Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện...

Tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

.PDF
108
3927
92

Mô tả:

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hà Trang i Lờii cảm n c m ơn Tác giả khoá luận xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Th.s. Trương Thị Thanh Thoài – người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Tiến sĩ, Thạc sĩ, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy sinh viên sư phạm Mầm non, Thư viện trường Đại học Quảng Bình cùng các giáo viên của trường Mầm non Ba Đồn đã nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè… đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình học tập. Đồng Hới, tháng 6 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Hà Trang ii Danh mục các từ viết tắt Kí hiệu LQTPVH NXB Chú giải Làm quen tác phẩm văn học Nhà xuất bản NXBGD Nhà xuất bản giáo dục iii MỤC LỤC Lời cam đoan……………………….………………………………………...i Lời cảm ơn………………………………………..…………………………..ii Danh mục các từ viết tắt………….……………………….………………….iii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….5 3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……………………………….8 5. Giả thuyết khoa học………………………………………………………...8 6. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………8 7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...9 8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu…………………………………...10 9. Bố cục của khóa luận……………………………………………………...10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN 1.1. Cơ sở lý luận của việc hướng dẫn trẻ 3 - 4 cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện ........................................................................................................... 11 1.1.1. Đặc điểm thơ, truyện trong chương trình làm quen văn học với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ tác phẩm văn học...................................................... 11 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện ................................................................................ 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tác phẩm thơ, truyện ........................................................................................................... 29 1.2.1. Về chương trình LQTPVH dành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi .............. 29 1.2.2. Về phương pháp hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi làm quen thơ, truyện ở trường Mầm non ...................................................................................................... 33 1.2.3.Về kết quả cảm thụ tác phẩm thơ, truyện đạt được ở trẻ ...................... 36 Chương 2: BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN 2.1. Chuẩn bị tốt tầm đón nhận ở trẻ trước khi LQTPVH ............................. 37 2.2. Thu hút sự chú ý của trẻ trong quá trình tiếp cận văn bản tác phẩm ....... 38 2.3. Đàm thoại, giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu tác phẩm ........................ 42 2.5. Luyện tập cho trẻ thể hiện tác phẩm thơ, truyện .................................... 44 2.5.1. Tập cho trẻ kể lại truyện ..................................................................... 45 2.5.2. Tập cho trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm .................................................... 46 1 2.5.3. Tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo cốt truyện .................................. 48 2.6. Tổ chức hoạt động bổ trợ trong quá trình LQTPVH .............................. 52 2.7. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động LQTPVH ....................... 53 2.7.1. Tổ chức hoạt động làm quen thơ, truyện ............................................. 53 2.7.2. Tổ chức cho trẻ làm quen các tác phẩm thơ, truyện trong các giờ học khác.............................................................................................................. 64 2.7.3. Tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm thơ, truyện trong giờ hoạt động góc ..................................................................................................... 64 2.7.4. Cho trẻ làm quen tác phẩm thơ, truyện qua các hoạt động ngoài giờ .. 65 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 66 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ......................................... 66 3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm...................................................... 67 3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 67 3.5. Quá trình tổ chức thực nghiệm .............................................................. 67 3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận .................................................................................................... 74 2. Kiến nghị.................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Vì thế chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước. Chiến lược này được cụ thể hoá trong xây dựng chương trình giáo dục mầm non. Trong đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 – 2015, quan điểm trọng tâm là đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, trong đó có xã hội hoá giáo dục Mầm non. Hiện nay Bộ giáo dục đào tạo và Vụ giáo dục Mầm non chủ trương cải tiến nội dung giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên, xã hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trong đó cho trẻ làm quen tác phẩm văn học (LQTPVH) được xem là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Việc đổi mới phương pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học, hướng tới mục tiêu sử dụng tác phẩm văn học giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ là việc làm cấp thiết đòi hỏi nhiều tâm huyết của các nhà quản lý, các nhà giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Mầm non. 1.2. Là một loại hình nghệ thuật, văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Cho trẻ LQTPVH là một trong những hoạt động chủ yếu ở trường Mầm non, thông qua hoạt động truyền khẩu, vui chơi giáo viên giúp trẻ bước đầu cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Đặc biệt là với lứa tuổi Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thì hoạt động LQTPVH đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú ý đến con người, nuôi dưỡng và phát 3 triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ có cấu trúc ngữ pháp đúng. 1.3. Để đạt được những mục đích mà các tác phẩm thơ, truyện mang lại cho trẻ thì điều quan trọng nhất là trẻ phải cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – Ngôn ngữ – Tình cảm xã hội. Trẻ Mầm non chưa biết chữ, năng lực và vốn sống, vốn kinh nghiệm chưa đủ để có thể tự mình tiếp cận tác phẩm, chưa có khả năng cảm thụ một cách toàn diện, sâu sắc vẻ đẹp của các sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non trong việc hướng dẫn trẻ tiếp cận và cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Đòi hỏi người giáo viên phải có suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học. Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thì quá trình làm quen với các tác phẩm thơ, truyện phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ được khả năng cảm thụ thơ, truyện của mình. Thực tiễn giáo dục Mầm non hiện nay trẻ Mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi khả năng cảm thụ và bộc lộ cảm xúc khi tiếp cận với các tác phẩm thơ, truyện còn nhiều hạn chế. Trẻ chưa diễn đạt được bằng những ngôn ngữ cũng như chưa tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng phân tích, cảm nhận các tác phẩm thơ, truyện còn yếu, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa chưa bộc lộ cảm xúc cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Việc giúp trẻ mầm non cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện đã được tiến hành nghiên cứu nhiều qua các chuyên đề cho trẻ LQTPVH. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các tác phẩm thơ, truyện trong việc giáo dục trẻ. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Ở nước ngoài Vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề cho trẻ mẫu giáo LQTPVH nói chung, các tác phẩm thơ, truyện nói riêng được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu. Người ta đã nghiên cứu cảm thụ thẩm mỹ thông qua sự cảm thụ tác phẩm văn học. Nghiên cứu đặc điểm cảm thụ văn học ở trẻ mẫu giáo. Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo dựa trên sự cảm thụ các tác phẩm văn học. Nghiên cứu các phương pháp cho trẻ LQTPVH theo các mục đích khác nhau… Trong công trình nghiên cứu của mình nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga L.X Vưgốtxki nói rằng nghệ thuật là hành vi sáng tạo. Theo ông không thể dạy được sự sáng tạo nghệ thuật nhưng điều đó không có nghĩa là người giáo viên không thể tác động lên sự sáng tạo ra biểu hiện của nó [42]. Nhà nghiên cứu nghệ thuật B.M. Treplop khẳng định “Nghệ thuật bao trùm sâu rộng lên các phương diện khác nhau của tâm lý con người cả tưởng tượng, tình cảm, trí tuệ và nghị lực” ý nghĩa to lớn của nghệ thuật thể hiện trong sự phát triển ý thức và tự ý thức, trong giáo dục tình cảm đạo đức và hình thành thế giới quan của con người. Vì vậy nghệ thuật là một trong những phương diện phát triển nhân cách toàn diện. Với trẻ lứa tuổi tiền học đường thì sự cảm thụ và hiểu biết các tác phẩm văn học không phải là một hình thức có sẵn, nó được hình thành ở trẻ mẫu giáo trong mối liên hệ thường xuyên với tác phẩm văn học. Sự cảm thụ này được tạo nên nhờ sự giáo dục và dạy dỗ phải dựa trên việc tổ chức một quá trình sư phạm tỉ mỉ, dựa trên phương pháp chung của sự kết hợp giữa giáo dục thẩm mỹ và việc dạy các tác phẩm nghệ thuật, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc làm của giáo viên và trẻ em, khơi gợi xúc cảm, thúc đẩy sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ em. Chính nhờ quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo có thể hiểu được (ở một mức độ nào đó) nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học, phân biệt được biểu tượng nghệ thuật và hiện thực, có khả năng xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật. Muốn giúp trẻ cảm thụ văn học được tốt, các nhà sư phạm người Nga M.K. Bôgôliupxkaia và V.V. Sepstenko trong công trình nghiên cứu Đọc và kể chuyện 5 văn học ở vườn trẻ [2] đã nhấn mạnh tới những yêu cầu của người giáo viên trong việc đọc và kể chuyện văn học cho trẻ ở trường mẫu giáo, những yêu cầu đó bao gồm cả nắm vững tri thức về cốt truyện, về thanh điệu, về âm hưởng cơ bản của các tác phẩm văn học, những thủ thuật đọc kể… Để truyền thụ và diễn đạt các tác phẩm một cách ấn tượng nhất, sâu sắc nhất đối với trẻ, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm, ghi nhớ và sống tiếp với những gì mà văn học đã đề ra. Muốn trẻ hứng thú với đọc và khả năng nghe tốt còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên mầm non. Trong công trình Văn hoá văn học ở trường mẫu giáo các tác giả người Ba Lan Stanis Lawa Fryciegô, Iabeli Kariowskiej Lewanskie đã nhấn mạnh giáo viên phải là người có kiến thức, có tài về tổ chức là người nắm vững giá trị văn bản tác phẩm, nắm vững hình thức nghệ thuật của nó. Đồng thời giáo viên phải biết cách truyền đạt sinh động những giá trị ấy để kích thích sự tiếp nhận đúng hướng và đầy hứng thú đối với tác phẩm. Các tác giả nêu lên sự cần thiết phải nói chuyện về tác phẩm, động viên các cháu có nhận định của mình vềcác nhân vật của tác phẩm, hướng dẫn trẻ tự bộc lộ sáng tạo và hoà nhập vào các hoạt động nghệ thuật. 2.2 Ở trong nước Ở Việt Nam nước ta trong 2 thập kỉ trở lại đây các phương pháp cho trẻ LQTPVH cũng đã được đề cập tới song chưa nhiều. Công trình nghiên cứu Hình thành sự cảm thụ nghệ thuật các tác phẩm văn học ở trẻ mẫu giáo lớn của PTS Lê Thị Ánh Tuyết [31] là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục mẫu giáo về cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong nghiên cứu này tác giả nêu lên những đặc điểm thực tế của các tác phẩm văn học ở trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non Việt Nam. Làm sáng tỏ mức độ cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo lớn. Tác giả Nguyễn Thu Thuỷ trong cuốn sách Giáo dục trẻ mẫu giáo qua thơ, truyện [29] đã đưa ra một số phương pháp cho trẻ LQTPVH, nhưng chỉ dừng lại ở phương pháp đọc, kể của giáo viên là chủ yếu mà chưa đề cập đến việc làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Khi đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, các tác giả Phạm Thị Việt, Lê Thị Ánh Tuyết, Cao 6 Đức Tiến trong công trình nghiên cứu Văn học và phương pháp cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học [30] các tác giả đã chú ý tới sự gần gũi phù hợp, tự nhiên bắt nguồn từ tâm sinh lý trẻ với các thể loại văn học dân gian từ đó đề xuất các phương pháp giúp trẻ tiếp xúc với các phẩm văn học. Phó tiến sĩ Hà Nguyễn Kim Giang trong các nghiên cứu của mình đã khẳng định ngôn ngữ nghệ thuật ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, tâm hồn của trẻ đặc biệt là sự nhạy cảm thẩm mĩ, sáng tạo ngôn ngữ. Cũng như công trình Văn học và phương pháp cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học của nhóm tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết, Cao Đức Tiến, Phạm Thị Việt, tác giả Hà Nguyễn Kim Giang đã nhấn mạnh các phương pháp cơ bản cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học như đọc và kể các tác phẩm có nghệ thuật, trao đổi gợi mở, sử dụng các phương tiện đồ dùng trực quan và đưa trẻ vào văn học nghệ thuật. [13] Mấy năm gần đây cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên mầm non cũng đề cập đến lĩnh vực này như Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học (Sáng kiến kinh nghiệm, 2010, Nguyễn Thị Phương), Những biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học (Sáng kiến kinh nghiệm, 2010, Nguyễn Thị Hồng Hạnh) có cập nhật đến vị trí văn học trong giáo dục, và cũng đã đưa ra được một số biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học nhưng chưa chuyên sâu. Chúng tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu và đưa ra biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện dành riêng cho lứa tuổi mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành quả của các tác giả đi trước chúng tôi đã bước đầu hệ thống hoá và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn mang tính khả thi. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện nhằm góp phần giúp các giáo viên tổ chức tốt hoạt động cho trẻ LQTPVH ở trường mầm non. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện giành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào việc xây dựng các biện pháp hướng dẫn trẻ LQTPVH để trẻ có thể tiếp nhận tác phẩm tốt hơn. - Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên trẻ 3 – 4 tuổi trường mầm non Ba Đồn – Thị xã Ba Đồn – Tỉnh Quảng Bình. 5. Giả thuyết khoa học Nếu những biện pháp đề tài đưa ra phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với nội dung, hình thức tác phẩm và được ứng dụng một cách khoa học các phương tiện dạy học hiện đại thì sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 3 - 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Cụ thể đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các lĩnh vực học có liên quan thuộc ngôn ngữ học, giáo dục học, tâm lý học sư phạm, phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm tạo cơ sở lý luận cho đề tài. Nghiên cứu thực tiễn về mục tiêu giáo dục và chương trình làm quen văn học dành cho trẻ 3 – 4 tuổi và phương pháp hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi làm quen thơ, truyện. Trên cơ sở đó phân tích và rút ra được kết luận sư phạm nhằm định hướng cho việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. - Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá khả năng đưa ra các biện pháp vào thực tế dạy học ở trường Mầm non. 7. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát để thấy được biểu hiện khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ ở trường mầm non. - Dự giờ, đánh giá các kết quả mà giáo viên mầm non cho trẻ thực hiện. 8 7.2.2. Phương pháp đàm thoại - Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ, truyện mà họ đã tiến hành trước và sau khi chúng tôi nghiên cứu, các biện pháp khác nhau mà họ đã sử dụng trong hoạt động này. - Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi qua các hoạt động trong ngày cũng như trong hoạt động LQTPVH để tìm hiểu về mức độ nhận thức và khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng anket - Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc giúp trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. - Dự giờ, trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện và đề ra kết luận chính xác, khoa học, rút ra bài học cho bản thân. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đó đối với khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong hoạt động LQTPVH. - Đối tượng thực nghiệm: Trẻ 3 – 4 tuổi trường Mầm non Ba Đồn. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở quan sát và điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận thức của giáo viên và mức độ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện của trẻ mẫu giáo bé 34 tuổi. 8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu - Đề tài góp phần hệ thống các vấn đề lý luận về các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện. - Đề tài đã xây dựng được một số giáo án thơ, truyện cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi mang tính thực tiễn, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm thơ, truyện một cách tốt nhất. - Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với các tác phẩm thơ, truyện. 9 9. Bố cục của khoá luận Khoá luận gồm những phần sau: Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài, bố cục khoá luận. Phần nội dung gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tác phẩm thơ, truyện. Chương 2: Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Phần kết luận và kiến nghị: Những kết quả đạt được của khoá luận - Tài liệu tham khảo: Thống kê 42 tài liệu đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Phần phụ lục: Giới thiệu phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về thực trạng hoạt động cho trẻ 3 – 4 tuổi LQTPVH ở trường Mầm non, Phiếu đánh giá kết quả hoạt động, 5 giáo án mẫu và kịch bản truyện. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN 1.1. Cơ sở lý luận của việc hướng dẫn trẻ 3 - 4 cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện 1.1.1. Đặc điểm thơ, truyện trong chương trình làm quen văn học với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ tác phẩm văn học 1.1.1.1. Đặc điểm thơ, truyện trong chương trình làm quen văn học dành cho trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi Văn học giành cho lứa tuổi Mầm non cũng nằm trong nghệ thuật văn học nói chung, vì thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu phản ánh hiện thực. Nhưng do đối tượng phục vụ chủ yếu là những “bạn đọc” chưa biết đọc, chưa biết viết nên văn học giành cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non còn có những đặc điểm riêng: - Về thể loại: Bao gồm văn học dân gian và văn học hiện đại. + Thơ ca dân gian: Ở độ tuổi 4 – 6 tuổi trẻ được làm quen với thơ lục bát, ca dao, đồng dao… Nhưng ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi với thể loại thơ ca dân gian thì trẻ chỉ được làm quen với ca dao, đồng dao. + Thơ hiện đại giành cho trẻ 3 – 4 tuổi: có thơ người lớn viết cho trẻ nhỏ, tiêu biểu như thơ Phạm Hổ, Võ Quảng, Nhược Thuỷ, Phương Hoa, Tú mỡ, Xuân Tửu… và thơ của chính các em thiếu nhi, tiêu biểu như: Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Liên, Chu Hồng Quý, Phan Thị Vàng Anh… + Truyện dân gian: Trẻ 4 – 6 tuổi được làm quen với nhiều thể loại truyện dân gian như: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết. Còn ở trẻ 3 – 4 tuổi chỉ làm quen với một số thể loại như: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. + Truyện hiện đại giành cho trẻ 3 – 4 tuổi: có một số tác giả như Phong Thu, Viết linh, Thu Hồng… + Truyện nước ngoài giành cho trẻ 3 – 4 tuổi có một số câu truyện như : “Nhổ củ cải”, phỏng theo truyện dân gian Nga; “Cún con ngặc nhiên vì điều gì”, phỏng 11 theo truyện cùng tên của V. Goliavkin – Liên Xô; “Bông hoa cúc trắng”, phỏng theo truyện cổ Nhật Bản; “Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”, phỏng dịch theo truyện nước ngoài. - Về nội dung: Các tác phẩm thơ, truyện được tuyển chọn cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen xoay quanh phản ánh các chủ đề về đời sống tự nhiên và xã hội gần gũi với trẻ. Còn ở lớp 4 – 5 tuổi thì ngoài những chủ đề trên trẻ còn được làm quen thêm các chủ đề như: lịch sử, Bác Hồ. Lớp 5 – 6 tuổi có thêm chủ đề: quan hệ giàu nghèo… Ngoài những đặc điểm chung của nghệ thuật văn chương. Văn học dành cho trẻ 3 – 4 tuổi còn mang những đặc điểm sau: - Sự hồn nhiên, ngây thơ Hồn nhiên, ngây thơ vốn là bản tính của trẻ Mầm non và đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi vì thế các tác phẩm thơ, truyện có trong chương trình LQTPVH dành cho trẻ ở độ tuổi này cũng có những nét riêng về sự hồn nhiên, ngây thơ. Ví dụ: Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một cái bút chì Và mang một mẫu bánh mì con con. (Phan Thị Vàng Anh,Mèo con đi học) Bé cài nơ hồng Rung rinh nhịp bước Bướm trắng lượn hồng Theo nơ đến lớp (Xuân Hoài, Đến lớp) - Sự ngắn gọn, rõ ràng Thơ, truyện dành cho trẻ Mầm non cần phải ngắn gọn, rõ ràng. Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tuy tư duy của trẻ đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan – 12 hình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hành động nên những tác phẩm thơ, truyện dành cho lứa tuổi này phải có sự ngắn gọn, rõ ràng hơn so với độ tuổi 4 – 5 tuổi và 5 – 6 tuổi. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức tạp phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định hướng, ví dụ: Dán hoa tặng mẹ, Bé và mèo, Ai đáng khen nhiều hơn, chú vịt xám… Truyện thường có kết cấu đối lập, tương phản, giúp cho trẻ dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu truyện và trẻ có thể chập chững kể lại truyện. Ví dụ : Ai đáng khen nhiều hơn, Xe Lu và Xe Ca, Bác Gấu Đen và hai chú thỏ… Dạng phổ biến thơ được lựa chọn đưa vào chương trình LQTPVH cho trẻ 3 – 4 tuổi là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, một thể loại văn học dân gian rất gần với trẻ thơ, câu thơ ngắn, vui nhộn; các em vừa đọc vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ. Ví dụ: Cây dây leo Bé tẻo teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghểnh cổ Lên trời cao Hỏi: “Vì sao?” Cây trả lời: Ra ngoài trời, Cho dễ thở… (Xuân Tửu, Cây dây leo) 13 Hoặc: Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện. Hay chăng dây điện Là con nhện con. Ăn no quay tròn Là cối xay lúa… (Trần Đăng Khoa, Kể cho bé nghe) Sự rõ ràng của văn học dành cho trẻ em lứa tuổi này còn được thể hiện ở ý nghĩa của từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ: Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn. Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công. (Phạm Hổ, Rong và cá) Hay như đoạn văn sau đây: Thế rồi, ngày qua ngày, chiếc mầm cây lớn dần thành cây. Cây trổ lá xanh non mơn mởn và kết những nụ hoa màu hồng chúm chím. Chẳng bao lâu, nụ hoa xoè cánh thành những bông hoa rực rỡ, toả hương thơm ngát. Các bạn ong rủ nhau bay đến để hút mật hoa. Các bạn bướm cũng bay đến, lượn quanh khóm hoa và reo lên: 14 - Hoa đẹp quá, thơm quá! Cảm ơn bạn ấm sành nhé! ( Kim Tuyến, Chiếc ấm sành nở hoa) Với cách miêu tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ các sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm. - Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi, những tác phẩm có trong chương trình LQTPVH của trẻ 3 – 4 tuổi mang sắc thái sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em. Có thể nói, vần là yếu tố không thể thiếu trong thơ dành cho trẻ em. Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của các em. Ví dụ: Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. (Phạm Hổ, Bắp cải xanh) Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) lại được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn… - Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu Những bài thơ, câu truyện dành cho trẻ phải là những bài sử dụng từ ngữ rất chọn lọc, giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Đặc biệt ở lứa tuổi Mẫu giáo bé thì phải sử dụng nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ, nhiều tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc… tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của trẻ. 15 Ví dụ: Hoa sen đã nở Rực rỡ đầy hồ Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát Lá sen xanh mát Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm Sương long lanh chạy. (Nhược Thuỷ, Hồ sen) - Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện Cũng giống như lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, lớn. Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật về thơ, truyện trong chương trình LQTPVH dành cho trẻ 3 – 4 tuổi. Khác với thơ dành cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao gồm hệ thống những cảm xúc nổi niềm suy tưởng… thơ dành cho các em còn có thể “kể” lại được. Nhưng ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi vốn ngôn ngữ sống còn hạn chế, khả năng nhận biết các từ trong câu chưa hoàn chỉnh nên chương trình đã chọn những bài thơ và câu truyện có kết cấu đơn giản hơn, có thể theo trục thời gian, hai tuyến nhân vật đối lập và rõ rệt, với những đoạn lặp đi lặp lại giúp trẻ ghi nhớ các tình tiết, dễ theo dõi sự phát triển của nội dung tác phẩm. Ngoài những truyện thơ như: Mèo Hoa đi học, Bác Gấu Đen và hai chú thỏ…, những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng: Dán hoa tặng mẹ, Gấu qua cầu, Ong và Bướm, Gà trống… Xin dẫn một bài cụ thể: Con bướm trắng Lượn vườn hồng Gặp con ong Đang bay vội Bướm liền gọi Rủ đi chơi Ong trả lời 16 -Tôi còn bận, Mẹ tôi dặn: “Việc chưa xong, Đi chơi rong, Mẹ không thích”. (Nhược Thuỷ, Ong và Bướm) Bài thơ là một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện kể rằng: Vào một ngày đẹp trời, Bướm trắng đi dạo và gặp một con Ong đang bay ngang qua, Bướm trắng rủ Ong đi chơi nhưng chú Ong từ chối vì nghe lời mẹ dặn là phải làm cho xong việc mới được đi chơi. Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống thì yếu tố thơ trong truyện lại như một chất xúc tác làm cho câu truyện có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ. Mỗi câu truyện dành cho các em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của truyện sẽ làm cho bài học ấy không bị khô khan, cứng nhắc. Những truyện như Giọng hót chim Sơn Ca, Hoa Mào Gà, Chú Đỗ con… chẳng khác gì những bài thơ bằng văn xuôi, những bài thơ ca ngợi cuộc sống, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người. Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu truyện có thể còn theo các em mãi trong suốt cuộc đời. - Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Là loại hình ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và nhân thức con người. Nhất là lứa tuổi mầm non, và đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi những tác phẩm thơ, truyện càng có sự tác động nhanh nhạy. Tuy nhiên lứa tuổi này có thể “đọc” tác phẩm văn học một cách dán tiếp, tư duy lại chưa phát triển, trẻ chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, với những mối quan hệ gần gũi (gia đình, bạn bè, thầy cô) và vốn sống, vốn hiểu biết, kinh nghiệm còn hạn chế nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi tác phẩm văn học phải đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất