Do đó, cần phải kết hợp giáo dục chính quy ở nhà trường với giáo dục không chính quy ở ngoài nhà trường, giáo dục trong XHHT cần phải có những đặc điểm sau đây: - Đó là một nền giáo dục thể hiện được tính mềm dẻo, đa dạng và khả thi trong thời gian khác nhau và địa điểm khác nhau. Giáo dục trở thành một quá trình liên tục về sự hình thành con người toàn diện, cả về tri thức và cả những khả năng của họ (khả năng phán đoán trong tư duy và khả năng hành động trong đời sống hằng ngày). 7 - Đó là một nền giáo dục tạo ra được những cơ hội học tập cho mỗi một con người và mỗi cộng đồng có nhu cầu nắm bắt thông tin và tri thức, làm chủ được các công nghệ mới. - Đó là nền giáo dục coi trọng giáo dục cơ sở, tận lực phát triển giáo dục trung học và đại chúng hoá giáo dục đại học. Năm 1972, tại Tokyo (Nhật), người ta bàn nhiều về dân chủ trong giáo dục và giáo dục cho người lớn là một nhân tố quan trọng cho việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia. Năm 1972 trong cuốn “Học để thành người: thế giới của giáo dục hôm nay và ngày mai”, Faure đã đề cập đến xã hội học tập với nét đặc trưng tính dân chủ, bình đẳng của giáo dục. Cũng trong năm này, Etga Phô viết cuốn “Học để tồn tại”. Trong cuốn sách này, tác giả đã nhấn mạnh “nếu học tập là việc động chạm đến suốt đời của con người, cả theo nghĩa thời gian, cả theo nghĩa đa dạng và đối với mọi người trong xã hội, kể cả các nguồn lực xã hội, kinh tế và giáo dục, khi đó chúng ta phải đi xa hơn việc tháo dỡ tất cả các hệ thống giáo dục cho đến lúc nào đạt được tình trạng của một XHHT” [15]. Năm 1985 tại Pari (Pháp), hội nghị đã thông qua 6 quyền của con người về giáo dục trong bản tuyên ngôn về quyền giáo dục: - Quyền biết chữ; - Quyền học hỏi; - Quyền sáng tạo; - Quyền tìm hiểu mình và lịch sử; - Quyền sử dụng nguồn lực giáo dục; - Quyền phát triển cá nhân. Phong trào giáo dục cho mọi người ra đời và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 1990, khi các đại biểu tham dự Diễn đàn Thế giới Giáo dục cho mọi 8 người ở Jomtien, Thái Lan cùng nhau cam kết cung cấp Giáo dục tiểu học có chất lượng cho tất cả trẻ em và giảm một cách đáng kể tỷ lệ mù chữ của người lớn vào cuối thập kỷ. Tại diễn đàn này đã đề cao giáo dục cơ sở và coi đây như một “giấy thông hành cho cuộc đời” và là chìa khoá để học tập suốt đời trong một xã hội học tập. Năm 1996, trong báo cáo “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” của Jacques Delors, người đứng đầu Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã nhấn mạnh 2 khái niệm: học tập suốt đời và xã hội học tập và coi giáo dục là nhân tố then chốt của sự phát triển xã hội. Báo cáo cho rằng giáo dục phải dựa trên 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống với nhau. Năm 1997, tại Hamburg (Đức) trong xu thế toàn cầu hóa, người ta lại bàn nhiều đến giáo dục cho người lớn với các ý tưởng: - Giáo dục người lớn để thừa nhận chân giá trị của con người; - Giáo dục người lớn để tạo điều kiện bình đẳng giữa người và người; - Giáo dục người lớn để cải tạo xã hội. Đến tháng 4/2000, tại Diễn đàn Giáo dục Quốc tế ở Dakar, Xênêgan, hơn 1100 đại biểu bao gồm các nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục, các giáo viên, nhà nghiên cứu… đến từ 164 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cùng nhau tổng kết lại những tiến bộ đã đạt được kể từ sau Diễn đàn ở Jomtien, đồng thời khẳng định một lần nữa tầm nhìn về Giáo dục cho mọi người đến năm 2015. Các mục tiêu đề ra tại Diễn đàn Dakar gồm 6 nhóm chính: - Mở rộng chăm sóc và giáo dục mầm non; - Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đến năm 2015; - Tăng cường hiểu biết và kỹ năng sống cho thanh niên và người lớn; - Đạt mức 50% tỷ lệ biết đọc, biết viết của người lớn vào năm 2015; - Đạt cân bằng giới vào năm 2005 và bình đẳng giới vào năm 2015; 9 - Cải thiện chất lượng giáo dục. Năm 2000, tại Okinawa (Nhật Bản), hội nghị thượng đỉnh các nước G8 đã chủ trương xây dựng xã hội học tập trên quan điểm học tập suốt đời. Cũng năm 2000, tổ chức các nước trong hội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã kêu gọi các nước xây dựng ở nước mình xã hội học tập và học tập suốt đời. Tại Hội nghị của UNESCO họp ở Giơnevơ tháng 12/2003 đã gắn XHHT với xã hội thông tin, xã hội tri thức. Từ đó các đại biểu dự hội nghị đã đi tới thống nhất XHHT, xã hội tri thức, xã hội thông tin đều đặt con người vào vị trí trung tâm, đều tập trung vào con người, tạo điều kiện cho con người phát triển bền vững và là điều kiện của mọi sự phát triển của kinh tế xã hội. 1.1.2. Ở Việt Nam Khái niệm "học tập suốt đời" và "xây dựng xã hội học tập" thật ra đã có mầm mống được sử dụng ở nước ta từ lâu. Sau cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Bác Hồ đã mong muốn dân ta ai cũng được học hành và Bác cũng đã yêu cầu người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, đây chính là mầm mống khởi đầu của việc xây dựng một xã hội học tập để mọi người đều được học tập. Song song với việc xoá mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành giáo dục nước ta đã mở ra hệ thống học tập không chính quy dành cho người lớn tuổi, cho người nghèo, cho con em tầng lớp lao động. Khắp nơi trên đất nước hàng loạt các trường phổ thông lao động, các trường bổ túc công nông, bổ túc văn hoá, vừa học vừa làm đã hình thành và đem lại quyền được học hành cho mọi người dân, mà trước đấy trong lịch sử phát triển giáo dục nước ta chưa từng bao giờ có được. 10 Mặt khác, trong các trường thuộc hệ chuyên nghiệp và đại học hàng loạt các khoa, các lớp tại chức, chuyên tu với đủ tất cả các lĩnh vực, ngành nghề cũng đã được mở ra để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn mà xã hội đang đòi hỏi. Ngành giáo dục đã bám sát nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, đồng thời ở khắp nơi trong cả nước cũng giấy lên một không khí sôi nổi thực hiện khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi “ của V.I. Lênin. Có thể nói những năm tháng này ở nước ta trên thực tế đã có mầm mống hình thành một xã hội học tập. Nhờ những bước đi đúng đắn này mà ở nước ta ngày hôm nay mới có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong họ không ít người nhờ qua con đường học không chính quy đã trưởng thành và đạt tới đỉnh cao của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý, trở thành những cán bộ đầu ngành của hầu hết tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên phải chờ đến những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua nghị quyết các Đại hội, đặc biệt là nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X và gần đây là Đại hội XI đã khẳng định chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo nước ta theo hướng “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Mục tiêu quan trọng và cuối cùng của phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay chính là xây dựng một nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân. Xây dựng xã hội học tập suốt đời phải là một trong những chiến lược then chốt của giáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo do Đảng khởi xướng từ cuối thế kỷ trước và nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong thế kỷ XXI. Bước vào thế kỷ XXI, ở nước ta việc xây dựng XHHT là để đảm bảo được việc học tập suốt đời của mọi người, có nghĩa là đảm bảo nhu cầu hoàn 11 thiện của từng thành viên trong cộng đồng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo. Có thể coi đây là một quan niệm về triết lý giáo dục xây dựng con người mới thông qua giáo dục nhân bản, tô đậm bản sắc dân tộc và khai phóng con người Việt Nam mới bằng học tập suốt đời trong xây dựng xã hội học tập với việc coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Học tập suốt đời trong xã hội học tập là tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục để từng thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả xã hội nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường làm cho nước ta sớm trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời luôn gắn bó hữu cơ với nhau và là một nhu cầu bức xúc trong một thị trường lao động đang biến động và phát triển ở nước ta với sự trợ giúp của sự tiến bộ hàng ngày, thậm chí hàng giờ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và ngay cả văn hoá trong một xã hội phát triển lành mạnh. Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là một chiến lược quan trọng để đạt được sự dân chủ và bình đẳng của mọi người trong xã hội. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII cũng đã chỉ rõ: “Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều kiện cho những người học giỏi phát triển tài năng”. Trong thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi và triển khai có hiệu quả ý Đảng lòng dân về xây dựng nông thôn mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề tạo môi trường học tập suốt đời cho mỗi người dân trong xây dựng xã hội học tập là bức xúc của mỗi cá nhân trong nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy có thể nói học tập suốt đời là một quan niệm 12 triết lý giáo dục mới, là nhu cầu về sự hoàn thiện của mỗi người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường với một thị trường lao động luôn biến động theo sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đem lại cơ hội bình đẳng về giáo dục. Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã thay đổi cơ bản, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến toàn bộ hệ thống giáo dục nói riêng và tạo dựng nền giáo dục mở mới nói chung. Hòa nhịp với nền giáo dục mở, nhu cầu học tập suốt đời dần dần đã trở thành lẽ sống không thể thiếu được của mọi người. Sự phát triển nhanh của khoa học - công nghệ ở nông thôn trong những năm đổi mới ở nước ta cũng đã mở ra nhu cầu mới về học tập suốt đời cho nông dân. Việc đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển nông nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn ở trình độ cao hơn trong hệ thống sản xuất. Kết quả yêu cầu người nông dân cần đa dạng hơn với nhiều kiến thức, kỹ năng để sản xuất phát triển. Người nông dân, nhất là thanh niên nông thôn trong bối cảnh mới cần có trình độ học vấn cao hơn với nhiều kiến thức, kỹ năng tay nghề mới hơn để đẩy quá trình sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn. Mặt khác với truyền thống của một dân tộc hiếu học, ngoài tác động của tiến trình chuyển đổi kinh tế và tiến bộ của khoa học - công nghệ, bản thân mỗi nông dân ngày càng quan tâm hơn đến các nhu cầu cá nhân riêng biệt trong nâng cao chất lượng đời sống bản thân, gia đình, họ tộc và cộng đồng. Do vậy học tập suốt đời còn là nhu cầu thực sự của mỗi nông dân để tự thỏa mãn mình. Ngày 21/8/1997, Chính phủ đã có Nghị quyết 90/CP về xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá. Theo Nghị quyết này ở nước ta phải tạo ra một phong trào học tập sâu rộng với nhiều hình thức cho mọi người trong toàn xã hội. Toàn dân, các ngành phải có trách nhiệm cao với giáo dục, chăm sóc thế hệ trẻ. Huy động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng