Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở Thành phố...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang

.DOC
142
199
71

Mô tả:

1 HỒ HOÀNG TUẤN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ HOÀNG TUẤN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2012 - 2014 2 VINH, 2014 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ HOÀNG TUẤN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐINH XUÂN KHOA NGHỆ AN, 2014 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô giáo và các đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với: - Hội đồng khoa học, Khoa Sau đại học trường Đại học Vinh; - Quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp Cao học Quản lí giáo dục khóa 20 (2012 – 2014); - Đặc biệt PGS.TS Đinh Xuân Khoa - người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin được trân trọng gửi lời cám ơn đến Thành Ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Long Xuyên; Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng của Sở Giáo dục – Đào tạo An Giang; Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Long Xuyên; Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên tại các trường học; Ủy ban nhân dân các phường xã và người dân trên địa bàn thành phố Long Xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi tìm hiểu tư liệu, điều tra khảo sát thực tế trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Vinh, ngày tháng 9 năm 2014 Học viên Hồ Hoàng Tuấn 2 MỤC LỤC Nội dung Trang 1 Phần mở đầu Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 6 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 1.2. Các khái niệm cơ bản về quản lý nâng cao xây dựng xã hội học tập 1.2.1. Khái niệm học tập, học tập suốt đời 8 15 15 1.2.2. Khái niệm xã hội học tập 16 1.2.3. Vị trí vai trò của xã hội học tập 1.2.4. Khái niệm về biện pháp và biện pháp quản lý nâng cao chất 17 lượng 1.2.4.1. Biện pháp 18 18 1.2.4.2. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng 18 1.3. Khái quát về xã hội học tập 19 1.3.1. Khái quát về xã hội hóa giáo dục 19 1.3.2. Cơ sở pháp lý của xã hội học tập 20 1.3.3.Các điều kiện để nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập 1.3.3.1. Các điều kiện để xây dựng và hình thành xã hội học tập 1.3.3.2.Các điều kiện để nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập 1.3.4. Các nội dung cơ bản của xã hội học tập 23 23 25 28 3 1.4. Một số vấn đề về quản lý nâng cao chất lượng xây dượng XHHT 1.4.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng xây dượng XHHT 1.4.2. Nội dung của việc nâng cao chất lượng xây dượng XHHT 1.4.2.1. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập 1.4.2.2. Không ngừng củng cố, phát triển mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), trung tâm giáo dục thường xuyên 30 30 31 32 32 và các cơ sở giáo dục khác 1.4.2.3. Đa dạng hóa các hình thức học tập, thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người học, đổi mới công tác quản lý và quy trình đánh giá để quản lý nâng cao chất lượng hoạt động xã hội học tập. 1.4.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp, giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo… 1.4.3. Các phương pháp để nâng cao chất lượng xây dượng XHHT 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng xây dựng XHHT Tiểu kết chương 1 33 34 34 37 38 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY XỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG 2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của thành phố Long Xuyên 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2.1.3. Đặc điểm văn hóa - giáo dục thành phố Long Xuyên, 39 39 39 41 42 4 tỉnh An Giang 2.2. Thực trạng quản lý xã hội học tập của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2.2.1. Thực trạng chung về giáo dục chính quy tại các trường học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2.2.2. Thực trạng về các giáo dục không chính quy ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2.3. Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2.3.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của toàn xã hội gắn với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập 46 46 49 50 50 2.3.3.Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ50 51 2.3.2. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng XHHT 2.3.4. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục 52 2.3.4.1. Trung tâm học tập cộng đồng 52 2.3.4.2 Các cơ sở giáo dục khác 52 2.3.5. Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng 2.3.6. Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao 52 chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời 2.3.7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng XHHT 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nâng cao chất 52 52 lượng xây dựng xã hội học tập của thành phố Long Xuyên, 54 tỉnh An Giang 2.4.1. Những ưu điểm, nhược điểm 54 2.4.1.1. Ưu điểm 54 2.4.1.2.Nhược điểm 54 2.4.2.Nguyên nhân của thực trạng 55 5 Tiểu kết chương 2 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÀNH PHỐ 56 57 LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 57 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 57 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện 57 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 57 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với các chức năng quản lý giáo dục 59 3.2.1. Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức về tính chất quan trọng và sự cần thiết xây dựng và quản lý XHHT58 3.2. Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng 58 xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 58 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp 59 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.2. Biện pháp quản lý việc đổi mới toàn diện nhà trường góp 61 phần nâng cao chất lượng giáo dục tạo nền tảng cho việc nâng cao 63 chất lượng xây dựng xã hội học tập 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 63 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 63 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.3 Biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng và đẩy mạnh hoạt 65 động của các TTHTCĐ kết hợp với trung tâm GDTX tỉnh, trường 65 trung cấp, cao đẳng nghề và các cơ sở dạy nghề khác 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 65 3.2.3.2. Nội dung của biệnpháp 67 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 69 6 3.2.4. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng phát triển Hội khuyến học đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học tạo động lực góp phần xây 70 dựng và quản lý xã hội học tập 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 70 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp 70 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.5. Biện quản lý việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy 71 động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực chăm lo 72 cho sự nghiệp giáo dục thành phố Long Xuyên 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 72 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp 72 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.6. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng mô hình, 74 bộ máy và các thiết chế của XHHT góp phần hình thành ý thức 79 học tập thường xuyên, học tập suốt đời của cộng đồng dân cư 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 79 3.2.6.2. Nội dung của biện pháp 80 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 87 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp 3.4. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 87 đề xuất 3.4.1. Mục đích của thăm dò 87 87 3.4.2. Phương pháp, phạm vi thăm dò 88 3.4.3. Nội dung thăm dò 88 3.4.4. Kết luận về thăm dò 88 Tiểu kết chương 3 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 1. Kết luận 93 2. Kiến nghị 94 7 2.1. Kiến nghị UBND tỉnh An Giang 94 2.2. Với UBND thành phố Long Xuyên 95 2.3. Với Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Long Xuyên 95 2.4. Với UBND Phường, xã 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO96 2.5. Với cán bộ quản lý các trường trên địa bàn thành phố 96 Long Xuyên A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC 96 B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 99 PHỤ LỤC 1 100 PHỤ LỤC 2 101 PHỤ LỤC 3 102 PHỤ LỤC 4 103 PHỤ LỤC 5 104 PHỤ LỤC 6 105 PHỤ LỤC 6.1 105 PHỤ LỤC 6.2 105 PHỤ LỤC 6.3 106 PHỤ LỤC 7 107 PHỤ LỤC 8 109 PHỤ LỤC 9 110 PHỤ LỤC 10 111 PHỤ LỤC 10.1 111 PHỤ LỤC 10.2 111 PHỤ LỤC 10.3 112 PHỤ LỤC 11 112 PHỤ LỤC 11.1 112 PHỤ LỤC 11.2 114 PHỤ LỤC 12 116 8 PHỤ LỤC 12.1 116 PHỤ LỤC 12.2 117 PHỤ LỤC 12.3 118 9 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT THCS : THPT : GD - ĐT : ĐBSCL : XHHT : BCHTW : TW : KTTT : QL : GD : XHHCTGD XHH XHHGD TTHTCĐ GDTX CNH-HĐH GDMN TPLX Kinh tế trọng điểmKT- : : Trung học cơ sở Trung học phổ thông Giáo dục - đào tạo Đồng bằng Sông Cửu Long Xã hội học tập Ban chấp hành trung ương Trung ương Kinh tế thị trường Quản lý Giáo dục Xã hội hóa công tác giáo dục Xã hội hóa Xã hội hóa giáo dục Trung tâm học tập cộng đồng Giáo dục thường xuyên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Giáo dục mầm non Thành phố Long Xuyên : Kinh tế - Xã hội : Ủy ban nhân dân : Hội đồng nhân dân Phổ cập giáo dục – Chống mù chữ Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ : : : : : : XH UBND: KTTĐ HĐND PCGD – CMC PCGDTH- ĐĐT GDMN PCGD XMC BTVH LĐTB-XH : : : : : : : tuổi Giáo dục mầm non Phổ cập giáo dục Xóa mù chữ Bổ túc văn hóa Lao động thương binh và xã hội 10 TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay tri thức nhân loại phát triển vượt bậc, cách mạng khoa học công nghệ đạt được những thành tựu quan trọng. Để có được bước chuyển biến vĩ đại đó, trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó nhiều quốc gia đã có chiến lược xây dựng xã hội học tập trong đó mọi người dân đều có cơ hội, có điều kiện học tập và ai cũng học suốt đời. Đảng ta đã sớm khẳng định: ngay trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã phải xây dựng xã hội học tập. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII trình trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết “ Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn nhân lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương 2 châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. Đại hội toàn quốc lần thứ X tiến thêm một bước khẳng định: “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập”. Vừa qua, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời (Trích cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Bổ sung và phát triển năm 2011). Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập suốt đời, năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 20052010. Qua 5 năm triển khai thực hiện, đề án đã đạt được những thành tích đáng kể, tuy nhiên còn nhiều mục tiêu chưa đạt. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại yếu kém trong quá trình xây dựng xã hội học tập, đến nay Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020”. Trong đó, quan điểm lớn của đề án là: Xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, tất cả các tổ chức (cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp...) đều có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi để cung ứng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, xã hội; Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển, đồng thời gắn kết, liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đào tạo thành phố Long Xuyên, đã không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng và đã trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiêu biểu của tỉnh An Giang. Thành phố Long Xuyên đã hoàn thành công tác xã hội hóa giáo dục phổ cập trung học cơ sở 3 (THCS) 2007 và phổ cập đúng độ tuổi 2005 được Ban tuyên Giáo Tỉnh Ủy, Sở Giáo dục – Đào tạo và Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) đánh giá cao. Thành phố Long Xuyên là địa phương đi đầu tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2007 – 2012 trong tỉnh An Giang, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp từng bước xây dựng thành phố Long Xuyên trở thành “đất học” của tỉnh An Giang. Chính vì vậy ngành giáo dục thành phố Long Xuyên đã thu hút được các nguồn lực phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra không khí thi đua sôi nổi. Trong những năm qua Thành phố Long Xuyên đạt được nhiều kết quả về công tác giáo dục sẽ tạo tiền đề và nhiều thuận lợi để tỉnh An Giang tiếp tục đi đầu trong việc xây dựng mô hình xã hội học tập ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tải : “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý giáo dục của thành phố Long Xuyên đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 4. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên sẽ được phát triển nếu áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp quản lý mang tính khoa học, thực tiễn, khả thi do chúng tôi đề xuất. 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tổ chức quản lý xây dựng xã hội học tập. 5.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên. 5.1.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận gồm các phương pháp: Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu kinh điển, các văn kiện, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, sách báo của các bộ, ngành, trung ương và địa phương có liên quan về vấn đề nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra thực trạng công tác quản lý chất lượng xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lưu trữ thống kê, hồ sơ quản lý công tác giáo dục của các trường tại thành phố Long Xuyên, của 11 phường, 02 xã và của Phòng Giáo dục - Đào tạo Long Xuyên. Xây dựng bộ câu hỏi và phiếu điều tra thực trạng công tác quản lý chất lượng xây dựng xã hội học tập tại thành phố Long Xuyên, đối tượng là các chuyên gia, lãnh đạo chính quyền các cấp, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. 5 - Quan sát có chủ định công tác tổ chức quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Nghiên cứu kết quả giáo dục của các trường học, của Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Long Xuyên, những mặt được và chưa được. 6.3. Phương pháp toán học thống kê Tổng hợp xử lý số liệu bằng toán học có sự trợ giúp phần mềm máy tính 7. Những đóng góp của luận văn 7.1. Về mặt lí luận Đề tài được triển khai thực hiện sẽ đóng góp vào quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. 7.2. Về mặt thực tiễn Đề tài được triển khai thực hiện sẽ góp phần vào việc tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát huy những thành quả của giáo dục thành phố Long Xuyên, làm cho chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường ngày chất lượng và bền vững, góp phần tạo ra phong trào, ý thức, truyền thống hiếu học, học tập suốt đời, cả thành phố Long Xuyên là một xã hội học tập. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn này gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay. Chương 2: Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Xã hội học tập là một khái niệm được bàn đến từ lâu. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, trước những vấn đề phát triển kinh tế và những dấu hiệu phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, Donal Alan Schon đã đưa ra khái niệm “The learning Society” (xã hội học tập) khi bàn đến giáo dục công lập và tư thục trong một xã hội đang có những đổi thay lớn lao và nhanh chóng  31 . Trong việc xây dựng xã hội học tập, nhiều nhà khoa học cho rằng, giáo dục cho người trưởng thành là một công việc hết sức “hiệu nghiệm” để đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội và đi vào nghiên cứu việc tổ chức học cho người lớn, trong số họ có Robert M.Hutchins  32 và Turten Husen  33 . Tuy nhiên, người gắn khái niệm xã hội học tập với khái niệm học tập suốt đời (Lifelong learning) lại là Edgar Faure, trong cuốn sách “Learning to be” (học để tồn tại, cũng có chỗ dịch là học để làm người). Cuốn sách này mở đầu cho việc thảo luận toàn cầu và kéo dài đến đầu thế kỷ XXI, trong nhiều cuộc hội thảo về giáo dục, người ta đi sâu vào nội hàm của hai khái niệm nói trên và mở ra việc tìm tòi mô hình học tập suốt đời và xã hội học tập. Dưới sự chỉ đạo của Edgar Faure, Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XXI đã đề xuất nhiều vấn đề cơ bản đối với việc học tập suốt đời với quan điểm, trong điều kiện phát triển quá nhanh chóng của khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục ban đầu lại có thể đủ cho hết đời, vì thế phải học tập không bao giờ ngừng. Ông Federico Mayor, Tổng 7 giám đốc UNESCO cho rằng cần phải thay đổi tư duy giáo dục, coi giáo dục như một nhân tố then chốt để phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều tài liệu có giá trị về xã hội học tập: Thứ nhất là bản báo cáo “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The Treasure Withn) mà Jacques Delors là người chủ trì viết báo cáo này  34 . Tài liệu thứ hai là một văn kiện dùng trong hội nghị quốc tế “Giáo dục Đại học trong thế kỷ XXI - tầm nhìn và hành động” (Lenseignement superior au XXI siecle: Vision et action), họp tại Paris (Pháp) từ ngày 5 đến 9/10/1998 với sự tham gia của 115 Bộ trưởng và 4300 chuyên gia. Tiến tới Hội nghị này, người ta đã tiến hành hàng loạt hội nghị khu vực và đã thống nhất về những xu hướng lớn của thế giới tác động vào giáo dục đại học. Đó là: Toàn cầu hóa, Quốc tế hóa, Khu vực hóa, Sự chuyển dịch về địa lý, sự phân mảng hóa và sự công nghệ hóa. Michael Maley cho rằng, giáo dục là người canh gác những chuẩn mực về chất lượng trí tuệ cao, về chân lý khoa học và về sự phù hợp của công nghệ. Do đó, giáo dục có xu hướng tập trung năng lực vào những thanh niên chứng tỏ được những khả năng phù hợp với những tiêu chuẩn chất lượng cao. Mặt khác, nhà trường phải gieo trồng những hạt giống biết chăm lo sao cho những người dân lớp dưới không trở thành những nạn nhân của hệ tư tưởng loại trừ  35 . Roberto Carneiro thì nhấn mạnh đến vai trò nhà trường trong việc xóa bỏ sự khốn cùng mới, phản ánh sự bần cùng hóa triền miên về văn hóa, về đời sống vật chất và tinh thần của công dân  36 . Theo Carneiro, hệ thống giáo dục là cội nguồn của vốn con người, vốn văn hóa và vốn xã hội. Về một xã hội học tập trong tương lai, In am Al Mufti
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan