Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả theo vùng miền cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả theo vùng miền cho học sinh lớp 3

.DOC
4
1199
85

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học, là môn học công cụ để học tập các môn học khác và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt. Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi phân môn mang đến cho học sinh những nhiệm vụ giáo dục riêng nhưng lại cùng chung mục tiêu giáo dục. Xu thế phát triển chương trình và đổi mới về sách giáo khoa của giáo dục tiểu học đòi hỏi phải khẩn trương điều chỉnh cách soạn thảo chương trình và biên soạn sách giáo khoa ở trường tiểu học cho 4 trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng là :Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình. Chương trình tiểu học mới nhằm kế thừa và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ, cùng với những đổi mới về nội dung dạy học. Là sự đổi mới của phương pháp dạy học và tăng cường thời lượng học tập nhằm khuyến khích các trường lớp dạy học nhiều hơn 5 buổi/tuần, tiến tới dạy 2 buổi/ngày. Yêu cầu dạy và học ngày càng nâng cao hơn để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng. Trong thực tế dạy học hiện nay, tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả rất phổ biến. Như chúng ta đã biết, ở tiểu học chính tả là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng. Chính tả (chính: đúng, tả: viết) theo nghĩa rộng là những quy định về cách viết đúng đối với mỗi từ ngữ bao gồm cả tên người, tên địa lý, tên các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài và sử dụng các dấu câu… để thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là phải đầu tư việc rèn luyện đọc và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực viết chữ cho học sinh để học tốt hơn trong học tập các môn học khác vừa giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo về chính tả. Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng ngành giáo dục. Để học sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt. Như vậy mỗi giáo viên phải tự biến quá trình dạy học của mình thành quá trình học của học sinh, biết dạy cho học sinh cách học và tự học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ sư phạm, luôn luôn tìm tòi sáng tạo, có sáng kiến mới trong dạy học, nắm vững nội dung, kiến thức, điều kiện thực tế lớp mình dạy, trang bị cho mình một vốn kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Giáo viên cần sớm tiến hành điều tra lỗi chính tả ở địa bàn mình công tác để có biện pháp sửa sai kịp thời cho học sinh có hiệu quả học tập tốt hơn. Nếu không khắc phục kịp thời được tình trạng này việc mắc lỗi chính tả sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập cũng như trong giao tiếp của các em. Bởi môn học chính tả là môn học công cụ, là nơi bắt nguồn cho giao tiếp cũng như tiếp thu tri thức trên con đường học tập của trẻ. Khi trẻ đến trường tham gia học tập là lúc trẻ bắt đầu học tập ngôn ngữ nói và viết. Đồng thời sử dụng nó để tiếp thu tri thức. Chính vì thế, việc mắc lỗi chính tả không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho trẻ gặp khó khăn lớn trong giao tiếp, cũng như trong học tập. Là một giáo viên tiểu học đang trực tiếp đứng lớp, bản thân tôi thấy việc mắc lỗi chính tả của học sinh là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và khắc phục kịp thời. Do đó tôi đã chọn đề tài “Lỗi chính tả của học sinh lớp 3C2, trường tiểu học ............... và cách khắc phục”. Làm hướng tìm hiểu và nghiên cứu. 2) Phạm vi nghiên cứu : Chính tả là một trong những phân môn hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt, việc hình thành và phát triển năng lực chính tả cho học sinh ở trường tiểu học thường được thực hiện hai hình thức: Dạy cái đúng và sửa cái sai trong chương trình Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện các kỹ năng viết qua các hình thức tập chép, tập viết và chính tả. Khi giáo dục được đổi mới, chữ viết được sử dụng trên một phương diện rộng lớn, việc viết đúng chính tả là một yêu cầu không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Nội dung các bài chính tả chủ yếu được thể hiện trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn ngoài những tài liệu chính thức dùng trong nhà trường, như sách giáo khoa, sách hướng dẫn vở tập viết và vở bài tập.... còn có những công trình nghiên cứu về việc nâng cao năng lực chính tả cho học sinh trong công cuộc đổi mới hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Do đó nếu chính tả chưa thành thạo sẽ cản trở quá trình tìm hiểu đó của học sinh. Vì thế việc nghiên cứu lỗi chính tả của học sinh tiểu học và cách khắc phục là một vấn đề mang tính trọng tâm cần phải thực hiện một cách nghiêm túc để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong quan điểm dạy học mới. Trong công tác giáo dục ở tiểu học, nhiệm vụ của người thầy giáo là cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh. Vì vậy Qua nghiên cứu và tìm hiểu trước đây còn mang tính chung chung chưa thực sự vào những đối tượng cụ thể. Do đó để tìm hiểu kỹ hơn đặc biệt những lỗi mà các em học sinh ở trường tiểu học ............... thường mắc phải. Nên tôi quyết định khảo sát nghiên cứu về lỗi chính tả ở học sinh lớp 3C2 và đề ra biện pháp khắc phục cho học sinh, góp phần vào sự thành công trong đổi mới của giáo dục nước nhà. PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG 1. Nghiên cứu tình hình: 1.1/ Những lỗi chính tả học sinh thường gặp :  * Lỗi chính tả của học sinh là hình thức viết sai quy tắc chính tả theo cấu trúc chính tả hiện hành của Tiếng Việt.  Xét về quy tắc, lỗi chính tả thường xảy ra với hai quy tắc : -Lỗi viết sai do phát âm không đúng với âm chuẩn Tiếng Việt. -Lỗi viết sai do sai nguyên tắc chính tả hiện hành .  Lỗi viết sai do phát âm không đúng với âm chuẩn Tiếng Việt : Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ thống nhất, có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba “giọng” nói khác nhau “giọng” miền Bắc, “giọng” miền Trung, “giọng” miền Nam tương ứng với ba vùng phương ngữ theo cách chia tách của các nhà nghiên cứu: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ. Mỗi một vùng phương ngữ có những cách phát âm tiếng việt khác nhau. Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Bên cạnh đó do học sinh không hình thành được một cách rõ ràng biểu tượng âm thanh thính giác và chưa nắm vững quy tắc ghép chữ cái ghi âm tiết. Các em viết sai chính tả cũng là do không chú ý khi viết bài. Vì vậy mà một âm tiết được viết thành những cách khác nhau ở từng học sinh. Loại lỗi này thường là lỗi sai phụ âm đầu do không phân biệt được : n/l;ch/tr;s/x;r/gi/d.  Lỗi do vi phạm quy tắc chính tả hiện hành : Lỗi do phạm quy tắc chính tả hiện hành là loại lỗi do học sinh không nắm được quy tắc của cách viết chính tả Tiếng Việt hiện nay. Lỗi này được phân ra các loại sau : - Lỗi do học sinh viết ẩu, cẩu thả lẫn lộn giữa chữ in và chữ thường. Lỗi này chủ yếu rơi vào các chữ sau đây là nhiều nhất: c/C, x/X, b/B, p/P, v/V, s/S , k/K; g/G. - Lỗi do bất hợp lý về chữ viết (học sinh không nắm được chính tự ngữ pháp Tiếng Việt) thể hiện việc viết lẫn lộn ở các trường hợp sau : + c/k/q; ngh/ng; gh/g; d/gi; y/i: dao/giao; dài/dày; nghĩnh/ngĩnh; nghe/nge,… + tr/ch: trong/chong; trắng/chắng; trước/chước; trên/chên; tròn/chòn + gi/d: giận/dận; dân/giân; dan/gian  Xét về loại, lỗi chính tả xảy ra với một số loại sau : - Lỗi sai cả tiếng : là loại lỗi khi học sinh viết không đúng quy tắc nên sai cả tiếng. Về lỗi sai này nguyên nhân là do học sinh không chú nghe giáo viên đọc, không nhớ mặt chữ nên dẫn đến viết sai, viết thiếu. - Lỗi sai phụ âm đầu : là loại lỗi khi viết bị sai những phụ âm đầu bị sai. Lỗi này thường xẩy ra do các em phát âm theo tiếng địa phương, giáo viên đọc có nhiều tiếng gió dẫn đến học sinh nghe không rõ phụ âm đầu thường sai là: ch/tr; x/s; n/l; r/d/gi,… -Lỗi sai phần vần: Lỗi này thường viết sai ở các vần như: ân/ âng; inh /in; an/ang; ăn/ăng;… lỗi này thường có nhiều nguyên nhân. Có thể do học sinh không nắm chắc chữ viết, nhưng cũng có thể do một số giáo viên khi đọc không chuẩn dẫn tới học sinh viết sai. -Lỗi viết sai dấu thanh: Lỗi này học sinh thương mắc ở dấu ~/?; dấu sắc/ dấu huyền. Ví dụ: đã/đả; chõng/ chọng; cá/ cà… - Lỗi khác (viết hoa tuỳ tiện, các dấu câu) : loại lỗi này khá phổ biến, tuy không nhiều lỗi như phụ âm đầu hay vần nhưng số lượng học sinh mắc lỗi tương đối nhiều. Chiếm tỷ lệ cao là lỗi viết hoa. Nguyên nhân của nó là do các em thường viết ẩu, không cân nhắc kỹ càng trước khi viết hoặc chưa nắm vững quy tắc viết hoa, quy tắc sử dụng dấu câu. 1.2/ Nguyên nhân mắc lỗi chihs tả của học sinh : Qua kết quả khảo sát bài làm của học sinh lớp 3C2, trường tiểu học ............... còn mắc lỗi chính tả khá nhiều. Các loại lỗi không giống nhau. Nhiều nhất là lỗi về vần các em còn viết sai với số lỗi khá lớn. Lỗi về phụ âm đầu học sinh cũng phạm lỗi tương đối nhiều. Còn lỗi về sai dấu thanh và sai cả tiếng tuy không nhiều như hai loại lỗi trên nhưng cũng đủ để báo động về khả năng viết chính tả của học sinh ở đây. Về nguyên nhân của việc mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 3C2 trường tiểu học ............... chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân sau : ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ BẤM VÀO ĐÂY: http://tailieugiaoduc.edu.vn/t.aspx?id=328
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất