Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạ...

Tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

.DOC
13
237
148

Mô tả:

1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn sáng kiến: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) có vị trí và vai trò quan trọng trong nhà trường Tiểu học bởi vì thông qua HĐNGLL giúp cho học sinh củng cố, tăng cường nhận thức góp phần phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tư duy, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, hình thành thế giới quan khoa học nhất là rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp trong mọi hoạt động xã hội. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp rất cần thiết và vô cùng quan trọng nhằm giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia hoạt động tập thể và kỹ năng nhận thức… Thông qua các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp như hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động vui chơi giải trí thể dục thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động lao động công ích, hoạt động Đội trên địa bàn dân cư, học sinh có cơ hội để giao tiếp với nhau, học sinh giao tiếp với giáo viên trong nhà trường, học sinh giao tiếp với cộng đồng. Từ đó các em được rèn kỹ năng giao tiếp qua thực tiễn cuộc sống giúp các em mạnh dạn, năng động, ứng xử linh hoạt, tự tin khi giao tiếp với mọi người .Chính vì thế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua HĐNGLL là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi trường nói chung và trường tiểu học nói riêng.Và đây là tiền đề ,nền móng vững chắc giúp các em hòa nhập cuộc sống trong thời kỳ hội nhập quốc tế,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một giáo viên - Tổng phụ trách Đội tôi nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên cần thiết, là một tiêu chí cần thiết, không thể thiếu của hoạt động sư phạm tổng thể của mỗi giáo viên nói chung và tổng phụ trách đội nói riêng. Vì vậy, trong nhiều năm qua được nhà trường phân công giảng dạy,tuy kinh nghiệm còn ít nhưng bản thân luôn tích cực học tập,nghiên cứu,học hỏi kinh nghiệm,trăn trở tìm những giải pháp để áp dụng vào thực tiễn công tác nhằm 1 nâng cao chất lượng tổ chức các HĐNGLL cho học sinh. Những giải pháp mà bản thân đã vận dụng vào quá trình giảng dạy ở trường đạt được nhiều kết quả và được trình bày trong sáng kiến này là: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. * Điểm mới của sáng kiến: - Chỉ ra được kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong nhà trường Tiểu học, góp phần tạo nên giá trị sống tích cực của học sinh cho hiện tại và tương lai. - Nêu được thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp trong nhà trường Tiểu học và xác định được nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học. - Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm góp phần cung cấp thêm tư liệu cho các cơ sở giáo dục, các giáo viên tổng phụ trách trong công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong các buổi HĐNGLL ở trường Tiểu học. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết 2.1.1. Đặc diểm tình hình: a.Thuận lợi: *Về phía nhà trường: Bản thân được công tác tại ngôi trường - là một trong những điểm sáng về giáo dục của huyện nhà, đặc biệt là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được ngành giáo dục đánh giá cao. Trong đó việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua HĐNGLL là một nội dung được lãnh đạo nhà trường quan tâm và đầu tư mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để học sinh và giáo viên được giao lưu, chia sẻ đặc biệt là các em được rèn luyện kỹ năng giao tiếp. 2 * Về phía giáo viên: Bản thân là giáo viên- Tổng phụ trách Đội giàu lòng đam mê và tâm huyết với hoạt đông Đội. Với kinh nghiệm làm công tác Đội ở trường tiểu học hơn 4 năm, tôi đã không ngừng trau dồi kỹ năng, học hỏi phương pháp từ các đồng nghiệp, theo dõi và nắm bắt kiến thức qua các phương tiện truyền thông đã giúp tôi có được một số kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Về phía học sinh: Đa phần các em đều ngoan, thích được tham gia vào các tiết hoạt động ngoài giờ, nhiều em rất có năng khiếu, mạnh dạn, tự tin, tích cực hoạt động trong giờ học, tham gia tốt các phong trào của Liên đội. b. Khó khăn: *Về phía nhà trường: Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu sự phong phú, đa dạng về hình thức hoạt động. Cách thức tổ chức tạo sân chơi bổ ích chưa thu hút được đông đảo các em tham gia một cách tích cực. Mặt khác anh chị phụ trách ít có thời gian đầu tư chuyên sâu, đơn điệu về nội dung cũng như hình thức tổ chức, nhiều lúc còn mang tính qua loa, chiếu lệ. Đa số học sinh chưa thấy được vai trò, vị trí và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua HĐNGLL. Trong các em chưa “nhen nhóm” được niềm thích thú và thiếu sự tự tin, còn rụt rè, diễn đạt lủng củng,… Khi giao tiếp trước đám đông hoặc bế tắc khi bắt đầu một câu chuyện, hoặc một vấn đề nào đó. * Về phía giáo viên: Thời gian được phân công dạy HĐNGLL còn ít nên kinh nghiệm chưa nhiều. *Về phía học sinh: Một số học sinh vẫn còn xem nhẹ việc tham gia tích cực vào HĐNGLL. Do đó các em chỉ xem đó là một hoạt động bình thường nhưng không thể hiểu được rằng thông qua các HĐNGLL cung cấp và làm phong phú thêm nhận thức của các em. Đây là một hoạt động giúp các em tiến gần hơn đến thực tiễn cuộc sống, tạo cho các em tính mạnh dạn - chính nó sẽ làm “giàu” kho tàng kiến thức cho các em. Giúp các em được trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, 3 gia đình, xã hội, sống tích cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh góp phần xây dựng trường học và xã hội thân thiện. 2.1.2 Kết quả của thực trạng trên: Khảo sát về kỹ năng giao tiếp của học sinh các năm học trước: Số Năm học lượng Giao tiếp tốt SL % Giao tiếp chưa tốt SL % 2010-2011 402 269 66,9 133 33,1 2011-2012 387 257 66,4 130 33,6 2012-2013 378 247 65,3 131 34,7 Từ kết quả nêu trên bản thân tôi luôn tìm biện pháp làm thế nào để cho kết quả tốt hơn, cụ thể là tìm ra “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” 2. 2. Các giải pháp Trong quá trình công tác tôi đã rất quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua HĐNGLL, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây để đồng nghiệp cùng tham khảo: 2.2.1. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí thông qua các ngày lễ lớn. Vui chơi giải trí là một nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Đó là một hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường Tiểu học. Thông qua các hoạt động vui chơi các em không chỉ được giao tiếp với bạn bè, thầy cô qua ngôn ngữ nói mà các em còn được giao tiếp qua nét mặt (Bằng xúc cảm của con người: Vui, mừng, ngạc nhiên, đau khổ, buồn rầu, căm giận…) đều được thể hiện rõ trên nét mặt; qua ánh mắt; qua cử chỉ điệu bộ. Ví dụ: Triển khai chủ điểm tháng 11: “Tôn sư trọng đạo”. Nhà trường tổ chức hoạt động vui chơi giải trí bao gồm các nội dung: - Hát, múa, đọc thơ, đóng tiểu phẩm, kể chuyện… có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò. - Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn tập thể hoặc cá nhân. 4 - Tổ chức cho các em viết và trình bày cảm nghĩ của mình về công lao của thầy cô giáo hoặc tình cảm của em đối với thầy cô giáo. (Ảnh minh họa về ngày Nhà giáo Việt Nam) Với các nội dung trên, sau khi được sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong lớp, mỗi cá nhân phải tự mình cố gắng vươn lên để cùng hòa đồng với tập thể và các em được rèn luyện giao tiếp ngay khi tập luyện. Giọng nói của các em được thể hiện trong lời giới thiệu, lời thơ, lời thể hiện nhân vật; nét mặt của các em được thể hiện trong vai diễn của tiểu phẩm, trong cách thể hiện nội dung bài hát; những điệu bộ được thể hiện trong lúc kể chuyện, đóng vai, hát múa,… Hoặc bằng những lời nói mộc mạc xuất phát từ tình cảm của các em hay từ sự biết ơn công lao của thầy cô giáo các em đã thể hiện cho các bạn khác cùng biết, cùng hiểu. Tuy nhiên lúc đầu các em chưa quen còn rụt rè, e thẹn; cách nói còn vụng về, thiếu tự tin nhưng tôi đã hướng dẫn cho các em từng lời nói, bổ sung cho các em nội dung trình bày. Đặc biệt hơn tôi đã biết động viên khích lệ các em dù là một lời nói hay một 5 việc làm thiết thực với tất cả các đối tượng học sinh, vì thế các em có tinh thần phấn chấn, muốn nói lên điều mình muốn nói trước các bạn, thầy cô giáo,… Và tôi đã lôi cuốn được số lượng học sinh tham gia trình bày ngày càng đông nên kỹ năng giao tiếp của học sinh trường tôi ngày càng được tốt hơn. Hoặc cùng với chủ điểm trên, nhà trường tổ chức một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học vào nhà trường, hướng dẫn học sinh các trò chơi vui, bổ ích như: Bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, kéo co,… (Ảnh minh họa về các trò chơi dân gian) Thông qua trò chơi, các em học được kỹ năng làm việc nhóm, hòa đồng với tập thể, ứng xử trước các tình huống,… Những đợt sinh hoạt tập thể của học sinh sẽ giúp các em học cách hòa mình vào thiên nhiên, hình thành những kỹ năng sống, từ việc học cách tính toán, thu vén để tổ chức một bữa ăn cho một tập thể đến khả năng giải quyết các tình huống phát sinh,… 2.2.2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua giờ sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp chính là tiết sinh hoạt tập thể. Tiết sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học được tiến hành đánh giá các hoạt động, công việc của lớp diễn ra trong tuần và xây dựng nhiệm vụ cho tuần học tới. Bởi vậy tiết sinh hoạt tập thể là thời điểm mà mỗi học sinh có quyền dân chủ trao đổi ý kiến của mình trước tập thể về đánh giá các công việc trong tuần cũng như bàn bạc để xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Đây là cơ hội cho một số em được rèn luyện kỹ năng giao tiếp trước nhóm, tổ và trước tập thể lớp. Thực hiện đúng quy trình của một tiết sinh hoạt tập thể là một phương pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh có hiệu quả lớn. Ví dụ: Khi tổ chức sinh hoạt sao, tôi đã chú ý đến rèn kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động như: Dưới sự chỉ đạo của người phụ trách sao, các em lần lượt kể lại những việc đã làm của mình trong tuần qua. Qua cách trình bày, lúc đầu tôi thấy 6 một số em biết kể những việc làm tuy nhiên cách diễn đạt còn lúng túng hay khi trả lời những câu hỏi của anh chị phụ trách sao còn chưa được tự nhiên. Khi đó tôi cùng người phụ trách sao hướng dẫn các em cách trả lời rõ ràng, trình bày mạch lạc, tự tin. Mỗi câu trả lời của các em tôi đều dùng hình thức khuyến khích khen ngợi nên dần dần các em đỡ tự ti, mặc cảm và ngày càng muốn giao tiếp nhiều hơn. Mặt khác, khi các em đã biết mạnh dạn để trao đổi thì tôi mới đưa thêm các câu hỏi theo chủ đề, chủ điểm của tháng sinh hoạt sao để các em có cơ hội bộc lộ ngôn ngữ nói của mình trước các bạn. Hay khi tôi cùng tham gia tiết sinh hoạt tập thể trong tuần thứ 3 của tháng 5 với chủ đề: “Mừng sinh nhật Đội, mừng sinh nhật Bác” của lớp 5B. Trước hết các em ổn định tổ chức lớp học và hát một số bài hát mở đầu, lớp trưởng lên đánh giá nhận xét và sơ kết thi đua theo chủ điểm. Sau đó các cá nhân sẽ được trình bày ý kiến của mình qua phần nhận xét của lớp trưởng. Các em đã mạnh dạn thẳng thắn trao đổi chỉ ra được những điều chưa đồng ý với phần nhận xét của bạn lớp trưởng. Qua việc làm này, tôi thấy các em đã dám đấu tranh đúng với sự thật, giúp các bạn sửa sai những khuyết điểm và phấn đấu thực hiện tốt những việc mình làm đúng. Mặt khác, khi trình bày các em đã tập cho mình kỹ năng giao tiếp trước tập thể một cách tự nhiên, bộc lộ được những điều mình muốn nói với bạn, với cô giáo.Sau đó giáo viên phụ trách sẽ là người kết luận về kết quả đạt được hoặc chưa đạt dựa trên báo cáo, thảo luận và thực tế của lớp. Sau đó tổ chức cho lớp xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới dựa trên kế hoạch của nhà trường đề ra. Như vậy khi tổ chức một tiết sinh hoạt thành công tôi thấy các em đã đánh giá được hoạt động của mình tuần qua và xây dựng bản kế hoạch hoạt động thực tế cho tuần sau. Mặt khác qua việc làm này, tôi thấy các em tự tin hơn, biết bộc lộ ý kiến, nêu lên suy nghĩ của mình, nhằm rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể từ đó dần dần giúp các em mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn khi nói trước đám đông hoặc thuyết trình một vấn đề nào đó. (Ảnh minh họa tại một buổi Sinh hoạt Đội) 7 2.2.3. Tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động tự chọn. Hoạt động tự chọn là hoạt động có tổ chức, có chỉ đạo, không phải là hoạt động tự do, tự phát của học sinh. Hoạt động này có sự định hướng, hướng dẫn tổ chức của nhà trường. Hoạt động tự chọn không bắt buộc học sinh phải làm mà do sự tự nguyện, tự giác của các em. Hoạt động tự chọn của học sinh tiểu học thường gắn liền với sở thích và năng khiếu học sinh có năng khiếu về một lĩnh vực nhưng không có điều kiện bộc lộ ra. Một số em có sở thích nhu cầu hứng thú, năng khiếu về một lĩnh vực nào đó mà chưa đáp ứng được. Bởi vậy hoạt động tự chọn sẽ giúp cho các em có điều kiện để thể hiện khả năng giao tiếp của chính mình, thể hiện hết khả năng phát triển của mỗi cá nhân. Các nội dung trong lĩnh vực học tập, hoạt động khoa học kỹ thuật như: Giải các bài toán vui, giải toán nhanh, lắp ráp các đồ vật,… Trong lĩnh vực xã hội: Tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động từ thiện, phong trào uống nước nhớ nguồn,… Trong lĩnh vực thể thao, vui chơi giải trí như: Trò chơi dân gian, đố vui, võ thuật, cờ vua… Hình thức tham gia dưới dạng câu lạc bộ, vẽ tranh, viết bài tuyên truyền,... (Ảnh minh họa về chăm sóc cây cảnh và vệ sinh môi trường) Ví dụ: Triển khai chủ điểm tháng 3: “Mừng mẹ, mừng cô, mừng sinh nhật Đoàn”. Nhà trường tổ chức một số hoạt động tự chọn trong lĩnh vực học tập, khoa học - kỹ thuật và lĩnh vực xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Sau khi phát động phong trào thi đua của Liên đội, các đội viên, nhi đồng có quyền tự do đăng ký tham gia lĩnh vực hoạt động mình ưa thích. Liên đội tập hợp chia thành các nhóm sở thích và tổ chức cho các em tham gia. Khi được tham gia theo sở thích, tôi thấy các em rất vui vẻ, thích được làm việc, mong muốn bộc lộ 8 điểm mạnh, phát huy hết năng lực của mình trong quá trình tham gia. Đặc biệt, sự trợ giúp lẫn nhau, các em có khả năng nhanh nhẹn trợ giúp đắc lực cho các em còn thiếu tự tin, chưa biết việc mình làm,… Từ đó giúp cho các em tạo được sự tự tin, mạnh dạn hơn. Như vậy qua quá trình thực hành các em trò chuyện, hướng dẫn bộc lộ cùng nhau nhằm rèn kỹ năng giao tiếp. 2.2.4. Thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, nhất là tiểu học. Coi lợi ích tốt nhất hiện tại và trong tương lai của học sinh là điểm trọng tâm, đó là một trường học dựa trên sự tham gia, là một trường học mở cửa chào đón mọi học sinh, an toàn cho trẻ, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dân chủ vì quyền lợi của tất cả trẻ em, là một tổ chức học tập đại diện cho nền giáo dục hòa nhập và hiệu quả. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng về học tập, sinh hoạt cho học sinh. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong việc tổ chức mỗi hoạt động, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình rèn luyện cho học sinh phải thân thiện với năng lực thực tế với mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời. Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn, thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn liền với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một niềm vui. 9 Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực, khả năng giao tiếp của học sinh trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Đó sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. 2.3. Kết quả đạt được Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên đã đạt được kết qủa như sau: Năm học Số lượng Giao tiếp tốt SL % Giao tiếp chưa tốt SL % 2013-2014 377 350 92,8 27 7.2 - Kỹ năng giao tiếp của học sinh ngày càng tự tin, mạnh dạn và bộc lộ ý kiến của mình một cách thẳng thắn, trung thực. Các em hòa đồng, dễ gần gủi, trao đổi với nhau hơn. - Liên đội nhiều năm liền đạt danh hiệu Liên đội vững mạnh xuất sắc cấp Huyện. Tuy thời gian chưa nhiều, song kết quả thu được là rất đáng mừng, số học sinh biết giao tiếp tốt tăng lên rõ rệt. Theo tôi thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong hoạt động là một nhiệm vụ mỗi ngày của người giáo viên Tổng phụ trách Đội, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục và thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tóm lại, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ XXI. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua HĐNGLL thực sự là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh và hình thành nhân cách cho các em. Trên đây là “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Trong quá trình tổ chức, thực hiện 10 không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Trong quá trình làm công tác Đội , bằng kinh nghiệm tích lũy của mình và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi đã rèn luyện các “kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” bao gồm các giải pháp chính sau: - Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí thông qua các ngày lễ lớn. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua giờ sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp. - Tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động tự chọn. - Thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Đây chính là những việc làm tôi đúc rút được trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên những việc làm này không thể nôn nóng, thực hiện được trong một thời gian ngắn mà phải phát huy hết sự nổ lực của bản thân, lòng nhiệt tình, yêu trẻ mới mong muốn đem lại kết quả tốt đẹp. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 3.2.1. Về phía HĐĐ và Phòng GD: - Có kế hoạch tổ chức tập huấn nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách để có sự thống nhất giữa các Liên đội. 3.2.2. Về phía nhà trường: - Nhà trường cần quan tâm đúng mức về thời gian cũng như sự phong phú, đa dạng hình thức hoạt động đối với tiết HĐNGLL. 3.2.3. Về phía Giáo viên.. - Không ngừng học tập, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 11 MỤC LỤC Trang 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến. 2 2. PHẦN NỘI DUNG 2 2.1.Thực trạng của nội dung nghiên cứu. 2 2.1.1. Đặc điểm tình hình 2,3 2.1.2. Kết quả thực trạng 3 2.2. Các giải pháp . 3 2.2.1. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí thông qua các ngày lễ 3,4,5 lớn. 2.2.2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua giờ sinh hoạt sao, sinh 5,6 hoạt lớp. 2.2.3 Tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động tự chọn. 7,8 2.2.4. Thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích 8 cực” trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp. 2.3. Kết quả đạt được 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 12 8,9 9 9,10 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK Hoạt động NGLL- NXB Giáo dục 2012 - SGV Hoạt động NGLL- NXB Giáo dục 2012 - Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên trong HĐNGLL cấp Tiểu học – BGD 2013 - Tài liệu GD địa phương môn HĐNGLL dành cho GV Tiểu học -NXBGD 2013 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng