Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường...

Tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên khi dạy phần phi kim, hóa học 11

.PDF
129
299
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC DOÃN ĐÌNH TỪ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN KHI DẠY PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC DOÃN ĐÌNH TỪ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN KHI DẠY PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lâm Ngọc Thiềm HÀ NỘI – 2015 ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, học sinh, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Lâm Ngọc Thiềm, thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc TTGDTX Phù Cừ - Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được bày tỏ tình cảm biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh TTGDTX Phù Cừ, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện! Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hưng Yên, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Tác giả Doãn Đình Từ iii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BĐTD : Bản đồ tư duy BT : Bình thường CK : Chất khử COXH : Chất oxi hóa ĐC : Đối chứng đktc : điều kiện tiêu chuẩn Đs : Đáp số GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo GS.TS : Giáo sư - tiến sĩ GDTX : Giáo dục Thường xuyên GV : Giáo viên HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm TTGDTX : Trung tâm Giáo dục Thường xuyên TX : Thường xuyên PTHH : Phương trình hóa học PTPƯ : Phương trình phản ứng PƯHH : Phản ứng hoá học SBT : Sách bài tập SĐTD : Sơ đồ tư duy SGK : Sách giáo khoa iv MỤC LỤC Lời cảm ơn ...............................................................................................................i Danh mục viết tắt ................................................................................................... iv Mục lục......................................................................................................................iii Danh mục bảng ....................................................................................................viii Danh mục biểu đồ, đồ thị ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP ..................................................................................................... 7 1.1. Hứng thú ......................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm hứng thú ....................................................................................... 7 1.1.2. Phân loại hứng thú ......................................................................................... 8 1.1.3. Cấu trúc của hứng thú .................................................................................... 8 1.1.4. Vai trò của hứng thú ...................................................................................... 9 1.2. Hứng thú học tập .......................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm hứng thú học tập ......................................................................... 10 1.2.2. Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập ...................................... 11 1.2.3. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập ............................................... 12 1.2.4. Một số đặc điểm của hứng thú học tập ......................................................... 12 1.2.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập.............................................................. 13 1.2.6. Tác dụng của hứng thú học tập .................................................................... 14 1.3. Một số nhóm biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học hóa học....... 14 1.3.1. Nhóm biện pháp Sử dụng phương tiện dạy học ............................................ 15 1.3.2. Nhóm biện pháp Khai thác các thủ pháp về tâm lý ....................................... 16 1.3.3. Nhóm biện pháp Khai thác các nguồn kiến thức hóa học ............................. 17 1.3.4. Nhóm biện pháp Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học ....................... 17 1.3.5. Nhóm biện pháp Tổ chức các hoạt động dạy học ......................................... 18 1.4. Thực trạng việc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học hóa học ở TTGDTX hiện nay............................................................................................... 19 1.4.1. Đặc điểm của học sinh TTGDTX................................................................. 19 1.4.2. Thực trạng học tập và hứng thú của học sinh TTGDTX tại tỉnh Hưng Yên .......... 21 v 1.4.3. Mục đích điều tra ......................................................................................... 22 1.4.4. Đối tượng điều tra ........................................................................................ 22 1.4.5. Mô tả phiếu điều tra ..................................................................................... 23 1.4.6. Kết quả điều tra ........................................................................................... 23 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH GDTX - PHẦN PHI KIM (HÓA HỌC 11) .............................................. 28 2.1. Tổng quan về phần Phi kim - Hóa học lớp 11 ............................................. 28 2.1.1. Mục tiêu, nội dung kiến thức chương Nitơ – Photpho .................................. 28 2.1.2. Mục tiêu, nội dung kiến thức chương Cacbon - Silic .................................... 29 2.1.3. Một số điểm cần lưu ý về phương pháp dạy học phần phi kim hóa học lớp 11chương trình GDTX .............................................................................................. 30 2.2. Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh GDTX khi dạy phần Phi Kim - Hóa học 11 .......................................................................................... 31 2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ........................................ 31 2.2.2. Biện pháp 2: Liên hệ thực tế trong bài giảng ................................................ 44 2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập cơ bản, vừa sức .............. 55 2.3. Một số giáo án cụ thể phần Phi kim lớp 11- chương trình GDTX..............86 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 98 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 99 3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................... 99 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................. 99 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ............................................................ 99 3.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................. 99 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................... 99 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................. 100 3.2.3. Nội dung và kết quả thực nghiệm............................................................... 100 3.2.4. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm ........................................................... 101 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 107 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 110 vi PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN................................................ 112 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH ................................................. 114 PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG 2 ..................................... 116 PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG 3 ..................................... 119 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số lượng HS TTGDTX Phù Cừ đạt điểm cao đầu vào .................... 20 Bảng 1.2. Số lượng phiếu thăm dò thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học ở một số TTGDTX ................................................................................... 22 Bảng 1.3. Kết quả điều tra sở thích của HS TTGDTX đối với môn hoá học ................................................................................................................... 23 Bảng 1.4. Bảng kết quả điều tra hoạt động tích cực của HS trong và ngoài giờ học môn hoá học ........................................................................................ 24 Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 1- TT GDTX Phù Cừ ................................................................................................ 102 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 1TTGDTX Kim Động ....................................................................................... 102 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 2TTGDTX Phù Cừ ........................................................................................... 103 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT số 2TTGDTX Kim Động ....................................................................................... 103 Bảng 3.5. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm 2 bài KT….................... 105 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng ..................................................... 106 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân loại học sinh theo kết quả điểm số .......................... 105 Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT sô 1 – TTGDTX Phù Cừ........................................................................................................................ 104 Đồ thị 3.2. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT số 1- TTGDTX Kim Động .................................................................................................................... 104 Đồ thị 3.3. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT số 2-TTGDTX Phù Cừ ........................................................................................................................ 104 Đồ thị 3.4. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích bài KT số 2- TTGDTX Kim Động ................................................................................................................... ix 105 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay xu hướng của dạy học hiện đại là hướng đến người học, coi người học là trung tâm. Nếu quá trình dạy học là một dàn hợp xướng thì người giáo viên được ví là nhạc trưởng điều khiển các nhạc công của mình. Điều quan trọng nhất của GV không phải là truyền đạt kiến thức mà là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của HS để các em có thể phát huy được năng lực của mình. Giáo viên phải thổi bùng lên được ngọn lửa đam mê và hứng thú học tập cho HS. Từ đó, các em sẽ có nhu cầu khám phá, chủ động tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống xung quanh. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động như trong “Luật Giáo dục, điều 28, mục 2” đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Vì thế, tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập là một nhu cầu tất yếu của đổi mới dạy học. Nghiên cứu về hứng thú, các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào các hoạt động. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú đối với các bộ môn của HS tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Một HS có khả năng mà không có hứng thú thì học tập cũng không đạt kết quả, một GV giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho HS thì chưa thể coi là thành công. Do đó, người GV trong xu hướng hiện nay đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ kiến thức và tất cả các năng kỹ xảo cần thiết để có thể tạo nên những giờ học đầy hứng thú cho HS. Nó trở thành một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người dạy. Ở trường phổ thông nhất là các TTGDTX, việc tạo hứng thú học tập cho HS trong các tiết dạy hoá học chưa được quan tâm. Giáo viên khi lên lớp thường thiên 1 về lý thuyết, sách vở, khô cứng, thiếu thực tế, chưa tạo được sự hứng khởi cho các em. Nhiều HS đặc biệt là HS lớp 10 không thấy hấp dẫn khi học môn học này. Một mặt, bộ môn hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, khó đối với các em nhưng mặt khác hóa học lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống và rất cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ. Môn hóa học trong trường THPT cũng giữ một vai trò rất quan trọng, giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới, con người thông qua các bài học… Học sinh học hóa học không chỉ để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết PTHH của các phản ứng… mà còn để áp dụng những ứng dụng phong phú, thiết thực của môn học vào đời sống cũng như giải thích những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời học hóa học còn có một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho HS những kĩ năng và đức tính quý báu như kĩ năng quan sát, nhận xét, đức tính kiên trì, cẩn thận, sự tập trung, sự tỉ mỉ, chính xác, … Do đó, để quá trình dạy học hóa học đạt kết quả cao thì GV phải tạo được hứng thú cho người học. Cùng với sự phát triển kiến thức của nhân loại, kiến thức hóa học ngày càng được mở rộng trong khi thời gian học trên lớp thì có hạn, GV không thể cung cấp hết kiến thức cho HS. Việc tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn hóa học sẽ giúp các em có thể tự tìm hiểu, bổ sung kiến thức là thực sự cần thiết. Nhờ hứng thú mà HS có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo. Hơn nữa, các tài liệu về hứng thú trong dạy học hoá học hiện nay ít được cập nhật. Giáo viên, sinh viên phải sử dụng những tài liệu cũ hoặc tái bản để làm tư liệu. Gần đây một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên những công trình đó vẫn còn quá ít và chưa đầy đủ. Vì thế việc nghiên cứu về hứng thú học tập bộ môn hoá học rất cần được quan tâm. Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên khi dạy phần Phi kim, Hóa học 11”. Từ cách tiếp cận này chúng tôi sẽ mở rộng áp dụng cho tất cả nội dung môn Hóa học ở bậc THPT. 2 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đã có một số tác giả bước đầu quan tâm nghiên cứu hứng thú trong các môn học. Các Luận văn Thạc sĩ và Khoá luận tốt nghiệp chọn nghiên cứu về hứng thú học tập của HS trong dạy học hóa học ở trường THPT như: - Luận văn thạc sĩ “Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học nhằm nâng cao hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ thông” của học viên Hoàng Thị Minh Anh, Đại học Sư Phạm Hà Nội (1995). - Luận văn thạc sĩ “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” của học viên Phạm Ngọc Thủy, Đại học Sư phạm Tp.HCM (2008). - Khóa luận tốt nghiệp “Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở trường THPT” của sinh viên Phan Thị Ngọc Bích, Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (2003). - Khóa luận tốt nghiệp “Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học” của sinh viên Phạm Thùy Linh, Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (2005). - Khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế một số hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức trong môn hóa học lớp 10” của sinh viên Tô Quốc Anh, Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (2007). Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề tạo hứng thú trong dạy học phần phi kim lớp 11 cho học HS ở các TTGDTX vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chưa có cuốn sách nào viết dành riêng cho học sinh TTGDTX là đối tượng nhận thức kém, mà chủ yếu viết cho H ở các trường THPT và các đối tượng người học khá giỏi. Do đó, nghiên cứu vấn đề tạo hứng thú trong dạy học phần phi kim lớp 11, cụ thể 2 chương (Chương 2: Nitơ - Photpho và Chương 3: Cacbon - Silic ) cho các học sinh TTGDTX là cần thiết. 3. Mục đích của việc nghiên cứu Tìm và đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh tại TTGDTX qua dạy học môn hóa học để nâng cao chất lượng dạy học. 3 4. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu đề tài “M Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên khi dạy phần Phi kim, Hoá học 11” nhằm những mục đích sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học dạy học, tìm hiểu bản chất cũng như các quy luật và tác dụng của hứng thú trong học tập các môn học nói chung cũng như môn hóa học nói riêng. - Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp và kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ dạy hóa học của GV tại TTGDTX phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.. - Khảo sát thực trạng học tập môn hóa học của HS ở một số TTGDTX tỉnh Hưng Yên. - Thiết kế một số bài dạy học có tăng cường sử dụng các phương án tạo hứng thú học tập thuộc nội dung kiến thức phần phi kim Hóa học 11 chương trình GDTX. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả nghiên cứu, tính khả thi của những biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS và rút ra các bài học kinh nghiệm. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở TTGDTX. 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Bài giảng Phần Phi kim (Hóa học 11) chương trình GDTX và những biện pháp tạo sự hứng thú học tập môn hóa học cho HS. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chương trình hóa học 11 - GDTX, cụ thể phần Phi kim với 2 chương, đó là Chương 2: Nitơ - Photpho và Chương 3: Cacbon - Silic nhằm cung cấp cho HS những kiến thức về tính chất hoá học và ứng dụng của hai axit quan trọng là HNO3 và H3PO4, ứng dụng của một số hợp chất của Nitơ, Phốtpho, Silic trong cuộc sống. - Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tại một số TTGDTX tỉnh Hưng Yên như: TTGDTX Phù Cừ, TTGDTX Kim Động. 7. Giả thuyết khoa học Nếu GV khai thác nội dung hóa học và lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ, năng lực nhận thức của HS lớp 11 4 chương trình GDTX trong việc thiết kế, thực hiện bài lên lớp nhằm tạo hứng thú học môn hóa cho HS thì các em sẽ yêu thích môn hóa học, kết quả học tập bộ môn được nâng cao. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận + Đọc và nghiên cứu các tài liệu tâm lí học để tìm hiểu về hứng thú, hứng thú học tập. + Đọc tài liệu về lí luận dạy học nói chung, lí luận dạy học bộ môn hóa học THPT, GDTX nói riêng, các luận văn, luận án nghiên cứu về hứng thú học tập hóa học. Đồng thời nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Đánh giá kết luận: Kiểm tra giả thuyết khoa học và xây dựng phương án tổ chức dạy có tăng cường, sử dụng linh hoạt các phương án tạo hứng thú học tập. 8.2. Nghiên cứu thực tiễn - Quan sát điều tra tìm hiểu thực trạng về hứng thú học tập của HS đối với môn hóa học qua dự giờ, dùng phiếu điều tra. - Phỏng vấn và tìm hiểu kinh nghiệm của GV dạy học hóa học tại một số TTGDTX về các biện pháp gây hứng thú cho HS trong tiết học. - Thăm dò ý kiến của GV và HS bằng phiếu điều tra câu hỏi. - Điều tra trang thiết bị và tình hình sử dụng các nguồn tài nguyên dạy học của GV và HS. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu (hiệu quả của đề tài). 8.3. Xử lí toán học - Thống kê, phân tích các số liệu thực nghiệm để rút ra kết luận. 9. Những đóng góp mới của đề tài - Luận văn nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý luận về vấn đề tạo hứng thú học tập cho HS. - Đề xuất một số biện pháp cụ thể để tổ chức giờ dạy phần phi kim (Hóa học 11) theo hướng phát huy hứng thú và tính tích cực học tập của HS lớp 11 chương trình GDTX. 5 - Xây dựng được tiến trình dạy học cụ thể phần phi kim hóa học 11 theo hướng tạo hứng thú học tập cho HS lớp 11 chương trình GDTX. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho GV dạy hóa học ở các TTGDTX góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở các TTGDTX hiện nay. Đồng thời đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Hóa học ở các trường Đại học, Cao đẳng. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề tạo hứng thú học tập. Chương 2. Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh GDTX, Phần phi kim - Hóa học 11. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP 1.1. Hứng thú 1.1.1. Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Về khái niệm này, nhiều học giả từ trước đến nay đã đưa ra khá nhiều những ý kiến khác nhau. Mỗi một học giả lại đứng ở một góc độ và thể hiện một quan niệm riêng. Xuất phát từ “Đại Từ điển Tiếng Việt”, hứng thú có hai nghĩa: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “Hứng thú là sự ham thích” [30, tr.861]. Trong cuốn “Tâm lý học”, tác giả A. V. Daparogirt phát biểu “Hứng thú là khuynh hướng của sự chú ý tới những đối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng càng tỉ mỉ càng hay” [9, tr. 281]. Còn theo L. A. Gôđơn lại coi “Hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm - ý chí và các quá trình trí tuệ, khiến cho tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” [14, tr. 16]. Tác giả A. G. Côvaliôp trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” định nghĩa rằng: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [7, tr. 100] Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [29, tr. 187]. Ở đây hứng thú thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng và chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối tương 7 quan với các thuộc tính khác của nhân cách như nhu cầu, xúc cảm, ý chí,…. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn định nghĩa: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” và khái niệm: “Hứng thú là sự ham thích” làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. Như vậy, có thể hiểu hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. 1.1.2. Phân loại hứng thú Vì hứng thú là thuộc tính của tâm lý nên nó muôn màu, muôn vẻ. Người ta căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động mà chia hứng thú ra làm 5 loại [32], đó là: hứng thú vật chất, hứng thú nhận thức, hứng thú lao động nghề nghiệp, hứng thú xã hội - chính trị, hứng thú thẩm mĩ. Hứng thú vật chất là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp... Hứng thú nhận thức là hứng thú dưới hình thức học tập như: Hứng thú vật lý học, hứng thú hóa học, hứng thú tâm lý học... Hứng thú lao động nghề nghiệp là hứng thú một ngành nghề cụ thể: hứng thú nghề giáo viên, nghề an ninh, nghề y học... Hứng thú xã hội - chính trị là hứng thú một lĩnh vực hoạt động chính trị. Hứng thú thẩm mĩ là hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn học, phim ảnh, âm nhạc,... 1.1.3. Cấu trúc của hứng thú Việc phân tích cấu trúc của hứng thú giúp chúng ta phân biệt sự khác biệt của hứng thú với những khái niệm gần nó. Tiến sĩ tâm lý học N. G. Marôzôva khi phân tích cấu trúc của hứng thú, đã đưa ra 3 yếu tố đặc trưng cho hứng thú [16, tr. 15], đó là: có xúc cảm sâu sắc, đúng đắn với đối tượng gây ra hứng thú; cá nhân 8 nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú; có hành động vươn tới chiếm lĩnh đối tượng. Ba thành tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau trong hứng thú của cá nhân, chúng tương tác lẫn nhau. Trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú. Tùy vào các giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú mà mỗi yếu tố đó có thể nổi lên mạnh hay yếu, ít hay nhiều. Với hứng thú, xúc cảm đối với đối tượng là yếu tố không thể thiếu. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ xúc cảm với đối tượng thì chưa phải là hứng thú. Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì mới là sự hiểu biết của con người với đối tượng. Còn khi nói đến mặt hành động là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm, tình cảm của họ với đối tượng đó. Bất kỳ hứng thú nào cũng là thái độ xúc cảm tích cực của chủ thể với đối tượng, đó là sự thích thú với bản thân đối tượng; còn nhận thức là tiền đề cho việc hình thành xúc cảm. Khi cá nhân có xúc cảm thực sự với đối tượng muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng thì họ mới tích cực hành động. Do đó, hứng thú phải là sự kết hợp giữa xúc cảm, nhận thức và hành động tích cực, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú và tính tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Nó là nguồn kích thích mạnh mẽ đối với tính tích cực cá nhân. Với nguồn kích thích này các quá trình tâm lý diễn ra khẩn trương còn hoạt động thì trở nên say mê và đem lại hiệu quả. Nhờ có hứng thú mà mỗi cá nhân có thể vượt qua được khó khăn trở ngại trong hoạt động để đạt được mục đích đã đặt ra. Hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp. Với tư cách là một thuộc tính tâm lý cá nhân, hứng thú có liên quan chặt chẽ với các thuộc tính khác của xu hướng và với các hiện tượng tâm lý khác. 1.1.4. Vai trò của hứng thú Hứng thú có vai trò quan trọng đối với nhận thức và hoạt động của con người. Hứng thú làm cho suy nghĩ trở nên phong phú giúp con người dễ dàng phát hiện nhiều ý tưởng. Hứng thú dẫn tới sự tự giác. Tự giác và hứng thú là hai yếu tố quan trọng tạo nên và duy trì tính tích cực, từ đó sản sinh tư duy độc lập và tư duy phê 9 phán. Hai loại tư duy này là điều kiện cần không thể thiếu và là mầm mống của sự sáng tạo. Như vậy, nếu HS thực sự có hứng thú với môn hóa học, thì họ sẽ hướng toàn bộ quá trình tư duy của bản thân vào quá trình lĩnh hội kiến thức, có mong muốn mở rộng hiểu biết và vận dụng các kiến thức hóa học vào việc giải bài tập cũng như giải thích các hiện tượng trong đời sống. Hứng thú giúp HS có khả năng tư duy sâu sắc và suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 1.2. Hứng thú học tập 1.2.1. Khái niệm hứng thú học tập Hoạt động học tập với tư cách là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo, là một quá trình căng thẳng, đòi hỏi phải nỗ lực thường xuyên. Vì vậy hứng thú nhận thức làm nâng cao tính tích cực của HS và làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. Nghiên cứu hứng thú học tập nhiều nhà tâm lý học đã đưa ra những khái niệm tương đối đầy đủ. A.K. Markova và V.V. Repkin cho rằng: “Hứng thú học tập là loại hứng thú chưa được ý thức một cách rõ ràng, có tính chất tình huống, thường chú ý tới những khía cạnh bên ngoài của đối tượng hoạt động học tập, ít có tác dụng thúc đẩy hành động học tập theo sáng kiến riêng của người học, được xuất hiện dưới những phản ứng rất mãnh liệt nhưng ngắn ngủi”. Còn theo A.G. Covaliop thì: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân”. Ý kiến của nhà tâm lý A.G. Covaliop có thể xem là xác đáng để tìm một khái niệm về hứng thú học tập. Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lí học hiện đại, trong luận văn này chúng tôi hiểu: hứng thú học tập là sự ham thích của HS đối với một môn học nào đó, do thấy được ý nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại sự hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích HS hoạt động tích cực hơn. Hứng thú học tập được chia làm hai loại là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp. Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó [15, tr. 10 137]. Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của HS đối với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó. Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên ngoài như được GV khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao trong học tập, GVgiảng vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè … và sẽ biến mất khi những yếu tố này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất mạnh nhưng cũng thường ngắn ngủi [15, tr. 137]. 1.2.2. Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập Căn cứ vào cấu trúc của hứng thú, chúng tôi xác định có 3 thành tố tâm lý chủ yếu cấu thành hứng thú học tập đó là: xúc cảm, nhận thức và hành động. Trước hết xúc cảm là sự rung động được tạo ra do các em có những tình cảm nhất định khi tiếp xúc với môn hóa học. Như vậy, thành tố xúc cảm trước hết tham gia vào việc chuẩn bị tạo nên một thái độ đúng đắn đối với môn học. Đây là tiền đề tâm lý để hình thành hứng thú học tập môn hóa học cho HS. Những xúc cảm khác sẽ xuất hiện trong quá trình hoạt động tìm tòi như niềm vui nhận thức - là thành tố cơ bản và dấu hiệu của hứng thú học tập; niềm vui đạt thành tích, giải thưởng, lời khen của GV, sự ngưỡng mộ của bạn bè sẽ giúp hình thành hứng thú học tập. Khi nói đến nhận thức tức là HS nhận biết được tại sao mình thích môn hóa học. Thành tố này giữ vai trò rất lớn trong việc duy trì hứng thú học tập. Học sinh hiểu giá trị và ý nghĩa của môn học từ đó xuất hiện thái độ tự giác trong học tập, giúp củng cố hứng thú học tập ở các em. Thành tố thứ ba là hành động lại bao gồm ý thức, tính tự giác, sự quyết tâm và động cơ học tập, tính tích cực. Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ để hành động nhằm đạt được mục đích của mình đó là ý chí. Ý chí có một vai trò lớn trong việc giúp HS vượt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức hay khi gặp những bài tập khó. Còn động cơ học tập lại thôi thúc HS suy nghĩ và hành động, giúp kích thích và duy trì hứng thú học tập ở các em. Cuối cùng tính tích cực nghĩa là sự hăng hái, năng nổ với công việc. Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tòi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập. Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất