Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học văn bản...

Tài liệu Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học văn bản “hai cây phong” ngữ văn 8 – tập 1

.DOC
20
132
124

Mô tả:

1. Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài Nghị Quyết 29, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về đổi mới căn bản giáo dục toàn diện nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học…. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. ... Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh."[1]. Có thể nói phát triển năng lực thẩm mĩ là một yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Goroki nói:" Con người về bản chất là một nghệ sĩ, ở đâu con người cũng mong muốn mang cái đẹp vào cuộc của mình"[2]. Sống và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, là bản chất của con người. Nhưng cuộc sống vốn đa dạng và phức tạp. Do đó, cái khó là làm sao hướng dẫn và phát triển đúng đắn con đường đi đến cái đẹp đích thực, giúp con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đặc biệt nhạy cảm trước cái đẹp, từ đó biết sáng tạo ra cái đẹp muôn màu trong mọi hoạt động sống của mình. Chính vì vậy việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trở thành nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Qua các giá trị thẩm mĩ độc đáo, văn học đã làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mĩ của con người. Với học sinh Trung học cơ sở nhờ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, tâm hồn của các em cũng trở nên nhạy cảm hơn, có khả năng cảm thụ tốt hơn các tác phẩm văn học. Để có thể cảm nhận ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, biết khám phá ra cái đẹp của thế giới xung quanh, chính vì vậy mà các em có thể cảm nhận cuộc sống một cách nhạy cảm, tinh tế hơn. Có thể nói về phương diện này văn học chính là nơi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của con người, nơi giữ gìn và phát triển chất nghệ sĩ vố có trong mỗi tâm hồn. Với tính chất hai mặt: vừa là môn học vừa là môn nghệ thuật, môn Ngữ văn chính là cơ hội tốt nhất để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh, khi các em được tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm. Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho học sinh về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp, sáng tạo cái đẹp…. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đă ̣c thu của môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong viê ̣c tiếp nhâ ̣n văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Văn bản "Hai cây phong" trích tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của Ai-ma-tôp ở môn Ngữ văn lớp 8 đã thể hiện sự gắn bó máu thịt, tình yêu hai cây phong, yêu làng quê Ku-ku-rêu tha thiết của người họa sĩ. Qua đó, bộc lộ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tình yêu thiên nhiên, làng quê, lòng biết ơn người thầy đầu tiên, thầy Đuy-sen người 1 đã trồng hai cây phong cũng là người đem lại tương lai cho lũ trẻ làng quê nghèo Kuku-rêu,... Từ đó giúp các em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, bức tranh làng quê, vẻ đẹp của tình thầy trò để bồi đắp trong các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, lòng biết ơn người thầy. Văn bản giúp các em biết rung cảm với những gì gần gũi, thân thuộc với con người, để các em có mơ ước, có khát vọng vươn tới những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Thế nhưng, trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên. Có một điểm chung đó là nhiều giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận văn bản, chưa thực sự khơi dậy được năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Tâm lí chung của học sinh là ngại học văn bản văn học nước ngoài, đặc biệt là những văn bản khó như văn bản: "Hai cây phong". Những nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng giờ dạy của văn học nước ngoài nói chung, văn bản: "Hai cây phong" nói riêng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.... Cụ thể học sinh vẫn chưa thấy hết được, vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của làng Ku-ku-rêu, của hai cây phong, vẻ đẹp của tình thầy trò, để phân tích, cảm nhận, đánh giá,... những vẻ đẹp đó nên các em chưa tiếp cận tới bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm cho thế hệ trẻ là tình yêu quê hương đất nước và lòng biết ơn người thầy. Phải thừa nhận một thực tế là đa số học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ văn, không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương. Do tính đặc thu môn học, là một môn học mang tính cảm xúc, tư duy trừu tượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa, tâm lí, cảm xúc, đòi hỏi người học phải có trí tưởng tượng phong phú. Đây cũng là môn học mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà nó còn bao hàm, ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa (đặc biệt phần văn bản), vì thế việc tiếp nhận môn học này đối với học sinh là rất khó khăn. Mà học sinh nhiều em rất thiếu lòng quyết tâm học tập, cứ khó khăn là nản, bỏ, không học,… dẫn đến yếu kém rồi chán môn học đó. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài " Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học văn bản "Hai cây phong" - Ngữ văn 8 tập 1" 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu về: các khái niệm năng lực thẩm mĩ nói chung, về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học Ngữ văn, qua đề tài này tôi muốn: - Đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học văn bản: "Hai cây phong" - Ngữ văn 8, tập 1. - Góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Đúc rút kinh nghiệm dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: "Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua tiết dạy văn bản "Hai cây phong" trích tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của Ai-ma-tôp - Ngữ văn 8, Tập1". 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng các phương pháp nghIên cứu sau đây: - Phương pháp quan sát, trực quan - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Để có cơ sở lí luận vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã dựa trên những lí thuyết cơ bản như sau: 2.1.1. Những hiểu biết chung về năng lực thẩm mĩ. [ 3] Năng lực: Là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân...nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thẩm mĩ là tổng thể các thuộc tính tâm lí, sinh lí cùng những phẩm chất đặc biệt về thể chất tinh thần giúp cá nhân có khả năng phát hiện, cảm thụ, đánh giá, sáng tạo các giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Mỗi con người đều có một năng lực thẩm mĩ nhất định và phát triển ở trình độ khác nhau, tuy thuộc vào năng khiếu bẩm sinh và điều quyết định hơn cả là quá trình tu dưỡng, học tập, rèn luyện trong các hoạt động thực tiễn. Năng lực này được thể hiện qua các mặt: nhu cầu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ . Nhu cầu thẩm mĩ của con người là một mặt quan trọng của năng lực thẩm mĩ, là cơ sở để phát triển năng lực thẩm mĩ. Nếu nhu cầu thẩm mĩ chính đáng cao đẹp, khi được thỏa mãn không những làm phát triển mà còn thúc đẩy nhân cách của con người. Một nhân cách cao đẹp trước hết phải là con người không ngừng vươn tới những giá trị chân - thiện - mĩ của cuộc sống. Tình cảm thẩm mĩ cũng như các loại tình cảm khác, vốn là một thuộc tính tâm lí tương đối ổn định, nó được hình thành từ khi con người tri giác thẩm mĩ và được bộc lộ ra bằng cảm xúc. Nếu tình cảm thẩm mĩ thường lắng đọng sâu kín thì cảm xúc thẩm mĩ thường được phơi bày trong các sắc thái diễn cảm của nét mặt, điệu bộ, ngữ điệu lời nói…Tình cảm thẩm mĩ của mỗi người, bắt đầu từ xúc cảm thẩm mĩ, được ổn định ở thị hiếu và hoàn chỉnh ở lí tưởng thẩm mĩ. Thị hiếu thẩm mĩ là một biểu hiện quan trọng của năng lực thẩm mĩ. Thị hiếu thẩm mĩ giúp con người tiến sâu hơn vào thế giới thẩm mĩ bằng những mẫn cảm đặc biệt và đạt được thói quen trong thưởng thức sáng tạo, không có thị hiếu thì không có cuộc sống đẹp, vì vậy thị hiếu thẩm mĩ được coi là một phần tiềm năng sáng tạo của con người. Một thị hiếu phát triển ở một trình độ nhất định bao giờ cũng thấm nhuần một lí tưởng thẩm mĩ cụ thể. Lí tưởng thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng trong đánh giá thẩm mĩ theo chuẩn mực xã hội. Thị hiếu thẩm mĩ vừa là biểu hiện của năng lực, tình cảm vừa là biểu hiện của trình độ trí tuệ. 2.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. [ 4 ] Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hiện đại trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Điểm khác nhau giữa cách dạy này so với các phương pháp dạy học trước đây là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu. 3 2.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn. Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, nó mang đặc thu riêng của môn học, do đó các năng lực chuyên biệt: năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản - năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ là những năng lực đóng vai trò quan trọng hình thành và phát triển nhân cách con người trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học . Quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực, đáp ứng với các yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói. Với đặc trưng của môn học, môn Ngữ văn triển khai các mạch nội dung bao gồm các phân môn Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản và tạo lập được các văn bản theo các kiểu loại khác nhau. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp xúc với văn bản, môn Ngữ văn giúp học sinh từng bước hình thành và nâng cao các năng lực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe, đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kỹ năng nói và viết). Năng lực đọc - hiểu văn bản của học sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về tiếng Việt, về các loại hình văn bản và kỹ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật. 2.1.4. Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua môn Ngữ văn. Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm các năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt: Năng lực khám phá cái đẹp và năng lực sáng tạo cái đẹp. Năng lực khám phá cái đẹp lại gồm hai năng lực phát hiện cái đẹp và những rung động thẩm mĩ. Cái đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, nên phải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát hiện được. Còn năng lực thưởng thức cái đẹp chính là năng lực cảm thụ cái đẹp và đánh giá cái đẹp. Khi ấy con người sẽ sống cung tác phẩm văn chương và chuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cái đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của mình. Đó là quá trình: "đồng sáng tạo" cung tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòng người đọc. Và từ cái đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra cái đẹp trong cuộc sống của con người. Đây chính là sự đánh giá đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh cái đẹp. Như vậy trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm cúc (rung động thẩm mĩ ) và yếu tố lí trí ( nhận xét, đánh giá…); hai yếu tố này thường gắn bó hòa quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với văn chương và tiếng Việt. Phát triển năng lực thẩm mĩ ở môn Ngữ văn chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp…Điều này giáo viên có thể làm được thông qua việc dạy trên lớp cũng như việc hướng dẫn học sinh tự đọc tác phẩm ở nhà. 2.2. Thực trạng. Thực tế hiện nay môn Ngữ văn đang dần mất đi vị trí quan trọng của nó. Tuy là một môn học có vai trò quan trọng nhưng rất nhiều người xếp nó sau một số môn học được coi là thực tế hơn để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hơn nữa văn chương lại là một môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Tâm lí các em hiện nay có sự thay đổi các em thích nhanh chóng, thuận lợi, nhẹ nhàng. Vì thế có nhiều 4 em ham mê đọc truyện tranh, đọc một cách "ngấu nghiến", bỏ ăn, ngủ, bỏ học. Một số lại tìm đến những tiểu thuyết ngôn tình không phu hợp với lứa tuổi, một số lao v ào trò chơi tiêu khiển trên mạng, vui đầu vào trang facebook nhưng lại quay lưng với môn Ngữ văn. Trong tình hình chung của việc dạy- học môn Ngữ văn như vậy đã ảnh huởng không ít đến việc bồi đắp năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Các văn bản nước ngoài nói chung, văn bản: "Hai cây phong" - Ngữ văn 8, nói riêng là văn bản khó dạy, khó cảm thụ dẫn đến tâm lí giáo viên e ngại, tâm lí học sinh cũng nặng nề, choáng ngợp khi tiếp cận tác phẩm. Trước tình hình như vậy, Phòng giáo dục huyện nhà đã tổ chức hẳn một buổi hội thảo dạy thử nghiệm để giáo viên bộ môn Ngữ văn có một cách tiếp cận thống nhất với văn bản này. Tuy nhiên sau bài dạy, rút kinh nghiệm vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi chưa thống nhất đặc biệt là định hướng tiếp cận đoạn trích theo bố cục hay mạch kể. Trên tinh thần chung như vậy, tôi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp, đọc tài liệu liên quan đến các văn bản nhưng đều có những câu trả lời chưa thật sự thỏa đáng. Tôi cũng đã tham khảo trên phương tiện truyền thông về những sáng kiến kinh nghiệm liên quan nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy nhưng hầu như không thấy. Đối với học sinh t«i ®· tiÕn hµnh mét cuéc ®iÒu tra nghiªm tóc vÒ høng thó ®èi víi tiÕt häc văn bản: "Hai cây phong" ®Ó n¾m b¾t ®îc kh¶ n¨ng tự tiếp cận, hiểu, đánh giá văn bản cña c¸c em häc sinh lớp 8 trong nhà trêng n¨m häc 2017 - 2018 nh sau: Giái Sè l% îng 3 5.8 Khối Sè HS 8 52 Khối YÕu Sè l% îng 10 19.2 Møc ®é høng thó cña HS ®èi víi tiÕt häc Høng thó B×nh thêng Kh«ng cã høng thó Sè lîng % Sè lîng % Sè lîng % 5 9,6 10 19.2 37 71,1 Sè HS 8 ChÊt lîng kh¶o s¸t ®Çu n¨m Kh¸ Trung b×nh Sè lSè l% % îng îng 12 23.0 27 52.0 52 Sau khi dạy xong tiến hành điều tra mức độ nhận thức của học sinh tôi nhận được kết quả như sau: KÕt qu¶ tiÕt häc Khối Sè HS 8 52 Học sinh nắm vững nội Học sinh chưa nắm vững dung bài học, biết vận nội dung bài học dụng liên hệ. Sè lîng % Sè lîng % 18 34.6 34 65.4 KÕt qu¶ sau tiÕt häc từ những năm trước, kết quả điều tra được sè häc sinh, khiÕn t«i rÊt tr¨n trë vµ suy nghÜ ph¶i t×m ra biÖn ph¸p ®Ó gióp c¸c em cã ®îc høng thó víi tiÕt học văn bản nước ngoài nói chung văn bản:"Hai cây phong" nói riêng để từ đó nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua tiết dạy học văn bản: "Hai cây phong" trích: "Người thầy đầu tiên" của Ai-ma-tốp, Ngữ văn 8 - tập 1, ngoài những giải pháp cơ bản, đặc thu của môn dạy, bản thân tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp sau: 1. Làm tốt khâu chuẩn bị bài. 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng đến phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. 3. Thực hiện giờ dạy theo hướng mở, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. 4. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn 5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. 6. Thực hiện tốt kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Với mỗi biện pháp đã nêu, tôi đã xác định rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của mỗi biện pháp, từ đó, căn cứ vào mục tiêu của bài học để đưa ra các biện pháp tổ chức dạy học cho phu hợp với đối tượng học sinh.. 2.3. 1. Làm tốt khâu chuẩn bị bài. 2.3. 1.1. Đối với giáo viên. Với quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấn mạnh: "Thầy chủ đạo, trò chủ động", "Học sinh là chủ thể sáng tạo". Để phát huy tính tích cực, năng lực của học sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của người hướng dẫn. Đối với môn ngữ văn nói chung, phần văn bản nước ngoài nói riêng và cụ thể khi dạy đoạn trích: "Hai cây phong" thì theo tôi khâu chuẩn bị bài vô cung quan trọng. Trước khi dạy văn bản tôi xác định mục tiêu đặc thu của bài học văn bản văn học nước ngoài là để giúp trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm thái độ cho học sinh. Cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những giá trị văn hóa độc đáo tiêu biểu của một số nước tiên tiến trên thế giới, những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội qua các thời đại.Từ đó giúp các em nhận thức được vai trò vị trí của mình trong đời sống gia đình và cộng đồng xã hội để có thái độ và trách nhiệm sống đúng đắn hơn. Để đạt được mục tiêu này tôi phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...). Ngoài ra, để phục vụ tốt, hiệu quả bài giảng của mình tôi còn phải chuẩn bị tốt phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng chưa thể đáp ứng đựơc hết nhu cầu dạy học văn bản văn học nước ngoài. Khi thực hiện tiết dạy này tôi đã chuẩn bị thêm một số phương khác như: USB, tivi, máy tính... Muốn dạy tốt - học tốt các tác phẩm văn chương nước ngoài phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. Hiểu đúng nó, tìm hiểu nó đúng trong vị trí tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả từ đó mới lựa chọn được vấn đề và cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội cho phu hợp với trình độ học sinh. Vì vậy trước khi dạy văn bản này tôi đã cố gắng tìm đọc toàn bộ tác phẩm: "Người thầy đầu tiên". Ngoài ra còn phải tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đó sản sinh ra tác phẩm, những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lý dân tộc...Vì vậy việc tìm đọc các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, các sách báo rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh nhất 6 là giáo viên trong việc dạy học tác phẩm văn chương, nhất là tác phẩm văn chương nước ngoài. 2.3.1.2. Đối với học sinh. Không chỉ có sự chuẩn bị của giáo viên mới quan trọng. Sự chuẩn bị bài của học sinh cũng là một yếu tố quyết định đến việc tiếp nhận, lĩnh hội văn bản đặc biệt là khi dạy học văn bản theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Vì vậy tôi rất coi trọng hoạt động hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau mỗi tiết học. Hướng dẫn chuẩn bị bài là hoạt động cuối cung của một tiết học. Mục đích là để tổng kết lại nội dung của tiết đang trực tiếp dạy và hướng dẫn học sinh học tập ở tiết tiếp theo. Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy đồng thời hướng đến mục tiêu phát huy năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua tiết dạy bài: "Hai cây phong", ở mục hướng dẫn chuẩn bị bài của tiết dạy trước đó tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết dạy này như sau: Bước 1: Chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu các nhóm chuẩn bị theo nội dung hướng dẫn. Các nhóm thực hiện chuẩn bị bài học trong thời gian ba ngày. Các nhóm tự thảo luận, hoàn thành phần chuẩn bị và nộp kết quả cho giáo viên. Ưu tiên các nhóm chuẩn bị tư liệu viết, tư liệu tranh ảnh ở bản mềm. - Đọc kĩ văn bản. Tìm đọc toàn bộ tác phẩm: "Người thầy đầu tiên". Đọc chú thích trong sách giáo khoa, chú ý đến phần tóm tắt tác phẩm. - Trả lời các câu hỏi theo phần đọc- hiểu văn bản trong sách giáo khoa. - Sưu tầm, tìm hiểu một số tư liệu, tranh ảnh về tác giả Ai- ma- tốp. Đất nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan - Sưu tầm, tham khảo, đọc các nguồn tài liệu, các ý kiến đánh giá liên quan đến văn bản: "Hai cây phong". - Kể tên những tác phẩm văn học nước ngoài mà em đã học thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình cảm thầy trò. Bước 2: Định hướng cho học sinh một số nguồn cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích như: - Các bài báo, bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Sách tham khảo Ngữ văn 8 thư viện nhà trường. - Các địa chỉ Website như: http://www.tailieu.vn, http://hocmai.vn,... Bước 4: Thu sản phẩm của các nhóm, kiểm tra, đánh giá chọn lọc tư liệu hữu ích để trình bày tại tiết học văn bản. Bước 5: Trình bày sản phẩm của các nhóm, dành khoảng 5 phút trong tiết dạy để các nhóm tự nhận xét, giáo viên kết luận, ghi điểm cho các nhóm. Khi kiểm tra vở soạn, nghiệm thu sản phẩm các em đã chuẩn bị tôi thấy bước đầu các em đã: đọc kĩ đoạn trích, tóm tắt được tác phẩm theo phần chú thích sách giáo khoa, biết được một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, gợi nhớ đến những tác phẩm văn học nước ngoài đã học có cung chủ đề, tự sưu tầm được một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm, về đoạn trích… Ví dụ : Về tác giả các em sưu tầm được Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt 7 nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo "Sự thật" thường trú tại Cư-rơ-gưxtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện"Núi đồi và thảo nguyên" (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: "Cánh đồng mẹ" (1963), "Vĩnh biệt Gun-xa-rư" (1967), "Con tàu trắng" (1970),... Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu. Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như "Cây phong non trùm khăn đỏ", "Người thầy đầu tiên", "Con tàu trắng",… ( Nguồn: học sinh sưu tầm) Về tác phẩm các em sưu tầm: Truyện ngắn "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta về với làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên-Xô (cũ). Câu chuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen người thầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước. Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu. ( Nguồn: học sinh sưu tầm) Các em nhớ đến một số tác phẩm có cung chủ đề đã học như văn bản: "Buổi học cuối cung" của An-phông-xơ Đô- đê Ngữ văn 6 - Tập 1, văn bản: "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" của Xi-át-tơn, Ngữ văn 6- Tập 1, chum thơ Đường ở Ngữ văn 7… Việc chuẩn bị tốt bài ở nhà giúp các em có thói quen tốt trong học tập, hạn chế tham gia những trò chơi vô bổ, giải thoát cho các em tâm lí năng nề trước khi đến lớp, các em hứng thú phấn khởi với tiết học mới hơn, tiết học hiệu quả hơn Qua phần hướng dẫn chuẩn bị bài cho học sinh tôi đã giúp các em tự khẳng định vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương, vẻ đẹp tình cảm thầy trò …là nội dung, là đề tài chủ yếu của tác phẩm văn chương nói chung, trong các tác phẩm của nhà văn Ai-ma-tốp nói riêng và vẻ đẹp này được thể hiện rất rõ trong văn bản: "Hai cây phong". Từ đó, tạo một tâm thế, một cái nhìn khái quát cho học sinh về giá trị thẩm mĩ của những tác phẩm văn học nói chung và văn bản: "Hai cây phong" nói riêng. Học sinh qua phần này cũng bước đầu phát hiện, cảm thụ được những giá trị thẩm mĩ qua tác phẩm văn học. 2.3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi. Trong chư¬ng tr×nh văn học nước ngoài, có nhiÒu c¸c t¸c phÈm, ®o¹n trÝch thÓ hiÖn vẻ đẹp của thiên nhiên, của làng quê, vẻ đẹp tình cảm thầy trò, thể hiện rung cảm sâu sắc, tinh tế của nhà văn. Đo¹n trÝch "Hai c©y phong" trích t¸c phÈm "Ngưêi thÇy ®Çu tiªn" cña nhµ v¨n næi tiÕng Ai-ma- tèp ®· thÓ hiÖn thËt s©u l¾ng những vẻ đẹp đó đồng thời bộc lộ những rung cảm vô cung tinh tế, của nhân vật trữ tình. Lµm thÕ nµo ®Ó khơi dậy trong tâm hồn c¸c em nh÷ng c¶m xúc s©u l¾ng Êy? Lµm thÕ nµo ®Ó các em tiếp cận tới bức thông điệp của tác giả trong văn bản để rồi qua đó hướng các em đến giá trị chân - thiện - mĩ của cuộc sống theo tôi một phÇn quan träng lµ phô thuéc vµo hÖ thèng c©u hái do thÇy, cô thiÕt kÕ. 8 Để phát triển được năng lực của học sinh nói chung, năng lực thẩm mĩ của học sinh nói riêng qua tiết dạy văn bản: "Hai cây phong", khi thiết kế hệ thống câu hỏi tôi chú ý đến các hình thức cấp độ câu hỏi 2.3.2.1. C©u hái cấp độ: Cấp độ nhận biết. Ở mức độ này yêu cầu học sinh chỉ ra được những thông tin liên quan, được thể hiện trong văn bản: các thông tin về tác phẩm, thể loại, tóm tắt cốt truyện, chỉ ra đề tài, chủ đề, nhận diện hệ thống nhân vật: chính - phụ, chỉ ra các chi tiết, tình tiết truyện đặc sắc, chỉ ra được các đặc điểm nghệ thuật của truyện. Ví dụ : - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm?( Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Ai- ma - tốp? - Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? - Văn bản kể theo ngôi thứ mấy? Xác định hai mạch kể chuyện trong văn bản? - Đoạn truyện sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? - Nhân vật tôi- người họa sĩ đã miêu tả làng Ku-ku- rêu qua những chi tiết nào? - Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào? - Từ tình yêu tha thiết ấy, "tôi" đã có cảm nhận riêng gì về hai cây phong? - Kỉ niệm năm học cuối cùng được kể, tả sinh động qua những hình ảnh nào? - Bọn trẻ đã có tâm trạng và suy nghĩ gì từ những điều được nhìn thấy khi trèo lên hai cây phong? Với những câu hỏi trên học sinh chỉ cần đọc kĩ văn bản, soạn bài chi tiết ở nhà là có thể trả lời được. Để tất cả học sinh đều phải làm việc, tôi thường ưu tiên câu hỏi này cho học sinh yếu, trung bình. Cấp độ thông hiểu. Mục tiêu của cấp độ này là xác định ý tưởng, nội dung chính của văn bản yêu cầu học sinh phải kết nối thông tin từ những từ ngữ, bối cảnh trong văn bản để xác định được ý tưởng, nội dung quan trọng; kết nối các mối liên hệ trong văn bản để nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, ý tưởng sáng tác của tác giả, các thông điệp được gửi gắm. Ví dụ - Trong hai mạch kể chuyện trên thì mạch kể nào quan trọng hơn? - Văn bản có thể chia bố cục làm mấy phần? Xác định nội dung của từng phần? - Qua đó em có cảm nhận gì về tình cảm của: "tôi", dành cho hai cây phong? - Có điều gì đặc sắc trong cách miêu tả ấy? Nó chứng tỏ điều gì trong tâm hồn tác giả? - Kí ức tuổi thơ Việt Nam thường gắn với loại cây nào? - Qua chi tiết đó, cho biết lũ trẻ chúng tôi đã cảm nhận hình ảnh hai cây phong như thế nào ? - Khi kể về điều này nhân vật tôi kể bằng giọng điệu gì? Kể bằng giọng điệu đó nhân vật tôi muốn bộc lộ tình cảm gì? 9 Để trả lời được các câu hỏi này học sinh không chỉ đọc kĩ mà phải hiểu, cảm nhận một cách sâu sắc các chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Các câu hỏi này tôi chủ yếu hướng tới học sinh trung bình khá. Cấp độ vận dụng thấp Cấp độ vận dụng thấp, yêu cầu học sinh vận dụng thông tin vào tình huống giả định tương tự. Cụ thể như sử dụng thông tin trong và ngoài văn bản, thông tin từ các nguồn khác và kinh nghiệm bản thân để giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự những tình huống/vấn đề đã học. Ví dụ . - Em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả đối với làng mình? - Tình yêu đó gợi cho em tình cảm gì đối với thiên nhiên, quê hương, xóm làng? - Nếu nhân vật tôi - người hoạ sĩ mang hình bóng tác giả thì em hiểu gì về Ai-ma-tốp qua bức tranh làng Ku-ku-rêu và hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của" tôi"? - Từ trên hai cây phong một thế giới như thế nào mở ra trước mắt bọn trẻ? Thế giới ấy được miêu tả qua những chi tiết nào? Có khác với những gì mà chúng thấy ở làng không? - Qua hình ảnh và tình cảm của tác giả về hai cây phong, em hiểu tác giả là người như thế nào? - Chọn và nêu cảm nhận của em về một hình ảnh so sánh em ấn tượng nhất? Với những dạng câu hỏi này, học sinh cần thật sự thẩm thấu văn bản; có kiến thức sâu rộng về văn học nước ngoài; kiến thức liên môn (địa lí, âm nhạc, hội họa); kinh nghiệm của bản thân kết hợp với các kĩ năng so sánh, đối chiếu, tổng hợp, nhận xét, đánh giá...mới có thể trả lời được. Cụ thể tôi yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ văn bản, tìm đọc các văn bản nước ngoài cung chủ đề như: "Buổi học cuối cung" của Anphông- xơ Đô- đê, Ngữ văn 6- Tập 1; văn bản: "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" của Xiát-tơn, Ngữ văn 6- Tập 1, chum thơ Đường ở Ngữ văn 7…Tìm hiểu kiến thức địa lí về đất nước Cư-grư- xtan xinh đẹp; những bài hát, bức tranh về đất nước vung thảo nguyên thơ mộng. Cấp độ vận dụng cao. Ở cấp độ này giáo viên chú trọng đến việc giải thích ý nghĩa của văn bản trong cuộc sống như suy nghĩ, bình luận, giải thích, ý nghĩa tư tưởng và các giá trị của văn bản trong cuộc sống; vận dụng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới trong học tập và cuốc sống; những quan điểm thể hiện rõ ý kiến của cá nhân được bảo vệ bằng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Ví dụ. - Từ tình cảm, cảm nhận được ở văn bản: "Hai cây phong", em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu trình bày tình cảm của mình đối với quê hương đất nước. - Từ tình cảm, cảm nhận được ở văn bản "Hai cây phong", em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu trình bày tình cảm của mình đối với thầy giáo hoặc cô giáo để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em? - Dựa vào truyện, tập sáng tạo một bức tranh, câu truyện ngắn, bài thơ viết về tuổi thơ gắn với một hình ảnh thân thuộc nào đó. (cánh đồng, dòng sông...) 10 Ở cấp độ này đòi hỏi học sinh phải có năng lực liên tưởng, tưởng tượng phong phú, kiến thức nhất định về các bộ môn khác. Có sự trải nghiệm trong cảm xúc của bản thân. Phải có quan điểm, thái độ rõ ràng trước các vấn đề/ tình huống đặt ra trong văn bản hoặc trong đời sống. Kết hợp với các kĩ năng lập luận, trình bày một cách thuyết phục 2.3.2.2. Câu hỏi đặc thù nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ học sinh trong môn Ngữ văn. Câu hỏi cảm xúc Là những câu hỏi nhằm khơi dậy sự rung động thẩm mĩ và những cảm xúc, tình cảm của học sinh trong việc tiếp nhận hình tượng văn học. Thực chất của loại câu hỏi này là kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với hình tượng văn học đó. Những câu hỏi này yêu cầu học sinh phải diễn tả lại bằng lời nói hoặc những ấn tượng xúc cảm, những suy nghĩ thiên về cảm tính của học sinh, về một bộ phận, một phương diện, một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn chương Ví dụ : Sau khi học sinh phát hiện vẻ đẹp của làng Ku-ku- rêu qua ngòi bút miêu tả của tác giả tôi hỏi: Em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả đối với làng quê của mình? Sau khi cho học sinh đọc đoạn: “ Đã bao lần...say sưa, ngây ngất” tôi hỏi Em cảm nhận được tình cảm của người họa sĩ- người kể chuyện đối với hai cây phong thế nào? Hay khi cho học sinh thấy được những vẻ đẹp của thế giới mà từ trên ngọn hai cây phong bọn trẻ nhìn thấy, tôi hỏi: Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của cảnh vật trọng đoạn văn này? Áp dụng hình thức hỏi khơi gơi sự rung động thẩm mĩ và những xúc cảm, tình cảm của học sinh trong việc tiếp cận hình tượng văn học, tôi thấy nó tác động mạnh tới tình cảm của học sinh, nhất là sự nhạy cảm trong tâm hồn các em. Vì vậy có thể nói đây là hình thức hỏi phát triển tốt năng lực thẩm mĩ của người học. Câu hỏi hình dung tưởng tượng. Trong thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật, óc liên tưởng, tưởng tượng được phát huy. Hình tượng nghệ thuật mà nghệ sĩ đã sáng tạo trong tác phẩm sẽ được hình dung lại đầy đủ, trọn vẹn trong trí tưởng tượng của người đọc.Văn học mang tính trừu tượng, tư duy văn học là tư duy hình tượng có tính phi vật thể. Do vậy, để hiểu vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo, giáo viên phải huy động trí tưởng tượng bay bổng của các em. Ví dụ: Sau khi học sinh thấy được nghệ thuật trong đoạn văn miêu tả hai cây phong, hiểu được vẻ đẹp ý nghĩa của hai cây phong đối với nhân vật tôi, tôi đặt câu hỏi: Hai cây phong làm em liên tưởng đến hình ảnh nào của quê hương mình? Hay ở đoạn văn cuối cung khi học sinh thấy được giọng kể của tác giả, hiểu được tình cảm của nhân vật tôi muốn bộc lộ , tôi đặt câu hỏi: Hãy cho biết tại sao trong văn bản hình ảnh người thầy không hề xuất hiện, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tình cảm của nhân vật tôi dành cho thầy của mình? Khi sử dụng hình thức câu hỏi này tôi nhận thấy một lợi thế là: Nó nuôi dưỡng hứng thú, kích thích năng lực tưởng tượng của học sinh, giúp giờ học văn thêm sinh động. Học sinh hiểu biết sâu sắc về hình tượng trong văn bản. 11 Câu hỏi sáng tạo Sáng tạo là không đi theo lối mòn những gì đã có. Như vậy thực chất của hoạt động sáng tạo là tiếp nhận tác phẩm một cách sáng tạo chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp của học sinh. Nói khác đi đó là quá trình học sinh tự thẩm thấu rồi lại tự thể hiện bằng tài năng và sự hiểu biết của mình. Ví dụ Bức tranh làng Ku-ku-rêu hiện lên thật thơ mộng, trữ tình. Bức tranh về hai cây phong thật đẹp, thật sinh động. Em hãy vẽ một bức tranh với chủ đề quê hương thể hiện những vẻ đẹp đó? Hay Khi cảm nhận về vẻ đẹp của hai cây phong tác giả không chỉ vẻ bằng ngòi bút đậm chất hội họa của người nghệ sĩ mà còn thể hiện bằng giọng văn thấm đẫm chất trữ tình. Khi hiểu được tấm lòng của người thầy "tôi" đã vô cùng xúc động. Em hãy thể hiện những cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, trước tình cảm về thầy cô bằng một đoạn văn hoặc đoạn thơ ngắn? Để giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình, trong giờ đọc - hiểu tác phẩm, giáo viên nên xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi sáng tạo. Đây là loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng suy nghĩ độc lập, kết hợp với khả năng tư duy chặt chẽ, trên nền tảng kiến thức đã có để tìm tòi, phát hiện ra cái mới. Loại câu hỏi này mang đặc trưng của một giờ hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương. Nó đáp ứng đúng đặc thu của bộ môn và phân môn, tạo cảm hứng cho cả người dạy lẫn người học đồng thời phát triển tốt năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Tuy nhiên câu hỏi này cần có thời gian để học sinh thực hiện nên cần đưa vào phần kiểm tra, đánh giá và có thể yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà. Khi đặt câu hỏi cũng cần chú ý vận dụng quy tắc đặt câu hỏi. Để phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh qua tiết dạy văn bản: "Hai cây phong", tôi chú ý đến cách ra và sử dụng câu hỏi đó là: Không độc tôn một loại câu hỏi, coi trọng câu hỏi khơi dậy trí tưởng tượng, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, kích thích sự sáng tạo thẩm mĩ, cho các em. Các câu hỏi phải chính xác, tinh tế, bám vào văn bản, mục tiêu bài học. Câu hỏi phải vừa sức, không quá vụn vặt, không quá trừu tượng. 2.3.3. Thực hiện giờ dạy theo hướng mở, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Như đã nói các tác phẩm văn chương là sản phẩm tinh thần độc đáo của nghệ sĩ. Bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải biết khéo léo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để truyền tải kiến thức đến với học sinh bằng con đường ngắn nhất, chính xác nhất. Điều này quả không dễ đặc biệt đối với các văn bản nước ngoài trong đó văn bản: "Hai cây phong", Ngữ văn 8 tập 1 là rất khó. Thực hiện giờ dạy theo hướng mở, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học là giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau trong cung một tiết dạy, với từng đối tượng học sinh khác nhau, phải làm sao để "học là một quá trình kiến tạo". Học sinh phải là người tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập khai thác thông tin. Thông qua việc phối hợp các phương pháp mà giáo viên thể hiện trong bài dạy, sẽ tạo điều kiện cho các em tìm kiếm, khám phá, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện cho các em kĩ năng cần thiết: tự học, tư duy, diễn đạt bằng lời nói, bài viết, trình bày vấn đề trước đám đông.... tạo niềm vui hứng thú cho các em, phát triển ở các em các năng lực cần thiết: năng lực đọc hiểu, năng lực tự học, năng lực thẩm mĩ.... 12 Trong tiết dạy văn bản:"Hai cây phong"- Ngữ văn 8,Tập 1, tôi đã vận dụng linh hoạt một số phương pháp sau: 2.3.3.1. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp vấn đáp gợi tìm: Là phương pháp được hình thành trên cơ sở của quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua việc GV và HS đặt ra những câu hỏi và tìm ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. Ví dụ: GV hỏi: Nhân vật tôi – người họa sĩ đã miêu tả làng Ku- ku- rêu qua những chi tiết nào? Học sinh trả lời: + Vị trí: Nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng. + Có: Những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống, dưới làng là thung lũng đất vàng, là cánh thảo nguyên mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây. Phía trên làng giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Hay Giáo viên hỏi: Hai cây phong trong cảm nhận của “tôi”, được giới thiệu qua những chi tiết nào?( Hai cây phong nằm ở đâu? Với những người đi xa trở về làng nó có vai trò gì?) Học sinh trả lời: Vị trí: Phía trên làng, giữa một ngọn đồi. Vai trò Chúng luôn hiện ra trước mắt chúng tôi như những ngọn hải đăng Việc áp dụng phương pháp vấn đáp vào trong dạy học bộ môn Ngữ Văn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, tâm hồn của HS, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo của HS, phát huy hướng tìm tòi, phát hiện trong quá trình học của HS. 2.3.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm.Với phương pháp này, người học được làm việc cung nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của giáo viên. Ví dụ : Khi muốn học sinh bày tỏ tình cảm, sự gắn bó của mình với quê hương đất nước, với thiên nhiên tôi đặt câu hỏi: Tình yêu đó gợi cho em tình cảm gì đối với thiên nhiên, quê hương, xóm làng? Trong một thời gian ngắn, để học sinh bộ lộ được suy nghĩ của mình tôi cho các em thảo luận nhóm theo 2 bàn, trong 3 phút. Sau đó đại diện học sinh sẽ trả lời. Từ đó sẽ tìm ra định hướng trả lời chung . Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, nhằm: Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình. Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý 13 kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình. 2.3.3.3. Phương pháp thuyết trình. Có thể hiểu phương pháp thuyết trình là phương pháp trình bày một vấn đề trước nhiều người. Trong dạy học, đó là việc GV dung lời nói, phong thái và cử chỉ để trình bày những tri thức bài giảng tới người học. Học sinh cũng dung lời nói, phong thái cử chỉ để trình bày những hiểu biết, cảm nhận, ý kiến của mình trước vấn đề đặt ra. Ví dụ Khi học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà về hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm theo yêu cầu, trước khi vào bài mới tôi cho các em khoảng 5 phút để các nhóm tự các em thuyết trình kết quả của mình. Sau khi các em thảo luận nhóm xong tôi cho các em thời gian 1 phút để trình bày ý kiến của tổ mình. Trong quá trình dạy tôi cũng sử dụng lời văn của mình để giảng giải, phân tích bình luận nhằm giúp các em tiếp cận, lĩnh hội kiến thức và phát huy năng lực của mình khi giải quyết các vấn đề đặt ra Thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các cấp học, nó vẫn luôn có những lợi thế nếu chúng ta biết khai thác. Phương pháp này đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng hợp của người dạy. Kiến thức uyên thâm, ngôn ngữ sinh động có sức truyền cảm tốt cũng như lôi cuốn học sinh, một ánh mắt, một nụ cười thiện cảm và một tình yêu nghề nghiệp có thể tác động vào trái tim người học mà không có con đường nào so sánh được. Đặc biết khi chúng ta muốn phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh qua tiết dạy này thì phương pháp thuyết trình là một lợi thế 2.3.3.4. Phương pháp trực quan. Trực quan là một khái niệm biểu thị tính chất, hoạt động nhận thức, trong đó những thông tin nhận được từ các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài, được cảm nhận trực tiếp, từ các cơ quan cảm giác của con người. Trong giờ đọc hiểu văn bản phương pháp này được hiểu cụ thể ở việc giáo viên và học sinh sử dụng các hình ảnh cụ thể, sinh động nhằm tạo ra tri giác trực tiếp cho học sinh. Ví dụ. Trong giờ dạy tôi sử dụng các hình ảnh: chân dung tác giả, hình ảnh những tác phẩm chính của nhà văn Ai-ma-tốp; những bức tranh, hình ảnh về đất nước Cư-grư-xtan xinh đẹp. Phần chú thích tôi sử dụng các hình ảnh minh họa: Chú thích (1) Cao nguyên: vung đất bằng phẳng, rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt. Chú thích (7) Thủy triều: Hiện tượng chuyển động lên xuống có chu kì của nước biển do chịu ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời. 14 Cao nguyên Thủy triều Phương pháp trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cung với việc phân tích, bình giảng những hình ảnh trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo tư duy và ngôn ngữ của học sinh . 2.3.4. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn. Dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, từ đó phát triển được các năng lực cần thiết. Có thể tích hợp ba phân môn hoặc tích hợp môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoài giờ lên lớp,... tích hợp giữa kiến thức trong sách vở với kiến thức thực tiễn cuộc sống. Để phát huy hiệu quả tiết dạy và phát triển năng lực thẩm mĩ ở học sinh qua tiết dạy: "Hai cây phong" - Ngữ văn 8, Tập 1, trong bài dạy tôi đã tích hợp kiến thức môn văn học với kiến thức ở các môn: Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc. Ví dụ: Khi giới thiệu về đất nước Cư-grư-xtan, tôi sử dụng bản đồ địa lý để học sinh hình dung trực quan về đất nước này. Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, tôi muốn hướng học sinh đến hai tình cảm tốt đẹp của con người: Tình yêu quê hương, lòng biết ơn người thầy. Hướng học sinh đến khát vọng, ước mơ cao đẹp của tuổi trẻ. Ở văn bản này học sinh biết vận dụng kiến thức Mĩ thuật để cảm nhận được ngòi bút miêu tả đậm chất hội họa của người họa sĩ, phát huy năng lực sáng tạo thẩm mĩ khi vận dụng vẽ bức tranh thể hiện vẻ đẹp của phong cảnh quê hương. Để khơi dậy nhu cầu, tình cảm thẩm mĩ, tôi sử dụng bài hát về quê hương đất nước để củng cố bài học. Qua giai điệu của âm nhạc tôi muốn các em thấy hết được những rung cảm tinh tế của người nghệ sĩ khi sáng tạo nghệ thuật nói chung, sáng tạo tác phẩm văn chương nói riêng. Các em cũng phải vận dụng kiến thức âm nhạc, sự rung cảm thẩm mĩ để thấy được giọng văn đẫm chất thơ, giai điệu ngọt ngào ở đoạn nhân vật tôi cảm nhận về vẻ đẹp của hai cây phong. 2.3.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. 15 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm nói chung và phần mềm giáo dục nói riêng đã giúp chúng ta có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Để nâng cao chất lượng giờ dạy, phát huy năng lực, tạo hứng thú cho học sinh khi học văn bản này trước hết tôi: Tiến hành thu thập tài liệu, hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu, liên quan đến bài học từ mạng Internet. Ví dụ : ảnh nhà văn Ai-ma- tốp, ảnh hai cây phong, ảnh cây tre Việt Nam, tranh ảnh về làng quê… Một số thông tin về tác giả tác phẩm. Các tranh ảnh, thông tin thu được sẽ lưu lại vào USB, máy tính để trình chiếu, thuyết trình trong giờ dạy. Tiến hành thiết kế bài giảng điện tử. Tôi sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư liệu (ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩm …) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn. Khi thiết kế bài giảng cần: Xác định rõ mục tiêu bài dạy. Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm. Lựa chọn tư liệu và những thông tin cần thiết phục vụ bài dạy. Lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phu hợp… xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động dạy học Việc soạn bài giảng điện tử giúp giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, thích nghi với sự thay đổi của khoa học hiện đại. Song khi sử dụng bài giảng điện tử cũng cần chú ý đây chỉ là phương tiện hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học, không được quá lạm dụng mà làm mất chất Văn thật sự của một giờ Ngữ văn. 2.3.6. Thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt cuối cung của quá trình dạy học, là "lực nắn" hữu hiệu cách dạy cách học. Theo tinh thần đổi mới, việc kiểm tra, đánh giá cần đa dạng hoá về hình thức, cách thức ra đề theo hướng vừa kiểm tra được kiến thức cơ bản, vừa tạo điều kiện cho người học bày tỏ được cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm riêng của mình trước vấn đề đặt ra. Với cách dạy cũ, khi dự giờ của đồng nghiệp, cuối tiết học giáo viên thường có câu hỏi: Đoạn trích có giá trị gì về mặt nội dung và nghệ thuật ? hay Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? Văn bản gợi cho em tình cảm gì? Hay trong phần hướng dẫn học sinh học ở nhà giáo viên chỉ yêu cầu học sinh làm câu 4 ở phần đọc hiểu văn bản sgk: "Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng" hay: Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong sgk. Để trả lời được những câu hỏi đó 100% học sinh đều đọc phần nội dung tổng kết được đóng khung trong sgk trang 101. Học sinh cũng chỉ dừng lại ở việc đọc thuộc lòng đoạn văn bản, chứ không hề suy nghĩ, cảm nhận vẻ đẹp trong đoạn văn mình chọn. Nếu giáo viên có hỏi vì sao emn chon đoạn văn ấy thì các em đều cho rằng 16 vì đó là những câu văn đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, lời ca êm dịu rất riêng của hai cây phong. Có nghĩa là các em chỉ quan tâm nhiều đến ngôn từ, giọng điệu còn xúc cảm thẩm mĩ của tác giả, nhu cầu, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của bản thân lại không chú ý. Thiết nghĩ, giá trị của một tác phẩm văn chương không chỉ gói gọn trong giá trị tư tưởng, mà điều không kém phần quan trọng là sau những giá trị nội dung tư tưởng đó sẽ bồi đắp cho tâm hồn các em những tư tưởng tình cảm tốt đẹp gì và từ đó biến thành hành động cụ thể, đó mới là giá trị đích thực và vĩnh hằng của văn chương nghệ thuật. Để phát huy năng lực thẩm mĩ của học sinh qua tiết dạy văn bản: "Hai cây phong" - Ngữ văn 8, Tập 1, trong phần củng cố và liên hệ thực tế tôi yêu cầu thực hiện một đề kiểm tra đọc hiểu ngắn. Chiếu đề bài trên tivi Đề bài: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Đoạn văn từ: "Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn……tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực" Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn văn. Câu 2: Trình bày nội dung của đoạn văn? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Câu 4: Đoạn văn gợi cho em tình cảm gì? HS suy nghĩ, trả lời cá nhân, vào phiếu giáo viên đã chuẩn bị trong thời gian 5 phút. GV thu bài của học sinh về nhà chấm. GV chiếu đáp án lên ti vi để củng cố bài học. Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Câu 2: Nội dung của đoạn văn: Cảm nhận của nhân vật tôi về hai cây phong. Câu 3: Biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh. Câu 4: Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng nhưng phải lí giải được tập trung vào hai tình cảm chính. Luôn biết yêu quý, gần gũi với thiên nhiên, yêu quý là gắn bó với làng xóm, quê hương. Sau khi chấm bài, kết quả tôi thu được là có 49/51 học sinh trả lời được câu 1, có 51/51 học sinh trả lời được câu 2, có 40/51 học sinh trả lời tốt câu 3, có 45/51 học sinh trả lời được câu 4 có sức thuyết phục. Qua phần này tôi đã củng cố được một phần bài học, đánh giá được năng lực cảm thụ và năng lực thẩm mĩ của học sinh. Trong phần hướng dẫn học sinh học ở nhà tôi yêu cầu học sinh thực hiện 2 bài tập nhỏ . Bài 1. Chọn một đoạn văn mà em thích nhất đọc diễn cảm. Bài 2: a.Từ tình cảm, cảm nhận được ở văn bản: "Hai cây phong", em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu trình bày tình cảm của mình đối với quê hương đất nước. b.Từ tình cảm, cảm nhận được ở văn bản: "Hai cây phong", em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu trình bày tình cảm của mình đối với thầy giáo hoặc cô giáo để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em? c. Dựa vào truyện, tập sáng tạo một bức tranh, câu chuyện ngắn, bài thơ viết về tuổi thơ gắn với một hình ảnh thân thuộc nào đó.( cánh đồng, dòng sông...) Bài 1: Học sinh thực hiện cả lớp. Bài 2: Tôi chia lớp làm 3 nhóm yêu câu mỗi nhóm thực hiện 1 câu hỏi ( nhóm 1: câu a; nhóm 2 câu b; nhóm 3 câu c) Kết quả kiểm tra câu 1 sau tiết học có tới 45/51 em biết đọc diễn cảm đoạn văn mình chọn. 17 Có 35 học sinh của nhóm 1, nhóm 2 thực hiện câu a, câu b bài tập 2 thì có 6/35 bài có sự cảm nhận thật sự tinh tế, lời nhận xét, đánh giá sâu sắc, tình cảm, cảm xúc chân thật. Có 20/ 35 bài biết cảm thụ, nhận xét thể hiện tình cảm của mình với quê hương, với thầy cô đã dạy mình. Có 17 em thực hiện câu c bài tập 2 thì sau giờ dạy tôi đã thu được 15 bức tranh vẽ, 2 đoạn thơ, vẽ, viết về tuổi thơ gắn với một hình ảnh thân thuộc của quê hương . Các tác phẩm, bài viết của các em tuy chưa thật sự xuất sắc, nhiều bài còn vụng về về đường nét, ngôn từ nhưng phần lớn đều thể hiện được những tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ của mình. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Áp dụng những kinh nghiệm trên vào tiết dạy học văn bản: "Hai cây phong", Ngữ văn 8, Tập 1 trong năm học 2018 - 2019, bản thân tôi đã nhận được những kết quả ban đầu thật đáng mừng. Hầu hết học sinh trong khối 8 của nhà trường đều hào hứng tham gia tiết học, kể cả những em có học lực trung bình và yếu. Kết quả điều tra về chất lượng học sinh khá tương xứng với mức độ hứng thú sau tiết học. Kết quả điều tra được như sau Mức độ hứng thú của học sinh sau tiết học Số học Hứng thú Bình thường Không hứng thú Khối sinh Số Số % % Số lượng % lượng lượng 8 51 39 76,5 8 15,7 4 7,8 Kết quả tiết học Khối Số HS Học sinh nắm vững nội Học sinh chưa nắm vững dung bài học, biết vận nội dung bài học dụng liên hệ. Số lượng % Số lượng % 8 52 46 88.5 6 11,5 Qua hơn một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học ở các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung, văn bản: "Hai cây phong" trích tác phẩm: "Người thầy đầu tiên" của Ai-matôp nói riêng được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi thấy vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em từ đây đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết cách tiếp cận với tác phẩm văn học. Với một đơn vị kiến thức nhỏ các em không chỉ biết phát hiện qua ngôn từ, giọng điệu mà còn biết đào sâu, suy nghĩ tìm tòi, tưởng tượng, sáng tạo để nắm được cốt lõi của vấn đề và hình thành tình cảm, một cách tự nhiên. Số lượng học sinh có kĩ năng phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê, vẻ đẹp của hai cây phong, hiểu và cảm nhận được tình cảm của tôi dành cho thầy của mình trong văn bản tăng lên khá nhiều. 3. Kết luận, kiến nghị. 18 3.1. Kết luận Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong nhà trường. Nó là một môn học cũng là một môn nghệ thuật, là thế giới tâm hồn, tình cảm, là tài năng sáng tạo của người cầm bút ghi dấu trên đó. Dạy văn không phải chỉ là sự "giải mã tri thức" cũng không đơn thuần là sự "truyền đạo", dạy văn còn là bồi dưỡng thị hiếu và phát triển năng lực văn chương, để từ đó văn học thực sự có sức mạnh trong việc bồi dưỡng tâm hồn và năng lực cảm thụ cái đẹp trước cuộc sống. Sau khi áp dụng sáng kiến: "Một số biện pháp phát huy năng lực thẩm mĩ của học sinh qua tiết dạy văn bản: "Hai cây phong" - Ngữ văn 8", bản thân tôi thấy phát huy được năng lực học sinh nói chung, năng lực thẩm mĩ qua tiết dạy văn bản: "Hai cây phong" nói riêng thì sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho tiết dạy là vô cung quan trọng. Bản thân giáo viên phải xác định đúng vai trò, mục tiêu, phương pháp tổ chức tiết học để từ đó thiết kế bài giảng phu hợp. Đặc biệt giáo viên phải chuẩn bị tâm lí, cảm xúc trong tiết dạy, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để làm sao học sinh vừa nắm bắt được nội dung bài học, vừa có tình cảm thẩm mĩ, nhu cầu thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ. Để rồi thông qua những điều đó giúp các em nhận ra vẻ đẹp riêng của hai cây phong là khúc dạo đầu cho một bài ca khá dài về tình yêu quê hương và con người, là nỗi buồn nhớ không nguôi về quê hương trong xa cách. Hai cây phong đặc biệt gắn liền với một câu chuyện xúc động về người thầy đầu tiên đem ánh sáng văn hóa khai sáng cho lũ trẻ làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 của thế kỉ XX, câu chuyện về tình thầy trò cảm động. Hai cây phong nhắc chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo của cuộc đời mình. Đó là chỗ dựa vững vàng nhất, tin cậy nhất để mỗi con người luôn vững bước trên mọi nẻo đường đời. Sau khi nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này vào tiết học, bản thân tôi và học sinh đã cảm nhận rất rõ về vẻ đẹp của hai cây phong, của làng quê, của thiên nhiên, về vẻ đẹp của tình thầy trò để từ đó có những nhận thức đầy đủ hơn về tình yêu quê hương đất nước và lòng biết ơn người thầy, trong văn bản nói riêng cũng như trong văn học nói chung. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường thì việc bồi đắp cho mỗi người tình yêu quê hương, dân tộc, lòng biết ơn kính trọng người thầy là thật sự cần thiết. 3.2. Kiến nghị - Các cấp lãnh đạo cần có sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ, sự đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường. - Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Đây là những ý kiến của cá nhân chắc chắn trong khi viết tôi không tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong các đồng chí trong Hội đồng khoa học cấp trên góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa kinh nghiệm này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Đỗ Ngọc Đức Lê Thị Phương 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Số: 29 – NQ/TW năm 2013 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành. 2. M.Gorki Toàn tập, 30 tập, tập V, Matxcơva, tr. 362, 363. 3. Bài giảng mỹ học đại cương do Lê Như Bình biên soạn dùng trong các trường Đại học Khoa học - Xã hội nhân văn.( Nguồn http://www.tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-mihoc-dai-cuong-30264/) 4. Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh . 5. Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (chuyên đề bồi dưỡng sư phạm) của PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn (6/2010) (Nguồn http://luanvan.net.vn/luan-van/day-hoc-theo-dinh-huong-phat-trien-nangluc-74259) 6. Bài giảng chuyên đề :" Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh". 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan