Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sin...

Tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 5

.PDF
23
96
128

Mô tả:

MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….......................……………….……….................2 1.1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………….……….….. ................2 1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................3 2. NỘI DUNG.........................................................................................................................................................................4 2.1. Cơ sở lí luận ...............................................................................................................................................................4 2.2. Thực trạng ...................................................................................................................................................................5 * Khái quát về đơn vị.......................................................................................................................................................5 * Thực trạng dùng từ đặt câu của học sinh lớp 4- 5......................................................................5 * Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra...............................6 * Kết quả của thực trạng vấn đề nghiên cứu.........................................................................................6 2.3. Giải pháp, biện pháp........................................................................................................................................6 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...................................................................................................6 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.............................................6 2.3.3. Các giải pháp cụ thể..........................................................................................................................................7 2.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp...................................................................16 2.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp......................................................................16 2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................................................16 3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................19 3.1. Kết luận ..........................................................................................................................................................................19 3.2. Kiến nghị 20 ...................................................................................................................................................................... 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện, các em học sinh được học 9 môn học trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp, người ta thường nói “cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền mới vững. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Và kĩ năng viết mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những thế mà để các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu mà mình vừa viết, các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người. Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người giáo viên phải dạy tốt các phân môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết và Tập làm văn. Để viết đẹp và viết đúng, người giáo viên phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh khi dạy Tập viết và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là Luyện từ và câu và Tập làm văn. Trong hai phân môn này thì Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Nó thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Ngoài ra, việc dạy học Tập làm văn còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy và khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của học sinh. Hơn nữa, Tập làm văn còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với sự vật, hiện tượng, con người xung quanh mình. Không những thế, nó còn góp phần khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ. Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn hay của học sinh thể hiện khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của các em. Tuy nhiên, những lỗi mà các em mắc phải khi làm một bài Tập làm văn cũng không ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiều nhất chính là lỗi dùng từ, đặt câu. Về phần cá nhân, chúng tôi nhận thấy rằng, để dạy và học phân môn Tập làm văn được tốt thì việc nghiên cứu các lỗi về dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn của học sinh là công việc rất cần thiết. Nó giúp cho giáo viên cũng như các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những hạn chế của học sinh khi làm bài Tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy học Tập làm văn cho các em phù hợp và hiệu quả hơn. Ở Tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với môn Tập làm văn qua các bài tập nhỏ về trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, phải đến lớp 4, lớp 5 các em mới chính thức được học môn Tập làm văn thông qua việc phát triển các câu trả lời thành đoạn, thành bài văn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài Tập làm văn viết, đồng thời được học tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng một bài Tập làm văn viết hoàn chỉnh. Có thể nói, đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt môn Tập làm văn viết ở các cấp học tiếp theo. 2 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tập làm văn lớp 4-5, tôi thườn xuyên quan tâm đến chất lượng các bài văn viết của các em, đặc biệt là cách dùng từ, viết câu. Tôi luôn băn khoăn làm thế nào để khắc phục và hạn chế được các lỗi dùng từ, đặt câu cho các em. Chính vì những lí do trên, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4-5 Tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi dùng từ, đặt câu mà học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 -5 trường Tiểu học Định Tân. Nguyên nhân và cách chữa các lỗi sai đó. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Phương pháp khảo sát, điều tra. 3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường Xã hội chủ nghĩa nói chung và các trường tiểu học nói riêng, là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bậc Tiểu học là bậc quan trọng nhất, nó là nền móng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện ấy. Do vậy nền móng tri thức và nhóm nhân cách con người được vững chắc hay không chính là nhờ sự kiên cố của nền móng đó. Về mặt tâm lí ở cấp Tiểu học này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với việc học tập, hoạt động của các em được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn trong trắng của các em bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể nói cấp Tiểu học sẽ viết những nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một trong những vị trí quan trọng nhất, với nhiệm vụ là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Để học sinh có được điều đó trước hết phải giúp học sinh nâng cao mở rộng những hiểu biết về nghĩa của từ, đặc điểm kết hợp của từ, cách sử dụng từ,... và nâng cao ý thức của học sinh về việc dùng từ, rèn cho các em thói quen phải cân nhắc, suy xét cẩn thận khi dùng từ, thói quen đọc lại, điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết, từ đó biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Điều đó giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Chính vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh viết bài Tập làm văn đạt hiệu quả cao là một trong những vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm. Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nxb Trường ĐHSP Hà Nội 1, Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí, năm 1995 và cuốn “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học (theo chương trình mới)”, Nxb Giáo dục, Nguyễn Trí, năm 2007 đã đề cập đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh tiểu học thông qua cách luyện viết các văn bản trong môn Tập làm văn, nhưng vẫn chưa đề cập cụ thể đến các lỗi dùng từ, đặt câu và cách khắc phục. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Tiếng việt thực hành” (năm 1996) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra một số lỗi câu sai, lấy ví dụ và chữa lại cho phù hợp với văn bản và phong cách giao tiếp. Tác giả cũng đề cập đến một số lỗi sai về dùng từ, cách chữa. Tuy nhiên đây chỉ là những lỗi cơ bản chưa cụ thể và vấn đề này được tác giả xem xét trong diện rộng, chưa thật phù hợp đối với cấp tiểu học. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học”, Nxb Giáo dục, năm 2000 cũng đề cập đến các vấn đề về lỗi sai mà học sinh tiểu học thường gặp (bao gồm lỗi dùng từ, đặt câu) trong bài Tập làm văn viết. Nhưng các vấn đề này chỉ được tác giả xem xét và đưa ra phương pháp dạy học một cách khái quát mà không đưa ra được biện pháp chữa lỗi cụ thể. Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Dạy học ngữ pháp ở tiểu học”, Nxb 4 Giáo dục, (năm 1998) đã nêu ra các lỗi câu mà học sinh tiểu học thường mắc phải và đưa ra cách chữa. Có thể nói tác giả đã viết rất chi tiết, đầy đủ về lỗi câu của học sinh tiểu học. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến lỗi dùng từ ở học sinh tiểu học. Trong cuốn “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” (năm 2002) - Nhà xuất bản Khoa học xã hội do tác giả Cao Xuân Hạo (chủ biên) cũng đã viết rất rõ về các lỗi câu và cách khắc phục. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ khảo sát các lỗi câu trên các phương tiện truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh và cũng không đề cập đến lỗi dùng từ. Để kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu trên, tôi đã tiến hành “Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5” để có cài nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. 2.2. Thực trạng * Khái quát vài nét về đơn vị Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ với các phòng chức năng và thư viện có đủ các loại sách để cán bộ, giáo viên và học sinh tham khảo. Bên cạnh đó có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng đồng đều. Điều đó có nhiều thuận lợi cho quá trình dạy học.Tuy nhiên học sinh ở đây đa số là con gia đình làm nông nghiệp, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nên sự quan tâm đến việc học của các em chưa được quan tâm dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao. Bên cạnh đó việc học hai buổi trên ngày khiến giáo viên không có nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu các lỗi về dùng từ của học sinh để hệ thống lại, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp, mà phần lớn là sửa lỗi cho học sinh theo kiểu sai đâu sửa đó nên hiệu quả chưa cao. * Thực trạng dùng từ, đặt câu của học sinh lớp 4, 5. Trong thực tế dạy học tôi thấy học sinh lớp 4, lớp 5 khi viết văn hiện tượng dùng từ sai còn khá phổ biến. Ví dụ khi viết một đoạn văn tả một cây bóng mát em Lê Thu Hồng lớp 5B viết: “Thân cây không to, không bé mà thon thả ”... Nhiều em dùng từ chưa đúng phong cách . Em Hoàng Ngọc Cường lớp 5C viết “ Đặc biệt, vào buổi hoàng hôn thì con đường lộng lẫy và tuyệt đẹp biết bao.” Nhiều học sinh đặt câu thiếu thành phần, không phù hợp với nhân vật, sử dụng dấu câu sai chỗ dẫn đến việc người đọc khó nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt. VD: “Ở giữa bụng có thêu hình một cô bé.” (Tả một đồ vật mà em yêu thích - Mai Quỳnh Anh - lớp 4B)... Qua các tiết dạy và qua các bài kiểm tra tôi nhận thấy HS dùng từ sai là do có nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do những nguyên nhân như: Không nắm chắc nghĩa của từ, nguyên tắc kết hợp từ, phong cách ngôn ngữ văn bản ; do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ hạn chế; học từ theo kiểu truyền khẩu, bắt chước... nên không nắm chắc, hiểu kĩ, dẫn đến dùng từ không phù hợp,…Dùng từ sai làm cho câu văn tối nghĩa, nhạt nhẽo, sai ý, khiến cho người đọc người nghe hiểu lầm, hiểu không hết ý trình bày. Nhiều học sinh còn lười quan sát, phụ thuộc nhiều vào văn mẫu, lười tư 5 duy. Trong quá trình học tập, học sinh còn mắc sai lầm khi áp dụng bài văn tả con vật để tả người và ngược lại. VD: Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?... (Nguyễn Đức Toàn - lớp 5B) Hoặc: Em sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng ba mẹ yêu thương con chó. (Mai Thị Hồng - lớp 4C) * Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho các em. Việc sửa lỗi dùng từ đặt câu chưa được thực hiện một cách bài bản. Trong các tiết học học sinh chưa được rèn luyện kĩ về cách dùng từ, đặt câu. Ở nhà, một số cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên các em không tự giác học bài. Có em rất chăm chỉ học bài nhưng kết quả học tập thì chưa cao. Vì vốn sống, vốn thực tế của nhiều học sinh còn hạn chế nên khi lựa chọn một từ ngữ phù hợp để đặt câu là khó khăn. * Kết quả của thực trạng vấn đề nghiên cứu Để nắm vững chất lượng học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm môn Tập làm văn trong năm học 2017 -2018 của lớp 5A Qua kiểm tra thu được kết quả như sau: Thời điểm Lớp kiểm tra 5A 21/9/2017 Sĩ Số 29 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 2 7% 11 38% 7 24% 9 31% Xuất phát từ kết quả của học sinh tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn bằng cách khi chấm bài làm văn viết của học sinh, tôi thống kê lại các kiểu dùng từ, đặt câu sai rồi chọn những kiểu sai tiêu biểu để hướng dẫn HS chữa lỗi. 2.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, nghiên cứu phương pháp dạy học Tập làm văn và thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài tập làm văn viết của học sinh tiểu học. 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Đầu tiên, trong các tiết Tập làm văn, học sinh phải chuẩn bị kĩ lưỡng, phải được giáo viên chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ lúc còn làm văn miệng, để khi làm bài văn viết học sinh không bị mắc lỗi về dùng từ, đặt câu. 6 Đối với nguyên nhân về khả năng nhận thức của học sinh có thể được khắc phục được nếu các em luyện tập nhiều lần và có sự kiên trì hướng dẫn của giáo viên. Sự phối hợp đồng bộ giữa các môn học là điều kiện quan trọng và nhất thiết phải thực hiện để nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh. Có thể nói, quan điểm tích hợp trong việc lồng ghép các môn học đã đem lại hiệu quả cao. Tư liệu cho phân môn Tập làm văn chính là từ phân môn Tập đọc. Để rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu của phân môn Luyện từ và câu thì Tập làm văn là nơi thể hiện rõ nhất sản phẩm. Vì vậy phải chú ý phân bố hợp lí giữa các phân môn Tiếng Việt. Việc chữa các lỗi trong bài văn của học sinh cần được tổ chức một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi, giáo viên cần: - Đưa ra các lỗi sai điển hình - Chỉ ra chỗ sai - Xác định nguyên nhân dẫn đến chỗ sai - Đối chiếu lỗi sai và lỗi đã được sửa để rút ra những lưu ý cần thiết. Trong bài làm của học sinh, giáo viên dùng bút để gạch chân những chỗ sai và sửa sang bên cạnh. Khi chữa, cần tôn trọng ý định của người viết, tuyệt nhiên không biến đổi các câu sai thành câu hoàn toàn khác. 2. 3.3. Các giải pháp, biện pháp cụ thể. * Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi dùng từ Dạng 1: Lỗi lặp từ Nguyên nhân của loại lỗi này là do vốn từ của học sinh còn chưa phong phú, học sinh chưa biết cách sử dụng các từ ngữ khác để thay thế cho phù hợp, tránh sự lặp lại nhàm chán. Để sửa những lỗi câu tương tự câu trên, ta có thể bỏ bớt một từ dùng lặp hoặc thay thế nó bằng đại từ hay từ đồng nghĩa. Ví dụ: Tôi rất yêu con đường cát trắng, tôi rất yêu ngôi nhà mái đỏ, tôi rất yêu luỹ tre xanh ngắt của làng tôi. (Tả cảnh quê hương - Lê Thu Phương - Lớp 5A) * Gợi ý: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ Từ trùng lặp trong câu a là từ tôi, rất, yêu Đây là lỗi lặp từ hoàn toàn (sử dụng ba lần) do người viết nghèo về vốn từ nên diễn đạt kém, gây nên sự lủng củng trong câu văn. - Sửa chữa và thay thế từ đúng: Bỏ từ tôi, rất thứ hai, thứ ba. Câu văn được sửa lại là: Tôi rất yêu con đường cát trắng, yêu ngôi nhà mái đỏ, yêu luỹ tre xanh ngắt của làng tôi. - Củng cố thêm: GV lưu ý học sinh khi nói đặc biệt là khi viết phải hết sức tránh lặp từ một cách vô thức, khiến cho lời nói câu văn trở nên nặng nề, dài dòng và lủng củng. Ví dụ 2: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát rập rờn sóng lúa. * Gợi ý: 7 - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ HS xác định từ đồng nghĩa trong câu văn: mênh mông, bát ngát. Hai từ này đều chỉ độ rộng lớn đến mức như vô cùng tận, tầm mắt không bao quát hết được. Đây là lỗi lặp từ đồng nghĩa. - Sửa chữa và thay thế từ đúng : Để chữa lỗi này ta nên bỏ một trong hai từ thừa. Trong trường hợp này, nên bỏ từ mênh mông. Câu văn được sửa lại là: Cánh đồng lúa quê em rộng bát ngát, rập rờn sóng lúa. - Củng cố thêm: GV giải thích thêm về việc dùng từ cho học sinh; trong trường hợp này ta nên giữ lại từ bát ngát vừa đảm bảo nhạc điệu cho câu văn vừa phù hợp với nội dung của câu. Dạng 2: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không nắm được ý nghĩa của từ, hoặc nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau. Thêm vào đó, do đặc điểm lứa tuổi của các em hay bắt chước cách dùng từ của người lớn nhưng không hiểu rõ nghĩa nên thường áp dụng sai vào quá trình viết câu. Cách chữa loại lỗi này là thay thế các từ dùng sai bằng những từ phù hợp. Ví dụ 1: Hôm nay là ngày chủ nhật, mẹ gọi em dậy sớm và đưa em đi dạo trên cánh đồng hít thở không khí trong veo. (Tả cảnh quê hương em - Võ Đức Toàn - Lớp 5A) * Gợi ý:: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ + HS phát hiện từ sai: Trong veo. + Phân tích từ dùng sai: trong veo là tính từ chỉ tính chất rất trong, không một chút vẩn đục, với nghĩa này không thể kết hợp được với từ không khí để hít thở. Người viết do chưa hiểu nghĩa của từ trong veo nên nghĩa của nó không phù hợp với nghĩa mà câu cần thể hiện. - Sửa chữa và thay thế từ đúng Để thực hiện nghĩa của cả câu là hít thở không khí ban mai trong sạch và có tác dụng tốt với cơ thể, nên dùng từ trong lành. Câu trên sửa lại là: Hôm nay là ngày chủ nhật, mẹ gọi em dậy sớm và đưa em đi dạo trên cánh đồng hít thở không khí trong lành. - Củng cố thêm GV có thể cho học sinh phân biệt nghĩa từ trong lành với từ trong veo. Ví dụ 2: Ngắm nhìn cánh đồng lúa và rặng dừa xanh em cảm thấy quê mình hoà bình quá! * Gợi ý: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ. Từ dùng sai là từ hoà bình. Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh nhưng ý của người viết muốn diễn đạt vẻ đẹp yên ả của quê hương nên dùng từ hoà bình là không đúng. Đây là loại lỗi dùng từ sai do dùng từ gần nghĩa chưa 8 phù hợp. - Sửa chữa và thay thế từ đúng + GV hướng dẫn HS lựa chọn những từ gần nghĩa với từ hoà bình để thay thế: thanh bình, yên bình, yên ả, bình yên…Trong các từ đó các em có thể chọn những từ thay thế phù hợp với nghĩa của câu văn. - Củng cố thêm: + Việc thay thế từ thanh bình đã diễn đạt đúng ý trong câu văn. + GV lưu ý học sinh cần phân biệt sự khác nhau rất tinh tế giữa các từ đồng nghĩa để dùng cho thích hợp. Ví dụ 3: Làng quê em yên ả dưới luỹ tre xanh, ngân nga trong tiếng chuông chùa. Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ, thanh niên quê em hăng hái lên đường và có những người con đã chết cho Tổ quốc. (Hoàng Thị Lan - Lớp 5B) * Gợi ý: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ Từ sai là từ chết, dùng từ này không thể hiện được sự biết ơn các anh thanh niên đã hi sinh xương máu để giành độc lập. Đây là lỗi dùng từ sai về nghĩa biểu thái. - Sửa chữa và thay thế từ đúng GV hướng dẫn HS tìm những từ đồng nghĩa với từ chết: mất, ra đi, toi mạng, hi sinh,… Trong những từ đó, HS chọn từ thể hiện được sự biết ơn tôn trọng đối với những người đã đấu tranh cho Tổ quốc và thay thế cho từ. Có thể chọn từ hi sinh. - Củng cố thêm: GV lưu ý học sinh cần phân biệt sắc thái rất tinh tế của từ, phân biệt được trong từ đồng nghĩa có đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Đồng nghĩa không hoàn toàn khác nhau về sắc thái nghĩa. Sử dụng nghĩa của từ này phụ thuộc vào đối tượng và ngữ cảnh trong câu văn. Dạng 3: Lỗi kết hợp từ Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không biết cách phối hợp các từ theo đúng quan hệ ngữ pháp, nghĩa, tư duy các em còn đơn giản, các em Không biết nó có phù hợp hay không. Ví dụ 1: Bà ngoại em đã già nhưng mắt bà không còn sáng. (Nguyễn Thị Mai - Lớp 5A) - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ Trong câu văn, người viết đã dùng sai quan hệ từ nhưng.Quan hệ từ nhưng thường biểu hiện quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu trái ngược nhau, tương phản nhau. Trong câu a, hai vế có quan hệ ý nghĩa không đối lập nên dùng quan hệ từ này là không đúng. - Sửa chữa và thay thế từ đúng Có thể chữa bằng cách thay quan hệ từ nhưng bằng quan hệ từ nên. VD: Bà ngoại em đã già nên mắt bà không còn sáng. - Củng cố thêm 9 GV củng cố lại cách dùng các quan hệ từ trong câu. Ví dụ 2: Trong năm học qua, lớp em sẽ phấn đấu để đạt danh danh hiệu lớp tiên tiến. (Nguyễn Thị Hà - Lớp 4A) * Gợi ý: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ. Câu văn đã dùng sai kết hợp giữa từ sẽ với trạng ngữ chỉ thời gian trong năm học này. Trạng ngữ chỉ thời gian đã diễn ra mâu thuẫn với từ sẽ chỉ sự việc sẽ diễn ra “trong tương lai” - Sửa chữa và thay thế từ đúng Có thể sửa chữa bằng một trong hai cách sau: + Thay từ qua trong trạng ngữ bằng từ tới để chỉ khoảng thời gian thích hợp với điều mà từ sẽ diễn đạt. Câu văn được sửa là: Trong năm học tới, lớp em sẽ phấn đấu để đạt danh danh hiệu lớp tiên tiến. + Thay từ sẽ trong thành phần vị ngữ thành từ đã để nó phù hợp với trạng ngữ của câu. Tuy nhiên, cách chữa phải dựa vào khoảng thời gian mà sự việc trong bài viết muốn nói. Câu văn được sửa là: Trong năm học qua, lớp em đã phấn đấu để đạt danh danh hiệu lớp tiên tiến. - Củng cố thêm GV hệ thống lại cách dùng các từ đã, đang, sẽ trong Tiếng Việt. Ví dụ 3: Chiếc xe càng đến gần làng Sen quê Bác thì em rất hồi hộp. * Gợi ý : - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ Trong quan hệ nội tại của câu, nội dung biểu hiện ở hai vế câu là quan hệ tăng tiến, nhưng người viết sử dụng cặp quan hệ từ càng - thì là không đúng. Người viết đã mắc lỗi kết hợp khi sử dụng cặp quan hệ từ càng - thì. - Sửa chữa và thay thế từ đúng Tìm những cặp từ thể hiện được mối quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu Càng - càng. Câu văn được sửa là: Chiếc xe càng đến gần làng Sen quê Bác em càng hồi hộp. - Củng cố thêm: GV củng cố lại cách dùng các cặp quan hệ từ trong tiếng Việt. Dạng 4: Lỗi dùng từ không hợp phong cách Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không nắm vững phong cách ngôn ngữ trong từng loại văn bản. Cách chữa các lỗi này là bỏ những từ không hợp phong cách văn bản hoặc thay thế bằng các từ ngữ khác cho phù hợp. Ví dụ 1: Chị gà mái mơ xù lông, rướn cổ, mắt gườm gườm nhìn bác diều hâu hung ác. (Nguyễn Văn Chiến - Lớp 4A) * Gợi ý : 10 - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ Trong câu văn trên, từ bác không hợp với ngữ cảnh, đây là từ chỉ người để tỏ thái độ gần gũi, tôn trọng. Diều hâu kẻ thù của gà không thể đi với bác, kẻ đi bắt gà không thể được diễn tả với thái độ tôn trọng, kính nể. Người viết đã không hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh. - Sửa chữa và thay thế từ đúng Có thể thay từ không hợp văn cảnh đó bằng một số từ lão, tên, mụ,… Câu văn trên được chữa lại là: Chị gà mái mơ xù lông, rướn cổ, mắt gườm gườm nhìn mụ diều hâu hung ác. - Củng cố thêm: Việc thay từ lão, tên, mụ … trong câu văn trên là phù hợp với nghĩa diễn đạt của cả câu. Ví dụ 2: Trong buổi sáng mùa thu khai trường, chúng em đã được nghe những lời dạy bảo cực kì hay của thầy hiệu trưởng. (Trần Ngọc Thùy Vi - Lớp 4A) * Gợi ý: - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ Cực kì hay là từ ngữ thường dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt hằng ngày, không hợp với phong cách của câu văn đã dẫn. Đây là lỗi dùng từ sai phong cách văn bản. - Sửa chữa và thay thế từ đúng Có thể thay từ ngữ dùng sai bằng một tính từ khác đúng hơn: ân cần. Ân cần có nghĩa là tỏ ra quan tâm chu đáo và đầy nhiệt tình. Câu văn được sửa lại là: Trong buổi sáng mùa thu khai trường, chúng em đã được nghe những lời chỉ bảo ân cần của thầy hiệu trưởng. - Củng cố thêm: GV lưu ý HS cần phân biệt rõ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để tránh nhẫm lẫn. Ví dụ: Chiếc bút này bố đã tặng tôi hôm sinh nhật đấy các bạn ạ! Bây giờ, tôi sẽ kể câu chuyện về chiếc bút của tôi cho các bạn nghe nhé. *Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi đặt câu Dạng 1: Câu thiếu thành phần Câu thiếu thành phầnchủ ngữ Câu thiếu thành phần chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi nhiều khi học sinh nhầm đối tượng mới chỉ ở tư duy chưa được thực hiện hóa ở câu với chủ ngữ. Trong tư duy của các em, đối tượng cần nói đến hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy, các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu thành phần chủ ngữ cũng có thể do học sinh lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ. Ví dụ : Qua bài thơ “Anh Đom Đóm”, cho ta thấy vẻ đẹp cuộc sống cña c¸c loµi vËt ë lµng quª Việt Nam. (Vũ Xuân Dương - Lớp 5C) Câu thiếu thành phần thường bắt nguồn từ việc người viết không nhận biết 11 một cách rành mạch vai trò của các thành phần câu và ranh giới giữa chúng. Ví dụ trên rất điển hình cho dạng câu thiếu chủ ngữ do người viết “nhầm trạng ngữ với chủ ngữ”. Khi chữa những câu sai như vậy, để học sinh dễ phát hiện lỗi, nên yêu cầu các em xác định thành phần chính và phụ của câu ( ví dụ: tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ), từ đó phát hiện ra cái sai của câu về cấu tạo: thiếu chủ ngữ chỉ có trạng ngữ và vị ngữ. Để câu có đủ thành phần, cần bổ sung chủ ngữ, ngoài ra cũng có thể chữa bằng cách “cải tạo” câu cho đủ thành phần. Ví dụ trên có thể cải tạo theo ba cách: Bổ sung chủ ngữ; chuyển trạng ngữ thành chủ ngữ bằng việc gạch bỏ từ “qua” hoặc tạo cho câu một nòng cốt mới bằng cách thay từ “cho” bằng dấu phẩy. Như vậy, câu sai trên đây có thể được chữa thành các câu đúng sau: Qua bài thơ “Anh Đom Đóm”, nhà thơ Võ Quảng cho ta thấy vẻ đẹp cuộc sống cña c¸c loµi vËt ë lµng quª Việt Nam. (Bổ sung chủ ngữ) Bài thơ “Anh Đom Đóm” cho ta thấy vẻ đẹp cuộc sống cña c¸c loµi vËt ë lµng quª Việt Nam. (Chuyển trạng ngữ thành chủ ngữ). Qua bài thơ “Anh Đom Đóm”, ta thấy được vẻ đẹp cuộc sống cña c¸c loµi vËt ë lµng quª Việt Nam. (Tạo nòng cốt mới cho câu). Câu thiếu thành phần vị ngữ Lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ xuất hiện tương đối nhiều trong bài làm văn viết của học sinh. Ví dụ : Cái cặp có nhiều màu sắc. (Nguyễn Văn Cường - Lớp 4A) Ở ví dụ trên, học sinh dễ nhầm tưởng là câu vì dường như chúng đã đủ chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng “cái cặp” trong câu trên là ngữ danh từ không xác định, vì thế chúng chưa thể làm chủ ngữ. Học sinh không hiểu phần lớn các danh từ có “cái, những...” mở đầu là danh từ không xác định, muốn xác định ta phải thêm định ngữ ở sau. Câu đúng là : Cái cặp của Lan có nhiều màu sắc. Củng cố thêm: Sự phân tích trên đây cho thấy việc xác định nguyên nhân gây sai chi phối việc lựa chọn cách chữa câu. Khi chữa một câu, ta chỉ phỏng đoán nguyên nhân gây sai và chữa theo nguyên nhân đã được xác định. Càng phỏng đoán nhiều nguyên nhân bao nhiêu thì cách chữa càng phong phú bấy nhiêu ( Lí do chủ yếu của việc có thể xác định nhiều nguyên nhân và nhiều cách chữa cho một câu sai là do câu được xem xét tách khỏi hoạt động. Nếu phân tích câu gắn với ngữ cảnh thì việc phỏng đoán nguyên nhân gây sai sẽ chính xác hơn, do vậy cách chữa câu sai cũng chính xác hơn). Từ việc phân tích hai câu sai trên, có thể rút ra kết luận: muốn chữa câu thiếu thành phần, còn phải “thêm” theo nghĩa rộng: có thể là bổ sung thành phần còn thiếu, hoặc cải biến một thành phần câu vốn giữ chức năng khác thành phần còn thiếu trong câu. Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ Nguyên nhân của những loại lỗi này là do học sinh không hiểu rõ ràng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, không hiểu rằng các danh từ chỉ thời 12 gian như khi, lúc...cần phải có định ngữ. Mặt khác, thường là bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến cho học sinh tưởng nó đã có nội dung thông báo. Ví dụ : Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên xuống. (Phạm Tiến Đạt - Lớp 5B) Nếu tách riêng câu sai ra khỏi văn bản thì về mặt lí thuyết có hai cách chữa: hoặc bỏ các quan hệ từ để cho phần còn lại trở thành câu hoặc xem phần đã có là trạng ngữ rồi thêm một hoặc một mệnh đề (một kết cấu chủ - vị) để tạo câu mới. Nếu đặt câu sai vào văn bản trong mối quan hệ với các câu khác để nắm được mục đích thông báo của người viết thì có thể chọn một trong hai cách. Ở ví dụ trên có hai cách chữa như sau : Cách thứ nhất : Ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên xuống. (Bỏ quan hệ từ) Cách thứ hai : Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, con đường đã tấp nập người qua lại. (Thêm một kết cấu chủ - vị) Dạng 2: Câu thừa thành phần Không phổ biến bằng câu thiếu thành phần, nhưng câu thừa thành phần cũng không hiếm trong bài viết của học sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra loại lỗi này cũng là do các em mang thói quen của lời nói miệng vào bài viết và do kĩ năng viết câu của học sinh còn kém, các em đã sắp xếp thành ý trong đầu để viết ra câu nhưng khi diễn đạt ý lại rơi vào tình trạng kể lan man, lủng củng. Ví dụ: Bài thơ Hạt gạo làng ta nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi cái quý giá của hạt gạo bình thường. (Ngô Chí Dũng - Lớp 5A) Câu sai trên đây “thừa chủ ngữ” do người viết đưa từ ngữ nêu tác giả và tác phẩm có nội dung không cùng phạm trù - vào cùng vị trí chủ ngữ. Để học sinh thấy rõ cái sai trong câu, Giáo viên cần cho học sinh phân tích cấu tạo ngữ pháp, bắt đầu từ việc chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của câu. Sau khi phân tích, các em sẽ thấy hai cụm từ cùng có thể làm chủ ngữ là bài thơ Hạt gạolàng ta và nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhưng không thể làm chủ ngữ cho một câu được vì chúng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Chữa câu thừa thành phần cũng như chữa câu thiếu thành phần, nhưng qui trình ngược lại: cần phải gạch bỏ thành phần thừa, hoặc chuyển bớt một thành phần thừa sang chức năng khác. Do vậy, câu sai trong ví dụ trên có tới 4 cách chữa: Cách 1: Gạch bỏ “Bài thơ Hạt gạo làng ta ”, câu mới sẽ là: Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi cái quý giá của hạt gạo bình thường. Cách 2: Gạch bỏ “nhà thơ Trần Đăng Khoa”, câu mới sẽ là: Bài thơ Hạt gạo làng ta đã ca ngợi cái quý giá của hạt gạo bình thường. Cách 3: Chuyển “Bài thơ Hạt gạo làng ta ” thành trạng ngữ của câu bằng cách thêm từ chỉ quan hệ ( ví dụ, từ qua) vào đầu câu. Lúc này, câu mới là: Qua bài thơ Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi cái quý giá của hạt gạo bình thường. Cách 4: Chuyển “nhà thơ Trần Đăng Khoa ” thành định ngữ của “bài thơ” 13 bằng cách thêm từ “của” vào trước “nhà thơ”, câu mới là: Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi cái quý giá của hạt gạo bình thường. Củng cố thêm: Như vậy, với mỗi câu sai, ta có thể chữa bằng nhiều cách khác nhau. Sau khi chữa xong, cần hướng dẫn học sinh tìm ra câu mới có nội dung và cấu tạo gần với câu ban đầu (câu sai) nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với các câu khác trong bài nhất (nếu ta biết các câu ấy), từ đó chọn cách chữa tốt nhất trong hoàn cảnh cụ thể. Từ việc phân tích lỗi và chữa một câu sai thừa thành phần như ở ví dụ trên, có thể đi tới nhận xét có tính phương pháp: Muốn chữa câu thừa thành phần thì phải bớt đi thành phần thừa bằng cách gạch bỏ từ ngữ thừa hoặc chuyển một trong số các từ ngữ thừa sang đảm nhiệm chức năng ngữ pháp khác trong câu. Dạng 3: Câu không phân định thành phần Nguyên nhân của những loại lỗi này khá phức tạp, trước hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần viết nên không phân cách được trong tư duy ra từng ý rạch ròi. Các em gần như trong tình trang vô thức, nhớ từ nào là viết ngay vào trong bài, không tìm cách tổ chức, sắp xếp các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi nặng, khó chữa, nhiều khi phải trao đổi trực tiếp với học sinh mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa cho đúng. Có thể liệt kê các lỗi không phân định thành phần như sau: Câu không xác định được thành phần Ví dụ : Không hôm nào mẹ em còn sót một bông hoa nào mang về. (Vũ Tiến Đoàn - Lớp 4A) Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần Ví dụ : Em thấy việc làm sai viết tên mình ra bàn. (Nguyễn Trần Ngọc - Lớp 4A) Câu này cần sắp xếp lại các thành phần câu cho đúng trật tự ngữ pháp. Câu đúng là : Em thấy việc viết tên mình ra bàn là việc làm sai. Dạng 4: Các lỗi về nghĩa Tỉ lệ học sinh có câu mắc lỗi về nghĩa tương đối lớn và nhiều kiểu loại. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số lỗi điển hình mà học sinh thường mắc phải. Câu sai nghĩa Ví dụ: Những cây cột điện được nối chằng chịt trên đường. (Phạm Hà My - Lớp 5B) Nguyên nhân của những câu sai trên là do học sinh thiếu kiến thức thực tế. Vì vậy để chữa những lỗi này cần sửa những chi tiết phi thực tế trong câu. Câu sửa lại là : Những sợi dây điện được nối chằng chịt trên đường. Câu không rõ nghĩa Ví dụ: Hôm nay trời rét nhưng em có chiếc áo sơ mi. (Phạm Phương Thảo - Lớp 4A) Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các vế câu Tư duy của học sinh Tiểu học còn đơn g iản, vì vậy khi diễn đạt các nội 14 dung phức tạp bằng các câu ghép, các em gặp rât nhiều khó khăn. Trong bài làm của học sinh xuất hiện nhiều lỗi câu ghép. Ví dụ: Mẹ em bảo vì quả chuối có rất nhiều vitamin nên con phải chăm sóc cây chuối thật tốt. (Trần Đăng Khôi - Lớp 4C) Các câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa nội dung của các vế câu và các cặp quan hệ từ nên có thể chữa lại bằng cách : thay quan hệ từ hoặc sửa lại nội dung vế câu. Câu trên được sửa lại như sau: Mẹ em bảo vì quả chuối có nhiều vitamin nên con phải ăn nhiều chuối. Hoặc : Mẹ em bảo vì chuối cung cấp cho ta rất nhiều vitamin nên con phải chăm sóc cây chuối thật tốt để cây ra nhiều quả. Câu có các thành phần không đồng chức đồng loại Ví dụ: Cây bàng rất cao và rất thân thiết với chúng em. (Nguyễn Văn Nam - Lớp 4A) Các ví dụ trên không có sự tương hợp giữa các thành phần đồng chức. Câu đúng là : Cây bàng rất cao và thân cây rất to. Dạng 5: Lỗi về dấu câu Lỗi không dùng dấu câu Lỗi không dùng dấu câu là những lỗi sai do không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách thành phần câu. Có những bài viết không có một dấu câu nào. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt nội dung các em cần diễn đạt hoặc không xác định được ý muốn diễn đạt. Ví dụ: Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả nào là mít bồng chuối hồng xiêm nhưng em thích nhất là cây ổi. (Đoàn Hồng Nhung - Lớp 4B). Cách chữa lỗi này là tách đoạn ra thành từng câu điền dấu chấm, viết hoa cho đúng. Học sinh thường bỏ không sử dụng dấu phẩy ngăn cách các trạng ngữ và nòng cốt câu, ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập, ngăn cách các bộ phận đồng chức. Khi chữa, ta cần thêm dấu phẩy vào các vị trí cần thiết. Câu trên được chữa lại như sau: Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là mít, bồng, chuối, hồng xiêm nhưng em thích nhất là cây ổi. Lỗi sử dụng dấu câu sai Lỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc sử dụng lẫn lộn các dấu câu. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh sử dụng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc: dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý; dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ - vị; ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia. Phổ biến nhất là lỗi các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lí. 15 Ví dụ: Hôm nay: là một ngày đẹp trời. (Lê Thùy Trang - Lớp 4C) Câu đúng là : Hôm nay là một ngày đẹp trời. Dạng 6: Lỗi ngoài câu Lỗi câu không phù hợp với câu khác trong văn bản Ví dụ: Ở góc vườn nhà em có một cây chuối tiêu. Cây cao quá đầu người. Thân cây chuối nhẵn và tròn. Lá chuối có thể gói bánh, gói giò. Hoa chuối màu đỏ tía. Bên trong hoa chuối là những quả chuối non bé bằng ngón tay út của em. (Nguyễn Quốc Huy - Lớp 4A) Ở ví dụ trên, câu “Lá chuối có thể gói bánh, gói giò” không ăn nhập với các câu kề có trong văn bản. Vì những câu kể đó đang tả về đặc điểm của cây chuối. Cách chữa lỗi này là gạch bỏ những câu lạc chủ đề trong văn bản. Câu trên được sửa là: Ở góc vườn nhà em có một cây chuối tiêu. Cây cao quá đầu người. Thân cây chuối nhẵn và tròn. Hoa chuối màu đỏ tía. Bên trong hoa chuối là những quả chuối non bé bằng ngón tay út của em. Lỗi câu không phù hợp với phong cách Ví dụ: Những múi mít chín rất chi là thơm. (Vũ Khôi Nguyên - Lớp 5B) Ở ví dụ trên, cụm từ “rất chi là” không phù hợp với phong cách viết văn của học sinh tiểu học. Tùy từng bài viết cụ thể mà chúng ta có thể bỏ đi hoặc thay thế bằng cụm từ, câu khác cho phù hợp. 2.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp này mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của mình trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy, sáng tạo của học sinh. Chủ động bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu, bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh. Thường xuyên đánh giá chất lượng viết câu của học sinh và khảo sát định kỳ vở viết các môn của học sinh để xác định học sinh đang yếu về phần nào. Từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Tăng cường cho học sinh thực hành, luyện tập để củng cố kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng viết văn. Giáo viên tránh nói nhiều và làm thay học sinh, mà phải tổ chức cho tất cả học sinh cùng làm việc dưới hướng dẫn của mình. Giáo viên kiểm tra, giúp các em sửa những lỗi sai, động viên các em làm bài tốt. 2. 5. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Giáo viên cần nghiên cứu, xác định đúng trọng tâm của từng dạng văn để hướng dẫn các em tìm từ ngữ, hình ảnh để kết hợp viết câu cho đúng Để có chất lượng giảng dạy cao, giáo viên phải đi sâu nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học phù hợp nhất với nội dung từng dạng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Khi đánh giá bài làm của học sinh, theo Thông tư 30 và thông tư 22 sửa đổi, giáo viên không chỉ đưa ra lời nhận xét đúng hoặc sai, hay 16 hoặc chưa hay mà cần chỉ rõ cho các em thấy các em làm đúng và hay đến mức độ nào theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài và chỉ ra biện pháp giúp em đó khắc phục. * Trên đây là một số biện pháp chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh, nhưng trên thực tế giảng dạy tôi thấy các lỗi về dùng từ của học sinh rất đa dạng nên việc kết hợp các biện pháp chữa lỗi về dùng từ cho học sinh là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả giảng dạy. 2. 6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Bằng các phương pháp giảng dạy trên, qua một năm tôi vận dụng vào thực tế giảng dạy và đề tài đã đem lại kết quả như sau: * Bản thân có tài liệu phù hợp để áp dụng cách sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh. Dựa trên những biện pháp đó, tôi có thể thống kê các lỗi sai cùng thể loại, để sửa sai cho học sinh. * Bản thân cảm thấy hứng thú hơn trong giờ dạy. Trước đây tôi luôn cảm thấy mệt mỏi trước một bộ phận học sinh thường xuyên mắc các lỗi sai về cách dùng từ đặt câu trong bài tập làm văn viết. Giờ đây khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi đã tổ chức được những hoạt động phù hợp cho các em học sinh đó. Các em đã hiểu được những quy tắc sử dụng từ ngữ, cách dùng từ đặt câu phù hợp với ngữ cảnh. Chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt khiến tôi cảm thấy hứng thú hơn khi dạy tập làm văn cho các em và cũng cảm thấy yêu nghề hơn. * HS hứng thú, tự tin và lạc quan hơn trong việc học Tập làm văn. Qua việc biết sử dụng từ ngữ đúng quy tắc, đặt câu phù hợp, viết được bài văn hoàn chỉnh mà học sinh đã tự tin lên rất nhiều. Các em cảm thấy lạc quan hơn trong học Tập làm văn, hứng thú hơn trong việc quan sát, mở rộng vốn từ, một số học sinh đã đạt được mục tiêu học tập, trình độ được nâng lên.Viết được một bài văn hay sẽ khơi nguồn cảm hứng phấn khởi cho học sinh. Vì vậy sử dụng Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 là việc làm cần thiết giúp HS có được niềm tin trong học tập, giúp các em đứng dậy đi bằng chính đôi chân của mình trên con đường học tập. - Không những thế các em còn có ý thức về việc dùng từ, đặt câu và có thói quen đọc, kiểm tra lại những điều mình vừa viết ra để điều chỉnh, sửa chữa cho đúng. - Từ việc học phân môn Tập làm văn có kết quả tốt kèm theo các môn học khác như phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu cũng đạt kết quả cao hơn trước. - Không khí lớp học sôi nổi, sinh động hẳn lên mỗi khi học phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. * Chất lượng của HS được nâng lên. Sau đây là kết quả thi định kì lần 2 của lớp 5A trường TH Định Tân năm học 2017 - 2018. 17 Kết quả thi định kì lần 2 của lớp 5A trường TH Định Tân năm học 2017 2018. Thời điểm kiểm tra Lớp Sĩ Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 5A Số 29 12 41% 10 35% 6 21% 1 3% ( cuối kỳ1) Kết quả học sinh thi định kì lần 3 năm học 2017 - 2018. Thời điểm kiểm tra Lớp Sĩ 5A Số 29 ( Giữa kỳ 2) Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 10 35% 14 48% 5 17% 0 0 So sánh chất lượng khảo sát đầu năm và kết quả thi định kì lần 3 của lớp 5A Sĩ số So sánh chất lượng khảo sát đầu năm và thi định kì lần 3 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 ( tỉ lệ %) ( tỉ lệ %) ( tỉ lệ %) ( tỉ lệ %) Đầu năm 29 Thi ĐK lần 3 7% 35% So sánh Tăng 28% Đầu năm Thi ĐK lần 3 38% 48% So sánh Tăng 10% Đầu năm Thi ĐK lần 3 24% 17% So sánh Giảm 7% Đầu năm Thi ĐK lần 3 24% 0 So sánh Giảm 24% 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận: 18 Trong thực tế, khi tạo lập văn bản, không phải học sinh nào cũng có thể tự phát hiện lỗi và chữa lỗi về câu trong các bài làm văn của mình cũng như của người khác.Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách nhận diện lỗi về câu, tìm nguyên nhân và từ đó tìm ra cách chữa lỗi khi tạo lập văn bản. Qua tìm hiểu tình hình chữa lỗi về câu cho học sinh, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên thường chữa lỗi theo kinh nghiệm bản thân mà chưa theo một cách thức, phương pháp nào cho nên hiệu quả chữa lỗi về câu cho học sinh chưa cao. Từ các biện pháp chữa lỗi dùng từ, đặt câu nói trên, hi vọng các bạn đồng nghiệp tham khảo để phục vụ yêu cầu sửa lỗi dùng từ cho học sinh tiểu học đạt kết quả tốt hơn. Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thành công ở lớp 5A Trường Tiểu học Định Tân cho thấy đề tài đã thu được một số kết quả nhất định, học sinh có những chuyển biến rõ rệt. Đồng thời bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: - Trước hết người thầy phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. - Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người giáo viên Tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Phân loại được học sinh người thầy mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, từng cá thể học sinh. - Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp mới của môn Tiếng Việt. Từ đó giáo viên mới có thể lập được kế hoạch bài học cho mình một cách khoa học. - Ngoài việc có kiến thức vững vàng, thì người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong hoạt động học, phải có sự chuẩn bị giáo án kĩ càng trước khi lên lớp. Ngoài những lỗi sai trong bài viết của các em, cần phải áp dụng những lỗi sai khác nhằm giúp học sinh nắm chắc cách dùng từ đặt câu sau bài học. - Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp trên. - Giáo viên cần lắng nghe ý kiến của học sinh, tôn trọng những thắc mắc của các em, không nên bỏ qua hoặc giải thích một cách áp đặt những thắc mắc đó. Hãy coi những thắc mắc của học sinh là những tình huống có vấn đề mà khi giải quyết nó học sinh sẽ được củng cố, khắc sâu thêm bài học. Tôi mong muốn rằng, đề tài sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả ở trong nhà trường tiểu học. Cũng chính việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi nắm vững kiến thức về phân môn Tập làm văn và trang bị thêm cho mình những tri thức phong phú, đầy đủ hơn. Đó là điều kiện để tôi tiếp tục truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng hơn. 19 Tôi cũng mong rằng, đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em hệ thống được những lỗi sai cơ bản, nguyên nhân và cách khắc phục. Từ đó, các em có những lưu ý trong bài viết của mình, giúp các em bình tĩnh, tự tin hơn khi viết bài. 3.2.Kiến nghị: * Đối với tổ chuyên môn - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nên đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học để giáo viên thảo luận, góp ý, học hỏi lẫn nhau từ đó vận dụng vào giảng dạy cho phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng học sinh. * Đối với nhà trường - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân về Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4-5. Bản thân tôi luôn vận dụng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, vận dụng các chuyên đề mới để có một phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với những tài liệu tham khảo còn hạn chế, tôi đã cố gắng nghiên cứu hết sức mình. Song với khả năng và kinh nghiệm có hạn, do đó không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của HĐKH trường TH Định Tân Ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Trịnh Thị Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan