Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao chất lượng học bài thể dục phát triển chung lớp 2...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng học bài thể dục phát triển chung lớp 2

.DOC
21
74
105

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 2 Người thực hiện: Trần Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Thịnh SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục 1.Mở đầu THANH HOÁ NĂM 2020 MỤC LỤC NỘI DUNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Những điểm mới của sáng kiến 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy, sách báo giáo dục thời đại. 2.3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch bài học và chuẩn bị bài dạy 2.3.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị, kiểm tra sân bãi, dụng cụ 2.3.4. Biện pháp 4: Điều tra đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học: 2.3.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cán sự trong giờ thể dục 2.3.6. Biện pháp 6: Sử dụng có hiệu quả phương pháp trực quan 2.3.7. Biện pháp 7: Phân tích đánh giá giờ dạy 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 1. MỞ ĐẦU Trang 1 1 2 2 2 2 3 3 4 5 5 5 6 6 7 7 9 14 16 16 16 1.1. Lí do chọn đề tài Trong xã hội hiện nay, trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã và đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Cùng với các quốc gia trên thế giới, đất nước ta cũng đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vv…Vì vậy, xã hội đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách với ngành Giáo dục hiện nay là cần phải giáo dục, đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”. Thể dục thể thao góp phần bảo vệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức nhanh, khả năng mềm dẻo, khéo léo.Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng vận động cơ bản về bài tập thể dục. Làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản thường gặp trong đời sống như: Đi, chạy, nhảy, ném....phù hợp với khả năng trình độ, lứa tuổi giới tính của các em. Tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe và thể lực của học sinh. Môn giáo dục thể chất là một môn học không thể thiếu được trong trường Tiểu học. Dưới mái trường Tiểu học là cơ sở nơi các em học sinh bắt đầu bước vào rèn luyện thể chất ,phát huy khả năng các tố chất vận động của mình .Vì thế chúng ta phải làm như thế nào để cho học sinh yêu thích môn học ,đến trường được học thầyhọc bạn và phát huy được khả năng học tập của bản thân Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Vì thế sức khỏe con người ngày càng được nâng cao hơn, cho nên việc giảng dạy, giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai mai sau trong trường học là rất quan trọng không thể thiếu được. Qua những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý nghĩa nêu cao tầm vóc, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt về mặt thể chất. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh Tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức là làm cho đất nước hùng mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người “Sức khỏe là vàng”. Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh thì đất nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao động đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh - thịnh vượng. Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo 1 dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ, lao động). Môn Thể dục là một môn học hết sức quan trọng trong nhà trường, học sinh tham gia học tốt sẽ góp phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe để tham gia học tốt các môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động mà nhà trường đề ra. Chính vì thế giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ trong trường học hiện nay với điều kiện và phương tiện tác động cơ thể các em, làm chuyển biến hình thái và chức năng theo chiều hướng tích cực. Vì vậy đối với người giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng tạo cho các em có được “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”. Nhưng thực tế cho thấy cả học sinh và phụ huynh đều xem nhẹ môn thể dục, có những phụ huynh không muốn con em mình học bộ môn này. Xuất phát từ những vấn đề trên là một giáo viên dạy Thể dục chuyên trách tôi luôn tìm tòi và rút ra biện pháp hợp lý nhất áp dụng vào trong tiết học Thể dục .Để giờ học luôn đạt hiệu quả ,chát lượng dạy và học của giáo viên và học sinh được nâng lên. Đặc biệt là bài thể dục phát triển chung. Vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu việc chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng học bài Thể dục phát triển chung lớp 2 ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp giáo viên hiểu rõ hơn vai trò của môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung lớp 2 nói riêng .Đề từ đó tổ chức cho học sinh lớp 2 học đạt chất lượng cao hơn trong giờ học Thể dục. - Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Thể dục lớp 2 trong trường Tiểu học Quảng Thịnh nói riêng . 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh khối lớp 2 Trường Tiểu học Quảng Thịnh năm học 2019 – 2020 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trực quan - Phương pháp dùng lời nói - Phương pháp phân đoạn hoàn chỉnh - Phương pháp thực hiện bài tập - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. 1.5.Những điểm mới của sáng kiến Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp phù hợp với học sinh lớp 2 phần Bài thể dục phát triển chung .Góp phần năng cao chất lượng học tập của học sinh ,tạo hứng thú tập luyện trong các giờ học Thể dục . 2. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lí luận *Những đặc điểm nội dung, mục tiêu, yêu cầu chương trình môn Thể dục lớp 2. - Chương trình thể dục lớp 2 được thực hiện theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng cụ thể là: - Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần học 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần học 34 tiết. + Chương trình Thể dục lớp 2 gồm các nội dung sau: - Đội hình đội ngũ. - Bài thể dục phát triển chung. - Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. - Trò chơi vận động. +Mục tiêu môn thể dục lớp 2: - Biết được một số kiến thức, kĩ năng để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện Thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh. - Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường. + Yêu cầu của bài thể dục phát triển chung - Biết và thực hiện 8 động tác của bài thể dục phát triển chung nhằm rèn luyện và phát triển thể lực. - Thực hiện được các động tác tương đối chính xác, đúng biên độ, phương hướng và nhịp điệu. - Thuộc bài thể dục phát triển chung để tập luyện hàng ngày. Giáo dục thể chất là môn học phát triển toàn diện cho học sinh ,góp phần hình thành cho học sinh tiểu học những cơ sở ban đầu , hình thành nhân cách và phát triển lâu dài về Đức – Trí – Thể - Mĩ . Giáo dục thể chất trong trường Tiểu học giúp học sinh phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ mềm dẻo, tính khéo léo), nâng cao dần khả năng thích ứng của cơ thể đối với những biến đổi bất lợi của thời tiết, khí hậu và tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật cho các em. Trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, cơ bản nhất về thể dục thể thao, hình thành các kỹ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho các em rèn luyện cơ thể, vui chơi giải trí Thông qua các hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm biết vận dụng và thể hiện những phẩm chất đó trong học tập, lao động. Cải tiến tốt các hình thức, phương pháp giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo đồng thời phát hiện, bồi dưỡng bước đầu các tài năng thể thao của đất nước. 2.2. Thực trạng của vấn đề + Đặc điểm tình hình 3 Trường Tiểu học Quảng Thịnh là một trong những trường có bề dày thành tích trong dạy và học. Quảng Thịnh là một trong những xã mới sát nhập về Thành phố. Nằm ở phía Nam cửa ngõ Thành phố Thanh Hóa, dân c ư phức tạp. Xã gồm 6 thôn, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của xã hội, địa phương đã có sự thay đổi nhiều, cơ sở hạ tâng đang dần từng bước phát triển, chính trị xã hội ngày một ổn định, dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn, tỷ lệ hộ đói nghèo ngày một giảm, phụ huynh mới quan tâm đến ăn uống chứ chưa quan tâm đến sức khỏe của các em. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì lĩnh vực giáo dục cũng được phát triển. Điạ phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, quan tâm đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Hàng năm các trường học trong xã đều nằm trong số các trường có thành tích của thành phố về TDTT . + Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: Ban giám hiệu Nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao, khoa học và luôn tạo điều kiện cho công tác chuyên môn. Lãnh đạo địa phương đã chú ý quan tâm đến phong trào giáo dục. Đã cùng với nhà trường huy động nguồn lực từ phụ huynh học sinh để tu sửa trường lớp, đóng mới bàn ghế, trang bị các phương tiện phục vụ cho dạy và học. Hội phụ huynh, hội khuyến học hoạt động đều, có chất lượng. Các lực lượng giáo dục đã có sự phối hợp với nhà trường. Vì vậy phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương đã được nâng lên. Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo, mạng lưới trường, lớp phù hợp, trang thiết bị nhà trường được nâng lên và luôn được bổ sung tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và chăm chỉ học tập. * Khó khăn: - Do điều kiện địa phương còn khó khăn nên cơ sở vật chất nhà trường (khuôn viên, sân chơi, bãi tập, một số trang thiết bị dạy học) còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của công tác dạy và học môn Thể dục. - Nhà trường chưa có nhà tập đa năng nên những hôm trời mưa hoặc nắng quá làm cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc luyện tập của học sinh còn nhiều khó khăn. Những buổi trời mưa hoặc nắng quá, các em còn phải học trong lớp, nên rất khó khăn cho các em trong việc thực hành. - Nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa nhà nên sự quan tâm đến việc học của con cái là chưa kịp thời. Một số phụ huynh khác do nhận thức hạn chế còn phó mặc nhà trường, không để ý đến việc học tập của con em. -Trang phục thể dục của các em học sinh không đồng đều vì hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc tập luyện của các em không được thoải mái. - Nguyên nhân của thực trạng 4 + Do nhận thức của cha mẹ đối với việc học môn Thể dục và rèn luyện TDTT chưa đầy đủ và đúng mức . + Do các em chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập . + Do chưa hứng thú trong học tập ,tập luyện ,thích thì tập – không thích thì thôi , không duy trì tập luyện thường xuyên ,tính tự giác tích cực chưa cao Chính vì vậy vấn đề là làm thế nào để chất lượng giờ học của Bài thể dục phát triển chung được nâng lên theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập là cần thiết nhằm giúp học sinh yêu thích môn học ,nâng cao hiệu quả giò học Những vấn đề trên là động lực thúc đẩy tôi tìm tòi nghiên cứu thực tế trong giảng dạy và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng học bài Thể dục phát triển chung lớp 2 ”. - Khảo sát chất lượng ban đầu khối 2 năm học: 2019 – 2020 TT 1 2 3 4 Lớp 2A 2B 2C 2D Sĩ số 40 40 37 35 Hoàn thành tốt SL 8 10 6 7 % 20 25 16.2 20 Kết quả Hoàn thành SL 24 23 20 19 % 60 57.7 54.1 54.3 Chưa hoàn thành SL 8 7 11 9 % 20 17.5 29.7 25.7 2.3. Các biện pháp thực hiện - Qua việc điều tra thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân như trên ,vào đầu năm học 2019- 2020 tôi bắt đầu áp dụng một số biện pháp bằng cách làm cụ thể của tôi như sau : 2.3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy, sách báo giáo dục thời đại. - Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của nội dung giảng dạy như: Yêu cầu kỹ thuật từng động tác, độ khó, mấu chốt kỹ thuật, khối lượng vận động, thứ tự trước sau của động tác, mối liên hệ giữa các động tác, mối liên hệ giữa các nội dung…dự kiến những sai lầm có thể xảy ra ở học sinh để đề phòng hoặc sữa chữa là yêu cầu cần thiết trước mỗi giờ dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy tôi luôn nghiên cứu kỹ tài liệu, sách giáo viên, các tài liệu liên quan cùng với tình hình của lớp học từ đó định ra lượng vận động cho từng nội dung và cả giờ học, tìm các tổ chức động viên học sinh tập luyện đạt hiệu quả cao nhất. 2.3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch bài học và chuẩn bị bài dạy - Xây dựng kế hoạch dạy học rất cần thiết cho mỗi họat động giáo dục nhằm xác định nhiệm vụ toàn diện (về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất ý chí và rèn luyện thể lực) yêu cầu phải cụ thể (mức độ học tập động tác mới, ôn bài cũ, cái gì là chủ yếu, cái gì là thứ yếu…) khối lượng phải cụ thể (số lần tập, thời gian tập từng động tác…) sắp xếp nội dung có thứ tự rõ ràng và cách tiến hành cụ thể (cách triển khai 5 đội hình, đội ngũ, chỗ đứng để giảng dạy tập mẫu của giáo viên, vị trí của học sinh). - Xác định được tầm quan trọng này, sau khi đã soạn giáo án xong, tôi nghiên cứu kỹ để nắm chắc nội dung, phương pháp và các bước lên lớp (Bởi vì khi lên lớp giáo viên thể dục dạy ngoài trời khác so với giáo viên dạy lớp là phải nắm vững các động tác). Có như thế việc giảng dạy mới thành thạo, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả. - Ngoài nghiên cứu kỹ nội dung giảng dạy, tôi tập luyện trước những động tác của bài thể dục phát triển chung cho chính xác nhằm nâng cao kỹ thuật để khi lên lớp truyền thụ, hướng dẫn học sinh được tốt hơn. Bởi vì giáo viên là người làm mẫu, tập mẫu thì động tác phải chuẩn xác, không để bất kỳ một sơ suất nào. 2.3.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị, kiểm tra sân bãi, dụng cụ - Để giảng dạy một tiết Thể dục được thành công thì ngoài nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân bãi, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục. Bởi vậy, trước mỗi tiết dạy, tôi luôn chuẩn bị đầy đủ sân bãi, dụng cụ tránh hướng gió, xem hướng ánh năng để tránh đối diện với mặt học sinh, nơi học phải có không khí thoáng mát, cách xa những nơi có những hoạt động dễ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Dụng cụ tập luyện phải vừa tầm vóc, vững chắc, đầy đủ, đúng quy cách kỹ thuật, dụng cụ giảng dạy (tập mẫu, tranh ảnh trực quan, vật làm chuẩn…) phải rõ ràng, chính xác. - Học sinh phải chuẩn bị tốt về tinh thần tư tưởng, tổ chức kỷ luật, trang phục tập luyện phù hợp với môn thể dục. Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném trúng đích”, giáo viên cần chuẩn bị trước những dụng cụ như bóng, hay sân bãi tập luyện còn cát bụi, đá thì giáo viên cần vệ sinh ngay (tưới sân, lượm đá) để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện, trách phản tác dụng khi tập luyện Thể dục. 2.3.4. Biện pháp 4: Điều tra đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học: - Để giảng dạy tốt và giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng môn thể dục theo chương trình quy định. Ngoài việc nắm vững nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy thì việc nắm cơ sở vật chất, nắm đặc điểm về tình trạng sức khỏe của các đối tượng học sinh các khối lớp là một vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng. - Học sinh Tiểu học thuộc lứa tuổi 6 –11 tuổi, lứa tuổi này có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, học tập vì vậy đặc điểm tâm sinh lý thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tiếp thu…có những thay đổi cơ bản. - Đối với học sinh khối 2 khả năng tiếp thu được hình thành và phát triển, ý thức tự giác tập luyện động tác của các em còn chậm. Vì vậy nắm được đặc điểm từng đối tượng học sinh sẽ giúp giáo viên vận dụng tốt những phương pháp giảng dạy và theo hướng dạy học phân hóa đối tượng học sinh. - Ngay từ đầu năm học , tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp để tìm hiểu tình hình cụ thể của từng nhóm tượng học sinh.ở các lớp. Sau khi nắm bắt được về tình hình của học sinh tôi lên kế hoạch gửi lên Ban giám hiệu nhà 6 trường phối hợp kết hợp với trạm y tế địa phương kiểm tra toàn bộ sức khỏe học sinh. Đặc biệt tôi chú ý đến các bệnh tật mãn tính, tình hình phát triển của cơ thể, chú trọng một số chỉ số cơ bản khách quan như: Chiều cao , cân nặng, sức khỏe mỗi học sinh. - Trước giờ học, tôi luôn quan tâm nắm chắc những diễn biến sức khỏe, hoạt động học tập, lao động sinh hoạt, kết quả của bài trước, những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề chung của cả lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch, mức độ hình thức, phương pháp lên lớp. Ví dụ: Năm học: 2019 – 2020 ở khối 2, có em Đàm Việt Cường người ốm yếu , gầy,chậm chạp ,thể lực yếu .Qua quá trình điều tra để nắm đặc điểm tâm sinh lý cho thấy bản thân em khó hoàn thiện bài “Thể dục phát triển chung” và một số trò chơi đòi hỏi “Sức nhanh”. Bản thân tôi sử dụng việc giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh, khi giảng dạy tôi hướng dẫn và định hướng cho em những kiến thức cơ bản về động tác để khi sức khỏe em bình phục thì em sẽ thực hiện nội dung một cách dễ dàng. Đối với trò chơi đòi hỏi sức nhanh ,mạnh như: “Trò chơi – Con cóc là cậu ông trời ” thì có thể không cơ cấu vào đội chơi mà cho em làm thử nhẹ nhàng ,chậm cho các bạn xem sau đó phân công em làm trọng tài để em có thể tập trung quan sát để nắm bắt được các động tác ,trò chơi mà các bạn đã thực hiện . 2.3.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cán sự trong giờ thể dục - Trong mỗi giờ học, đặc biệt là giờ thể dục cán sự lớp, nhóm có vai trò rất quan trọng. Giờ dạy thể dục đạt hiệu quả cao hay không chính là nhờ đội ngũ cán sự tổ chức cho nhóm hoạt động. Vì vậy ngay từ những buổi đầu năm học tôi đã tổ chức hướng dẫn cho tất cả các em được lựa chọn làm cán sự những kỹ năng lãnh đạo, tổ chức cơ bản tôi đã áp dụng một số cách làm sau: - Mỗi tổ chức có một cán sự để giúp giáo viên, tổ chức hoạt động. Vì vậy tôi đã lựa những em có khả năng học tập , khả năng tổ chức và thể lực tốt, tích cực gương mẫu trong học tập, có uy tín trong tổ để hướng dẫn các bạn hỗ trợ giáo viên trong tập luyện. Phát hiện những sai sót của bạn qua từng động tác báo cáo với giáo viên để sửa lại kịp thời. Vào các buổi học tôi hướng dẫn cho các em cách điều hành nhóm, cách hô các khẩu lệnh, cách tổ chức .Sau đó tôi cho các em thực hiện vai trò điều hành tổ, nhóm. - Với những em điều hành còn lúng túng tôi là người “làm mẫu” cho các em tức là tôi đóng vai là một nhóm trưởng tổ chức để các em học tập. - Các em làm cán sự, nhóm trưởng tốt tôi tập trung cho các em theo dõi, học tập. - Nhằm phát huy khả năng tổ chức, kỹ năng điều hành của tất cả học sinh, tôi thường tổ chức luân phiên thay đổi các nhóm trưởng để tất cả các em trong lớp đều được làm nhóm trưởng. 2.3.6. Biện pháp 6: Sử dụng có hiệu quả phương pháp trực quan - Trong giáo dục thể chất, trực quan giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi vì hoạt động của học sinh chủ yếu mang tính chất thực tiễn, đồng thời một trong những nhiệm vụ của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác. 7 - Trong môn Thể dục, để có một tiết học có hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, mà phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần có phương pháp thiết yếu sau: + Phương pháp giảng giải và làm mẫu: - Giảng giải: Giáo viên phải biết vận dụng giảng giải những điều quan trọng nhất, mấu chốt cơ bản nhất của động tác, phải đảm bảo chính xác về nội dung. Lời nói phải ngắn gọn, sinh động, hình tượng, hấp dẫn, nêu được những điểm chính của động tác thì học sinh mới nắm được khái niệm chính xác bước đầu, học sinh mới hứng thú học tập. Nói dài dòng, khó hiểu học sinh sẽ chán, ảnh hưởng tới mật độ luyện tập và khối lượng vận động của bài. Việc giảng giải giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kỹ thuật, tránh được sai sót trong quá trình tập luyện, học tập. Ví dụ: Ở động tác “Toàn thân” lời chỉ dẫn của giáo viên khi thực hiện bài tập nhắc học sinh “khuỵu gối” là rất cần thiết. - Bên cạnh đó đàm thoại là hình thức hỏi và trả lời. Câu hỏi dùng trong đàm thoại nhằm kích thích sự quan sát, tích cực sáng tạo trong suy nghĩ, giúp học sinh nắm được quy tắc đánh giá được hành động của mình và của bạn Ví dụ: “Em thấy bạn làm động tác như vậy đã đúng chưa”?... “Em thấy bạn làm động tác sai ở chỗ nào , em có thể sửa cho bạn được không v.v…”? - Làm mẫu (thị phạm): Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động trác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới. Khi làm mẫu, giáo viên phải chọn vị trí đứng thích hợp để tất cả học sinh đều nhìn thấy các chi tiết của động tác. Tránh không nên để học sinh đứng ngược gió, quay mặt về hướng mặt trời, hay có những hoạt động khác trước mặt. Ví dụ: Làm mẫu động tác giáo viên cần đứng ở nơi cao ,cự li phù hợp. - Khi giảng dạy động tác “Toàn thân ” đây là một động tác khó cho nên ngoài việc làm mẫu, giảng giải kỹ thuật động tác rất kỹ cho học sinh, tuy nhiên trong quá trình tập luyện các em mắc sai sót rất nhiều (thường là các em không phối hợp được, Cho nên khi thấy các em sai sót nhiều giáo viên nên tạm dừng và thực hiện làm mẫu lại đồng thời hướng dẫn cách thực hiện một cách dễ hiểu hơn. 8 - Làm mẫu phải kết hợp với giảng giải, nhắc nhở các em tập trung quan sát những khâu chủ yếu mà giáo viên yêu cầu, lời nói khi giảng giải phải rõ ràng để cho toàn thể học sinh đều nghe thấy. - Những sai sót nhỏ về kỹ thuật giáo viên có thể nhắc bằng lời. Nếu thấy cả lớp sai sót nhiều quá thì giáo viên nên tạm dừng lại và thực hiện làm mẫu, giảng giải lại kỹ thuật động tác đồng thời giáo viên cũng vạch ra những sai sót mà các em thường mắc phải, từ đó hướng dẫn học sinh cách tập luyện rồi tiếp tục tập luyện. - Bản thân tôi khi dạy bài thể dục phát triển chung, học động tác mới tôi nêu tên động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác giải thích ngắn gọn mà chính xác. Sau đó tôi làm mẫu lại và cho học sinh tập theo những động tác có sự phối hợp nhiều bộ phận, tôi luôn tập chậm từng nhịp và dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo, lúc này tôi và cán sự quan sát xem động tác có đúng không? Sau một lần tập tôi cho học sinh xem tranh minh hoạ. Khi các em xem tranh , tôi chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác. - Tôi luôn thực hiện đúng những nội dung đã soạn trong giáo án, thực hiện vai trò chủ đạo giáo dục và phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. - Bản thân luôn thực hiện đầy đủ và linh hoạt các bước lên lớp , các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy và các điều kiện dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy nhất là để cho học sinh được tập luyện nhiều. 2.3.7. Biện pháp 7: Phân tích đánh giá giờ dạy - Đánh giá giờ dạy phản ánh thực trạng đồng thời tìm những biện pháp giải quyết tình hình, sửa chữa những sai sót của học sinh sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần nhìn lại toàn bộ những khâu lên lớp, tiến hành các bước lên lớp theo đúng kế hoạch đề ra không nội dung tập luyện có hoàn thành được nhiệm vụ yêu cầu hay không, việc áp dụng hình thức tổ chức và sử dụng các phương pháp giảng dạy có thích hợp, hiệu quả không, khối lượng vận động có phù hợp với yêu cầu và năng lực học sinh. - Kết quả tập luyện của học sinh tiếp thu đến đâu, tồn tại những gì, tinh thần thái độ và tổ chức kỹ thuật của học sinh khi lên lớp ra sau…Những vấn đề được phân tích sau tiết dạy giáo viên phải ghi vào phần cuối giáo án, hoặc sau một kỳ học, cần phân tích đánh giá khái quát các vấn đề, những vấn đề này được ghi vào sổ công tác chuyên môn. - Căn cứ vào thực trạng trên tôi đưa ra một số giải pháp tập luyện vào tình hình thực tiễn của trường để rèn kỹ năng tập bài thể dục phát triển chung sao cho có thể khơi gợi hứng thú, phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh để hình thành và phát huy đúng năng lực của học sinh. - Khi giảng dạy động tác mới, tôi nêu tên động tác và làm mẫu động tác hoàn chỉnh một lần, sau đó tập mẫu từng cử động để học sinh bắt chước theo, giáo viên tập mẫu theo kiểu soi gương tức là tập cùng hướng với học sinh. Quá trình thực hiện như vậy cần làm chậm, có thể dừng lâu ở cử động khó hoặc ở cuối nhịp để học sinh quan sát kiểm tra các bạn thực hiện. 9 Trước khi dạy động tác mới tôi cho học sinh ôn một số hoặc toàn bộ các động tác đã học theo hình thức ôn cũ ,học mới , ôn cũ và mới Trước khi tập từng động tác hoặc toàn bài giáo viên nêu tên động tác ,sau đó hô “ Động tác A……Bắt đầu ” hoặc “ Bài thể dục …..bát đầu ”hoặc “Chuẩn bị …..1 ”nghĩa là cần có lệnh rõ ràng để học sinh thực hiện đồng loạt . Sau khi học sinh tập một số lần hoặc một số động tác hoặc trong các bài ôn tập giáo viên chia tổ tập luyện để tổ trưởng điều khiển. Sau đó cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trinh diễn để giáo viên và học sinh đánh giá . - Nhịp hô của động tác trong bài + Nhịp chậm : Động tác: Vươn thở, điều hòa nhịp + Nhịp hơi chậm : Động tác bụng và toàn thân + Nhịp trung bình : Động tác tay ,chân ,lườn + Nhịp từ hơi chậm chuyển thành trung bình rồi hơi nhanh :Động tác nhảy Trong từng động tác ,có những nhịp cần hô nhấn mạnh hoặc kéo dài . Ví dụ : các nhịp 2 và 6 của động tác lườn và các nhịp 2,3,6,7 của động tác toàn thân . - Một số sai thường mắc và cách sửa. Sai : + Không thực hiện đúng phương hướng ,biên độ động tác .Ví dụ : tay dang ngang nhưng tay bị cao hoặc thấp quá ,hay khi thực hiện động tác bụng ,cúi không sâu . + Không thực hiện hít vào sâu ở động tác vươn thở + Không nghiêng lườn không biêt chuyển trọng tâm + Khi gập thân bị khuỵu gối ở động tác bụng và toàn thân Cách sửa : + Chỉ dẫn cho học sinh biết chỗ sai + Cho học sinh ( cá nhân ,một nhóm , tổ hay cả lớp ) tập để sửa riêng chỗ sai + Sau khi học sinh sửa được chỗ sai , tập thêm một số thao tác liền kề trước và sau hoặc tập hoàn chỉnh. + Một số lần tiếp theo , khi hô nhịp động tác đến chỗ học sinh hay sai , giáo viên hô chậm , thậm chí dừng lại ở nhịp đó và dùng lời để chỉ dẫn học sinh sửa sai, rồi mới hô tiếp . + Chia tổ ôn tập +Tổ chức thi đua tập và trình diễn Ví dụ: Động tác vươn thở. - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai , đồng thời đưa đưa hai tay sang ngang – lên cao thẳng hướng ,lòng bàn tay hướng vào nhau .Mắt nhìn lên cao. Hít vào sâu bằng mũi . - Nhịp 2: Đưa hai tay sang hai bên – xuống thấp , bắt chéo trước bụng một cách nhịp nhàng , không cứng nhắc ( tay phải phía trong ) , cúi đầu .Thở mạnh ra bằng miệng - Nhịp 3: Hai tay dang ngang , bàn tay ngửa ,mặt hướng trước . Hít vào . 10 - Nhịp 4: Về TTCB thở ra . - Nhịp 5,6,7,8: như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang . Nhịp 6 , tay trái phía trong . Các em không thực hiện hít vào sâu –gv làm mẫu lại cho hs quan sát – hs tập luyện Ví dụ Động tác 3: Chân Những lần đầu tập giáo viên cần tập mẫu và hô nhịp cho học sinh tập, dần dần hướng dẫn để cán sự điều khiển. Sau khi tập động tác tương đối thuần thục, giáo viên cho học sinh tập ôn phối hợp với các động tác trước đến động tác mới học sinh và có sự tập mẫu của giáo viên hoặc cán sự lớp. Ví dụ: Ở động tác 4: lườn - Nhịp 1: : Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai ,hai tay đưa sang ngang lên cao thẳng hướng ,lòng bàn tay hướng vào nhau - Nhịp 2: Nghiêng lườn sang trái ,tay trái chống hông ,tay phải đưa cao áp nhẹ vào tai . Trọng tâm dồn vào chân phải ,chân trái kiểng gót . - Khi nghiêng lườn không biết chuyển trọng tâm,cho hs dừng -gv sửa sai cho học sinh Ví dụ: Ôn tập 4 động tác: Vươn thở,Tay, Chân, Lườn Trước khi điều khiển các em ôn bài, tôi nêu tên từng động tác rồi mới thực hiện động tác. Sau đó mới chia tổ, phân công giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng. Trong quá trình tập luyện theo tổ, tôi bấm thời gian để học sinh chuyển nội dung cho kịp thời, tiếp theo tôi tổ chức cho các em tập thi đua theo tổ hoặc cá nhân với các hình thức sau: Mỗi tổ (cá nhân) nên thực hiện một trong bốn động tác theo phiếu bốc thăm, tổ hoặc cá nhân thực hiện tốt sẽ được ghi nhận đánh dấu vào sổ theo dõi học tập. Cho học sinh tập dưới dạng thi đua tập đúng, tập đẹp có phân thắng – thua có thưởng và phạt hoặc đánh dấu theo dõi vào sổ. Động viên học sinh xung phong hoặc mỗi tổ cử đại diện lên thi đua xem ai tập đúng, tập đẹp nhất. Để một tiết học có hiệu quả thì giáo viên luôn luôn nghiên cứu tài liệu ,chuẩn bị tốt giáo án ,đồ dung dạy học ,dạy theo phương pháp mới ,đánh giá đúng theo thông tư 22 được sửa đổi bởi thông tư 30. Ví dụ: Động tác 5: bụng - Nhịp 1: : Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai ,hai tay đưa ra trước lên cao thẳng hướng ,lòng bàn tay hướng vào nhau ,mặt ngửa . - Nhịp 2 :Từ từ gập thân ,hai bàn tay chạm mu bàn chân ,hai chân thẳng ,,măt nhìn theo tay . - Nhịp 3 :Nâng thân hai tay dang ngang ,bàn tay ngửa - Nhịp 4: Về TTCB - Nhịp 5,6,7,8: như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang 11 Ví dụ: Nếu giờ trước học sinh ôn 4 động tác, tiết này học động tác thứ 5, thì giáo viên cho học sinh ôn tập 4 động tác trước. Sau đó, học động tác 5. Khi động tác 5 đã thành thạo thì phải tập phối hợp 5 động tác. Khi cán sự điều khiển lớp tập bài, giáo viên cần uốn nắn nhịp hô nhanh hay chậm cho cán sự, sau đó mới cho cán sự chủ động điều khiển, giáo viên đi hỗ trợ, giúp đỡ sửa sai cho từng em ( nhóm ,tổ ) Để các em tập đều và đẹp thì ở mỗi động tác giáo viên cũng cần nhắc học sinh nắm hướng quay của mặt. Điều đó giúp cho các em quan sát và tự chỉnh sửa được một số chi tiết của động tác. Ví dụ: Động tác 6:toàn thân - Nhịp 1: : Bước chân trái theo chiều bàn chân chếch ra trước một bước ,hai Chân chạm đất bằng cả bàn chân ,đồng thời khuỵu gối ,Hai tay chống hông ,thân thẳng ,trọng tâm dồn nhiều vào chân trước - Nhịp 2 :Đưa chân trái về với chân phải,gối thẳng đông thời gập thân ,hai tay hướng hướng vào hai bàn chân ,mắt nhìn theo tay - Nhịp 3 : Đứng lên ,hai tay dang ngang ,bàn tay ngửa ,mặt hướng trước - Nhịp 4: Về TTCB - Nhịp 5,6,7,8: như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước - Động tác(Bụng và Toàn thân ) động tác của các em tập còn gò bó, không thả lỏng cơ thể, chưa kết hợp hít thở sâu ,khi gập thân bị khuỵu gối. - Giáo viên là người điều khiển cần hô nhịp chậm, động tác nhẹ nhàng và nhắc các em kết hợp với hít thở sâu và thả lỏng tích cực. - Trong khi ôn tập động tác đã học, tôi luôn thay đổi hình thức tập luyện (tổ ,nhóm ,cá nhân thi đua ) cho phong phú để các em không bị nhàm chán Ví dụ : Bài : 14 ĐỘNG TÁC NHẢY - TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ “ I. Mục tiêu bài học: - Ôn 6 động tác vươn thở ,tay ,chân ,lườn ,bụng ,toàn thân của bài TD. Biết cách thực hiện các động tác vươn thở ,tay ,chân ,lườn ,bụng ,toàn thân . - Học động tác nhảy.Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung - Học trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê “. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi. II.Địa điểm- Phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, 2-3 chiếc khăn ,tranh bài TD III.Tiến trình dạy học NỘI DUNG 1.Phần mở dầu: ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHÚC LƯỢNG GIẢNG DẠY ’ 8 HĐ1: Đội hình nhận lớp. 12 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Khởi động: - Giậm chân tại chỗ ,đếm theo nhịp. - Trò chơi: Tự chọn 2.Phần cơ bản: - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng ,toàn thân . x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x & GV 15’ 2l-3l 2lx8n - GV ( LT) điều khiển cả lớp khởi động và chơi trò chơi - GV quan sát nhắc nhở - giúp đỡ học sinh . HĐ2: Đội hình tập luyện x x x x 3-4l 2lx8n x x x x x x x x &gv - Lần 1 GV điều khiển. - HS tập đồng loạt - GV quan sát uốn nắn. - Lần 2-3 cán sự lớp điêù khiển - Học động tác nhảy - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích. - GV- Điều khiển HS tập luyện - Cán sự lớp điều khiển - GV quan sát sửa động tác sai cho HS. -Chia tổ tập luyện xxxx xxxx x &gv x xxxx x –gv quan sát sửa sai . -Tổ chức thi đua giữa các tổ -gv cho HS nhận xét-gv đánh giá 13 * Củng cố :- Ôn 7 động 1lần 2lx8n - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê 7’’ chung - GV hô cho cả lớp tập đồng loạt - Đội hình 3 hàng ngang đứng so le cự li rộng . HĐ3: Đội hình chơi x x -Mục đích : Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn ,tinh thần đoàn kết ,tính trung thực cho học sinh. x x & x 3.Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay, hát. - Cúi người thả lỏng. - Nhảy thtả lỏng. - Hệ thống bài. - Nhận xét buổi học. - Giao BTVN: 5’ x x x - GV nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - Cho HS chơi thử 1 lần - Sau đó tổ chức chơi chính thức cho HS. HĐ4: Đội hình xuống lớp x x x x x x x x & GV Tự ôn luyện ở nhà 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Trong thời gian áp dụng những giải pháp tổ chức tập luyện động tác thể dục, cũng như chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ để tập luyện,phương pháp giảng dạy, tôi thấy rằng học sinh luôn luôn yêu thích, ham học môn thể dục hơn, tham gia luyện tập một cách tự giác và tích cực. Các em luôn siêng năng và thường xuyên luyện tập, rèn luyện thân thể, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện tố chất thể lực để phát triển tốt thể chất của các em học sinh ngày càng được nâng lên. Hơn nữa tính thật thà, tính trung thực, tính khiêm tốn của học sinh được thể hiện rõ rệt. Qua đó các em đã biết vận dụng vào trong học tập, kết quả đánh giá, nhận xét của các em cũng đạt cao hơn. + Kết quả cụ thể của bài phát triển chung khối lớp 2 sau khi thực nghiệm như sau: TT Lớp Sĩ số Kết quả 14 1 2 3 4 2A 2B 2C 2D 40 40 37 35 Hoàn thành tốt SL % 18 45 19 47.5 16 43.2 14 40 Hoàn thành SL % 22 55 21 52.5 21 56.8 21 60 Chưa hoàn thành SL % 0 0 0 0 -Lớp 2A : Hoàn thành tốt trước 8 học sinh – sau 18 học sinh tăng : 25% Hoàn thành trước 24 học sinh – sau 22 học sinh giảm : 5 % Chưa hoàn thành trước 8 học sinh – sau 0 học sinh giảm : 0 % . -Lớp 2B Hoàn thành tốt trước 10 học sinh – sau 19 học sinh tăng : 22.5% Hoàn thành trước 23 học sinh – sau 21 học sinh giảm : 5 % Chưa hoàn thành trước 7 học sinh – sau 0 học sinh giảm : 0 % . -Lớp 2C Hoàn thành tốt trước 6 học sinh – sau 16 học sinh tăng : 27 % Hoàn thành trước 20 học sinh – sau 21 học sinh tăng : 2.7 % Chưa hoàn thành trước 11 học sinh – sau 0 học sinh giảm : 0 % . -Lớp 2D : Hoàn thành tốt trước 7 học sinh – sau 14 học sinh tăng : 20 % Hoàn thành trước 19 học sinh – sau 21 học sinh tăng : 15.7 % Chưa hoàn thành trước 9 học sinh – sau 0 học sinh giảm : 0 % . - Niềm yêu thích của học sinh qua những buổi tập luyện các em có những bước tiến triển vượt bậc. Qua bước đầu vận dụng những biện pháp về “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng học bài Thể dục phát triển chung lớp 2 ” như trên và cách làm mới để giảng dạy môn thể dục nói chung và phân môn bài thể dục phát triển chung khối 2 nói riêng, tôi thấy chất lượng môn học và sức khỏe của các em được nâng lên rõ rệt. Qua bảng thống kê trên, ta thấy mức độ hoàn thành tốt trong kiểm tra đánh giá học sinh khi thực nghiệm nghiên cứu có sự tiến bộ hơn nhiều so với kết quả ban đầu. * Kết quả môn thể dục dự thi cấp thành phố: Từ việc rèn luyện tốt bài thể dục thể lực của các em đã được nâng lên rõ rệt mà trong những năm học qua học sinh nhà trường tham dự thi cấp thành phố, cấp tỉnh đã đạt được nhiều thành tích trong phong trào thể dục thể thao . Năm học 2016 – 2017 học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố đã đạt được 1giải nhất đồng đội môn Bóng đá nhi đồng ,1giải nhì môn võ Vovinam nữ. Năm học 2019 – 2020 nhà trường có học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi HKPĐ cấp Thành phố đã đạt được : 4 giải Nhất ,2 giải Nhì ,4 giải 3 .Trong đó có 2 em đạt giải Nhì cấp Tỉnh môn: Bóng đá 15 3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Giáo dục thể chất là đào tạo con người phát triển toàn diện Bác Hồ nói : “ Mọi người dân khỏe là tổ quốc mạnh ”, có đạo đức, trí thức và sức khỏe là góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh .Phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật lứa tuổi và giới tính. Góp phần giáo dục đạo đức, rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui chơi có tổ chức kỷ luật, tạo tiền đề nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Do đó, là giáo viên chúng ta phải thường xuyên trau dồi kiến thức hơn nữa, tìm ra phương pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn để đưa giáo dục thể chất ngày càng phát triển. Trong quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp để uốn nắn sứa sai cho học sinh, khi thực hiện động tác thể dục, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là: Trước hết người giáo viên phải tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh, nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe của từng em để có biện pháp giảng dạy phù hợp. Hai là: Để giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải nghiên cứu kỹ các tài liệu tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy, sách báo giáo dục thời đại…để lập kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ba là: Phải chuẩn bị và kiểm tra sân bãi, dụng cụ kỹ càng, cẩn thận trước khi dạy. Đây là điểm quan trọng để tạo nên thành công của giờ dạy. Bốn là: Phải bồi dưỡng được một đội ngũ cán sự lớp nhiệt tình, có trách nhiệm, có biện pháp để tổ chức hướng dẫn cho các thành viên trong tổ, lớp hoạt động. Năm là: Sau mỗi tiết dạy phải phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm ghi vào nhật ký để giờ dạy sau đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Kiến nghị Để có điều kiện tập luyện môn Thể dục, phát triển tốt về thể chất, tôi có vài yêu cầu đề xuất đến các cấp: - Nhà trường và chính quyền địa phương, hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp sân chơi bãi tập. - Tổ chức thường xuyên phong trào thể dục thể thao để các em tham gia vui chơi trong năm học, để có tinh thần tự tập ở nhà. - Nhà trường và phụ huynh cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Trên đậy là kinh nghiệm nhỏ của tôi về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học bài Thể dục phát triển chung lớp 2. Bản thân tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu thêm các tài liệu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, dự giờ, đánh giá, thao giảng, hội thảo , học chuyên đề. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Thể dục được tốt hơn. Với quỹ thời gian không dài, năng lực của tôi còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài của tôi sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong nhận được ý 16 kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện được tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 .năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trần Thị Hồng DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN Stt Tên đề tài Năm Xếp loại Cấp Tỉnh 17 /TP 1 2 3 4 5 6 - Phát huy tính thiết thực ,phân nhóm luyện tập nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Thể dục - Phát huy tính tích cực phân nhóm luyện tập nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Thể dục - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt bài thể dục phát triển chung - Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Thể dục - Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Thể dục - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung đạt kết quả cao . 2009-2010 B Huyện 2009-2010 C Tỉnh 2012-2013 C TP 2013-2014 A TP 2013-2014 B Tỉnh 2016-2017 B Tỉnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình sinh lý học TDTT-Nhà xuất bản 1995 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất