Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp quản lý giáo duc theo hướng chiều sâu...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo duc theo hướng chiều sâu

.DOC
4
89
145

Mô tả:

Đề tài : Quản lý giáo dục theo hướng chiều sâu đối với cấp tiểu học . .  LỜI NÓI ĐẦU 1) Lý do chọn đề tài: Nói đến công tác giáo dục là nói đến một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm và đấu tư lớn trong những năm gần đây. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định “…Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững…” Thật vậy phát triển phải bền vững, chất lượng giáo dục phải đúng với thực tế. Nhưng căn bệnh thành tích trong giáo dục đã lan toả khắp toàn quốc, đã làm cho nền giáo dục bị xáo trộn trong một thời gian dài. Điều đó đã được Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá XI đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa. Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định Nhà giáo và người học không được có hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục không những không giảm bớt mà còn có xu hướng ngày càng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm thiết bị trường học. Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội. Chính vì thế mà Chính phủ đã có chỉ thị Số: 33/2006/CT-TTg Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và đặc biệt hơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", coi đây là khâu đột phá trong năm học 2006 – 2007 để lập lại trật tự, kỷ cương trong dạy và học, làm tiền đề triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cuộc vận động này bước đầu đã được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của toàn xã hội. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu (mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau). Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa đối tượng”, trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt. Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. bởi những vấn đề cơ bản đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài “Quản lý giáo dục theo hướng chiều sâu” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 2013 – 2014. 1 Người thưc hiện :....................................................................................................... Đề tài : Quản lý giáo dục theo hướng chiều sâu đối với cấp tiểu học . .  2) Phạm vi của đề tài: Việc nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng chiều sâu là một trong những vấn đề luôn được nhà nước và ngành giáo dục quan tâm. Cũng như sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học nói chung đóng góp một phần quyết định sự thành công trong quá trình dạy học trong nhà trường, đó cũng là sự đóng góp to lớn trong việc rèn luyện nhân cách, năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với người giáo viên tiểu học là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học bằng nhiều hình thức. Để đáp ứng yêu cầu đó, có nhiều phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau. Quản lý giáo dục cũng là một hình thức đóng góp không nhỏ cho sự thành công đó. Ở đây bản thân tôi chỉ tập trung nghiên cứu cho vấn đề quản lý giáo dục theo hướng chiều sâu, sáng kiến này tuy chỉ đề cập đến quản lý trong trường tiểu học nhưng có thể áp dụng được các cấp học tiểu học, THCS và cả THPT. 2 Người thưc hiện :....................................................................................................... Đề tài : Quản lý giáo dục theo hướng chiều sâu đối với cấp tiểu học . .  PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG 1/ Nghiên cứu tình hình: Trường tiểu học ............ là một đơn vị được thành lập theo QĐ số 25/TC-CB ngày 06/11/1996, tách ra từ trường PTCS ............. Lúc mới thành lập trường đã có 1450 học sinh bao gồm cả mẫu giáo và tiểu học. Đến năm 1997 trường tách trường tiểu học ............ II và trường Mẫu giáo ............ và hoạt động độc lập đến nay. Trong những năm gần đây, khi nền giáo dục nước nhà đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển chất lượng giáo dục ngang tầm với nền giáo dục thế giới để tạo ra những nhân tài phục vụ đất nước thì trường tiểu học ............ cũng đã từng bước chuyển mình theo sự phát triển đó : + Trường đã có một chi bộ hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ xã ............. Chi bộ luôn lấy cương lĩnh chính trị của Đảng làm nền tảng then chốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Bám sát thực tế của nhà trường và luôn đề ra những nghị quyết đúng đắn với đường lối của Đảng, sát thực với điều kiện thực tế của đơn vị nhằm đưa nhà trường phát triển ngày một mạnh mẽ. Đội ngũ lãnh đạo của chi bộ luôn năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo. Coi trong chất lượng học tập của học sinh, sự dạy dỗ của giáo viên và việc nâng cao tay nghề. Trên tinh thần đó chi bộ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã vinh dự được Tỉnh Đảng bộ ............ tặng bằng khen là chi bộ trong sạch, vững mạnh 7 năm liền. + Đội ngũ giáo viên là một lực lượng quan trọng khẳng định cho kết quả đào tạo học sinh luôn được nhà trường chủ động quan tâm. Do đó nhà trường đào tạo được một đội ngũ giáo viên khoẻ, nhiệt tình, năng động tận tâm với nghề nghiệp và có trình độ chuyên môn nghiệp cụ cao luôn lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng học tập cho bản thân và giáo dục cho học sinh. Về trình độ đào tạo, hiện nay nhà trường có 12 giáo viên có trình độ đại học, 49 giáo viên có trình độ Cao Đẳng. Đặc biệt số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường là 94%, 45% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 15% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong những năm gần đây nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy học, nhà trường đã chủ động tuyển chọn giáo viên các bộ môn năng khiếu như giáo viên thể dục, giáo viên mỹ thuật, giáo viên âm nhạc, giáo viên ngoại ngữ và giáo viên tin học. Điều đặc biệt hơn là trong 2 năm học vừa qua nhà trường đã đưa công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy một cách chủ động giúp cho học sinh được tiếp cận với những bài học phong phú hơn, dễ hiểu hơn. Về trình độ tin học hiện nay Nhà trường đã có 90% giáo viên soạn bài trên máy vi tính, 30% giáo viên dạy giáo án điện tử đáp ứng tốt những yêu cầu dạy học hiện nay của ngành giáo dục. Nhưng việc dạy học theo hướng chuyên sâu là mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau. Trong đó, giáo viên phải tâm huyết đầu tư vào chuyên môn của mình một cách mạnh mẽ và thường xuyên trau dồi nghiệp vụ sư phạm, bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch hợp lý, sát thực với thực tế của đơn vị, biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – Nhà trường – Xã hội. 3 Người thưc hiện :....................................................................................................... Đề tài : Quản lý giáo dục theo hướng chiều sâu đối với cấp tiểu học . .  Vấn đề “Đổi mới phương pháp dạy học” không phải đến bây giờ mới được đặt ra mà đã được đề cập nhiều từ những thập niên chín mươi. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, còn thiếu một nền móng chắc chắn; ở góc độ quản lý chuyên môn, khâu chỉ đạo còn chưa khoa học, chưa đồng bộ, dẫn đến mạnh ai nấy làm, hiệu quả không cao. Xin đơn cử một vài ví dụ về thực trạng này. Một loạt cụm từ cùng được các trường nhắc đi nhắc lại khi nói về đổi mới phương pháp nào là “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “phát huy vai trò chủ thể học sinh”, “thầy thiết kế, trò thi công”, nhưng mỗi nơi lại làm một cách. ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ BẤM VÀO ĐÂY: http://tailieugiaoduc.edu.vn/t.aspx?id=325 4 Người thưc hiện :.......................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan