Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường ...

Tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố hải phòng

.PDF
113
241
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ QUỲNH Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Quân Hà nội - 2004 NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN CNH – HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo : Cán bộ, giáo viên – công nhân CBGV-CNV viên GV : Giáo viên HS : Học sinh THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở BTVH : Bổ túc văn hoá DL : Dân lập TT : Tư thục 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu 8 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8 4. Giả thuyết khoa học 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 6. Giới hạn nghiên cứu của 9 7. Phương pháp nghiên cứu 10 8. Cấu trúc luận văn 11 Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và phần két luận, khuyến nghị. CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH QUẢN LÍ DÂN CHỦ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11 1.1. NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHONG CÁCH QUẢN LÍ 12 1.1.1.Hoạt động lao động và lao động quản lí 12 1.1.1.1. Hoạt động lao động 12 1.1.1.2. Lao động quản lí 13 1.1.2. Phong cách lao động và phong cách quản lí 19 1.1.2.1. Phong cách lao động 19 1.1.2.2. Phong cách quản lý 20 1.2. PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT 21 3 12 1..2.1. Quản lý giáo dục và quản lí trƣờng học 21 1.2.2. Ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THPT 24 1.2.3. Phong cách quản lý và phong cách lãnh đạo của hiệu trƣởng trƣờng THPT 28 1.3. CÁC LOẠI PHONG CÁCH QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT 30 1.3.1. Cơ sở phân loại 30 1.3.2. Các loại phong cách quản lí của hiệu trƣởng 30 1.3.2.1. Cách thứ nhất 31 1.3.2.2. Cách thứ hai 31 1.3.2.3. Cách thứ ba 32 1.3.2.4. Quan điểm của Hồ Chủ Tịch về các loại phong cách quản lí [22 ] 34 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT. 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 42 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 42 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng 42 2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực 42 2.1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội 44 2.1.4. Giáo dục và đào tạo 44 2.1.5. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 47 2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 48 2.2.1. Quy mô học sinh THPT giai đoạn 1990-2002 48 2.2. CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC THPT 49 2.2.3. Mạng lƣới trƣờng, lớp THPT 49 2.2.4. Đội ngũ giáo viên THPT 50 4 2.2.5.Cơ sở vật chất trƣờng học khối THPT 52 2.3. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH QUẢN LÍ CỦA HIÊU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT 53 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng phong cách quản lý của Hiệu trƣởng trƣờng Trung học phổ thông 53 2.2.3. Kết quả trắc nghiệm 61 2.3.4. Phân tích kết quả trắc nghiệm 62 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THPT VÀ PHONG CÁCH QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT 65 2.4.1. Mặt mạnh 65 2.4.2. Mặt yếu 65 2.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém 67 CHƢƠNG 3 : CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG PHONG CÁCH QUẢN LÝ DÂN CHỦ CỦA HIỆU TRƢỞNG THPT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 69 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thứ bậc 70 3.2. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP 70 3.2.1. Biện pháp tác động đến nhận thức của hiệu trƣởng làm sáng tỏ lí do của sự cần thiết phải có phong cách quản lí dân chủ trong trƣờng học 70 3.2.2. Cung cấp công cụ để các hiệu trƣởng tự đánh giá phong cách quản lí của bản thân 72 3.2.3. Định hƣớng sự rèn luyện của Hiệu trƣởng 79 3.2.4. Tổ chức các hoạt động trong nhà trƣờng theo tinh thần dân chủ hoá 83 3.2.5. Biện pháp về cơ chế, chính sách 85 3.3. ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 87 5 3.3.1 Phƣơng pháp đánh giá 87 3.3.2. Kết quả đánh giá 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91 1- KẾT LUẬN 91 2- KHUYẾN NGHỊ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 98 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ở bất kì thời đại nào, chế độ xã hội nào, môi trường và lĩnh vực hoạt động nào, con người đều sống và làm việc theo những phương pháp và cách thức cụ thể. Những phương pháp và cách thức này khi được sử dụng thường xuyên, ổn định sẽ là thành phần quan trọng tạo nên phong cách cho cá nhân đó. Mỗi người đều có một phong cách. Hoạt động của họ chịu sự chi phối và thể hiện rõ nét phong cách đó. Lao động quản lí mang tính khoa học và nghệ thuụât cao. Khoa học thể hiện ở những tác động của chủ thể dựa trên kết quả của sự nhận thức khoa học nên tác động có hiệu qủa đến các nhân cách với tính đa dạng và sự phong phú các mối quan hệ của nó. Nghệ thuật thể hiện ở hoạt động cùng và thông qua người khác một cách có hiệu quả, ở việc sử dụng quyền uy của mình đúng nơi, đúng lúc. Thông qua thực tiễn hoạt động quản lí, cùng với các đặc điểm sinh học của mỗi chủ thể, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo của họ được hình thành. Khi phong cách đã định hình, phong cách lại ảnh hưởng đến phương pháp cũng như các hành vi, thói quen trong lao động quản lí, lãnh đạo của chủ thể. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả lao động của chủ thể quản lí. Xã hội càng văn minh, vai trò của quản lí ngày càng được đề cao. Vai trò của quản lí càng được đề cao thì lao động quản lí càng được tôn trọng và càng phải quan tâm chú ý nhiều hơn đến chất lượng và hiệu quả. Chất lượng và hiệu qủa của lao động quản lí lại bị quy định bởi phong cách quản lí, lãnh đạo của chủ thể. Vì lẽ đó, vấn đề phong cách quản lí, phong cách lãnh đạo là một trong những nội dung được đề cập khá kĩ lưỡng trong các tài liệu về khoa học quản lí. 7 1.2. Chịu sự chế ước của xã hội nên giáo dục nước ta đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý năng động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý cũ ảnh hưởng lớn đến phong cách quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. Và đương nhiên, phong cách quản lý này sẽ có những thay đổi trong thực tiễn quản lý nhà trường hiện nay. Mức độ thay đổi và phong cách quản lý phổ biến hiện nay của cán bộ quản lý giáo dục là gì? ảnh hưởng của nó đến chất lượng hiệu quả lao động sáng tạo của họ như thế nào? đó là vấn đề lớn cần trả lời thấu đáo trong những nghiên cứu về lí luận cũng như về thực tiễn quản lý giáo dục của nước ta hiện nay. 1.3. Các trường Trung học phổ thông (THPT) thành phố Hải Phòng đã và đang trong quá trình đổi mới toàn diện theo chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia và của thành phố. Thành quả của sự đổi mới này chịu ảnh hưởng, chịu tác động trực tiếp của phong cách quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường, đặc biệt là đội ngũ các hiệu trưởng. Vì thế, việc nghiên cứu về phong cách quản lý của đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT của thành phố nhằm tìm kiếm các biện pháp xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học cho đội ngũ này là việc làm có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn thiết thực. Những phân tích trên đây là lý do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu có tiêu đề : Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông thành phố Hải Phòng. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng phong cách quản lý của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng để đề xuất những biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của Hiệu trưởng trong các trường học của thành phố. 8 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Lao động quản lý của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phong cách quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hải Phòng. 4. Giả thuyết khoa học Tồn tại nhiều phong cách quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hải Phòng. Nếu xác định rõ các yếu tố cấu trúc của phong cách quản lý dân chủ và con đường hình thành nó thì sẽ đề xuất được các biện pháp để xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hải Phòng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phong cách quản lý và các biện pháp hình thành phong cách quản lí dân chủ của Hiệu trưởng trường THPT . 5.2. Tìm hiểu thực trạng phong cách quản lý của Hiệu trưởng trường THPT thành phố Hải Phòng. 5.3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của Hiệu trưởng trong các trường THPT của thành phố Hải Phòng. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Phạm vi không gian và thời gian : Các vấn đề về giáo dục Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới và trong khoảng thời gian 2002 - 2004. 6.2. Địa bàn nghiên cứu : 9 Nghiên cứu trên 6 trường THPT, trong đó : có 3 trường nội thành, 3 trường ngoại thành. 6.3. Khách thể trắc nghiệm và điều tra : Các trắc nghiệm được thực hiện với tất cả các Hiệu trưởng trường THPT của thành phố. Điều tra được thực hiện với giáo viên của 6 trường triển khai nghiên cứu và tất cả cán bộ quản lý ở phòng phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tao Thành phố Hải Phòng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp đọc tài liệu, phân tích tổng hợp tài liệu để xây dựng các khái niệm công cụ và những luận chứng lý luận khác cho vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu tập trung vào các mảng vấn đề : - Lý luận về quản lý và quản lý trường học. - Lý luận về phong cách lao động và phong cách lao động quản lý. - Lý luận về nhà trường Trung học phổ thông. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp trắc nghiệm : Sử dụng bộ trắc nghiệm phát hiện phong cách quản lý để phát hiện phong cách quản lý của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông thành phố Hải Phòng. - Phương pháp điều tra : Sử dụng bảng hỏi để điều tra trên giáo viên về phong cách quản lý của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông thành phố Hải Phòng. Phương pháp còn được sử dụng để đánh giá tính khả thi và ý nghĩa của các biện pháp. 10 - Phương pháp quan sát : Quan sát hoạt động của các Hiệu trưởng Trung học phổ thông để thu thập thông tin phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia : Sử dụng để thu thập thông tin khi đề xuất các khuyến nghị theo nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 7.3. Phương pháp thống kê : Sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu thu được từ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và phần két luận, khuyến nghị. 11 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH QUẢN LÍ DÂN CHỦ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHONG CÁCH QUẢN LÍ 1.1.1. Hoạt động lao động và lao động quản lí 1.1.1.1. Hoạt động lao động Hoạt động là một quá trình tác động qua lại tích cực giữa con người với hiện thực khách quan mà thông qua đó mối quan hệ giữa con người với hiện thực được thiết lập. Thế giới khách quan gồm hai thành phần đó là thế giới đồ vật và thế giới con người. Khi con người thiết lập mối quan hệ của mình với thế giới đồ vật, khi đó con người thực hiện hoạt động có đối tượng nhằm tạo ra những sản phẩm để thoả mãn nhu cầu sống của bản thân. Khi con người thiết lập mối quan hệ với những người khác, khi đó con người thực hiện hoạt động giao lưu nhằm cộng tác hoạt động và đồng thời thoả mãn nhu cầu giao lưu của mình. Như vậy, cuộc sống của con người là một dòng chảy các hoạt động. Trong và bằng các hoạt động đó con người bản chất xã hội của con người được hình thành và phát triển. 12 Hoạt động của con người có tính hai mặt, hay còn gọi là hai quá trình thâm nhập, đan xen vào nhau. Đó là quá trình con người tác động thế giới đồ vật (đối tượng hoá và quá trình thế giới đồ vật tấc động đến con người (chủ thể hoá). Hai quá trình này tạo cho hoạt động những đặc điểm cơ bản sau: - Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng (có thể là vật chất hoặc tinh thần) - Hoạt động bao giờ cũng mang tính chủ thể, bao giờ cũng do một chủ thể, một cá nhân hay một nhóm người tiến hành. - Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích. - Hoạt động mang tính tích cực. - Hoạt động mang tính gián tiếp Nghiên cứu về hoạt động của con người có thể khái quát thành 4 loại hoạt động chính là : Hoạt động vui chơi; Hoạt động học tập; Hoạt động lao động (làm việc); Hoạt động giao tiếp. Mỗi hoạt động nói trên sẽ là hoạt động chủ đạo đối với từng giai đoạn lứa tuổi của con người. Hoạt động lao động là hoạt động cơ bản và phổ biến với mọi người. Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động dưới bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng đều diễn ra trong sự kết hợp của 3 yếu tố : công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động (chủ thể lao động). Lao động do đó cần phải được tổ chức. Tổ chức lao động là quá trình tuyển chọn, sắp xếp, bố trí sức lao động của con người (chủ thể) trong việc sử dụng các công cụ lao động (ngôn ngữ, tư duy …) tác động lên đối tượng lao động nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. Lao động bao gồm lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động chân tay là loại hình lao động chủ thể tác động trực tiếp tới công cụ (phương tiện) lao động cho dù công cụ vô cùng hiện đại. Lao động trí óc là loại lao động gián tiếp 13 với cả công cụ lao động theo nghĩa thông thường và công cụ đặc biệt là thông tin tra cứu và tư duy. 1.1.1.2. Lao động quản lí - Quản lý Khi con người phối hơp ý chí và hành động với nhau một các có ý thức sẽ hình thành nhóm (tổ chức). Một trong những đặc trưng của nhóm là xuất hiện cá nhân có ưu thế hơn các cá nhân khác và có khả năng chi phối đối với các cá nhân đó. đây là biểu hiện và là mầm mống của hoạt động sẽ được chuyên môn hoá với tên gọi: Quản lí. Như vậy, quản lí xuất hiện một cách tất yếu cùng với hình thức tồn tại đặc bịêt của con người trong thế giới khách quan – hình thức nhóm ( xã hội). Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lí, tuy nhiên những dấu hiệu chung của quản lí được các định nghĩa đề cập đến bao gồm: + Phải có chủ thể (cá nhân hoặc một nhóm người) + Phải có mục tiêu + Phải có khách thể (đối tượng quản lý). Từ những dấu hiệu trên, có thể quan niệm: Quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã xác định. Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý thông qua thực hiện sáng tạo các chức năng để tổ chức vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất. Xét theo phương diện chính trị xã hội, quản lý là thuộc tính của bất kỳ xã hội nào, là quá trình phát triển của xã hội, kết hợp tri thức với lao động để quản lý các quá trình xã hội, quản lý con người. Mục tiêu của quản lý là vận dụng linh 14 hoạt cơ chế quản lý tác động đến con người một cách hợp qui luật để đạt điều kiện tối ưu cho người lao động. Xét theo phương diện kĩ thuật - hành động, quản lý là quá trình điều khiển, tác động đến bộ máy nhằm đạt mục tiêu : Tổ chức, sắp xếp sao cho tối ưu nhất chống lại sự lộn xộn. Kích thích thúc đẩy, điều hành, chỉ huy. Vậy : Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người để đạt mục tiêu, mục đích, đạt ý chí của người quản lí và phù hợp với quy luật khách quan. Một xã hội, một tổ chức hay một cộng đồng muốn phát triển tốt, trước hết phải có một cơ chế quản lý tốt. Cơ chế ấy phải chi phối và tác động vào mọi lĩnh vực hoạt động của hệ thống tổ chức, xã hội và làm cho nó vận động theo chiều hướng tích cực mà chủ thể quản lý đã định hướng từ trước. Xét về mặt chức năng, quản lý có 4 chức năng cơ bản: + Kế hoạch hoá : Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó + Tổ chức : Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực, Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hoá như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu 15 quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý và sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả. Tổ chức chính là sắp xếp và phân phối nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu đề ra + Lãnh đạo (chỉ đạo) : Là bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là ảnh hưởng đến hành vi, thái độ người khác nhằm đạt tới mục tiêu, được thực hiện sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng. + Kiểm tra : Là một chức năng của quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết, từ đó đánh giá và điều phối các hoạt động nhằm đạt mục tiêu. - Lao động quản lý Khái niệm quản lý cho ta thấy đó là một loại hình lao động – là một nghề – là một nghệ thuật. Xét về mặt tính chất đặc điểm : Lao động quản lý là lao động trí óc được tách thành 3 dạng : + Loại lao động trí óc tạo ra sản phẩm lao động có thể tách riêng ra nhưng vẫn gắn với bản thân người lao động (người ra quyết định không trực tiếp tham gia người quản lý) + Các hoạt động lao động không tách riêng bản thân người lao động (người ra quyết định là người tham gia quản lý trực tiếp) + Tạo ra sản phẩm không tách riêng và được đóng góp vào giá trị chung của nhân loại, xã hội (địa phương). 16 Xét đối tượng, công cụ và sản phẩm của lao động của người quản lý cho thấy : + Đối tượng của lao động quản lý là con người và thông tin (đầy đủ, kịp thời, chính xác) + Công cụ của lao động quản lý có 3 khía cạnh cơ bản : Tư duy : Học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Hệ thống phương tiện kỹ thuật (không thể thiếu với người quản lý) Thông tin tra cứu (công cụ lao động là quan trọng, là văn bản pháp quy, chỉ thị, nghị quyết .. ) + Sản phẩm của lao động quản lý là những quyết định quản lý như các mệnh lệnh, kế hoạch, chỉ thị... Có thể khái quát những phan tích trên bằng hình 1.1.dưới đây: Đối tượng lao động quản lý Công cụ quản lý - Con người - Tư duy - Thông tin - Phương tiên kỹ thuật Sản phẩm quản lý - Quyết định quản lý Hình 1.1: Quan hệ giữa đối tƣợng, công cụ và sản phẩm của lao động QL Các kĩ năng quản lý được khái quát thành 3 nhóm : + Nhóm 1 : Kỹ năng kỹ thuật là kỹ năng thực hiện một quy trình công việc nào đó. Đây là nhóm hết sức cơ bản. 17 + Nhóm 2 : Kỹ năng quan hệ con người là kỹ năng hiểu được người khác quan hệ một cách có hiệu quả với họ, kết hợp họ làm việc với nhau thành một nhóm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyển giao thông tin). + Nhóm 3 : Kỹ năng nhận thức là kỹ năng nhìn thấy “vấn đề” trong những sự việc đang diễn ra, kỹ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán và dự báo (ra quyết định cần vận dụng kỹ năng nhận thức). Như vậy qua xem xét về mặt tính chất, đặc điểm, đối tượng công cụ sản phẩm và kỹ năng rõ ràng lao động quản lý là một nghề - nghề quản lý. Mặt khác lao động quản lý không chỉ là một nghề mà còn là một nghệ thuật. Những cơ sở khoa học xác định tính nghệ thuật của lao động quản lý được thể hiện như hìh 1.2. và 1.3.dưới đây: Cơ sở khoa học của nghệ thuật quản lý Tiềm năng của hệ thống Tri thức và thông tin Giữ bí mật ý đồ của hệ thống Sự quyết đoán của lãnh đạo Sử dụng mưu lược Hình 1.2: Cơ sở khoa học của nghệ thuật quản lý Nghệ thuật quản lý Các mục tiêu phải đạt được Các Các Các Các tiềm năng phương pháp mưu lược thời cơ 18 Hình 1.3: Quản lý là một nghệ thuật Thực chất của nghệ thuật quản lý là việc vận dụng tri thức mưu lược, phương pháp và uy tín quản lý để sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống đạt được mục đích và mục tiêu của quản lý đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Vận dụng tri thức là năng lực hiểu biết các quy luật của quản lý, sự khôn khéo của con người để nhận biết, phân tích, dự báo, xử lý vấn đề quản lý, là kế hoạch, sách lược dựa trên cơ sở thực tế khách quan và tri thức quản lý để vạch ra kế hoạch và phương hướng hành động thích hợp. Với những phân tích trên, lao động quản lý là một hoạt động. Không những thế, hoạt động quản lý là hoạt động đặc biệt của con người (người quản lý). Hoạt động này có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Nó thực hiện quan hệ quản lý. Đó là quan hệ công việc, quan hệ con người để đạt mục tiêu con người và công việc (mục tiêu kép) Như vậy, lao động quản lý có 4 đặc điểm cơ bản: (1)- Là hoạt động phức tạp tổng hợp về nhiều mặt chính trị, kinh tế, xã hội và chuyên môn, huy động toàn bộ tiềm năng, trí tuệ của cán bộ quản lý. Thu thập, sử lý, sử dụng thông tin để đề ra những quyết định, tổ chức, thực hiện và đánh giá. (2)- Là hoạt động diễn ra trong điều kiện thiếu thông tin gay gắt, thúc ép về thời gian, đòi hỏi nhanh nhậy, chính xác, linh hoạt không được chệch hướng, có trách nhiệm cao, diễn ra trong khoảnh khắc. (3)- Là hoạt động tổ chức gián tiếp 19 (4)- Là hoạt động mang lại sản phẩm kép : Công việc Con người 1.1.2. Phong cách lao động và phong cách quản lý 1.1.2.1. Phong cách lao động Mỗi người đều có một phong cách trong cuộc sống và trong hoạt động. Phong cách được hình thành và thể hiện trong hoạt động của con người. Phong cách là toàn bộ phương pháp, cách thức tương đối tiêu biểu và ổn định của cá nhân hoặc của nhóm người thường sử dụng trong hoạt động của mình. Nói đến phong cách là nói đến các phương pháp, cách thức sinh hoạt và hoạt động, đặc biệt là phương pháp, cách thức làm việc (lao động) của con người. Những phương pháp và cách thức này có tính tiêu biểu và ổn định. Do vậy, phong cách như là đặc điểm (đặc trưng) của con người. Cấu trúc của phong cách gồm hai thành phần : - Thành phần ổn định : Ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, đặc điểm nghề nghiệp. - Thành phần cơ động : Tác động của tình huống làm việc đòi hỏi. Với cách hiểu như trên, có thể định nghĩa khái niệm phong cách lao động như sau: Phong cách lao động (làm việc) là toàn bộ phương pháp, cách thức tương đối tiêu biểu và ổn định của một cá nhân hoặc của một nhóm người trong việc làm (lao động) hàng ngày của họ. 1.1.2.2. Phong cách quản lý Khái niệm phong cách quản lý được xây dựng thông qua việc phân tích khái niệm phong cách làm việc theo những đặc điểm, nội dung của hoạt động quản lý. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng