Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu h...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học thị trấn, thông qua hình thức tổ chức trò chơi học tập

.DOC
20
29
76

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU. 1.1 . Lý do chọn đề tài. 1. 2. Mục đích nghiên cứu. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. KẾT LUẬN, KIỄN NGHỊ 3. 1. Kết luận 3. 2. Kiến nghị TRANG 2 2 3 3 3 3 3 4 5 18 19 19 20 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1- Lý do chọn đề tài. Nghị quyết TW II khóa VIII đã xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng, chúng ta cần giáo 1 dục cho học sinh ý thức tự giác. Tự giác trong học tập, trong lao động và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Theo “Chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế bồi dưỡng nhân tài càng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn. Để có thể tiếp cận với sự tiến bộ của những công nghệ thông tin – khoa học kỹ thuật hiện đại trong khu vực và trên thế giới thì trước tiên chúng ta phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, đó là phát triển tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước phải được hình thành và phát triển ngay từ cấp Tiểu học. Trí tuệ được nâng cao ngay từ nhỏ thì đó là một nền tảng vững chắc để các em tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại. Thông tư 30 ra đời sau đó được sửa đổi bằng thông tư 22/2016 đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải đổi mới để "phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học". Trong Chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc góp phần vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức phù hợp với thời đại mới, góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là một môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Cũng như các môn học khác môn toán có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của trẻ Tiểu học. Thông qua môn toán hình thành cho các em những kiến thức cơ bản ban đầu để phát triển trí tuệ, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tìm kiếm khám phá và nắm vững hệ thống tri thức toán học và những kỹ năng cơ bản cần thiết. Vì vậy việc đổi mới về dạy học môn Toán trong trường Tiểu học là việc làm cấp thiết nhằm giúp các em có được một hệ thống kiến thức mới cùng những kỹ năng cơ bản cần thiết để vận dụng vào thực tiễn một cách nhẹ nhàng, đầy hứng thú. Từ đó rèn luyện và bồi dưỡng các thao tác tư duy toán học, phát triển khả năng suy luận, rèn luyện tính mềm dẻo, linh hoạt, phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Một trong những phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là tạo cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của các em trong giờ học toán, đặc biệt là ở lớp 1, 2, 3. Chính vì vậy việc đưa các trò chơi học tập vào bài học là rất cần thiết, giúp cho các em có hứng thú và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc hơn khi học môn toán. Qua các năm trực tiếp giảng dạy lớp Hai, tôi nhận thấy: Muốn dạy tốt chương trình Toán lớp Hai không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Đôi khi phương pháp dạy của giáo viên còn cứng nhắc, không giải thích rõ những từ ngữ có liên quan đến việc yêu cầu của bài toán cho học sinh hiểu. Học sinh ở vùng miền núi phần lớn bố mẹ các em giao phó việc học của con em mình cho thầy cô giáo ở trường, gia đình ít quan tâm đến việc học của các em… Chính vì thực trạng như vậy tôi đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu 2 sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2 thông qua hình thức tổ chức trò chơi học tập” để giúp học sinh có thêm một phương pháp học dễ hiểu, dễ nắm bắt được nội dung kiến thức của bài hơn. 1.2 -Mục đích nghiên cứu. Chúng ta đã biết toán học đóng vai trò như một cửa ngõ đầu tiên khởi nguồn cho sự tiếp thu và lĩnh hội tri thức của nhân loại. Từ việc nghiên cứu thực trạng về cách học toán của học sinh lớp 2. Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một phương pháp dạy học tối ưu giúp các em có hứng thú trong việc học toán. Từ đó hình thành cho các em óc tư duy sáng tạo, linh hoạt hơn trong giải quyết các vấn đề trong học tập, giúp các em có hứng thú khi học môn Toán. 1.3-Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 2 nói chung và lớp 2B mà tôi đang chủ nhiệm và giảng dạy nói riêng với tổng số học sinh là 32 em. 1.4- Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu (lí thuyết) - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp thực hành . - Phương pháp tổng kết. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới cách thức, hình thức dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập đang được người dạy quan tâm. Song lối thoát thực sự có hiệu quả đối với từng môn học quả là vấn đề đang còn nhiều nan giải và nhất là việc tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh. Nếu trẻ không ham muốn học tập thì mọi dự định, tìm tòi và lý luận đều tan thành mây khói và biến thành một xác ướp không hồn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay cần có những con người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra hằng ngày của đất nước. Trong khi đó cách dạy truyền thống có sự mất cân đối giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò có những hạn chế nhất định như: Tiếp thu tri thức thụ động, hạn chế phát triển tư duy, không bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết, là việc làm thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Đối với trẻ, việc thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập là phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học và đặc biệt là phù hợp với phương pháp dạy học mới khi thông tư 30 ra đời và sau đó được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 22/2016. Trò chơi học tập nó có tác dụng: 3 - Giúp học sinh thay đổi hình thức học tập trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, học sinh tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập cho các em. - Kích thích sự tò mò của học sinh Tiểu học, tạo cơ hội để học sinh tự hoàn thiện mình. - Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ... Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, thông minh, lanh lợi, hoạt bát thích giao lưu cho học sinh. - Ngoài ra, thông qua hoạt động trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Qua thực tế giảng dạy trên lớp của những năm học trước và qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tôi nhận thấy: - Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học toán còn đơn điệu, nghèo nàn. Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự được chú trọng, chưa thường xuyên, liên tục mà chỉ mang tính đối phó trong các giờ thao giảng; bởi thế nó không mang tính khả thi. - Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập ít, hiếm và không mang tính cập nhật; thậm chí còn rườm rà tính hiệu quả không cao. - Sự linh hoạt của giáo viên trong việc vận dụng các bài tập chuyển thành các trò chơi còn nhiều hạn chế. - Trong các tiết học những nội dung kiến thức và kỹ năng chỉ được giáo viên củng cố một cách cứng nhắc thông qua nội dung của các bài tập mà chưa biết thay đổi các động hình, tạo hứng thú trong học tập cho các em. - Những tiết thao giảng có tổ chức trò chơi thì cả thầy và trò đều lúng túng, điều đó nói lên là giáo viên còn ít tổ chức trò chơi cho học sinh. Về phía học sinh: Do địa bàn ở đây là vùng nông thôn miền núi nên kinh tế còn nhiều khó khăn, đa số học sinh đến trường gia đình đều phó mặc cho nhà trường. Số học sinh tự giác, tích cực học tập không nhiều. Bản thân các em ít được giao tiếp nên khả năng diễn đạt mạch lạc có nhiều hạn chế so với các bạn cùng độ tuổi ở thành thị. Trò chơi trong giờ học tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích say mê môn học nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên, thích hợp thì thao tác của các em sẽ bỡ ngỡ, lúng túng. Kết quả thống kê khảo sát chất lượng đầu năm. Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 32 em. HS Hoàn thành tốt SL TL 10 em 31,2% HS Hoàn thành SL TL 19 em 59,4% HS chưa Hoàn thành SL TL 3 em 9,4% Từ thực tế dạy và học toán hiện nay, tôi nhận thấy việc thiết kế trò chơi học tập góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng môn toán nói chung và toán 2 nói riêng là rất cần thiết. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng. 4 2.3.1. Một số nguyên tắc khi thiết kế trò chơi học toán: - Mỗi trò chơi phải củng cố được kiến thức kỹ năng cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức trọng tâm của một bài hoặc kiến thức hệ thống, tổng hợp của một chương…). - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian 3-5 phút. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được học sinh, tạo được không khí vui vẻ, thoải mái cho các em. - Trò chơi dễ thực hiện không cầu kỳ với các em. - Trò chơi phù hợp với điều kiện thực tiễn: đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh hoặc các phế liệu dễ kiếm. Trên cơ sở một số nguyên tắc nêu trên và nội dung chương trình môn toán lớp 2, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số trò chơi trong giờ học toán lớp 2 như sau. 2.3.2. Một số trò chơi học toán: * Thiết kế các trò chơi học toán cho học sinh lớp 2. Trò chơi 1: Trò chơi “ Kết bạn”. * Mục tiêu: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ các số tròn chục, tròn trăm hoặc nhân, chia. - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt cho học sinh. * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị thẻ số. Mỗi thẻ đều ghi một phép tính hoặc một kết quả tương ứng với phép tính. * Ví dụ : tiết 2: Luyện tập. Bài 2 (trang 6) sách giáo khoa. Giáo viên chuẩn bị nội dung ghi vào tấm thẻ số như sau: 50 + 4 30 + 40 70 - 30 40 70 - 40 36 70 134 54 - 50 54 30 + 6 30 4 100 - 30 * Cách chơi: Học sinh lên bảng cầm thẻ số đã ghi phép tính hoặc kết quả. Mỗi em tự quan sát tính nhẩm kết quả hoặc tìm phép tính tương ứng với kết quả ghi trên tấm thẻ số của mình và của bạn.Yêu cầu cả đội vừa lặc lò cò vừa hát cùng cả lớp “ lặc lò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò”. Khi giáo viên bất ngờ hô “ tìm bạn! tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm được bạn cầm tấm thẻ số có ghi kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả mình cầm. Những bạn tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì được công nhận đúng, bạn nào tìm sai thì phải tính nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt nếu còn thời gian giáo viên có thể đổi thẻ lẫn lộn để các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi. - Học sinh và giáo viên nhận xét tuyên dương. * Trò chơi này giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi sang Kết bạn bằng ghép số với phép tính trên bảng. GV có thể tổ chức chơi thi giữa các nhóm 5 xem nhóm nào ghép được nhiều phép tính với kết quả đúng nhanh hơn, chính xác hơn thì nhóm đó thắng cuộc. - Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở (tiết 77, bài tập 2 – trang 78 – sgk; tiết 83, bài tập 4, trang 83- sgk; tiết 158, bài tập 3- trang 134- sgk); Bài tập 1, trang 143. Trò chơi 2: Trò chơi “ xếp hàng tứ thự” (hay ai ở đâu ?). * Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. * Thời gian chơi: 5 phút. * Thời điểm: Cuối tiết học. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị thẻ số hoặc học sinh chuẩn bị bảng con. * Cách chơi: * Ví dụ tiết 99, bài tập 4 ( trang 143- sgk). a) Viết các số 106, 108, 103, 105, 107 theo thứ tự từ bé đến lớn. b)Viết các số 100, 106, 107, 105, 110, 103 theo thứ tự từ lớn đến bé. - Giáo viên phổ biến cách chơi: Gọi 10 em lên bảng chia 2 nhóm mỗi em sẽ viết một số vào bảng con, yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số trên bảng con của các bạn trong đội của mình trong vòng 1 phút. Sau đó giáo viên hô các cách khác nhau như: "Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn"; " Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. Các nhóm tự xếp lần lượt theo hàng ngang bắt đầu từ cô giáo. - Giáo viên đếm một... hai... ba... dừng. - HS dưới lớp theo dõi nhóm nào xếp nhanh và đúng thứ tự, không ồn ào sẽ thắng cuộc. Nhóm xếp chậm, ồn ào, xếp sai không thẳng hàng sẽ thua. 6 Sau 5 phút kết thúc trò chơi ban thư kí ghi kết quả và tổng hợp. Nhóm nào nhiều lần thắng nhóm đó sẽ thắng cuộc. Nhóm thua sẽ phải hát một bài... - Giáo viên hô: cho các nhóm thực hiện 2 lần. - Giáo viên chỉ định lớp nhận xét đánh giá. Cách tiến hành như trên. - Nếu có thời gian giáo viên cho học sinh lên theo dãy bàn, gọi bất kỳ. * Với cách làm như vậy học sinh sẽ có được rất nhiều các tình huống để so sánh. Với cách tổ chức trò chơi như vậy sẽ củng cố một cách vững chắc về viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Giúp các em hiểu bài nhanh hơn. - Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở tiết Luyện tập (bài tập 4, trang 149- sgk); Ôn tập các số trong phạm vi 100( tiếp theo)( bài tập 3- trang 169-sgk) ; Bài Luyện tập chung( Bài 2 trang 180). Hoặc các tiết học về So sánh các số trong phạm vi 100, So sánh các số trong phạm vi 1000, Các số từ 101 đến 110, Các số từ 111 đến 200, Ôn tập các số trong phạm vi 1000 với các bài tập xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. Trò chơi 3 : Truyền điện - Mục đích : + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100; củng cố bảng nhân, bảng chia. + Luyện phản xạ nhanh ở các em - Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào - Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “35 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 14 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 21”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “35 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò 7 cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý : + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ... + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng, trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 6 x 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18…. + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi 4: Ai nhiều điểm nhất - (Vận dụng vào dạy các tiết Luyện tập về bảng cộng, bảng trừ và tính giá trị biểu thức. Cụ thể: Tiết 58 : Luyện tập ) - Mục đích : + Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vị 100 + Tập cho học sinh cách đánh giá, khen thưởng. - Chuẩn bị + 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2 + Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như: 36 + 12 33 + 58 36 + 12 48 + 13 16 + 50 48 + 30 + Phấn màu + Đồng hồ theo dõi thời gian + Chọn 3 học sinh hoàn thành tốt nhất lớp làm giám khảo và thư ký - Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả. - Cách tính điểm : 8 + Mỗi phép tính đúng được 10 điểm + Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc. * Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn. Trò chơi 5 : Ong đi tìm nhụy (Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng, trừ, nhân, chia, cụ thể bài Bảng chia 4). - Mục đích : + Rèn tính đoàn kết, tập thể. + Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia và rèn cách tính nhẩm nhanh. - Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. 5 7 2 9 3 + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 24 : 4 28 : 4 36 : 4 + Phấn màu 20 : 4 8:4 - Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không ? - 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. * Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học + Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà ? 24 : 4 + Phép tính "24 : 4" có kết quả bằng bao nhiêu ? + Muốn chú Ong này tìm được đường về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?... Trò chơi 6 : Rồng cuốn lên mây - Mục đích : 9 - Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ : củng cố các bảng nhân, chia.... - Chuẩn bị : - Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân, chia trong các bảng đã học. - Cách chơi : Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng + Em cất tiếng hát : " Rồng cuốn lên mây. Rồng cuốn lên mây. Ai mà tính giỏi về đây với mình" + Sau đó em hỏi : "Người tính giỏi có nhà hay không ?" - Một em học sinh bất kỳ trả lời : "Có tôi ! Có tôi !" - Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ : "12 : 3 bằng bao nhiêu ?" - Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây. - Lưu ý : Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Trò chơi 7 : Thi quay kim đồng hồ Bài: Giờ, phút trang 125. - Mục đích : + Củng cố kỹ năng xem đồng hồ. + Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ, phút). - Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ. - Cách chơi : + Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học). + Lần thứ nhất : Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ hai : Các đội lại thay người chơi khác + Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. * Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví dụ : 7 giờ, 11 giờ 15 phút, 9 giờ, 4 giờ 45 phút, 8 giờ 20 phút, 12 giờ 35 phút, 4 giờ 30 phút. Trò chơi 8 : Bác đưa thư (Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia). - Mục đích : Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân , bảng chia từ 2 đến 5. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì. - Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 3,6, 9,12, 14, 18, 20, 22, 24, 26,28,.... 30 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà. 10 + Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng nhân 3: 1 x 3; 3 x 1; 2 x 7; 9 x 2... + Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện". - Cách chơi : + Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi em 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì. + Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói : Bác đưa thư ơi? Cháu có thư không ? Đưa giúp cháu với, Số nhà …, 12,…,... Khi đọc đến câu cuối cùng "số nhà ...,12,…,…" thì đồng thời em đó giơ số nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "3 x 4" hoặc "2 x 6" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. Trò chơi 9 : Mua và bán (Áp dụng trong bài : Tiền Việt Nam. ) - Mục đích : + Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. + Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị "đồng" + Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán - Chuẩn bị : + 1 số tờ giấy bạc loại: 500 đồng, 1.00 đồng, 2.00 đồng, 500 đồng. + 1 số đồ vật : bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát. + 1 số tờ bìa ghi giá 100 đồng; 300 đồng; 600 đồng; 700 đồng; 5500 đồng; 1500 đồng. + Tất cả bày lên bàn giáo viên - Cách chơi : + Gọi 2 em chơi : - 1 em đóng người bán hàng - 1 em đóng người mua hàng + Phát tiền cho cả 2 em + Người mua hàng có thể mua bất kỳ mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ trả lại đúng số tiền còn thừa cho khách. Ví dụ : Mua bóng giá 300 đồng Người mua đưa trả : 500 đồng Người bán phải suy nghĩ và trả lại : 200 đồng 11 - Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi. * Tổng kết : Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh giỏi". Trò chơi 10: Trò chơi “ Bác mặt nạ thông thái”. * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng diễn đạt mạch lạc, tự tin cho học sinh. * Thời gian chơi: 3 đến 5 phút. * Chuẩn bị chơi: GV chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ một bên có hình mặt cười, một bên có hình mặt mếu, bảng con. * Cách chơi: Chọn hai đội chơi mỗi đội khoảng 3 em. chọn ban thư kí, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên. Giáo viên lần lượt xuất hiện bảng con ( trên mỗi bản con có ghi cách thực hiện một phép tính. Ví dụ: Tiết 78 tính giá trị của biểu thức, bài tập 2 – trang 79, sgk). Với nội dung ghi trong bảng như sau: 5 x 8 - 11 ; 3x6:2 ; 30 : 3 : 5 ; 24 + 18 - 28 = 40 - 11 = 18 : 2 = 10 : 2 = 42 - 28 = 29 =9 = 5 = 14 Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu cho là thực hiện sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chất vấn thêm để các em nhớ lại cách tính (tính lần lượt từ trái sang phải nếu biểu thức chỉ có phép nhân, chia hoặc cộng, trừ; nếu biểu thức có phép chia, phép cộng, phép cộng phép nhân; phép nhân, phép trừ thì thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau...). Các câu hỏi như: vì sao các em cho là đúng? hoặc căn cứ vào đâu mà đội em lại cho là sai?... - Giáo viên đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ. - Ban thư kí tổng hợp kết quả sau cuộc chơi ( mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì được công nhận thắng cuộc. Nếu quay mặt nạ đúng song chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì không được công nhận thắng). Đội nào nhiều lần thắng nhất sẽ thắng cuộc, đội thua phải lặc lò cò quanh lớp học một vòng vừa lặc lò cò vừa hát. - Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở tiết 80, tiết 83 (bài tập 2, trang 81, trang 83- sgk). Trò chơi 11: Trò chơi “ Tiếp sức”. * Mục tiêu: Củng cố về nhận biết thứ tự các số có hai, ba chữ số, chữ số tròn chục, tròn trăm trong từng dãy số. - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn cho học sinh. * Thời gian chơi: 3 đến 5 phút. * Chuẩn bị chơi: GV chuẩn bị hai bảng phụ ghi các phép tính lên bảng. + Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 300; 400; 500;............;............;...........;............. 12 b. 900; 910; 920;...........;.............;...........;............. c. 420; 430; 440;...........;.............;............;............ * Cách chơi: chơi thi đua giữa hai đội chơi. Chọn hai đội chơi mỗi đội khoảng 4 em, đặt tên cho hai đội ( đội Sơn ca và đội Họa mi...). chọn ban thư kí, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên vỗ tay cỗ vũ hai đội chơi. Hai đội lên đứng thành hai hàng dọc đứng trước bảng của mình bạn đầu hàng cầm phấn. Trong vòng 3 phút khi nghe giáo viên hô trò chơi bắt đầu. Bạn đứng đầu lên viết số tiếp theo của dãy số sau đó chạy về đưa phấn cho bạn đứng thứ hai và xuống đứng về cuối hàng, cứ tiếp tục như vậy cho đến em cuối cùng. Đội nào điền đúng thứ tự các số, nhanh sẽ thắng cuộc. Đội điền chậm hoặc sai số sẽ bị thua. Cả đội thua cùng hát một bài. - Học sinh lớp, giáo viên nhận xét tuyên dương. - Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở tiết 132. 134 (bài tập 3, trang 142, 144sgk); tiết 162 ( bài tập 4, trang 169 – sgk). 13 Trò chơi 12: Trò chơi “ Giành cờ chiến thắng”. * Mục tiêu: củng cố kỹ năng giảm đi một số lần và gấp lên một số lần. - Rèn luyện cách xử lý linh hoạt, tinh thần đoàn kết cho học sinh. * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập có thể có nội dung như sau: 58 35 + 12 + 15 + 30 - 30 (Phiếu này ứng với trường hợp mỗi bàn có 2 học sinh ). * Cách chơi: GV phát cho các học sinh ngồi đầu bàn, mỗi em một phiếu. Em ngồi đầu bàn làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay phiếu cho bạn thứ hai trong dãy để tính tiếp. Cứ như vậy cho đến khi hết phép tính.. Nếu dãy nào về đích trước ( làm nhanh và đúng) thì thắng cuộc giành được cờ chiến thắng được nhận phần thưởng bút chì hoặc thước kẻ. Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào có kết quả đúng, trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc. - Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở bài 26 + 5 (bài tập 2, trang 35- sgk), bài Tìm số bị trừ ( Bài 3 Trang 56), bài Ôn tập về phép cộng và phép trừ ( Bài 3 trang 82 và trang 83) Trò chơi 13: Trò chơi “ Tìm đội vô địch”. * Mục tiêu: Củng cố rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỹ năng tính toán nhanh cho học sinh. * Thời gian chơi: 3 đến 5 phút. * Chuẩn bị chơi: HS chuẩn bị mỗi em 1 bút dạ, giáo viên chuẩn bị một số bông hoa. Giáo viên viết sẵn tóm tắt các đề lên giấy A4, mỗi bạn một đề, phô tô thành 10 bản cho hai đội, mỗi đội năm bản, đặt úp xuống theo hàng ngang ( để học sinh không được biết đề bài trước khi tính giờ). Chẳng hạn: 14 530 cây Đội 1: 140cây Đội 2: * Cách chơi: chơi thi đua giữa hai đội. Chia lớp thành hai đội mỗi đội cử 3 đến 5 bạn lên tham gia chơi các bạn còn lại làm cổ động viên. Khi giáo viên hô " 5 phút bắt đầu" thì các bạn của hai đội chơi lật đề bài lên, đọc kỹ và giải quyết nhanh chóng yêu cầu đặt ra giải xuống bên dưới. Ai làm xong gắn bài làm của mình lên phần bảng dành cho đội của mình rồi về chỗ ngồi. Giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết giờ nếu bài của đội nào viết tiếp là phạm quy không được tính. Mỗi lời giải đúng sẽ được gắn một bông hoa. Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép và đúng thì được cộng thêm một bông hoa. Đội có số bông hoa nhiều hơn là đội " vô địch". Trò chơi này có thể sử dụng trong tiết " Ôn tập về giải toán" tiết 170, 171 trang 176 – sách giáo khoa. * Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức trò chơi: Ngoài các trò chơi giáo viên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết phục vụ cho trò chơi trên tôi còn mạnh dạn tổ chức cho các em thực hiện chơi trò chơi thông qua bài giảng điện tử. Với những hình ảnh đẹp mắt, những hiệu ứng linh hoạt trên màn hình các em thích thú tham gia các trò chơi một cách tích cực, đầy hứng thú. Từ đó các em nắm nội dung bài học một cách tự tin hơn. Tiết học Toán của các em trở nên nhẹ nhàng và sinh động. 24. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Như chúng ta đã biết học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là cái mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm " thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập" rất phù hợp với nhà trường Tiểu học. Trong dạy học toán ở tiểu học, đặc biệt là ở các lớp 1, 2, 3 các trò chơi học tập có nhiều tác dụng như: - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động học tập trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập cho học sinh. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi học sinh thêm năng nổ, hoạt bát, nhanh nhẹn, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập được cách sử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện đổi mới của đất nước. - Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tinh thần đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm... 15 Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. - Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Sau một quá trình áp dụng các trò chơi vào bài học trên thực tế kết quả học toán của các em học sinh trong lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Kết quả qua các lần khảo sát thu được như sau: Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 32 em. Kết quả đạt được như sau: HS Hoàn thành tốt SL TL 25 em 78,2% HS Hoàn thành SL TL 7 em 21,8% HS chưa Hoàn thành SL TL 0 em - Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán, tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê môn toán. - Các trò chơi này có thể áp dụng được với tất cả các lớp khác nhau, chỉ cần giáo viên biết lựa chọn các trò chơi phù hợp với từng bài học cụ thể của khối, lớp mình dạy để hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Qua thực tế giảng dạy tổ chức các trò chơi này vào các tiết học Toán của lớp tôi phụ trách trong năm học và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và nhất là dự giờ ở khối lớp 2, bản thân tôi nhận thấy những tiết học mà giáo viên tổ chức được các trò chơi thì các em rất tích cực hoạt động, tiếp thu và ghi nhớ bài rất tốt. Vì vậy việc đưa hình thức tổ chức trò chơi vào dạy học toán ở Tiểu học nói chung và dạy toán lớp 2 nói riêng là rất cần thiết. Sử dụng trò chơi toán học giúp học sinh củng cố kiến thức, kỹ năng mà học sinh vừa tiếp thu, phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt, xử lý các tình huống nhanh nhẹn và điều quan trọng là tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập phù hợp với tâm lý học sinh Tiểu học là học mà chơi, chơi mà học. Qua việc dạy học người giáo viên mỗi năm lại phát hiện ra một điều mới về đơn vị kiến thức cũng như phương pháp truyền thụ hợp lý, sáng tạo hơn, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức toán đạt kết quả cao hơn. Giúp các em tiếp nhận bài học tốt hơn, xây dựng hệ thống chương trình và nội dung môn toán theo hướng đồng tâm, có hệ thống các tri thức toán học. Hình thành năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo. Cũng thông qua môn toán bồi dưỡng tình cảm, phẩm chất đạo đức của con người mới, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, 16 hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Khi tổ chức trò chơi học tập chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Để giúp các em có phương pháp rèn luyện những kỹ năng cần thiết bằng các trò chơi toán học, người giáo viên cần làm tốt những việc sau: - Làm cho học sinh yêu thích môn học, thông qua tiết dạy sau đó các em được luyện tập thực hành nhiều lần, điều đó giúp các em nắm vững tri thức toán một cách vững chắc. - Việc học kết hợp tổ chức bằng hình thức trò chơi các em được rèn luyện tính tự giác tích cực, nhanh nhẹn không rụt rè, có tinh thần đoàn kết… Giáo viên không làm thay các em. Khi các em đã làm được tự nhiên nó khơi dạy trong các em tính ham học, ham hiểu biết và khám phá. 3.2. Kiến nghị. - Đối với nhà trường: Cần phối hợp với các tổ chức làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển tối đa năng lực của mình trong học tập. Tham mưu với UBND xã đầu tư thêm cơ sở vật chất thiết yếu để tạo điều kiện cho dạy học: Bàn ghế đúng quy cách, phòng học hợp lý khoa học, bổ sung thêm các máy chiếu, tài liệu sách tham khảo phục vụ chuyên môn cho giáo viên có phương tiện và tài liệu học hỏi nâng cao hơn về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Mở các chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên học tập rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy. - Đối với giáo viên: Cần bồi dưỡng thêm về trình độ lý luận, về phương pháp dạy học mới, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuẩn, dự giờ để học tập đồng nghiệp. Cần nghiên cứu đưa nhiều tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sớm tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục về phương pháp dạy học mới vào chương trình giảng dạy ở tất cả các môn học. - Đối với học sinh: phải đọc bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẩn của giáo viên. 17 - Đối với phụ huynh: Cần mua sắm đủ sách giáo khoa và đồ dùng phục vụ cho việc học của các em đầy đủ hơn, quan tâm hơn nữa đến việc học hành của học sinh. Mặc dù đã cố gắng song thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm, trình độ bản thân còn hạn chế nên trong phạm vi sáng kiến này tôi mới chỉ xây dựng được một số trò chơi, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Quá trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân tình của đồng nghiệp để bản thân cải tiến phương pháp giảng dạy mỗi ngày một tiến bộ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 21 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Lê Thị Nhung 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Sách giáo khoa Toán 2. Nhà xuất bản Giáo dục- Năm 2017. 2. Sách giáo viên Toán 2. Nhà xuất bản Giáo dục- Năm 2017. 3. Sách Thiết kế bài dạy Toán 2. Nhà xuất bản Hà Nội- Năm 2017. 4. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet - Nguồn: http://dantri.com.vn - Nguồn: http://vietnamnet.vn 5. Thông tư 22/ 2016 của Bộ GD& ĐT. 6. Trích Nghị Quyết TW 8- Khóa XI. 19 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Lê Thị Nhung Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Thị Trấn. TT 1. 2. Tên đề tài SKKN Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 Giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua việc dạy học môn Khoa học và phân Cấp đánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại Năm học đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) (A, B, hoặc C) Cấp huyện B 2010-2011 Cấp huyện A 2014-2015 Cấp tỉnh C 2014-2015 môn Địa lý. Giáo dục môi trường cho học 3. sinh lớp 5 thông qua việc dạy học môn Khoa học và phân môn Địa lý. --------------------------------------------------- 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất