Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 4

.DOCX
20
4
87

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 4 Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 4 Họ và tên: Đỗ Thị Ngọc Trang Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường TH số 1 An Thủy Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019 2 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển và hội nhập của toàn cầu, tiếng Anh dần trở nên phổ biến hơn với mọi người, vai trò của ngôn ngữ này càng được thể hiện rõ. Hiện nay, dạy và học ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Tiếng Anh hiện nay ngoài là công cụ để mọi người học hỏi thêm về tin học, khoa học kĩ thuật nói chung, còn là cách để mọi người giao tiếp, chia sẻ về vốn văn hóa và kiến thức xã hội. Xác định được tầm quan trọng của nội dung này, những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn học và hoạt động giáo dục, Phòng Giáo dục huyện Lệ Thủy luôn quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho học sinh ở tất cả các cấp học, nhất là học sinh bậc Tiểu học. Nhận thức được vai trò quan trọng này, môn Tiếng Anh dần trở thành một môn học quan trọng trong trường tiểu học. Trường Tiểu học nơi tôi công tác cũng không nằm ngoài xu hướng này bằng việc đầu tư cho việc dạy – học Tiếng Anh qua việc tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tạo điều kiện được sử dụng trang thiết bị hiện đại (máy chiếu, smart TV, cassette) cho việc dạy – học. Nhờ vậy, việc dạy – học Tiếng Anh có sự khởi sắc nhất định. Nhiều năm qua, chất lượng dạy học bộ môn này luôn ổn định và đạt chất lượng chuẩn vùng quy định. Hằng năm trường đều có học sinh tham gia các hội thi và đạt giải cao cấp huyện, cấp tỉnh. Dạy và học tiếng anh bậc Tiểu học được xem là nền tảng quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những kĩ năng giao tiếp cơ bản, giúp các em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết, áp dụng khi lên các bậc học cao hơn. Không giống như các môn học khác, tiếng Anh là một môn học đặc thù và khó đối với học sinh. Học sinh cần phải thành thạo cả bốn kĩ năng nghe - nói - đọc - viết, trong đó “nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường, tôi thấy học sinh khó khăn kĩ năng nghe và nói. Các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, sợ các bạn cười khi mình nói sai. Mặt khác, mức độ nhận thức và tiếp thu đối với môn học Tiếng Anh ở từng em khác nhau. Nhiều em với trình độ khá hơn thường tự tin, trả lời nhanh các câu 3 hỏi hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra sớm dẫn đến các học sinh yếu hơn chây ỳ, ỷ lại, không hợp tác tham gia hoặc thiếu tự tin. Mặt khác, nhiều em khá hơn thường có tâm lý tìm bạn học khá giống mình khi cùng thực hiện một nhiệm vụ. Là một giáo viên giảng dạy tiếng Anh, nhận thức được vai trò quan trọng của kĩ năng nói tiếng Anh, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh nói tốt tiếng Anh nên tôi mạnh dạn vận dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4” nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường tiểu học hiện nay. 1.2. Điểm mới của sáng kiến Ở sáng kiến này, tôi dựa vào kinh nghiệm dạy học trên lớp của bản thân, qua thực tiễn vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và qua tham khảo một số ý kiến của đồng nghiệp, từ đó tôi đi sâu tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 phù hợp với tình hình lớp học, đặc điểm của học sinh.Từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của môn học nói chung và kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng ở trường tôi công tác. 1.3. Phạm vi nghiên cứu sáng kiến Sáng kiếến này được vận dụng thực hiện trến đốếi tượng là học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học mà tối cống tác có độ tuổi từ 9 đếến 10 tu ổi. 4 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH VÀ NGUYÊN NHÂN. 2.1.1. Thực trạng kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh ở trường tôi công tác Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, phần lớn các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm nông nên không có thời gian kèm cặp ở nhà. Để tìm hiểu thực trạng kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh, ngay từ hai tuần đầu năm học này, tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá kĩ năng nói đối với 66 em học sinh khối lớp 4 và thu được một số kết quả như sau: Bảng 1. Hứng thú của học sinh đối với môn tiếng Anh Hứng thú của học sinh đối với môn tiếng Anh Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Số lượng học sinh 7 20 16 23 Tỷ lệ ( %) 10,6 30,3 24,2 34,8 Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy: Số học sinh có hứng thú đối với môn học này là 27 em, chiếm 40,9%; số học sinh không có hứng thú là 23 em, chiếm 34,8%; còn lại là bình thường. Điều này cho thấy, có thể là do phương pháp/biện pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự tạo được hứng thú, niềm tin cho các em hoặc có thể là do môn học này khó tiếp thu nên học sinh không có hứng thú để học. Bảng 2. Ngữ điệu, cách phát âm bằng tiếng Anh của học sinh Ngữ điệu, cách phát âm Luôn đúng Thỉnh thoảng sai Thường xuyên sai Số lượng học sinh 21 22 23 Tỷ lệ ( %) 31,8 33,3 34,8 Bảng thống kê trên cho thấy vẫn còn nhiều học sinh phát âm chưa chính xác, trong đó chỉ có 21 em (chiếm 31,8%) phát âm luôn đúng, có 23 em (chiếm 34,8%) phát âm thường xuyên sai và 22 em (chiếm 33,3%) phát âm thỉnh thoảng sai. Điều này cho thấy, khả năng phát âm của học sinh là một vấn đề cần phải khắc phục sớm ngay từ đầu. Phát âm sai dẫn đến người nghe không hiểu hoặc hiểu sai nội dung mà người nói muốn truyền đạt. 5 Bảng 3. Cách dùng từ, đặt câu, khả năng trình bày/diễn đạt của học sinh Cách dùng từ, đặt câu, khả năng trình bày /diễn đạt của học sinh Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém Số lượng học sinh 9 17 23 11 6 Tỷ lệ ( %) 13,6 25,8 34,8 16,7 9,1 Bảng thống kê trên cho thấy cách dùng từ, đặt câu, khả năng trình bày /diễn đạt của học sinh chưa tốt. Vẫn còn một bộ phận học sinh không biết cách dùng từ, đặt câu hoặc nói còn lủng củng, ấp a ấp úng, nói nhỏ, thiếu tự tin khi đứng trước giáo viên, trước lớp. Điều này cho thấy trong quá trình học tập ở trường, những em này rất ít được nói, ít được thể hiện khả năng của mình trước tập thể lớp. Cách dùng từ, đặt câu, khả năng trình bày /diễn đạt của học sinh là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng nói của học sinh cũng như kĩ năng nói của môn học này. Bảng 4. Chất lượng kĩ năng nói của học sinh Khảo sát chất lượng kĩ năng nói đầu năm của 66 học sinh khối lớp 4, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tổng số 66 Hoàn thành tốt SL % 15 22,7 Hoàn thành SL % 34 51,5 Chưa hoàn thành SL % 17 25,8 Kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy, chất lượng kĩ năng nói của học sinh đầu năm còn hạn chế, số học sinh hoàn thành tốt chỉ chiếm 22,7%, trong khi đó số học sinh chưa hoàn thành chiếm 25,8%, còn lại hoàn thành 51,5%. Điều này cho thấy, việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nói chung và kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Từ việc tìm hiểu thực trạng kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 4 và thực tế giảng dạy tại trường tôi trong những năm qua, tôi rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy học môn tiếng Anh như sau: Thuận lợi: - Trong những năm học qua, Phòng giáo dục Lệ Thủy đặc biệt quan tâm đến dạy học môn Tiếng Anh bằng việc tổ chức tập huấn cho giáo viên giảng dạy 6 Tiếng Anh các chuyên đề cấp cụm, huyện với những nội dung thiết thực, sát với tình hình dạy học tiếng Anh hiện nay. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành tốt công việc của mình. - Bản thân tôi và các giáo viên giảng dạy Tiếng Anh nhiệt tình, có tay nghề vững vàng, tích cực, chủ động và luôn có ý thức học hỏi. - Nhiều phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập của học sinh. - Nhiều học sinh rất yêu thích và có năng khiếu về môn học này, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học. - Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin. Khó khăn: - Tiếng Anh là một môn học đặc thù và rất khó đối với học sinh Tiểu học. Hơn nữa các em đều ở vùng nông thôn nên không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, ít nghe băng đĩa Tiếng Anh nên có xu hướng phát âm không chuẩn xác. - Phần lớn các em học sinh tập trung nhiều vào môn Toán, Tiếng Việt nhưng chưa chú tâm và đầu tư cho môn Tiếng Anh, chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc – nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. - Học sinh phát âm tiếng địa phương nên khi đọc Tiếng Anh không chuẩn, phát âm Tiếng Anh bị Việt hóa, một số em nói ngọng nên khó khăn khi phát âm Tiếng Anh. - Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên các em ngại trong giao tiếp, sợ mắc lỗi, hay xấu hổ với bạn bè và thầy cô. - Phương tiện, công cụ phục vụ cho việc học tập Tiếng Anh đối với học sinh còn hạn chế. 2.1.2 Nguyên nhân thực trạng 2.1.2.1. Về phía giáo viên - Khi soạn bài, giáo viên chưa chú ý thiết kế phiếu cho hoạt động phỏng vấn nhằm tăng cường tính tích cực, sáng tạo của học sinh 7 - Trong khi thiết kế kế hoạch dạy học, GV chưa nghiên cứu kĩ bài học nên chưa kịp thời bổ sung, thay thế các hoạt động chưa phù hợp đối tượng, qua đó để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh - Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa có các biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh hiểu và nắm vững yêu cầu, chủ đề nói; chưa tạo hứng thú, niềm tin cho học sinh trước khi nói - Chưa thường xuyên quan tâm sửa lỗi phát âm, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho học sinh trong quá trình nói. - Giáo viên chưa thường xuyên tạo môi trường để tăng cường khả năng nói tiếng Anh cho học sinh, chưa tăng cường kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh về kĩ năng nói tiếng Anh - Giáo viên chưa thật sự kiểm soát tốt hoạt động nói của tất cả các học sinh, dẫn đến một số em còn dùng Tiếng Việt trong giao tiếp hoặc không tham gia vào các hoạt động nói. 2.1.2.2. Về phía học sinh - Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong thời đại hiện nay, nhất là kĩ năng nói. Chính vì thế, các em còn thờ ơ, chây lười, không hứng thú tham gia vào các hoạt động, thiếu tự tin. Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên các em ngại giao tiếp, sợ mắc lỗi, hay xấu hổ với bạn bè và thầy cô. - Nhiều học sinh chưa hiểu yêu cầu/chủ đề nói nên nói không đúng trọng tâm, không đúng yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Trong quá trình học tập, khả năng nói của nhiều học sinh chưa tốt, vốn từ của các em còn hạn chế, nói còn nhỏ, e dè, trình bày/diễn đạt còn lủng củng, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo. 2.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 4 Từ thực trạng nêu trên và qua nghiên cứu các bài dạy trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4, chúng tôi đã mạnh dạn vậng dụng các biện pháp dưới đây nhằm nâng cao chất lượng kĩ năng nói cho học sinh lớp 4 ở trường tôi công tác như sau: 2.2.1. Biện pháp 1: Tạo sự hứng thú, niềm phấn khởi, sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh khi tham gia vào hoạt động nói Việc tạo sự hứng thú, niềm phấn khởi, sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh khi tham gia vào hoạt động nói có vai trò rất quan trọng. 8 Để làm được điều này, đầu tiên phải chú ý thái độ lên lớp của giáo viên. Tôi nhận thấy phần lớn giáo viên khi đứng lớp thường có thái độ nghiêm khắc trong giảng dạy để học sinh tập trung hơn nhưng theo tôi, không nên tạo sự căng thẳng trong giờ học ngoại ngữ. Bởi vì, những tiết học Toán, Tiếng Việt,... học sinh đã tập trung nhiều cho nên đến tiết Tiếng Anh, giáo viên cần tạo không khí lớp học, sinh động, vui vẻ. Đây là cách cuốn hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em thấy rằng, Tiếng Anh không khó học và khô khan như mình nghĩ. Vì vậy, trong khi lên lớp bản thân tôi luôn vui vẻ, hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái độ ấy sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn nói Tiếng Anh trong lớp học mà không sợ tôi trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai. Khi bước vào lớp, tôi luôn nở nụ cười với cả lớp tạo sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới. Bản thân tôi cũng rèn luyện cho mình tính “khôi hài” và sử dụng nó trong tiết dạy để cuốn hút học sinh. Người thầy được ví như một nghệ sĩ, nếu diễn tốt sẽ được khán giả mến mộ và đón nhận một cách nồng nhiệt. Sau đó, thay vì miễn cưỡng hay ép buộc các học sinh lên trình bày hay trả lời các câu hỏi thì tôi đã tiến hành tổ chức các trò chơi vui nhộn, nếu học trò nào thua cuộc trong các trò chơi đó thì sẽ tự giác thực hiện hoạt động nói đó. Ví dụ 1: Ở Unit 5: Can you swim?- Lesson 2 (Activity 3- Let’s talk) Tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Listing”. Các em học sinh phải nhớ lại những từ vựng về các hoạt động mà các em đã học. Theo lần lượt, các em phải nói ra những hoạt động đó, em sau không được lặp lại từ mà em trước đã nói. Nếu em nào nói lặp hoặc không nói ra từ chỉ hoạt động nào thì thua cuộc và người thua cuộc phải nói về khả năng mình có thể làm gì và không làm gì, sử dụng mẫu câu: I can..................., but I can’t................ Ví dụ 2: Ở Unit 7: What do you like doing? – Lesson 2 (Activity 3- Let’s talk) Tôi đã cho học sinh chơi trò chơi “Passing the ball”. Học sinh nghe nhạc và chuyền bóng, khi nhạc dừng, em nào giữ quả bóng màu vàng sẽ là người đặt câu hỏi ( What do you like doing? hoặc What’s your hobby?) em nào giữ quả bóng màu xanh sẽ trả lời câu hỏi. Nếu học sinh yếu nắm giữ quả bóng không thể trả lời được hoặc “ấp a ấp úng”, thì tôi sẽ động viên và khuyến khích. 9 Qua việc tổ chức các trò chơi, tôi nhận thấy các em thật sự hứng thú và tiếp thu bài học nhanh hơn. 2.2.2 Biện pháp 2: Thường xuyên quan tâm đến phát âm và ngữ điệu của học sinh khi giao tiếp Tiếng Anh Hiện nay, có quan điểm cho rằng, học sinh tiểu học không cần phát âm chuẩn như người bản xứ, các em chỉ cần nói đạt yêu cầu là ổn. Nhưng tôi không đồng tình với quan điểm này. Đối với tôi, phải tập các em nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học ngoại ngữ. Bởi vì, người xưa thường nói “ tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân từ nhiều năm nay dạy học sinh tiểu học nên tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng tâm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng, các em sẽ không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Mặt khác, sẽ làm các em lúng túng, e dè và không tự tin trong giao tiếp. Vì vậy khi lên lớp tôi luôn quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từ vựng. Tôi đã sử dụng tối đa băng đĩa ở các hoạt động cần thiết trong các tiết dạy của mình. Tôi hướng dẫ học sinh tập trung khi nghe và khuyến khích các em bắt chước giọng đọc trong đĩa càng giống càng tốt. Sau khi nghe và lặp lại, tôi yêu cầu học sinh đọc đồng thanh, sau đó học sinh tiếp tục luyện theo cặp rồi cá nhân. Tuyên dương những học sinh đọc tốt và chỉnh sửa ngay nếu học sinh đọc sai và không chuẩn. Bên cạnh đó, tôi cũng đã cố gắng kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. Tôi chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối. Ví dụ 3: Khi nói từ coat /ˈkoʊt/, boat /ˈboʊt/, cat /cæt/.... thì tôi cho học sinh đọc bật âm cuối /t/ lên, và đọc đồng thanh cả lớp khoảng 2 – 3 lần, sau đó gọi từng nhóm và cá nhân. Tập cho học sinh có thói quen đọc nối bằng cách nếu thấy từ phía trước kết thúc bằng một phụ âm và từ sau nó được bắt đầu bằng một nguyên âm thì các em nối phụ âm cuối đó với nguyên âm đầu của từ tiếp theo. Ví dụ 4: Khi nói stand-up /ˈstænd^p/ thì học sinh nối phụ âm cuối /d/ với nguyên âm đầu tiên của từ tiếp theo là âm /u/. Khi nói look-at /lukæt/ thì học sinh nối phụ âm cuối /k/ với nguyên âm đầu tiên của từ tiếp theo là âm /a/. 10 Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều Khi phát âm các từ có chữ /s/ nằm sau các phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /e/ thì tôi hướng dẫn học sinh đọc thành âm /s/. Ví dụ 5: Khi phát âm từ books thì học sinh đọc là /buks/. Khi phát âm các từ có chữ /s/ nằm sau các nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/ thì tôi hướng dẫn học sinh đọc thành âm /z/. Ví dụ 6: Khi phát âm từ apples thì học sinh đọc là /ˈapəlz/. Khi phát âm từ tables thì học sinh đọc là /ˈteiblz/. Khi phát âm các từ có chữ /s/ nằm sau những phụ âm, cụ thể các phụ âm như:/z/, /s/, /ss/, /ch/, /sh/, /x/, /ge/, /o/, /ce/… thì tôi hướng dẫn học sinh đọc thành âm /iz/. Ví dụ 7: Khi phát âm từ oranges thì học sinh đọc là /ɒrindʒiz/. Khi phát âm từ nurses thì học sinh đọc là /nə:siz/. Ngoài ra, trong Tiếng Anh có một số âm rất khó phát âm, ngay cả với học sinh nhỏ bản ngữ. Âm /r/ là âm khó, khi gặp âm này tôi nhắc học sinh cần chú ý đến khẩu hình miệng. Âm /ð/ chỉ cho học sinh đặt lưỡi giữa hai hàm răng. Chú ý cắn nhẹ đầu lưỡi khi đọc âm này. Ví dụ 8: Khi phát âm các từ this, they, these thì tôi nhắc học sinh đặt lưỡi giữa hai hàm răng. Cho học sinh đọc lại theo cá nhân và luyện theo nhóm. Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm quan trọng. Việc sửa lỗi sẽ giúp em đó nhận ra để phát âm đúng, song cũng giúpcho nhóm học sinh, cho lớp một lần nữa được nói, được luyện thêm kỹ năng cho bản thân mình. Có thể giáo viên sửa sai cho học sinh, học sinh sửa sai cho học sinh, nhóm này sửa sai cho nhóm khác… Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai. Ví dụ 9: Khi học sinh nói “I go to school from Monday to Friday.” Phần lớn học sinh hay phát âm school /sku:l/ thành /sku:n/, thì tôi đã kịp thời sửa lỗi cho các em để tránh lặp đi lặp lại lỗi phát âm sai. Hay trong câu “I go to the supermarket to buy clothes.”, đa số học sinh đọc nhầm từ clothes /kləʊðz/ thành /kləʊðiz/. Do đó khi nghe học sinh phát âm sai từ, tôi để cho học sinh nói xong câu thì sửa lại cho các em. Việc sửa kịp thời cho một em hoặc một nhóm học sinh cũng lan tỏa đến các đối tượng khác trong lớp, tôi thường khuyến khích những 11 học sinh phát âm tốt sửa cho bạn. Đối với trường hợp khi học sinh đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để thể hiện một nội dung nào đó, tôi không bao giờ ngắt lời học sinh để sửa lỗi. Vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em. Mỗi giáo viên chúng ta cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. Bên cạnh việc rèn phát âm, tôi thường xuyên chú ý rèn cho học sinh cách sử dụng ngữ điệu. Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau: Dùng trong câu chào hỏi: Good morning! ↓ Dùng trong câu đề nghị: Sit down ! ↓ Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how): Who are they? ↓; What can you do? ↓ Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh:Open your book ↓;Close your book ↓ Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau: Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “Yes/ No”: Is today your birthday?↑; Can you swim?↑; Do you like playing football? ↑… Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: You are Mai? ↑ Trong quá trình luyện tập tôi cho học sinh nói đi nói lại nhiều lần, cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và tiếp tục giúp đỡ những học sinh khó khăn. 2.2.3. Biện pháp 3: Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh Với các em điều kiện sống ở nông thôn, môi trường Tiếng Anh chưa được nhiều, vốn từ vựng cũng còn hạn chế. Dù vậy, tôi vẫn tăng cường nói Tiếng Anhtrên lớp, thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản như: Stand up, please; Sit down, please; Open your book, please; Close your book, please; Look at your book/ the picture on page...; Listen and repeat; Come on; Go to the 12 board...Nhìn chung, lúc đầu nhiều học sinh còn bỡ ngỡ, chưa hiểu nhưng dần dần qua các tiết các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của tôi. Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì tôi thường xuyên sử dụng trong lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt. Không chỉ qua các mẫu câu mệnh lệnh đơn giản, mà học sinh tập cách phản xạ thông qua các tình huống trong thực tế. Ví dụ 10: Khi gặp thầy cô giáo, hay bạn bè, các em có thể chào nhau bằng những câu Tiếng Anh như Hello, Good morning, Good afternoon…Hay trò chuyện bằng những câu hỏi về bản thân What’s your name?, How are you?, What’s the weatherlike today?, What day is it today?, What is the date today?....Những câu hỏi về đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, ghế, thước, vở... ) như các mẫu câu: What’s this?, What are these? ...; Các câu hỏi về màu sắc và vị trí: What colour is it? Where is this? Where are they?... Tôi tập cho học sinh không nên hiểu ngầm Tiếng Việt rồi mới dịch sang Tiếng Anh. Cụ thể là thông qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt hình, các trò chơi, quảng cáo, các đồ dùng hay gặp... làm cho các em có hứng thú với các dòng chữ, âm thanh khác với tiếng Việt; chơi trò chơi và tập hát theo phim, theo đĩa, theo các bài hát Tiếng Anh. Có như vậy khả năng ngôn ngữ của các em mới phát triển được. Chúng ta đang tạo một môi trường xung quanh kích thích các em thấy rằng học Tiếng Anh là rất cần thiết. Trong giờ học tôi đã sử dụng hình vẽ, cử chỉ,… các hành động khác phi lời nói để diễn đạt 1 từ. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. Ví dụ 11: Khi đưa từ “swim’’ tôi có thể làm động tác đưa hai cánh tay ra bơi hay cụm từ “play the guitar” thì tôi làm động tác đánh bóng bàn. Như vậy các em sẽ khắc sâu lâu hơn. Để học sinh nhớ nhanh và hiểu Tiếng Anh thì nhất thiết các em phải sử dụng nó. Cái cách chép đi chép lại một câu, một từ mới không còn hữu dụng nữa. Mà khi các em học được một từ mới, một mẫu câu mới thì phải sử dụng nó ngay trong tình huống thực tiễn hàng ngày. Do vậy, phương pháp luyện tập theo mẫu là rất quan trọng. Các em nên sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. Đừng làm cho học sinh sợ hay ngại nói Tiếng Anh vì lo mình nói bị sai. Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết Tiếng Anh. Chính sự mạnh dạn là điều học tốt Tiếng Anh. Dạy các em biết cách hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại 13 nếu chưa hiểu rõ nghĩa. Ví dụ 12: Can you say it again? Can you repeat your question? Mặt khác, giờ học Tiếng Anh luôn phải sôi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng, không gò bó về điểm số đánh giá kết quả học tập. Tôi luôn dành những lời khen, lời động viên, khuyến khích cho học sinh của mình. Dạy Tiếng Anh qua tình huống giao tiếp là hay nhất. Dạy các em cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp. Can you guess the content of the dialogue? How do you answer it? Ví dụ 13: ở phần 1 trong mỗi bài: Look, listen and repeat Học sinh quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi: Who are they?; Where are they?; What are they talking about? Từ những câu hỏi gợi ý đó, tôi tiếp tục đặt câu hỏi Can you guess the content of the dialogue? để xem học sinh có nắm được nội dung tình huống giao tiếp đó không. Sau đó hướng dẫn học sinh dựa vào tình huống đó và xây dựng một đoạn hội thoại dựa vào ngôn ngữ của mình. 2.2.4. Biện pháp 4: Trong khi thiết kế kế hoạch dạy học, GV cần điều chỉnh các hoạt động để phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động của các em Trong quá trình thiết kế hoạt động dạy học, tôi nhận thấy có không ít hoạt động nói gây ra sự nhàm chán và không phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh, từ đó không mang lại hiệu quả hoạt động cao. Vì thế, việc điều chỉnh tài liệu trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Ví dụ 14: Unit 3: What day is it today? (Lesson 2 – Activity 3) Thay vì hoạt động work in pairs và trả lời các câu hỏi: What day is it today và What do you do on..........?, tôi đã điều chỉnh hoạt động này trở thành một hoạt động phỏng vấn cho học sinh. Tôi đã thiết kế mẫu phiếu phỏng vấn như sau No . Name s 1 2 3 14 4 Tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi “What do you do on Tuesday?” trên mặt sau phiếu nhỏ của mình bằng cách ghép “I” và hoạt động. Sau đó, cho học sinh luyện tập mẫu câu hỏi với phạm vi cả lớp. Tôi làm mẫu với một học sinh và kiểm tra xem học sinh có nhớ yêu cầu: chỉ sử dụng tiếng Anh, hỏi 4 người rồi đánh dấu tick mỗi người chọn lựa, câu hỏi, câu trả lời, không quá ồn. Tôi cho học sinh đi vòng quanh phỏng vấn nhưng phải quản lý lớp thật tốt để tránh gây ồn ào, mất trật tự. Sau 3 phút, kết thúc hoạt động, tôi yêu cầu 2 học sinh hoàn thành sớm lên bảng báo cáo lại kết quả (theo gợi ý “My name is ... I have four friends. They are A, B, C and D. On Tuesday, A ... B... C ... and D ...” (thay thế A, B, C, D bằng tên người được phỏng vấn)), tiếp đó, kiểm tra thêm thông tin của một số học sinh hoàn thành chậm nhất. Ở Unit 8: What subjects do you have today? (Leson 3- Activity 6)Hoạt động yêu cầu: Ask a friend in another school about his/her timetable. Then tell the class about it. Tôi nhận thấy hoạt động này không phù hợp với học sinh của tôi vì các em hầu hết chơi với bạn cùng trường, ít có cơ hội để tiếp xúc với các bạn ở địa bàn trường khác. Vì thế, tôi đã thay thế hoạt động bằng hoạt động phù hợp với khả năng của các em hơn. Ví dụ 15: Tôi đưa ra hoạt động yêu cầu: Design your favourite timetable. Then tell the class about it. Tôi yêu cầu học sinh thiết kế thời khóa biểu yêu thích của mình và trang trí. Sau đó cho các em chia sẻ với các bạn trong nhóm về thời khóa biểu của mình (This is my favourite timetable. I have……..on Mondays, I have….. on Tuesday……). Lúc này, tôi quản lý lớp và đưa ra gợi ý giúp đỡ cho các em còn lúng túng (nếu cần thiết). Tôi gọi 3 em lên bảng trình bày về thời khóa biểu yêu thích của mình rồi yêu cầu các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của tôi. 2.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa Tiếng Anh cho các em trải nghiệm Học sinh học những kiến thức trong sách giáo giáo khoa sẽ làm cho các em thấy nhàm chán và áp lực, đặc biệt là rất thụ động trong quá trình thực hành. Giảng dạy trong sách giáo khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự của nội dung chương trình và thep phân phối chương trình. Việc dạy và học giữa giáo 15 viên và học sinh cứ lặp đi lặp lại suốt cả năm học, thời gian trên lớp hạn chế, vì thế giáo viên chỉ có thể yêu cầu học sinh thực hành như yêu cầu của sách giáo khoa. Điều này không thể giúp cho các em phát triển kĩ năng giao tiếp một cách tự nhiên được. Vì vậy, để học sinh có thể phát triển được kĩ năng giao tiếp, tôi đã tạo cho các em môi trường để thực hành Tiếng Anh bằng cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh vừa có điều kiện thực hành giao tiếp lại được vui chơi, giải trí , giúp các em phát triển toàn diện. Nhận thấy hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú, niềm đam mê học tiếng anh cho các em học sinh cũng như tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kĩ năng giao tiếp cho các em. Chính vì thế, cứ hai tháng một lần, tôi cùng các đồng nghiệp của mình đã lên kế hoạch cụ thể (về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung, trò chơi) tổ chức buổi ngoại khóa tiếng anh với các chủ điểm phù hợp. Trong các buổi ngoại khóa, các em học sinh đã tự tin thể hiện một số bài hát tiếng Anh, vận dụng tất cả các kiến thức, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tham gia mô ̣t cách mạnh dạn, sôi nổi các trò chơi như: I can hear your voice, ring the golden bell, Around you! với nhiều dạng câu hỏi về các chủ đề khác nhau như: nghề nghiệp, gia đình, nhà trường, thầy cô, các đồ dùng, dụng cụ học tập trong nhà trường… Bên cạnh đó, buổi ngoại khóa đã tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện những năng khiếu về Tiếng Anh của mình như hát, nhảy, đóng kịch và thuyết trình. Đây là cơ hội giúp các tất cả các em chủ động thể hiện khả năng của mình, tạo cho các em có động lực hơn trong học bộ môn Tiếng Anh. 2.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đánh giá thường xuyên và coi trọng sự tiến bộ của học sinh về kĩ năng nói tiếng Anh Tôi nhận thấy rằng, đánh giá thường xuyên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học, giáo dục của mỗi giáo viên. Nó cung cấp những thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu về học tập, năng lực và phẩm chất. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh có thể giúp học sinh phát hiện sự thay đổi của chính mình so với trước đó một cách thoải mái qau việc khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tư vấn của giáo viên, bạn bè và nỗ lực của bản thân để đạt mục tiêu. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, trong mỗi tiết dạy của mình, tôi luôn chú trọng đến phần đánh giá sự tiến bộ về học sinh của mình. Tôi đã vận dụng nhiều hình thức, phương pháp đánh giá khác nhau. Và mỗi phương pháp, tôi sử 16 dụng những kĩ thuật phù hợp. Đó có thể là sự đánh giá của giáo viên dành cho học sinh, và cũng có thể học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Ví dụ 16: ở hoạt động “Point and say”, tôi đã đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp (phát âm, vậm dụng mẫu câu, sự tương tác, sự tự tin) và dựa vào đó học sinh có thể dễ dàng tự đánh giá lẫn nhau. Học sinh thực hiện tốt sẽ được tuyên dương trước lớp, và những học sinh còn hạn chế sẽ nhận được những lời động viên, khích lệ từ bạn bè và tôi để lần sau các em cố gắng thực hiện tốt hơn. Và các tiết sau đó, tôi sẽ tạo điều kiện cho các em còn hạn chế được thể hiện mình. Và nhờ những sự động viên, khích lệ và hỗ trợ của bạn bè và thầy cô, mặc dù vẫn còn e dè, ấp úng, nhưng các em đã có sự tiến bộ về cách phát âm và vận dụng mẫu câu. Hay trong hoạt động “Let’s talk”, khi một bạn lên trình bày trước lớp, tôi sẽ phát cho các em phiếu đánh giá ghi rõ các tiêu chí (phát âm, nội dung, sự tương tác, sự tự tin), các em đánh giá bạn bằng việc khoanh tròn số lượng mặt cười phù hợp. Nếu bạn nào nói tốt và nhận được sự đánh giá tốt từ các bạn, tôi sẽ tặng cho các em 1 cái sticker để các em dán vào sau vở. Sau một tháng, tôi sẽ tổng hợp số sticker đó. Nếu bạn nào có tổng số nhiều sticker nhiều nhất sẽ là nhân vật của tháng và nhận được phần quà từ tôi. Còn những học sinh nào có ít sticker hơn, tôi sẽ khuyến khích và động viên các em cố gắng lần sau. 2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Quá trình thực tiễn vận dụng các phương pháp trên khi rèn kĩ năng nói cho học sinh, thì chất lượng bộ môn Tiếng Anh và kỹ năng nói Tiếng Anh của học sinh trong các lớp tôi giảng dạy có nhiều chuyển biến tích cực: Nhiều em tự tin, hào hứng khi nói, khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các em đã mạnh dạn hơn khi trao đổi với nhau bằng Tiếng Anh, không ngần ngại, lo sợ vì nói sai, phát âm sai. Phần lớn các em học sinh đã chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Trong các giờ học, đa số các em đã tích cực, chủ động làm việc theo các hoạt động được giao và phát biểu để tìm hiểu bài học sôi nổi. Ngữ điệu, cách phát âm của các em đã có những tiến bộ nhất định. Chính nhờ đó mà kỹ năng nói của học sinh nói riêng và chất lượng học tập môn Tiếng Anh được nâng lên đáng kể. Cụ thể: Bảng 5. Chất lượng kĩ năng nói cuối học kì I năm học 2018 - 2019 Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 17 66 SL 27 % 40,9 SL 31 % 47,0 SL 8 % 12,1 Kết quả ở bảng 5 cho thấy, chất lượng kĩ năng nói của học sinh cuối học kì 1 đã có những chuyển biến đáng kể: số học sinh hoàn thành tốt là 27 em (chiếm 40,9%, tăng 18,2% so với khảo sát đầu năm), trong khi đó số học sinh chưa hoàn thành là 8 em (chiếm 12,1%, giảm 13,7% so với khảo sát đầu năm) còn lại hoàn thành 47,0%. Điều này cho thấy, bước đầu các biện pháp mà tôi vận dụng đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nói chung và kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng là một quá trình lâu dài và kiên trì. Do vậy, người giáo viên không nên nóng vội mà phải cố gắng tìm các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó, nhờ vận dụng các phương pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh một cách linh hoạt và phù hợp với từng bài dạy mà chất lượng tham gia các hội thi của bộ môn Tiếng Anh trong năm học 2018 - 2019 được nâng cao rõ rệt: nhà trường luôn có học sinh đạt giải cao các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Chính những kết quả đó đã cho thấy rằng song song với việc rèn luyện kỹ năng nghe, đọc, viết thì rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh là một yếu tố rất quan trọng để chúng ta đánh giá chất lượng công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. 2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Trong khi thiết kế kế hoạch dạy học, GV cần nghiên cứu kĩ bài học để kịp thời bổ sung, thay thế các hoạt động chưa phù hợp đối tượng, qua đó để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh - Trong quá trình dạy học, giáo viên cần có các biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh hiểu và nắm vững yêu cầu, chủ đề nói; tạo sự hứng thú, niềm phấn khởi, sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh khi tham gia vào hoạt động nói. - Thường xuyên quan tâm sửa lỗi phát âm, ngữ điệu, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho học sinh trong quá trình nói. - Giáo viên cần thường xuyên tạo môi trường để tăng cường khả năng nói tiếng Anh cho học sinh như tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh trải nghiệm, tăng cường kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh về kĩ năng nói tiếng Anh. - Giáo viên cần thật sự kiểm soát tốt hoạt động nói của tất cả các học sinh, hạn chế tối đa việc học sinh dùng Tiếng Việt trong giao tiếp hoặc không tham 18 gia vào các hoạt động nói. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Dạy và học tiếng Anh bậc Tiểu học được xem là nền tảng quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những kĩ năng giao tiếp cơ bản, giúp các em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết, áp dụng khi lên các bậc học cao hơn. Để rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 có hiệu quả tôi đã áp dụng một số biện pháp: Tạo sự hứng thú, niềm phấn khởi, sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh khi tham gia vào hoạt động nói; Thường xuyên quan tâm đến phát âm và ngữ điệu của học sinh khi giao tiếp Tiếng Anh; Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh; Trong khi thiết kế kế hoạch dạy học, GV cần điều chỉnh các hoạt động để phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động của các em; Tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa Tiếng Anh cho các em trải nghiệm; Tăng cường đánh giá thường xuyên và coi trọng sự tiến bộ của học sinh về kĩ năng nói tiếng Anh. Việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 bước đầu đã làm cho chất lượng môn Tiếng Anh của nhà trường ngày càng được nâng lên và duy trì vững chắc, khả năng nói Tiếng Anh của học sinh được tốt hơn. Các em có phản xạ nhanh khi nghe và nói; phát âm các từ, cụm từ và câu chuẩn hơn và hay hơn khi có kết hợp ngữ điệu trong câu. Học sinh có cơ hội luyện tập và sử dụng Tiếng Anh một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh; duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Đặc biệt, học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Những học sinh chậm tiến cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Qua đó làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm tốt, năng động, thiết kế được các hoạt động học của học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng vốn có của các em, giúp học sinh chủ động, tích cực và sáng tạo trong các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực. Những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa ra những biện pháp có tính khả thi cao hơn, phù hợp hơn nhằm góp 19 phần duy trì và nâng cao chất lượng kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh nói riêng và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói chung ở trường tiểu học. 3.2. Những kiến nghị đề xuất 3.2.1. Đối với chuyên môn, tổ chuyên môn Tăng cường tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường về kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh 3.2.2. Đối với nhà trường Lãnh chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với bộ môn tiếng Anh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh được tốt hơn 3.2.3. Đối với Phòng GD&ĐT Lệ Thủy Nên chăng cần tăng cường tổ chức các mô hình chuyên đề sinh hoạt chuyên môn liên trường về kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng mô hình trong các trường tiểu học. Trên đây là một số biện pháp của tôi đã vận dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc luyện tập kĩ năng nói Tiếng Anh trên lớp, là nền tảng cho việc đưa các mẫu câu được học trên lớp ra tình huống thực tế. Trong thời gian có hạn và sự hạn chế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo để bản thân tôi được học hỏi thêm, góp phần hoàn thiện sáng kiến và nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh hiện nay. Tôi xin chân thành cám ơn! 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan