Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2...

Tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

.PDF
18
17
95

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh trong đó Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình . Nó có ý nghĩa to lớn và trở thành yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Khi đi học đầu tiên là “trẻ” phải “học đọc” sau đó trẻ phải “đọc” để “học”. Đọc đã giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ không thể thiếu để học tập các môn học . Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập để học sinh có khả năng tự học, tinh thần học tập cả đời. Phân môn này còn trau dồi cho học sinh khả năng kiến thức Tiếng Việt không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Đồng thời “đọc” còn để “giải mã”các tín hiệu ngôn ngữ để cảm nhận và hiểu tác phẩm, tiếp cận với thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng. Để hiểu một tác phẩm văn học,đọc không chỉ có ý nghĩa “khởi động” cho quá trình nhận thức và phát triển tư duy nghệ thuật cho học sinh mà thông qua đọc học sinh biết bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn giúp phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực cảm thụ văn học cho các em. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giáu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên không tách rời nhau .Chính vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đọc là một yêu cầu không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể có một cuộc sống bình thường hoặc hạnh phúc với đúng nghĩa củả nó trong xã hội hện đại. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, tiếp cận được với thế giới bên trong của người khác. Đọc chính là học: “ Học - Học nữa-Học mãi”. Đọc để tự học - Học cả đời. Như vậy, “đọc” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 rất quan trọng và là nền tảng của đầu cấp Tiểu học. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trước tiên phải rèn cho các em đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn, rèn cho học sinh kỹ năng đọc to, rõ. Khi học xong chương trình lớp 2 tốc độ đọc phải đạt 50 tiếng/phút. Có kĩ năng đọc ở lớp 2 thì lên lớp trên các em mới biết đọc 1 diễn cảm, đọc hay. Chính vì vậy việc dạy đọc và rèn đọc cho học sinh ở lớp 2 là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi giáo viên đứng lớp. Trên thực tế, học sinh lớp 2 các em vừa ở lớp 1 lên và đang ở lứa tuổi mải chơi, chưa ý thức được việc tự học nên tốc độ đọc chưa cao. Nhiều em đọc còn đánh vần, đọc ngắc ngứ, chưa nắm hết cách ngắt nghỉ ở các dấu câu, đọc chưa trôi chảy … điều này làm hạn chế nhiều trong giờ học. Là giáo viên Tiểu học, tôi rất băn khoăn những vấn đề nêu trên. Vì thế, tôi xin trình bày kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy của mình đó là đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ”.Với mong muốn giúp học sinh của mình đọc có kỹ năng đọc tốt, làm tiền đề học các môn học khác và tiếp tục học tốt các lớp trên. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Tôi chọn đề tài này sở dĩ tôi muốn chính mình có cách nhìn nhận chính xác về tầm quan trọng của việc “Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2” trong phân môn Tập đọc. Từ đó trau dồi kiến thức về phân môn này cho bản thân để có được kỹ năng đọc tốt. Hơn nữa trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao tay nghề, khẳng định được vai trò của mình trong hội đồng trường. Tôi chọn đề tài này, bởi vì tôi muốn đồng nghiệp cũng như học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn về vị trí của phân môn Tập đọc. Đó chỉ là thứ yếu, mà quan trọng là tôi muốn vận dụng những giải pháp trong đề tài để học sinh được đọc thật tốt, kết hợp đọc với hiểu nội dung đơn vị lời nói, cũng cố nghĩa của từ, trau dồi vốn từ, nghĩa từ góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho các em học sinh . Sâu xa hơn, tôi muốn nghiên cứu đề tài này vì muốn bồi dưõng cho học sinh một số đức tính kiên trì , tính chính xác, yêu thích môn Tập đọc. Giáo dục các em lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm. * Nhiệm vụ của đề tài : Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của phân môn Tập đọc. Không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn Tập đọc phải là cụ thể, đúng hướng. Đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy môn tập đọc. ®èi tîng nghiªn cøu. - Với đề tài này, tôi tập trung vào nghiên cứu những bước, những thao tác sử dụng để hoàn thành kỹ năng đọc , trong tiết Tập đọc. - Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức để giúp học sinh có kỹ năng thuần thục trong tiết Tập đọc. - Nghiên cứu tính hiệu quả của việc rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc ph¬ng ph¸p nghiªn cøu. Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 2 * Phương pháp quan sát: Trong giờ học của phân môn tập đọc tôi quan sát học sinh đọc trên lớp để thu thập tài liệu thực tế về việc học phân môn này , làm cơ sở phân tích rút ra nhận xét. * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi xây dựng một số câu hỏi điều tra học sinh để tìm ra nguyên nhân đọc chưa đúng, chưa nhanh, chưa chính xác của học sinh để yêu cầu các em sửa chữa kịp thời. * Phương pháp thống kê , xử lí số liệu: Tôi sử dụng phương pháp này để thống kê những ưu, nhược điểm của hoc sinh trong giờ Tập đọc , xử lí các số liệu thu thập được từ đó có cơ sở rút ra những kết luận phù hợp cho từng em . * Phương pháp nghiên cứu: Qua các giờ Tập đọc tôi nghiên cứu những lỗi mà học sinh còn mắc phải khi đọc để sửa chữa kịp thời cho học sinh. * Phương pháp giảng giải, phân tích: Khi học sinh đọc chưa đạt yêu cầu, tôi đã phân tích giảng giải cho các em thấy được chỗ sai, chỗ chưa đạt để các em sửa chữa kịp thời. * Phương pháp luyện tập, thực hành: Khi học sinh đọc chưa tốt tôi yêu cầu học sinh luyện đọc lại các bài tập đọc của từng tuần trong các tiết học luyện Tiếng Việt, giao bài đọc thêm cho học sinh đọc ở nhà, khuyến khích các em đọc thêm sách báo vào những lúc rảnh rỗi. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Cứ sau mỗi tuần tôi lại tổng kết xem có bao nhiêu em đọc đã đạt yêu cầu và bao nhiêu em đọc còn chưa đạt yêu cầu để tuần tới lên kế hoạch đọc cụ thể cho từng em. * Phương pháp tuyên dương: Ở mỗi tiết Tập đọc học sinh nào đọc tốt hoặc đọc có tiến bộ tôi khen ngợi động viên các em để các em có hứng thú trong học tập, thích đọc hơn. 2.néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.       Môn Tiếng Việt giúp học sinh rèn 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Trong đó phân môn Tập đọc tập trung nhiều cho kỹ năng đọc, bên cạnh đó cũng hỗ trợ tốt cho kỹ năng nghe. Đọc và nghe là hai kĩ năng sẽ giúp các em phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ, giúp học sinh phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. Sau đó, bộ não có thể bắt chước và các em có thể nói ra những gì mà các em suy nghĩ một cách chính xác, về cả cách dùng từ cũng như ngữ pháp. Những hoạt động này còn mới mẻ, tư duy của các em còn ở mức độ cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Những điều này làm cho một số em trong giờ học vẫn thường rụt rè, không dám đọc to, đọc lạc cả giọng ... làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học. Vì vậy, giáo viên cần tạo ra mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động giúp trẻ hứng thú trong học tập. Chính vậy kỹ năng đọc có vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh Tiểu học. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : 2.2.1. Thực trạng. a. Về phía học sinh: 3 - Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công chủ nhiệm và dạy lớp 2A. Học sinh ở độ tuổi tương đối đồng đều, các em có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Là lớp học 2 buổi/ ngày nên có nhiều thời gian rèn cho học sinh hơn. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc dạy của Thầy và việc học của trò. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ giáo viên để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Lớp 2A sĩ số 26 em trong đó có 5 học sinh là con em dân tộc Mường . Có 6 em còn nhỏ so với độ tuổi, thể lực lại yếu và ở xã miền núi khác cách xa trường 4 đến 5 km nên việc đi lại khá xa và vất vả. Đa số các em đều là con em nông thôn nên cách phát âm của các em còn sai nhiều, mang nặng tiếng địa phương. Tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Có gia đình bố, mẹ đều phải vào Nam làm ăn, các em phải ở với ông bà ( đã già), ở với bác. Có em chỉ có mình mẹ. Một số gia đình đông con, nên ít được sự quan tâm của bố mẹ hơn thế nữa họ còn phó mặc cho thầy cô giáo. Trình độ học sinh không đồng đều nên khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức. Tất cả những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các em. Kết quả học tập của đa số học sinh là chưa cao, nhất là phân môn Tập Đọc. - Chất lượng khảo sát đầu năm kết quả cho thấy: Nhiều em đọc còn yếu, viết còn thiếu, đọc ê a ngắc ngứ, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ rất lâu, chöa bieát caùch ngaét, nghæ hôi ôû caùc daáu caâu daãn ñeán caùc em khoâng ñoïc đúng,đọc còn nhiều hạn chế. Qua tìm hiểu, tôi đã nắm được một số nguyên nhân sau : + Học sinh mới bắt đầu từ lớp 1 lên nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, thao tác chậm. + Các em chưa thật sự hiểu về ý nghĩa , nội dung văn bản nên việc ngắt , nghỉ hơi ở các cụm từ, dấu câu còn hạn chế. Các em không đọc bài cũ, không đọc bài trước ở nhà. Nhiều em còn nói tiếng địa phương. Một số em nói ngọng theo thói quen. b. Về phía giáo viên: - Một số giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nên ít nhiều có phần ảnh hưởng đến việc phát âm ( phát âm đôi chỗ chưa được chuẩn đặc biệt là giữa dấu hỏi và dấu ngã). Đôi khi giáo viên chưa linh hoạt trong các hoạt động dạy học. - Nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng của người giáo viên, đầu tiên tôi tìm hiểu đến tận gia đình học sinh còn yếu kém. -Theo dõi sự chuyển biến trong từng tiết học hằng ngày, hàng tuần. Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, kết hợp tay ba: gia đình, nhà trường và xã hội. 2.2.2.Kết quả của thực trạng: 4 Từ thực tế trên, ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát, chất lượng như sau: Bảng khảo sát chất lượng học sinh Tổng số học sinh Lỗi Số lượng Tỉ lể % - Đọc ê-a , ngắc ngứ 5em 19.24% - Đọc còn sai âm, sai vấn nhiều 6em 23.07% - Đọc liến thoắng . 4em 15.38% 26 em - Đọc giọng đều đều, không phù 5em 19.24% hợp nội dung bài. - Ngắt nghỉ đúng, phù hợp nội dung 4em 15.38% - Ngắn lưỡi, ngọng 2em 7.69 Qua đợt khảo sát trên bản thân tôi thấy học sinh đọc còn yếu, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra và đưa vào vận dụng một số biện pháp sau: 2.3 . Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Tìm hiểu đặc điểm, năng lực học tập của học sinh . Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành kiểm tra , kháo sát, phân loại đối tượng học sinh, ghi vào sổ tay cụ thể những lỗi sai của từng học sinh để trong các giờ tập đọc tạo điều kiện cho các em thực hành sửa sai. Các em đọc tiếng còn sai âm, sai vần , chưa ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Có những em đọc còn yếu, đọc còn sai, còn đánh vần rất chậm . Trong giờ tập đọc, để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển, qua đó rèn đọc cho học sinh được nhiều hơn, học sinh đọc tốt hơn bản thân tôi đã sử dụng một số biện pháp và hình thức tổ chức dạy học sau: 2.3.2. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh . a. Kĩ năng đọc mẫu. Đọc mẫu của giáo viên là bước cực kì quan trọng trong giờ Tập đọc. Tôi nhận thấy giáo viên đọc mẫu tốt trong giờ tập đọc sẽ kích thích tính tò mò của học sinh, các em sẽ hứng thú đọc bài hơn. Để đọc mẫu tốt, tôi luôn rèn luyện về giọng đọc, tốc độ đọc, đọc thể hiện được lời nhân vật trong bài, trau dồi khả năng cảm thụ văn học, nói đúng tiếng phổ thông. Tìm hiểu kỹ bài tập đọc trước để cảm thụ sâu sắc bài văn hoặc thơ, từ đó sẽ tìm ra cách đọc thật hay.Tôi dựa vào sách giáo viên và học hỏi cách đọc của các đồng nghiệp để tự luyện đọc trước ở nhà bài tập đọc cho đúng văn bản ( văn xuôi, thơ), luyện phát âm thật chuẩn. Tùy từng bài để thể hiện nội dung ở mức độ hay, diễn cảm. Trong các giờ tập đọc, tôi thường đọc mẫu như sau: 5 - Đọc mẫu toàn bài : + Lần 1 : Sau khi giới thiệu bài. + Lần 2 : Đọc vào lúc học sinh đọc lại,. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm nếu là bài thơ hay bài văn nghệ thuật, đọc rõ lời nhân vật và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật ( nếu có). Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''. Giáo viên đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu trái vàng trái bạc, không thay được, buồn bã, òa khóc, móm mém, hiền từ, dang tay ôm. Phân biệt giọng đọc ở các nhân vật: + Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi. + Giọng cô tiên: trầm ấm, hiền từ, nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng''. + Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết. Nhấn giọng các từ, cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại ''. Ví dụ : Bài thơ : '' Đàn gà mới nở'' Toàn bài thơ đọc với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi; chú ý thay đổi giọng đọc tường khổ thơ . + Khổ thơ 1: giọng đọc trải dài, dịu dàng, vui tươi khi tả đàn gà con đáng yêu. + Khổ thơ 2: Nhịp đọc dồn dập hơn khi tả sư nguy hiểm cả đàn gà con phải núp vào đôi cánh của gà mẹ. + Khổ thơ 3: Trở lại nhịp đọc khoan thai vì nguy hiểm đã qua đi. + Khổ thơ 4 , 5: Nhịp đọc trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con. b. Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh . Hiện nay có nhiều cách phân chia các hình thức đọc. Nếu dựa trên cơ sở âm thanh phát ra khi đọc, người ta chia ra đọc thành tiếng và đọc thầm. Nếu dựa vào số lượng HS tham gia đọc cùng lúc phát ra âm thanh, người ta chia ra đọc đồng thanh và đọc cá nhân. Luyện kĩ năng đọc cho HS, giáo viên phải quan tâm cả hai hình thức này nhằm giúp từng cá nhân HS đạt được yêu cầu đề ra trong từng giai đoạn học. Để học sinh lớp 2 đọc đúng và ham thích học phân môn Tập đọc thì mỗi giáo viên cần phải kiên trì, bền bỉ trong từng thao tác, quy trình của mỗi tiết dạy. với kinh nghiệm cảu những năm đã dạy lớp 2 bản thân tôi nhận thấy: Muốn nâng cao được chất lượng đọc cho học sinh lớp 2 thì giáo vên phải biết lồng ghép việc đọc đúng vào tất cả các bước trong một tiết Tập đọc. Cụ thể: * Trong bước kiểm tra bài cũ. Học sinh đọc một đoạn trong bài Tập đọc hoặc đọc thuộc lòng bài đã học ở tiết trước. Tôi nhận xét và khen ngợi những em đọc đạt yêu cầu.Với những em 6 đọc chưa đạt thì tôi nêu những chỗ các em đọc chưa đạt và hướng dẫn ngay cách đọc đúng, nhờ bạn đọc tốt kèm cặp trong giờ ra chơi hoặc yêu cầu học sinh đó về nhà luyện đọc lại để được kết quả như mong muốn. * Trong bước giới thiệu bài. Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú trong giờ Tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu. Để tránh sự đơn điệu trong giới thiệu bài, mỗi bài tôi đã có cách giới thiệu khác nhau : - Giới thiệu bằng lời nói hấp dẫn: Ví dụ: Khi dạy bài “ Mẹ”( Tiếng Việt 2 – Tập 1) , tôi có thể giới thiệu như sau: Các em ạ. nhắc đến các thành viên trong gia đình thì mẹ là người vất vả nhất. Hằng ngày mẹ phải lo từng giấc ngủ bữa ăn , phải thức khuya dậy sớm mỗi nkhi con bị ốm . Để hiểu thêm về người mẹ và tình cảm bao la mẹ dành cho con. Tiết tập đọc hôm nay cô cùng các em học bài “ Mẹ”. Ví dụ: Khi dạy bài “ Bông hoa Niềm Vui”( Tiếng Việt 2- Tập 1), tôi đã sưu tầm tranh ảnh giống sgk rồi đưa lên máy chiếu cho học sinh quan sát, kết hợp lời nói của giáo viên để giúp học sinh có hứng thú khi học bài. * Trong bước luyện đọc thành tiếng : Đây là hoạt động quan trọng trong các hoạt động lên lớp của giờ Tập đọc và đây chính là cơ sở để học sinh đọc tốt. Muốn cho học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết phải rèn cho học sinh luyện phát âm rõ ràng, đúng , tốc độ đọc phải đảm bảo. Khi luyện đọc giáo viên phải chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh. Tôi đã tiến hành cho học sinh đọc theo các bước sau: - Đọc từng câu: Sau khi giáo viên đọc mẫu xong, yêu cầu các em nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn của bài tập đọc. Trong khi theo dõi học sinh đọc, giáo viên uốn nắn tư thế cho các em, hướng dẫn các em đọc đúng các từ khó. Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: + Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , r/d/gi. Ví dụ: Khi học sinh đọc từ: “tranh bóng” học sinh thường đọc là “chanh bóng”, trước hết giáo viên phát âm thật chính xác sau đó phân tích cụ thể, tỉ mỉ từng tiếng, từ để học sinh nắm được cấu tạo của tiếng đồng thời giải thích cho học sinh hiểu thêm về ý nghĩa của từ, tìm các từ có tiếng “tranh”, các từ có tiếng “chanh” để các em phân biệt được từ đó sẽ đọc sẽ đúng hơn. + Sai vần ưu, vần chứa nguyên âm đôi: ươ Ví dụ: “ khứu giác” học sinh đọc là “ khíu giác”, “ chai rượu” học sinh đọc là “ chai riệu”. + Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi . 7 Ví dụ : " hạt đỗ'' học sinh đọc là '' hạt đổ '', ''ngã ba'' học sinh đọc là ''ngả ba''. Để dạy cho học sinh phát âm đúng tôi không quên rèn kĩ năng nghe . Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyên kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. * Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : + Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật bẩm sinh. Ví dụ: anh/ ăn: “quả chanh” học sinh đọc là “ quả chăn” , ... + Nguyên nhân khách quan : Do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ. Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu Để chữa lỗi phát âm sai tôi cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. Dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ . Ví dụ : phát âm s / x : + Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. + Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng . Ví dụ : phát âm tr / ch : + Phát âm tr ( trờ ) : hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng . Mặt khác là việc sửa sai qua giảng nghĩa từ . Ví dụ: '' giã gạo ''phân biệt với '' giả vờ '', '' cũ mới '' phân biệt với “ rau củ '' ; '' xâu / sâu '' ; '' xâu kim '' với '' sâu trong lòng đất ''. - Đọc từng đoạn trước lớp: Sau khi học sinh đọc từng câu xong, yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Giáo viên theo dõi học sinh đọc , hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Trong bước này giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ đối với câu dài và phải biết ngắt nghỉ hơi đúng . Ví dụ: Khi dạy bài” Có công mài sắt , có ngày nên kim”,hướng dẫn các em đọc ngắt, nghỉ câu dài như sau: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//( đọc nghỉ hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi giữa các cụm từ không có dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ được in đậm). Trong bước này tôi tiếp tục kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ( gồm những từ ngữ được chú giải cuối bài và những từ ngữ khác mà học sinh chưa hiểu). - Đọc từng đoạn trong nhóm: 8 Yêu cầu lần lượt từng học sinh trong nhóm,(bàn, tổ) đọc. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. Sau đó giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm bằng cách: Gọi đại diện các nhóm thi đọc (từng đoạn, cả bài). Giáo viên tạo điều kiện để cho nhiều học sinh tham gia thi đọc, Có thể gọi những em có kỹ năng đọc tương đương nhau thi đọc với nhau để đảm bảo công bằng, hết sức tránh hiện tượng chỉ gọi học sinh khá giỏi đọc. Có thể kết hợp tổ chức trò chơi luyện đọc ( đọc tiếp sức, đọc “ truyền điện”, đọc theo vai..). Thi đọc trước lớp cũng như giao tiếp trước đông người, có những em tự tin, mạnh dạn nhưng cũng có em ít tiếp xúc với đông người nên rụt rè, e thẹn, không dám thể hiện hoặc thiếu tự tin . Vì vậy giáo viên cần cho các em hiểu rằng mình đọc trước lớp không phải đọc cho cô giáo nghe mà đọc cho cả lớp nghe , bởi vậy các em cần đọc to, rõ đồng thời giáo viên cần khuyến khích động viên để khích lệ tinh thần cố gắng vươn lên của học sinh , dần dần tạo cho các em bạo dạn và tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Hàng tháng, tôi ghi rõ mức độ tiến bộ và những lỗi còn mắc phải của từng học sinh vào một quyển vở riêng để từng bước khắc phục. Ví dụ: Cứ một học sinh tôi dành riêng một trang để theo dõi. Em : Mai Thu Thảo. Đặc điểm : Đọc còn chậm, ngắt nghỉ hơi còn chưa đúng ở các dấu câu, phát âm còn sai vần: anh/ăn ; ênh/ân ; ươu/iu. Tháng Tiến bộ Tồn tại Biện pháp Biết ngắt nghỉ hơi Đọc còn chậm, còn Cho luyện đọc nhiều lần đúng ở các dấu sai vần: ênh/ân, tiếng có vần ênh/ân. 9 câu. dòng kênh đọc Phân công học sinh khá, thành dòng cân giỏi giúp đỡ. 10 11 12 Đã biết phân biệt được cách đọc các tiếng có vần: ênh/ân, tốc độ đọc có tiến bộ Đã biết phân biệt được cách đọc các tiếng có vần :anh/ăn Đọc sai vần anh/ăn Cho luyện đọc nhiều lần tiếng có vần anh/ăn. Đôi khi đọc còn lẫn Cho luyện đọc nhiều lần lộn như: lành mạnh tiếng có vần anh/ăn, giải đọc thành lằn mặn. nghĩa các từ các từ có vần anh/ăn để học sinh phân biệt đọc cho đúng. Đọc to rõ ràng, đã Đôi khi đọc còn Tiếp tục cho luyện đọc nắm được cách nhầm tiếng có vần nhiều lần tiếng có vần: phát âm các vần ươu/iu: con hươu ươu/iu. Hướng dẫn phân đọc là con hiu dễ lẫn. tích cấu tạo của các tiếng, 9 các từ đọc còn nhầm để đọc lại cho đúng. ........... ............................. ................................. ........................................ . Khi hướng dẫn học sinh phát âm, tôi thường phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng, phát âm sai. Ví dụ: Dạy bài “Voi nhà” (TV2 – Tập 2) phần luyện phát âm, tôi đã cho các em tập phát âm các từ: khựng lại, quặp vòi, huơ vòi, lững thững. Tôi gọi một em khá đứng lên đọc, sau đó tôi gọi các em khác nhận xét: Các từ bạn vừa đọc có phụ âm gì khó phát âm ? Theo em phải phát âm như thế nào? Nếu học sinh phát âm sai, tôi hướng dẫn tiếng cần phát âm cụ thể. Chẳng hạn : r/d + Âm r : Cong đầu lưỡi lên rồi bật hơi. Ví dụ : rổ rá. + Âm d : Lưỡi đặt xuống hàm dưới ,bật nhẹ. Ví dụ : dang tay. - Với các âm khác, tôi cũng hướng dẫn tương tự như trên. Bước đầu dùng phương pháp này luyện cho học sinh gặp nhiều khó khăn, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như thế các em quen dần và dễ sửa hơn. - Kết hợp với rèn đọc đúng, tôi còn rèn cho các em đọc trôi chảy, đọc hay.Chính vì vậy, tôi dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc ở lớp cũng như ở nhà. + Ở lớp : Tôi tăng cường sử dụng hình thức đọc theo nhóm, tuỳ theo từng bài mà chia nhóm khác nhau. Các em trong nhóm lần lượt đọc cho bạn nghe, những em còn lại nghe có nhiệm vụ sửa lỗi phát âm cũng như cách ngắt nghỉ hơi cho bạn. Tôi quan sát từng nhóm, lắng nghe học sinh đọc và luôn nhắc nhở các em phải đọc rõ tiếng, đọc đúng các cụm từ, câu. Ví dụ: Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong , / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. // (Voi nhà - TV2-Tập 2) Riêng đối với các bài thơ tôi còn hướng dẫn cho các em cách ngắt nhịp đúng quy định sao cho thể hiện được ý đồ của tác giả. Ví du : Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, / Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng. // Thân dừa / bạc phếch tháng năm, / Quả dừa – / đàn lợn con / nằm trên cao.// Đêm hè / hoa nở cùng sao, / Tàu dừa – / chiếc lược chải vào mây xanh. // 10 Ai mang nước ngọt, / nước lành, / Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa. // (Cây dừa- TV2 - Tập 2) Ngoài việc hướng dẫn các em đọc ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu và các cụm từ thì việc hướng dẫn các em cách thể hiện giọng khi gặp các dấu câu khác nhau cũng là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra, ở các bài tập đọc có lời đối thoại, tôi thường hướng dẫn học sinh đọc theo 2 cách: - Cách 1: Đọc bình thường, trầm. - Cách 2: Nhấn mạnh lời thoại của nhân vật. Từ đó, các em sẽ phát hiện ra cách thể hiện lời nói của từng nhân vật và tìm cách thể hiện lại. Ví dụ: Voi nhà (TV2-T2) - Thế này thì hết cách rồi ! (Giọng đọc thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố) - Chạy đi ! Voi rừng đấy ! (Giọng đọc thể hiên sự hoảng hốt khi voi xuất hiện) - Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi ! (Giọng đọc thể hiện sự lo lắng) Song song với việc đọc trong nhóm, tôi luôn tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp để kiểm tra quá trình luyện đọc nhóm của các em. Ở phần này, tôi thường cho từ hai đến ba nhóm thi đọc với nhau. Học sinh còn lại lắng nghe, và đưa ra nhận xét đồng thời bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc tốt nhất. Dựa vào phần đọc này, tôi nhận xét và tuyên dương những em đọc có tiến bộ và nhẹ nhàng chỉ ra điểm chưa tiến bộ để các em nhận biết và cố gắng hơn. Các nhóm chưa thi đọc sẽ rút kinh nghiệm để nhóm mình ñoïc ñöôïc toát hôn trong tieát reøn buoåi chieàu. + Ở nhà: Sau mỗi buổi học, tôi dặn các em về đọc những bài cho buổi học hôm sau. Sau đó, tôi giao cho từng đôi bạn ( ngồi cùng một bàn ) kiểm tra lẫn nhau vào đầu giờ học tới. Các em có thể nêu câu hỏi để kiểm tra lẫn nhau như : Bài tập đọc đó có đầu bài là gì ? dài hay ngắn ? có mấy nhân vật ? ….. Hoặc các em có thể yêu cầu lẫn nhau đọc lại một đoạn hoặc một khổ thơ trong bài. Bằng cách kiểm tra như vậy, tôi luôn nắm rõ em nào về nhà có đọc bài, em nào chưa đọc bài để nhắc nhở kịp thời. * Trong bước luyện đọc thầm. Dựa vào SGK, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc đọc – hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào ? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì? …). Có đoạn, văn (thơ ) cần cho HS đọc thầm 2, 3 lượt với thời gian nhanh dần 11 và thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm trau dồi kỹ năng đọc – hiểu. Khắc phục tình trạng HS đọc thầm một cách hình thức. Sau khi đã rèn đọc thành tiếng, tôi tiến hành cho các em đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài. Thường thì khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm thì chỉ có một số em đọc, còn một số em cũng nhìn sách nhưng không đọc. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã hướng dẫn các em : + Tập trung vào bài, phải đọc đầy đủ các tiếng trong câu. Đọc bằng mắt. Khi đọc không dùng tay hay bất kì vật gì để chỉ từng dòng. + Trong khi các em đọc thầm, để kiểm tra xem các em có thực sự đọc hay không, tôi sử dụng nhiều hình thức : Yêu cầu em nào đọc xong thì giơ tay, giáo viên cùng đọc thầm và theo dõi. Hoặc học sinh đang đọc, yêu cầu cả lớp dừng lại ở một đoạn nào đó rồi dùng câu hỏi kiểm tra( Em đọc đến đâu ? ….. )có như vậy các em mới chú ý tập trung trong đọc thầm. Cứ như vậy lâu ngày thành quen, các em dần có ý thức đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc nhở. * Trong bước luyện đọc lại - Học thuộc lòng ( nếu SGK yêu cầu) : Ở phần này, tôi để các em tự do thể hiện để phát huy hết khả năng đọc của bản thân, miễn là các em đảm bảo được theo các phần luyện đọc thành tiếng ở trên. Thông thường tôi yêu cầu cho các em tự chọn một đoạn văn hay một khổ thơ mà mình thích nhất để đọc. Sau đó, đọc theo nhóm đôi ( cứ một bạn đọc tốt kết hợp với một bạn đọc chưa tốt để giúp đỡ, hướng dẫn cách đọc cho nhau). Tiếp theo, tôi tổ chức cho các em thi đọc với nhau. Ở các tiết chính khoá tôi thường cho các em đọc tốt thi đọc trước để các em học sinh khác nhận xét và học tập, sau đó mới gọi những em đọc yếu, đọc chậm đọc. Nếu hết tiết học, các em yếu chưa được đọc nhiều thì tôi dành thời gian cho các em thi đọc trong tiết rèn buổi chiều, để các em có thời gian luyện đọc và tự tin hơn trong khi đọc. Trong phần luyện đọc lại - học thuộc lòng , tôi luôn thể hiện cho học sinh thấy rằng “ Cô cũng rất thích nghe các em đọc. Cô cũng rất vui nếu các em đọc đúng, đọc hay” bằng cách luôn chăm chú theo dõi học sinh đọc, thỉnh thoảng mỉm cười hay gật đầu nhẹ để khuyến khích học sinh. Nếu em nào đọc chưa đạt, chöa theå hieän ñuùng gioïng cuûa caùc nhaân vaät…. thì khoâng baét hoïc sinh döøng ngay laïi ñeå söûa. Vì laøm nhö vaäy, caùc em seõ maát heát caûm höùng khi ñoïc daãn ñeán vieäc ñoïc hay khoù thaønh coâng. Khi nhaän xeùt, ñaùnh giaù hoïc sinh ñoïc, toâi luoân tìm ra öu ñieåm cuûa caùc em ñeå khen ngôïi, ñeå caùc em töï tin hôn trong quaù trình theå hieän cuûa mình. Töø ñoù, caùc em coù höôùng phaán ñaáu coá gaéng ñoïc ñöôïc toát hôn. Tóm lại: Trong quá trình dạy học, muốn học sinh đọc tốt giáo viên không những phải có phương pháp dạy học tốt mà cón phải có thái độ ôn hoà, cởi mở, hoà nhã với học sinh. Kiên trì uốn nắn, sửa cách đọc cho các em, để các em tiếp 12 thu bài một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích các em đọc thêm sách báo trong thư viện, qui định các em đi đọc sách ở thư viện ít nhất mỗi tuần một lần. Hàng tuần, tôi tổ chức cho các em thi đọc thơ vào tiết sinh hoạt ngoại khoá. Tôi qui định thơ phù hợp với lứa tuổi và không nằm trong sách giáo khoa. Phần thưởng dành cho những em đọc hay có thể là một lời khen ngợi hay một lá cờ đỏ để cắm vào góc năng khiếu của lớp. Với hình thức tổ chức trên, học sinh lớp tôi phụ trách , đặc biệt là những học sinh đọc chậm, đọc còn phải đánh vần đã thích đọc hơn, mạnh dạn đọc trước đông người, cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động cùng với các bạn, đã tăng cường lên thư viện đọc sách,báo nhiều hơn. Nhờ đó, các em đã khích lệ nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và đã có nhiều em tiến bộ rõ rệt. 2.3.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng của phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy đọc cho học sinh lớp 2 của giáo viên là một quá trình lâu dài, phức tạp, cần phải có những biện pháp và phương pháp thích hợp trong dạy học tránh sự áp đặt, dập khuôn máy móc .Trong quá trình giảng dạy, việc đổi mới phương pháp dạy tức là tích cực hóa hoạt động của học sinh , học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chính vì vậy tôi luôn tự học và học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức để có được phương pháp dạy theo hướng đổi mới. 2.3.4.Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá học sinh. Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì giáo viên đưa ra mức độ, yêu cầu đánh giá ở từng nội dung học tập của học sinh, dựa vào đó để làm cơ sổ đánh giá. Giáo viên đánh giá phải công bằng với từng học sinh.Trong quá trình đánh giá giáo viên cần khuyến khích động viên các em nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh, không nên lấy cách hiểu của thầy cô làm khuôn mẫu áp đặt cho học sinh và phải biết tôn trọng ý kiến của học sinh, trân trọng kết quả đúng của các em cho dù chỉ là một ý đúng nhỏ. Phải tuyên dương kịp thời đói với những em có kết quả học tập tốt. Khâu kiểm tra, đánh giá học sinh giúp giáo viên kiểm nghiệm chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Từ đó giáo viên điều chỉnh được nội dung, phương pháp dạy học phù hợp. 2.3.5. Phối hợp với phụ huynh học sinh để chăm lo đến chất lượng học tập của các em. Vào đầu năm học, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh học sinh lớp. Tôi đã trao đổi, bàn bạc với phụ huynh mua đủ tài liệu, đồ dùng học tập để các em học tốt các môn học. Qua cuộc họp, phụ huynh đã nắm được năng lực học tập của con em mình. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến kĩ năng đọc của học sinh nhất là những học sinh yếu. Từ đó phụ huynh có sự đôn đốc, kiểm tra việc đọc ở nhà của các em, giúp các em đọc nhiều và rèn được kĩ năng đọc (Đọc tất cả thông tin trong mọi môn học chứ không phải chỉ riêng phân môn Tập đọc). Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích cho con em mình đọc thêm truyện, sách, báo…. phù hợp với lứa tuổi vào các ngày nghỉ ( thứ bảy, 13 chủ nhật) để các em được tiếp xúc với mặt chữ nhiều hơn. Đến lớp, giáo viên thường xuyên kiểm tra đọc để biết mức độ tiến bộ của học sinh để cáo biện pháp phù hợp. Việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một công việc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, trong quá trình học tập và giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Đối với học sinh Tiểu học thì tác động giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: + Làm cho các tác động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất. + Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp. + Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục. Với những yêu cầu trên, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cùng với các nhà quản lý giáo dục tiến hành các hoạt động giáo dục thiết thực nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. * Kết quả: Với một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh như trên, tôi đã trực tiếp áp dụng trên lớp mình phụ trách tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, mặc dù trên thời điểm kết thúc học kì I vẫn còn vài em đọc còn chậm. Nhưng nhìn chung, các em đều đạt được yêu cầu của tốc độ đọc là 50 tiếng /1 phút, đọc lưu loát, trôi chảy và đã biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ. Sau gần 1 năm vận dụng các giải pháp nêu trên để giảng dạy cho học sinh lớp sinh lớp 2 tôi thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh Lỗi Số lượng Tỉ lể % - Đọc ê-a , ngắc ngứ 0 - Đọc còn sai âm, sai vấn nhiều 0 - Đọc liến thoắng . 1 3.84 26em - Đọc giọng đều đều, không phù hợp 2 7.68 nội dung bài. - Ngắt nghỉ đúng, phù hợp nội dung 23 88.46 - Ngắn lưỡi, ngọng 1 3.84 Với kết quả trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã nâng cao rõ rệt về chất lượng đọc so với đầu năm học. Số học sinh đọc đúng tăng lên. Số học sinh ngắn lưỡi, ngọng rất ít ( 1 em). Số học sinh đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu nhiều hơn.Vì thế, chất lượng học của môn Tiếng Việt cũng đã nâng cao. Sự tiến bộ đó 14 của học sinh giúp tôi tự tin hơn khi vận dụng các biện pháp này vào giảng dạy. Xong bản thân tôi thấy công việc nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng đọc không dừng lại ở phân môn Tập đọc mà cần phải lồng ghép vào nhiều môn học khác. Vì vậy, tôi nhận thấy mình cần phải học thêm rất nhiều về kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp và tham khảo nhiều tài liệu hơn nữa để tìm tòi, áp dụng vào việc giảng dạy để đưa chất lượng học sinh ngày một cao hơn. 3.Kêết luận, kiến nghị: * Kết luận: Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng với học sinh Tiểu học, trong đó có phân môn Tập đọc. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy Tập đọc và việc tìm ra các biện pháp để rèn cho học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát …là việc làm hết sức cần thiết. Từ thực tế giảng dạy được đúc rút sau nhiều năm dạy lớp 2, tôi thấy những biện pháp đưa ra rèn kỹ năng đọc cho học sinh , đặc biệt từ lớp tôi chủ nhiệm là phù hợp , vận dụng các biện pháp đó chất lượng của phân môn Tập đọc đã tăng lên rõ rệt . Qua đây, tôi đã đúc rút được bài học kinh nghiệm khi rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 như sau: - Trước hết , giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm, năng lực, học tập và phân loại được các đối tượng học sinh để có biện pháp rèn đọc cụ thể cho từng nhóm đối tượng. - Để giúp học sinh đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy giáo viên phải thường xuyên học tập, nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp. - Giáo viên phải đọc mẫu tốt. Tùy từng nội dung văn ban thể hiện phù hợp, giúp học sinh cảm nhận được văn bản để các em đọc đúng tốc độ, đọc trôi chảy. - Lắng nghe, quan sát học sinh đọc để sủa cho các em một cách kịp thời. - Nắm chắc đặc điểm, tâm sinh lý cũng như hoan cảnh của các em để giúp các em tự tin hơn trong học tập. - Luôn coi trọng kỹ năng đọc và rèn kỹ năng đọc cho học sinh không chỉ ở môn Tập đọc mà áp dụng tất cả các môn học khác. - Cần vận dụng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá nhưng tránh dập khuôn máy móc. - Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp đỡ, rèn luyện, giáo dục học sinh ở trường cũng như ở nhà. * Kiến nghị: Để thực hiện có chất lượng “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ” tôi có một số kiến nghị nhỏ sau. - Đối với cấp trên : + Soạn thảo những bài Tập đọc phù hợp với vùng miền, những bài Tập đọc đó phải gần gũi, sát thực với cuộc sống của các em học sinh. + Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để đổi mới phương pháp dạy học cho các trường học tập. 15 + Có thể cung cấp máy chiếu cho các trường Tiểu học để học sinh được nắm bắt những thông tin liên quan đến bài học. - Đối với phụ huynh: + Cần mua đủ SGK, vở, đồ dùng học tập phục vụ cho việc học của các em, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra việc học của con em mình Treân ñaây laø moät soá kinh nghieäm nhoû cũng như ý kiến đề xuất của bản thân tôi sau gần một năm vận dụng các biện pháp để rèn đọc cho học sinh đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp để việc giảng dạy phân môn Tập đọc ngày càng tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA Thanh Hóa, ngày 6 tháng 4 năm 2016 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. HIỆU TRƯỞNG Người thực hiện LÊ THỊ LIÊN Trần Thị Huệ Tàài liệu tham khảo: 1. SGK Tiếng Việt Tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục). 2. SGV Tiếng Việt Tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục). 3. Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt Tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội). 16 4. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên dạy Lớp 2 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở Tiểu học năm 2003 ( Bộ giáo dục - Đào tạo). môc lôc 1. Mở đầu - Lí do chọn đề tài. - Mục đích nghiên cứu. 17 - Đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.2 Thöïc traïng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : 2.3 . Các giải pháp sử dụng để giả quyết vấn đề. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghệm . 3.Kêết luận, kiến nghị. - Kêết luận. - Kiến nghị . Tài liệu tham khảo. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan