Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong tr...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường thpt

.DOC
10
336
76

Mô tả:

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT 1. Đặt vấn đề: Giáo dục hiện nay của nhà nước chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Một nền giáo dục hiện đại cần rất nhiều những yếu tố cấu thành nên trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất. Trong đó phương pháp dạy học sử dụng phòng học bộ môn đã được Bộ giáo dục chú trọng đầu tư bước đầu và đã có những quy định quy chế cụ thể. Việc thực hiện đã đạt được nhiều hiệu quả cao góp phần rất lớn trong tiến trình hiện đại hóa nền giáo dục hiện nay. Trước đây việc dạy học có đồ dùng đã áp dụng khá rộng rãi và có hiệu quả, nhưng bên cạnh đó việc chuẩn bị đồ dùng dạy học mang lên lớp quá mất thời gian, gây vất vả cho giáo viên và học sinh đôi khi thời gian nghỉ giữa tiết 5 phút là không đủ hoặc đang dạy đồ dùng không hoạt động việc thay thế mất thời gian dẫn tới chất lượng bài giảng không tốt. Đến nay phòng học bộ môn được Bộ giáo dục đầu tư ở hầu hết các trường THPT hiện nay nó đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh. Phòng học bộ môn ra đời phát huy mạnh mẽ hiệu quả vượt trội so với phòng học truyền thống. Quy trình quản lí thiết bị đơn giản hơn, việc bảo quản và sử dụng đạt hiệu quả cao hơn, giảm tải những khó khăn vất vả cho giáo viên và học sinh trong mỗi giờ lên lớp. Trường THPT số 4 Văn Bàn sau 7 năm thành lập đã có nhiều thay đổi vượt bậc về quy mô trường lớp, số lượng cán bộ giáo viên và học sinh. Cơ sở vật chất đã và đang được đầu tư nhưng đến nay vẫn còn thiếu thốn . Nhà trường đã được đầu tư trang thiết bị dạy học các phòng học bộ môn ( Hóa – Sinh, Lí – Công nghệ, Tin học, ngoại ngữ ), nhưng lại không có phòng học bộ môn theo quy định của Bộ giáo dục mà vẫn đang bố trí tại các phòng học thông thường. Chính vì thế mà bên cạnh những thuận lợi, thì vẫn còn nhiều khó khăn trong 1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT việc bố trí sử dụng, bảo quản các phòng học bộ môn đó sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bản thân là một cán bộ quản lý thiết bị, kinh nghiệm còn ít, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT”. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1. Vai trò và tầm quan trọng của phòng học bộ môn trong công tác dạy và học. - Phòng Bộ môn trên thực tế đã và luôn tồn tại trong các nhà trường phổ thông của Việt Nam tuy nhiên vai trò và chức năng chính thống của nó chưa từng được nhấn mạnh trong quá khứ. Chỉ mới gần đây cùng với việc đổi mới Giáo dục người ta mới nhắc nhiều đến khái niệm phòng bộ môn này. Việc đưa các Phòng học Bộ môn vào nhà trường đã làm thay đổi đáng kể mô hình dạy học trước kia . Đưa phòng học bộ môn áp dụng vào đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều, giáo giảng dạy giúp cho công tác dạy kiến thức sinh đông thực tế với bài dạy, học sinh đực quan sát thực hành trực học viên truyền đạt quan phát triển khả năng tư duy của các em, quá trình tiếp nhận kiến thức của các em dễ dàng hơn bên cạnh đó còn làm cho học sinh rèn luyện nhiều kĩ năng mà trước kia không có được. Được học phòng học bộ môn học sinh được “ học đi đôi với hành” . Vì vậy phòng học bộ môn có vai trò rất quan trọng trong trong công tác dạy và học. 1.2. Xây dựng phòng học bộ môn, sắp xếp sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn trong trường THPT theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học. 2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT - Phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục không phải trường nào cũng đáp ứng đầy đủ theo các tiêu chí đó. Tùy vào điều kiện nhà trường với những trường không có phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn ta phải bố trí trang thiết bị phòng học bộ môn vào phòng học bình thường, nhưng làm sao đảm bảo một số tiêu chí cơ bản của phòng học bộ môn như các trang thiết bị phải được lắp đặt đầy đủ ( trừ các đồ dùng thiết bị dạy học theo tiết học, vì không gian không cho phépnên phải bố trí riêng một phòng khác ). Bố trí một phòng học bộ môn làm sao có thể đáp ứng điều kiện giảng dạy được cho nhiều môn học. - Phòng học bộ môn phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian chuẩn bị tiết dạy cũng như thuận lợi trong việc giải quyết các sự cố trong tiết dạy. Bố trí hợp lí một số ít phòng học bộ môn đó sao cho tần suất sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. 1.3. Bảo quản phòng học bộ môn,rèn luyện kĩ năng sử dụng, ý thức bảo vệ tài sản nhà trường. - Phòng học bộ môn tiêu chuẩn theo từng bộ môn việc bảo quản theo quy trình có sẵn đã khó. Đối với phòng bộ môn bố trí trong phòng học thông thường, tần suất sử dụng nhiều, nhiều môn học cùng dùng chung việc bảo quản còn khó hơn rất nhiều. Do đó cần phải có những cải tiến phù hợp sao cho việc bảo quản đó dễ dàng và thuận lợi hơn đối với người làm công tác thiết bị. - Bên cạnh đó cũng cần giáo dục học sinh những kĩ năng sử dụng phù hợp, kết hợp với rèn luyện ý thức bảo vệ tài sản phòng bộ môn, từ đó đạt được hiệu quả cao hơn. 2.2. Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi. - Có 01 đồng chí Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác thiết bị, 01 đồng chí làm công tác thiết bị chuyên trách. 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT - Được Sở giáo dục cấp tương đối đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học đảm bảo ở mức tối thiểu. - Được nhà trường bố trí một số phòng kiên cố làm phòng học bộ môn. - Các đồng chí giáo viên có, kiến thức, ý thức, tích cực sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn. b. Khó khăn. - Chưa có phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn. - Cơ sở vật chất, phòng bộ môn chủ yếu là phòng học thông thường không có phòng liền kề để thiết bị dạy học đi cùng. - Chưa có phòng học cho từng bộ môn riêng biệt, số phòng bộ môn còn ít. - Học sinh có trình độ văn hóa còn thấp ý thức chưa cao. - Sau nhiều năm sử dụng một số đồ dùng thiết bị dạy học đã hết, hoặc hư hỏng do quá trình sử dụng nhưng chưa kịp mua bổ xung. - Một số giáo viên chưa thấy rõ vai trò tích cực của việc sử dụng phòng bộ môn vào giảng dạy. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn 2.3.1. Bố trí sắp xếp phòng học bộ môn, đảm bảo thuận lợi nhất khi giảng dạy. - Các thiết bị phòng học bộ môn được lắp đặt đầy đủ theo vị trí thuận lợi phù hợp với không gian lớp học thông thường. Đảm bảo điều kiện thoáng mát đủ ánh sáng, an toàn đường điện và các thiết bị điện có trong phòng. - Sắp xếp các phòng học bộ môn ngay liền kề phòng kho bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học để thuận lợi trong việc chuẩn bị đồ dùng, mượn và trả đồ dùng 4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT dạy học cho từng môn từng tiết học riêng biệt trong thời gian ra chơi giữa giờ 5 phút, và đổi thiết bị dạy học khi sảy ra sự cố trong giờ dạy. Sơ đồ cách bố trí : Phòng bộ môn 1 Phòng bộ môn 2 Kho để thiết bị 2.3.2. Sắp xếp lịch sử dụng phòng học bộ môn đạt tần suất sử dụng và hiệu quả cao nhất. - Phân loại phòng học bộ môn phù hợp với từng môn học, Khối học theo trang thiết bị có sẵn tại phòng bộ môn. Phòng thí nghiệm vật lí với bàn ghế gần như phòng học thông thường ta có thể kết hợp dạy các bộ môn khác có sử dụng máy chiếu như 01 phòng trình chiếu, phòng vật lí được lắp đặt thiết bị điện dùng chung ta có thể dạy môn công nghệ, môn hóa học… Cũng như vậy ở phòng bộ môn hóa - sinh có thể dạy môn công nghệ , phòng ngoại ngữ có thể dạy môn Ngữ văn một số bài về hình ảnh và âm thanh… - Lập sổ đăng kí sử dụng phòng bộ môn, Giáo viên bộ môn sẽ đang kí cho tuần dạy tới vào thứ 6 tuần trước theo thời khóa biểu nhà trường, sau đó cán bộ phụ trách thiết bị sẽ lên lịch bố trí phòng dạy bộ môn phù hợp cho từng giáo viên đăng kí vào đầu tuần, xếp lịch như vậy các phòng bộ môn sẽ đạt hiệu quả về tần suất sử dụng cao nhất. Biểu mẫu đăng kí sử dụng phòng bộ môn minh họa: TT Môn Ngày dạy Tiết dạy Tên bài Kí tên 5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT trong ngày 1 Vật lí 12/4/2014 1 Giao thoa 2 Công 12/4/2014 3 Ghép cành 12/4/2014 3 Đỗ phủ nghệ 3 Văn Biểu mẫu lịch sử dụng phòng bộ môn minh họa: TT Môn Ngày dạy Tiết dạy Tên bài trong ngày Phòng bộ môn 1 Vật lí 12/4/2014 1 Giao thoa Vật lí 2 Công 12/4/2014 3 Ghép cành Hóa học 12/4/2014 3 Đỗ phủ nghệ 3 Văn Vật lí 2.3.3. Quản lí, bảo quản phòng học bộ môn: - Có đầy đủ hồ sơ sổ sách quản lí thiết bị theo quy định của Bộ giáo dục, cập nhật thường xuyên. - Lập nội quy sử dụng phòng bộ môn đầu năm học, làm khẩu hiệu tuyên truyền giữ gìn cơ sở vật chất phòng bộ môn. Dán tại phòng và tuyên truyền phổ bến cho Gv bộ môn từ đó GV bộ môn sẽ triển khai cho các em học sinh vào đầu năm học. - Phân công lần lượt các lớp vệ sinh hàng ngày theo tuần, kết hợp với Đoàn thanh niên. - Sau khi dạy hết tiết GV bộ môn kí sổ xác nhận tình trạng phòng bộ môn, từ đó cán bộ quản lí thiết bị nắm bắt được ngay tình trạng phòng bộ môn và có biện pháp sửa chữa kịp thời để phục vụ các tiết dạy sau. 6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT Biểu mẫu nhật kí sử dụng phòng bộ môn minh họa: TT Môn Ngày dạy Tiết dạy Tên bài trong ngày Phòng Tình bộ môn trạng Kí tên 1 Vật lí 12/4/2014 1 Giao thoa Vật lí Tốt Quế 2 Công 12/4/2014 3 Ghép cành Hóa học Hỏng Huy nghệ 01 vòi nước 2.3.4. Giáo dục kĩ năng sử dụng, ý thức bảo quản bảo vệ tài sản nhà trường. - Thông qua GV bộ môn hướng dẫn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản sử dụng về thiết bị điện, nước có trong phòng bộ môn, hướng dẫn Gv bộ môn sử dụng thành thạo máy tính, máy chiếu có trong phòng bộ môn. - Kết hợp cùng với Đoàn thanh niên, các buổi ngoại khóa kĩ năng sống giáo dục các em học sinh ý thức bảo vệ tài sản nhà trường. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đó, các PHBM của nhà trường luôn được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng, kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng lên. Dạy học trong PHBM sẽ tạo ra không khí sinh động và khoa học cho mỗi tiết học. Ví dụ PHBM Hoá học với những thiết bị thí nghiệm về hoá vô cơ, hữu cơ, giúp cho các em biết và giải thích được những hiện tượng thực tế; PHBM Sinh với những thiết bị dạy học mô hình sinh động, học sinh có thể tháo lắp mô hình từ thực vật cho đến con người, …sẽ tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của các em kỹ càng hơn”. Không ở môi trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở PHBM, tránh được tình trạng dạy - học 7 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT chay. Ở đây các em không chỉ được quan sát, nhận xét, tranh luận…mà còn được thực hành luôn. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: Thụ động, ỉ lại, tiếp thu một chiều. Không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà ngay cả giáo viên cũng được “hưởng lợi” từ PHBM, trình độ chuyên môn được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, không ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên còn có thể dùng công nghệ thông tin để mô phỏng lại…qua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn và nâng cao tay nghề. Qua đó, giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng của mình. Chính vì vậy mà ngoài các loại đồ dùng hiện có, giáo viên đã làm được nhiều đồ dùng có giá trị thiết thực: Mô hình tế bào thực vật, các bộ sưu tập về đời sống động vật , thực vật…. . Các giáo viên đã huy động học sinh sưu tầm được nhiều loại tranh ảnh, hiện vật, học sinh tham gia làm các mô hình, đắp vẽ mẫu vật để phục vụ cho bài giảng. Kỹ năng thực hành của các giáo viên tương đối tốt cho nên các tiết dạy ở PHBM đã mang lại niềm say sưa, hứng thú cho học sinh, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả hơn.. Với những biện pháp, giải pháp như trên công tác quản lí thiết bị đạt nhiều thuận lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Về giải pháp với công tác quản lí sử dụng phòng học bộ môn đạt hiệu quả cao hơn năm trước rõ rệt. Khi áp dụng đề tài này tại trường THPT số 4 Văn Bàn năm học 2013-2014, tôi đã thu được kết quả như sau: 2.4.1. Kết quả chung - Tần suất sử dụng các phòng học bộ môn tăng cao, số lượt sử dụng trên mỗi phòng đảm bảo nhu cầu dạy học. - Các phòng học bộ môn được bảo quản ở tình trạng rất tốt. 8 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT - Học sinh có thêm nhiều kĩ năng sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, Cán bộ giáo viên và học sinh có ý thức tốt hơn về bảo vệ giữ gìn tài sản nhà trường.. 2.4.2. Thống kê số lượt sử dụng phòng học bộ môn: Phòng bộ môn Số lượt sử dụng Tình trạng bảo 2012-2013 2013-2014 quản Vật lí 178 314 Tốt Anh Văn 206 327 Tốt 3.Kết luận: Xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục là một vấn đề rất khó khăn cần nhiều thời gian và sự đầu tư về cơ sở vật chất. Với đặc thù trường THPT số 4 Văn Bàn điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, nguồn tài chính và xã hội hóa cho công tác đầu tư phát triển mô hình phòng học bộ môn là chưa nhiều. Từ thực tế đó nhà trường đã từng bước tự xây dựng mô hình phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn của nhà trường, kết hợp đầu tư trang bị thiết bị dạy học, phát động các phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng phòng học bộ môn, bên cạnh đo kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng và giáo dục ý thức bảo quản phòng học bộ môn cho cán bộ giáo viên và học sinh. Đề tài này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô giáo, những người cùng chuyên môn và các đồng nghiệp để Đề tài được hoàn thiện hơn và tiếp tục được thực hiện trong năm học tới. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO: 9 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn trong trường THPT 1. Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia. 2. Căn cứ theo công văn số 4672/SGDĐT-GDTrH về việc “Tăng cường xây dựng phòng học bộ môn và hướng dẫn quy trình công nhận PHBM đạt chuẩn” 3. ”Một số vấn đề về phòng học bộ môn” Tác giả: Phạm Văn Nam- Đặng Thị Thu Thủy- Trần Đức Vượng (Đồng chủ biên) – NXB Giáo dục Việt Nam. 4. ”Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và bước đầu triển khai dạy học theo hướng phòng học bộ môn, báo cáo tổng kết đề tài, 2004. Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương 5. “Mấy ý kiến bước đầu về việc xây dựng trường sở theo hệ thống phòng học bộ môn” TC NCGD số 11/75. Tác giả: Nguyễn Gia Cốc. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất