Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá t...

Tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

.PDF
48
45313
108

Mô tả:

Lời nói đầu Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu. Nền kinh tế thị trường với các quy luật khắt khe chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đến mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công tác quản lý và hệ thống quản lý có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn. Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm xoát hoạt động kinh doanh. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu của hạch toán kế toán giư một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ chức … là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản lý doanh nghiệp. Đây là một đòi hỏi khách quan của công tác quản lý. Để phát huy tốt chức năng đó thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được cải tiến và hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp, qua thời gian học tập tại trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội và thực tập tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7, từ ý nghĩa thực tiến kế toán ở Chi nhánh, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trịnh Đình Khải cùng với các cán bộ Ban Tài chính – Kế toán của Chi nhánh công ty Sông Đà 7 em đã chọn đề tài : “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 “ để làm luận văn tôt nghiệp cho mình. Thông qua lý luận để tìm hiểu thực tiễn, đồng thời từ thực tiễn làm sáng tỏ kiến thức học ở trường. Tuy nhiên do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bại luận văn của em không thể chánh khỏi những thiếu sót nhất định . Em hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè để em có thể nâng cao sự hiểu biết và hoàn thiện bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn . Trong luận văn này, ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung có 3 phần chính : Chương I. Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp . Chương II. Thực trạng về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 tại Hoà Bình. Chương III. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 . Chương I : Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp A. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp 1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là hao phí về lao động sống, trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phụ thuộc hai yếu tố : + Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã chi ra trong một thời kỳ nhất định. + Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hoa trong quá trình sản xuất và tiền lương công nhân. 2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp 2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất có chung nội dung kinh tế được xếp vào một ngày yếu tố chi phí, không phân biệt mục đích, công dụng của chi phí đó. Trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố chi phí sau : - Chi phí nguyên vật liệu : Gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Chi phí nhân công : Tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý sản xuất ở đội, xưởng sản xuất doanh nghiệp. - Chi phí khấu hoa TSCĐ : Bao gồm khấu hao máy thi công, nhà xưởng máy móc, thiết bị quản lý ... - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước ... hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã kể trên. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chất kinh tế giúp nhà quản lý biết được kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí chi ra trong quá trình sản xuất lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích, công dụng của chi phí. Theo các phân loại này, những chi phí có cùng mục đích và công dụng được xếp vào khoản mục chi phí. Toàn bộ chi phí xây lắp được chia thành các khoản mục sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp (phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp. - Chi phí máy thi công : Là chi phí khi sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp hoạt động xây lắp công trình gồm : Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và chi phí khác. - Chi phí sản xuất chung : Gồm tiền lương của nhân viên quản lý đội ; các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, công nhân trực tiếp sản xuất công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán. Bởi vì trong hoạt động xây dựng cơ bản, lập dự toán công trình, hạng mục công trình xây lắp là khâu công việc không thể thiếu. 2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành hai loại: - Chi phí trực tiếp : Là các chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm được sản xuất, từng công việc được thực hiện ...). Các chi phí này được kế toán căn cứ trực tiếp vào các chứng từ phản ánh chúng để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. - Chi phí gián tiếp : Là những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, chúng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí một cách hợp lý. 3. Giá thành sản phẩm, các loại giá thành sản phẩm xây lắp 3.1. Giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hệ thống chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.2. Các loại giá thành sản phẩm * Giá thành dự toán (Zdt) : Là toàn bộ chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng công tác xây lắp. Giá thành dự toán xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế đượ duyệt, các định mức dự toán, đơn giá XDCB chi tiết hiện hành và các chính sách chế độ có liên quan của Nhà nước. * Giá thành kế hoạch (Zkh) : Là loại giá thành được xác định trên cơ sở các định mức của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể ở một tổ chức xây lắp, một công trình trong một thời kỳ kế hoạch nhất định. Công thức xác định : Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành của CT, HMCT của CT, HMCT kế hoạch * Giá thành thực tế (Ztt): Là loại giá thành được tính toán dựa theo các chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện khối lượng công tác xây lắp được xác định theo số liệu của kế toán cung cấp. Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong định mức mà còn bao gồm cả những chi phí thực tế phát sinh như : Mất mát, hao hụt vật tư, thiệt hại về phá đi làm lại... Ngoài ra, trên thực tế để đáp ứng yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, trong các doanh nghiệp xây lắp giá thành còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh và giá thành của công ty xây lắp hoàn thành quy ước. 4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực hiệnc ủa doanh nghiệp. - Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp lựa chọn. - Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, từng loại sản phẩm xây lắp, chỉ ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu quả. - Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng CT, HMCT, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành xây lắp, cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sản xuất, giá thành phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. b. đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp, cần căn cứ vào các yếu tố như : - Tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (sản xuất giản đơn hay phức tạp). - Loại hình sản xuất : (sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt ...) - Đặc điểm sản phẩm - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp - Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp cụ thể có xác định là từng sản phẩm, loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm cùng loại, toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng sản xuất, từng đội sản xuất, từng đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình. Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. 2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Có hai phương pháp tập hợp chi phí cho các đối tượng sau : - Phương pháp tập hợp trực tiếp : áp dụng các chi phí có liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. - Phương pháp phân bổ gián tiếp : áp dụng đối với những loại chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình, không thể tập hợp trực tiếp mà phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp. 3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 3.1. Tài khoản sử dụng Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp xây lắp thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do đó kế toán tập hơp chi phí sản xuất sử dụng các tài khoản sau : - TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp - TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công - TK 627 : Chi phí sản xuất chung - TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : TK 155, TK 632, TK 334, TK 111, TK 112 ... 3.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm, phụ tùng thay thế cho từng công trình, gồm cả chi phí cốt pha, giàn giáo.  Tài khoản sử dụng : TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Chứng từ sử dụng để hoạch toán bao gồm : - Khi xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất thi công thường sử dụng các chứng từ : Phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho. - Khi mua vật liệu về sử dụng ngay không qua kho : Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị tăng.  Phương pháp tập hợp. - Phương pháp tập hợp trực tiếp : Là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh số lượng, giá trị vật tư xuất cho công trình, hạng mục công trình đó. - Phương pháp tập hợp gián tiếp : Các nguyên vật liệu liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình trường hợp như vậy phải phân bổ theo một tiêu thức nhất định. Sơ đồ hạch toán (Sơ đồ 1 - PL) 3.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm : Tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân phục vụ thi công (vận chuyển, bốc dỡ vật tư, công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường). Tài khoản sử dụng : TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp" Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm tiền công trả cho công nhân thuê ngoài. Sơ đồ hoạch toán (sơ đồ 2 - PL) 3.4. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công - Tài khoản sử dụng : TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công - để tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công phụ vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện thi công công trình. Các chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương pháp thi công hỗn hợp chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản : - Chi phí nhân công : Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công. - Chi phí khấu hao máy thi công - Chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho máy thi công. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác dùng cho xe máy thi công. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Sơ đồ 3,4 - PL) 3.5. Kế toán tập hợp sản xuất chung - Tài khoản sử dụng : TK 627 - chi phí sản xuất chung - phản ánh toàn bộ các khoản chi phí sản xuất chung và mở chi tiết cho từng đội công trình. Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm : Lương nhân viên quan lý đội, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội. Chi phí vật liệu sử dụng ở đội thi công, chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ cho chi phí quản lý sản xuất ở đội thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng ở đội, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở đội thi công. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 5 - PL) 3.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từ khoản mục cuối kỳ phải tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp nhằm phục vụ cho việc tính giá thành. TK 154 được mở chi tiết theo từng công nhân, hạng mục công trình. Sơ đồ hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (sơ đồ 6 – PL) 4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ - Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp, là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc chưa nghiệm thu, bàn giao chưa chấp nhận thanh toán. - Chi phí sản phẩm dở dang là chi phí sản xuất để tạo nên khối lượng sản phẩm dở dang. - Cuối kỳ kế toán để tính toán giá thành sản phẩm hoàn thành cần thiết phải xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh - Chi phí sản phẩm dở trong kỳ dang cuối kỳ a. Phương hướng đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức : Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng của khối lượng + xây lắp dở dang xây lắp thực hiện Chi phí thực đầu kỳ trong kỳ tế của khối -------------------------------------------------= x lượng dở Chi phí của khối Chi phí của khối dang cuối kỳ lượng xây lắp lượng xây lắp dở hoàn thành bàn + dang cuối kỳ theo giao trong kỳ theo dự toán dự toán Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán b.Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở dang công tắc lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định như sau : Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng của khối lượng + xây lắp dở dang xây lắp thực hiện Chi phí thực đầu kỳ trong kỳ tế của khối -------------------------------------------------lượng xây = Chi phí của khối x lắp dở dang Chi phí của khối lượng xây lắp dở cuối kỳ lượng xây lắp bàn dang theo dự toán + giao trong kỳ theo đổi theo sản dự toán lượng hoàn thành tương đương Chi phí theo dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính theo sản lượng hoàn thành tương đương c. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được tính theo công thức. Chi phí thực tế của khối lượng xây = lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng của khối lượng + xây lắp dở dang xây lắp thực hiện đầu kỳ trong kỳ -------------------------------------------------Giá trị dự toán Giá trị dự toán của khối lượng của khối lượng xây lắp hoàn + xây lắp dở dang thành bàn giao cuối kỳ trong kỳ Giá trị dự toán của khối x lượng xây lắp dở dang cuối kỳ c. kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần được tính giá thành và giá thành đơn vị. Khác với hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm đã được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ doanh nghiệp sản xuất ... để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. 2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm. Để xác định kỳ tính giá thành kế toán căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây lắp kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau : - Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian thi công tương đối dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng, hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành. - Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài, thì chỉ kh nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thanh toán toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó. Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài kết cấu phức tạp ... thì kỳ tính giá thành có thể được xác định là quý. 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp ) Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có số lượng công trình lớn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành công trình, hạng mục công trình ...) Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là tổng giá thành của một công trình, hạng mục công trình đó. Công thức : Z = C Trong đó : Z : Tổng giá thành sản phẩm sản xuất C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo CT, HMCT. Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, thì giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được xác định như sau : Giá thành thực tế của khối lượng hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ Chi phí thực + tế phát sinh trong kỳ 3.2. Phương pháp tính theo đơn đặt hàng - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất kinh doanh đơn chiếc, cộng việc sản xuất kinh doanh thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng. Đối với doanh nghiệp xây dựng, phương pháp này áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang. 3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng đối với các Xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc. Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình. Z = Dđk + (C1 + C2 + ................. + Cn) - Dnk Trong đó : Z : Là giá thành sản phẩm xây lắp C1 ....... Cn : Là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất kinh doanh hay từng giai đoạn công việc. Phương pháp giá thành này tương đương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được phân bổ ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định. Ngoài ra còn có các phương pháp tính giá thành theo định mức, phương pháp tính giá thành phân bước. Chương II Tình hình thực trạng về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 tại Hoà bình I. Đặc điểm tình hình chung của Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Hiện nay trụ sở làm việc của Chi nhánh đóng tại Phường Tân Thịnh – Thi xã Hoà Bình – Tỉnh Hoà Bình. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hoà Bình. Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Đà được thành lập năm 1976 với tên gọi ban đầu là Công trường bê tông. Chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhằm phục vụ các công trình trong và ngoài Tổng công ty đồng thời bổ xung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh phù hợp với tình hình nhiệm vụ và sự phát triển không ngừng về quy mô tổ chức, năng lực sản xuât kinh doanh đa chức năng như : Khai thác và sản xuất đá, sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, xây lắp các công trình thuỷ điện ... Năm 1982 được đổi thành xí nghiệp Bê tông – Nghiền sàng : Trong thời gian này xí nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế kế hoạch hoá tâp trung, bao cấp. Nhiệm vụ của công ty do Tổng công ty Sông Đà giao trực tiếp bao gồm : Sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, sản suất đá răm và cát phục vụ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ... Ngày 26/3/1993 theo quyệt định số 04/BXD-TCLD Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 được thành lập tại Phường Tân Thịnh – Thị xã Hoà Bình – Tỉnh Hoà Bình với các chức năng chính là : . Sản suất vật liệu xây dựng . . Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông . . Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng va trang trí nội thất. . Xây dựng công trình ngầm . . Xây dựng công trình biến thế 500KV, hệ thông cấp thoát nước . . Sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí xây dựng. . Khoan nổ mìn và khai thác mỏ . . Chế biến nông lâm sản và sản xuất đồ gỗ dân dụng. . Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Tổng công ty giao . 2. Đặc điểm tổ chức quan lý của Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 . Hiện nay, Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 có 542 cán bộ công nhân viên với 8 đơn vị trực thuộc : 7 Đội xây lắp, 01 xưởng sản xuất đá và cơ quan Chi nhánh . sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh công ty sông đà 7 Giám đốc phó Giám đốc Ban TCHC Ban KTKH Ban KTCL Đội xây lắp 1 Đội xây lắp 2 Đội xây ….. lắp 7 Ban VTCG Ban TCKT Xưởng sản xuất đá Chi nhánh thực hiện quản lý tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tăng cường tính chủ động cho các tổ, đội. tại các đội sản xuất có bộ máy và cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh, từng công trình thi công và chịu sự quản lý của Chi nhánh . .Ban giám đốc gồm : + Giám đốc chi nhánh : là ngưòi chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị + Phó giám đốc phụ trách kinh tế : Là người giúp việc cho Giám đốc đơn vị trong việc điều hành hoat động kinh tế của đơn vị . + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Là người giúp việc cho giam đốc đơn vị về các vấn đề kỹ thuật, mỹ thuật chất lượng sản phẩm, kỹ thuật, tiến độ thi công các công trình . . Ban Tài chính – Kế toán : Là phòng chức năng trong doanh nghiệp giúp giám đốc đơn vị trong lĩnh vực Tài chính Kế toán. Cung cấp thông tin để lãnh đạo đơn vị biết được tình hình sử dụng các loại tài sản, lao động vật tư, tiền vốn, doanh thu, chi phí, kết qủa sản xuất kinh doanh ; tính đúng đắn của các giải pháp đã đề ra và thực hiện trong sản xuất kinh doanh ... phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoat động của đơn vị một cách kịp thời, hiệu quả, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp, quyết định phù hợp về đường lối phát triển đơn vị. Kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của vị theo đúng pháp luật của Nhà nước, theo cơ chế qiản lý mới và theo đúng pháp lệnh Kế toán thống kê, điều lệ tổ chức Kế toán Nhà nước, điều lệ Kế toán trưởng và các quy định khác của Tổng công ty. .Ban Kinh tế – Kế hoạch : Giúp Giám đốc đơn vị trong việc thực hiện toàn bộ công tác Kinh tế – Kế hoạch, công tác hợp đồng kinh tế định mức theo đơn giá sản xuất, công tác lập và chỉ đạo kế hoạch sản xuất và việc lập quản lý mới theo đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các quy định khác của Nhà nước, Tổng công ty . .Ban vật tư cơ giới : Giúp Giám đốc đơn vị trong lĩnh vực như : Công tác mua sắm thiết bị, quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng, công tác sử dụng thiết bị, vật tư thiết bị và hồ sơ thiết bị . . Ban Tổ chức - Hành chính : Giúp Giám đốc đơn vị về công tác tổ chức lao động và tiền lương, công tác hành chính, văn phòng, đối ngoại, đời sống y tế của cán bộ công nhân viên chức. Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật. . . . Ban kỹ thuật chất lượng : Giúp Giám đốc đơn vị xây dựng chiến lược định hướng phát triển của đơn vị, lập và chỉ đạo kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm ; công tác quản lý kỹ thuật, theo dõi lập biện pháp khối lượng va tiến độ thi công tại các công trình. Quản lý các công tác đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích hoạt động về quản lý kỹ thuật, quản lý chi phí sản xuất, xây dưng công trình, sản phẩm, an toàn và bảo hộ lao động trong toàn đơn vị .. II. Tổ chức công tác kế toán của Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 . Hiện nay việc tổ chức công tác kế toán ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 đã tiến hành theo hình thức tập chung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại ban kế toán của Chi nhánh và các xí nghiệp trực thuộc, các đội không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ về ban tài chính kế toán của Chi nhánh. Bộ máy kế toán của Chi nhánh gồm có 7 người và các nhân viên kinh tế ở các đội được phân công tác như sau : + Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng điều lệ kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành . Tổ chức bộ máy kế toán , đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong Chi nhánh. Phổ biến hướng dẫn thực hiện và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán nhà nước và của Tông công ty . Tổ chức việc tạo nguông vốn và sử dụng các nguồn vốn Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh và Kế toán trưởng Tông công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán . + Kế toán tổng hợp : - Theo dõi công tác thu hồi vốn và công nợ các công trình do Chi nhánh thi công. - Kiểm tra và tông hợp báo cáo quyết toán toàn Chi nhánh theo chế độ quy định. -. Hướng dẫn kiểm tra các Xí nghiệp thực hiện quyết toán chi phí các công trình theo đúng chế độ quy định. - Kiểm tra đôn đốc các kế toán viên trong ban Tài chính Kế toán hoàn thành nhiệm vụ phân công. + Kế toán thuế : - Xác định các khoản thuế phải nộp ngân sách của Chi nhánh. - Lập kê khai Thuế và quyết toán Thuế với các cục thuế. - Lập báo cáo quyết toán Tài chính theo chế độ quy định. - Tham gia tổng hợp báo cáo quyết toán khi kế toán tổng hợp yêu cầu . - Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với cấp trên ; tính toán, xác định nghĩa vụ của các đơn vị trực thuộc Chi nhánh. + Kế toán TSCD và đầu tư dài hạn :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan