Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nhan_biet_va_su_dung_hieu_qua_bien_phap_tu_tu_nha...

Tài liệu Mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nhan_biet_va_su_dung_hieu_qua_bien_phap_tu_tu_nhan_hoa_trong_tieng_viet_lop_3

.DOC
41
406
70

Mô tả:

Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TIẾNG VIỆT LỚP 3” TÁC GIẢ: PHẠM THỊ THU HƯƠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN NƠI CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU Nam Định, ngày 19 tháng 5 năm 2014 Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tªn s¸ng kiÕn: “Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” 2. LÜnh vùc ¸p dông s¸ng kiÕn: Luyện từ và câu - Líp 3 3. Thêi gian ¸p dông s¸ng kiÕn: Tõ th¸ng 12/ 2013 ®Õn 30/ 4/2014 4. T¸c gi¶ Hä vµ tªn: Ph¹m ThÞ Thu H¬ng N¨m sinh: 11-9-1976 N¬i thêng tró: 1/23 ngâ An Phong, phêng Quang Trung, thµnh phè Nam §Þnh Tr×nh ®é chuyªn m«n: §¹i häc S ph¹m Chøc vô c«ng t¸c: Gi¸o viªn N¬i công tác: Trêng tiÓu häc Hå Tïng MËu 5. §¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn Tªn ®¬n vÞ: Trêng tiÓu häc Hå Tïng MËu §Þa chØ : 63 V¨n Cao §iÖn tho¹i: 0350 3843 133 I. §iÒu kiÖn hoµn c¶nh t¹o ra s¸ng kiÕn Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan trọng nhất. Với tính chất là một môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu quý Tiếng Việt. Dạy Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập mà bước đầu là các kĩ năng nghe, nói đọc viết và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua môn Tiếng Việt, giáo viên rèn cho học sinh năng lực tư duy, khả năng quan sát, óc tưởng tượng, óc thẩm mỹ...Giáo dục cho học sinh những tư tưởng đạo đức trong sáng, lành mạnh. Chương trình Tiếng Việt đặt ra các mục tiêu cụ thể để phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Tất cả các kỹ năng đó đều được cụ thể hoá trong từng phân môn của môn học này trong đó biện pháp tu từ nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu góp phần không nhỏ làm nên điều này. Tuy nhiên, là một nội dung mới nên việc dạy học biện pháp tu từ nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu còn gặp nhiều những vướng mắc. Làm thế nào để việc dạy và học có hiệu quả, học sinh hứng thú học tập, cảm nhận được cái hay, cái đẹp thông qua tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa? Đồng thời việc dạy và học đó cũng đảm bảo đúng yêu cầu đặc trưng môn học. Từ những lý do trên, tôi đã nảy sinh và áp dụng sáng kiến nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học trong phân môn Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác trong môn tiếng Việt. II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY 1. Về Kiến thức: Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn về phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít, chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép giữa các Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng việt. Mặt khác chúng ta thấy rằng mục tiêu của phân môn “Luyện từ và câu” là rèn kỹ năng nó khác với phương pháp dạy học cũ chủ yếu là cung cấp kiến thức do vậy việc rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và thực hiện bài tập vận dụng biện pháp nhân hóa trong dạy và học kết quả chưa cao. Chẳng hạn: - Phần nhận biết biện pháp nhân hóa chỉ mới mức độ nhận biết sự vật được nhận hóa qua câu thơ, câu văn chứ chưa phát huy được cảm nhận cũng như cách viết đoạn văn, câu thơ có hình ảnh nhân hóa. 2. Về cách dạy: * Do kh¶ n¨ng nhận thức cña häc sinh cßn dõng l¹i ë møc ®é ®¬n gi¶n nªn viÖc c¶m thô nghÖ thuËt tu tõ nh©n ho¸ cßn h¹n chÕ. Hơn nữa vèn kiÕn thøc sơ giản học sinh chỉ míi biÕt mét c¸ch cô thÓ. * Một số tiết dạy Tiếng Việt còn nhiều hạn chế - giáo viên lúng túng, học sinh chưa sử dụng thành thạo biện pháp nhân hóa trong khi cảm nhận cũng như trong khi viết câu văn hay sinh động cho nên học sinh không hứng thú trong học tập vì vậy hiệu quả còn hạn chế. Chính vì thế người giáo viên phải nắm chắc kiến thức về nhân hóa sau đó mới lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động học tập cho HS, giúp các em nắm bắt lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em vẫn còn khó khăn, lúng túng trong việc nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa của phân môn Luyện từ và câu. Trước thực tế khó khăn đó, tôi không khỏi băn khoăn trăn trở, với suy nghĩ “Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Sau đây là một ví dụ bài tập và kết quả khảo sát lĩnh hội biện pháp nhân hóa của học sinh mà tôi đã vận dụng khảo sát đầu năm học: Bài tập: Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc bài thơ sau: Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi! Mưa! Mưa xuống thật rồi Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc. Chớp bỗng lòe chói mắt Soi sang khắp ruộng vườn Ơ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông. Đỗ Xuân Thanh - Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào? - Qua đó em có nhận xét gì về biện pháp nhân hóa đã sử dụng trong bài thơ trên? Qua bài làm của học sinh, tôi nhận thấy: - 70 % học sinh chỉ ra được các sự vật được nhân hóa, các từ ngữ thể hiện cách nhân hóa. Cụ thể: * Ở khổ 1: HS nêu: - Sự vật nhân hóa: mây, trăng sao, đất -Những từ ngữ thể hiện nhân hóa: chị, kéo đến, trốn, nóng lòng và xuống đi nào mưa ơi! HS cũng chỉ ra 3 cách nhân hóa: + Dùng từ chỉ người “chị” để gọi mây + Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tâm trạng của người để tả sự vật. + Tác giả nói với mưa như nói với người. *Khổ 2: - Sự vật nhân hóa: Mưa, đất, sấm. Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” - Từ ngữ thể hiện nhân hóa: xuống, ông, hả hê, uống nước, vỗ tay, cười. - Tác giả sử dụng 2 cách nhân hóa: + Dùng từ chỉ người “ông” để gọi sấm + Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả mưa, sấm, đất. *Khổ 3: - Sự vật nhân hóa: trời - Từ ngữ thể hiện nhân hóa: ông, bật lửa, xem - Ở khổ 3 này, tác giả cũng sử dụng 2 cách nhân hóa: + Dùng từ chỉ người “ông” để gọi trời + Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả trời. - 20 % HS chỉ ra các sự vật nhân hóa, các cách nhân hóa * Ở khổ 1: HS nêu: - Sự vật nhân hóa: mây, trăng sao, đất - Những từ ngữ thể hiện nhân hóa: chị, kéo đến, trốn, nóng lòng và “xuống đi nào mưa ơi!” - HS chỉ ra 3 cách nhân hóa: + Dùng từ chỉ người để gọi mây + Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tâm trạng của người để tả sự vật. *Khổ 2: - Sự vật nhân hóa: Mưa, đất, sấm. - Từ ngữ thể hiện nhân hóa: xuống, ông, hả hê, vỗ tay. - Tác giả sử dụng 2 cách nhân hóa: + Dùng từ chỉ người “ông” để gọi sấm + Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả mưa, sấm, đất. *Khổ 3: - Sự vật nhân hóa: trời - Từ ngữ thể hiện nhân hóa: ông, bật lửa. - Ở khổ 3 này, tác giả cũng sử dụng 2 cách nhân hóa: + Dùng từ chỉ người để gọi sự vật + Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả sự vật. Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” -10% HS nhận xét được tác dụng của biện pháp nhân hóa trong bài văn trên. + Tác giả miêu tả cơn mưa thật sinh động. + Tác giả giúp ta cảm nhận được cảnh vật trước và trong cơn mưa thật sinh động. Em thấy yêu thiên nhiên hơn bao giờ hết. + Qua nghệ thuật nhân hóa, tác giả giúp em thấy bức tranh thiên nhiên trước và trong khi mưa thật sinh động, gần gũi, khiến chúng cũng có tâm trạng, hoạt động như con người. Tác giả cũng thể hiện được tình yêu thiên nhiên, coi chúng như những người bạn vậy. -40% HS chỉ ra được các sự vật được nhân hóa, các cách nhân hóa và nêu được tác dụng của nhân hóa: Tác giả giúp ta cảm nhận được cảnh vật trước và trong cơn mưa thật sinh động. - 35% HS nêu được giúp ta cảm nhận được cảnh vật trước và trong cơn mưa thật sinh động.. - 25% HS nêu tác giả giúp em thấy bức tranh thiên nhiên trước và trong khi mưa thật sinh động, gần gũi, khiến chúng cũng có tâm trạng, hoạt động như con người, coi chúng như những người bạn vậy. Tác giả cũng thể hiện được tình yêu thiên nhiên. Em thấy yêu thiên nhiên hơn. Với kết quả trên, HS đạt được chưa cao là do: + HS nhận biết hình ảnh nhân hoá và chỉ ra tương đối chính xác biện pháp nhân hóa. Tuy nhiên hoạt động phân tích cái hay cái đẹp của việc sử dụng biện pháp nhân hoá thì các em chưa làm tốt. Nhiều HS chỉ biết là cách dùng biện pháp nhân hoá đó rất hay nhưng hay như thế nào thì chưa biết cách giải thích. + Khả năng diễn đạt còn lủng củng, dùng từ đặt câu chưa chính xác, cách lựa chọn được từ ngữ khi viết đoạn văn còn lúng túng, phân tích giá trị sử dụng của biện pháp nhân hóa chưa hay. + Khi dùng từ ngữ về nhân hóa trong giao tiếp còn ít, chưa phong phú vì vậy việc HS tự phát hiện còn hạn chế. + Một số học sinh còn mơ hồ, chưa hiểu rõ tác dụng của biện pháp, chưa biết cách phân tích giá trị sử dụng của biện pháp nhân hóa. Chính vì vậy việc dạy Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” biện pháp nhân hoá cho HS là rất quan trọng để giúp các em nắm chắc kiến thức về biện pháp nhân hoá qua đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của biện pháp này trong các bài văn, bài thơ. + Do thời gian chương trình quy định nên số tiết luyện tập về biện pháp nhân hóa chưa nhiều. + Nguyên nhân nữa là do phương pháp dạy của giáo viên, khiến cho các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên chưa khuyến khích học sinh. III. GIẢI PHÁP * Để giúp học sinh có kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa một cách có hiệu quả, khắc phục được những trạng trên, tôi đã thực hiện những giải pháp sau: 1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân hóa *Khái niệm: Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Nhân hoá có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người. Có thể nói thêm rằng: - Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người. - Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hoá, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình * Đối với học sinh, tôi cho học sinh hiểu qua kết luận sau về khái niệm cơ bản về nhân hóa: Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” - Nhân hóa là gọi hoặc tả về tính nết, hoạt động con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả người. 2. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa - Biện pháp nhân hoá là biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh. Bởi vì nhân hoá có khả năng khắc học hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động. Nhờ có nhân hóa mà các con vật, đồ vật, cây cối,… thân thuộc trong cuộc sống trở nên sống động, có hồn, có những đặc điểm và tính cách như con người, trở thành những người bạn tuổi thơ thân thiết của các em nhỏ. Nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn thơ viết cho thiếu nhi. Nhân hóa góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn học và khả năng tư duy hình tượng cho các em học sinh Tiểu học. 3.Các cách nhân hoá: - Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được tổ chức bằng cách: a.Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Dùng những từ vốn gọi người ( bác, anh, chị, nàng, cậu, chú,…) để gọi sự vật. Ví dụ: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi. Cái na đã mở mắt rồi Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao. Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương. Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Bác nồi đồng hỏt bựng bong Chị chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà. (Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa) - Trước hết GV cho HS tập hợp những danh từ (sự vật) chỉ quan hệ thân thuộc của con người như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, thím, cậu, mợ, … - GV hướng dẫn HS nhận biết những danh từ (sự vật) chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong nhóm trên khi đi với một danh từ chỉ con vật, đồ vật, sự vật tự nhiên thì con vật, đồ vật, sự vật tự nhiên đó đã được nhân hóa. Ví dụ: ông trời, bà mưa, chị gió, anh đom đóm, cô cò, thím vạc, bạn bút chì, em búp bê, … Trời, mưa, gió, … trong những cách dùng trên đã được nhân hóa . b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người để chỉ hoạt động,đặc điểm của vật: Ví dụ: Dùng các động từ thuộc về hoạt động, đặc điểm của con người để miêu tả con vật: “Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thúc cái mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra nom nó ăn đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém… Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ, Cu Tũn dở hơi chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác.” (Cỏ non – Hồ Phương) Với cách nhân hóa này GV giúp HS nhận biết nhân hóa theo cách dùng những từ ngữ tả sự vật bằng những từ ngữ tả người. - Trước hết GV cho HS tập hợp những động từ chỉ hoạt động của con người, tập hợp những tính từ chỉ tính chất, trạng thái của con người. + Những từ chỉ hoạt động của con người như: thúc, ủi, ăn riêng, nhường Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” +Những từ chỉ tính chất của con người như: phàm ăn, tục uống, ngon lành, hùng hục, dở hơi, dịu dàng - GV hướng dẫn HS những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người được gán cho đối tượng không phải là người thì đối tượng đó đã được nhân hóa. c.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người Coi các đối tượng không phải người mà như là người và tâm tình nói chuyện với chúng. Ví dụ: Trâu ơi, ta bảo trâu này! Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Ca dao Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô gọi con người: Ví dụ: Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. Trần Đăng Khoa d. Các nhân vật, sự vật tự xưng: Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng tăm tắp. Trần Nguyên Đào Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Tớ là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo. Nguyễn Ngọc Oánh Có thể khái quát các cách nhân hóa bằng sơ đồ sau: Các cách nhân hóa Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi người Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả người Nói với sự vật thân mật như nói với người Các sự vật tự xưng Sau khi khái quát và củng cố cũng như khắc sâu kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa như đã nói ở trên tôi đã cho học sinh nắm vững và vận dụng ở các dạng bài tập sau : 4. Nắm vững các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa 4.1 Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa. Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu qua đoạn văn, câu thơ, câu văn...trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó hiểu được nhân hóa là gì. Dạng bài tập này có thể chia thành các bài tập nhỏ như sau: a) Nhận diện (tìm) sự vật nhân hóa. Kiểu bài tập này học sinh bước đầu nắm được nhân hóa là biện pháp gắn cho đồ vậy, cây cối, con vật...những tình cảm, đặc điểm, tính chất con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. Đây là kiểu bài giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của biện pháp nhân hóa. Với yêu cầu tìm sự vật được nhân hóa. Những sự vật được đưa ra nhân hóa rất gần gũi, quen thuộc với các em, giúp các em dễ tưởng tượng hình ảnh của chúng. Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Ví dụ1: Bài 1 (Luyện từ và câu tuần 19), Sách Tiếng việt 3 tập 2 Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ. (Anh Đom Đóm – Võ Quảng) a. Con đom đóm được gọi bằng gì? b. Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào? Ở dạng bài tập này giáo viên cần giúp học sinh nhận diện tìm ra sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ đó là con đom đóm (sự vật được nhân hóa) được gọi tên rất thân mật (anh). Kiểu bài tập này là bước quan trọng giúp học sinh xác đinh rõ sự vật được nhân hóa trong câu thơ, câu văn... Ví dụ 2: Bài: Đồng hồ báo thức (Luyện từ và câu tuần 23) Sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2). Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lỳ Đi từng bước, từng bước Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Ở dạng bài tập này giáo viên cần giúp học sinh nhận diện tìm ra sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ đó là mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ: Kim giờ, kim phút, kim giây (sự vật được nhân hóa) được gọi tên rất thân mật (bác, anh, bé). Kiểu bài tập này là bước quan trọng giúp học sinh xác đinh rõ sự vật được nhân hóa trong câu thơ, câu văn... b) Tìm từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa: *Kiểu bài tập tìm các sự vật được nhân hóa Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng từ nhân hóa như gọi tên các đồ vật, sự vật, loài vật những tự thân mật: Như bác (bác đồng hồ), anh (anh kim phút), bé (bé kim giây) hoặc các từ ngữ khác như: Tôi (Là bèo lục bình), tớ (là chiếc xe lu), chị (lúa), đàn cò (khiêng nắng), cô gió (chăn mây)....những từ ngữ đó giúp học sinh nhận ra sự phong phú, tinh tế của biện pháp tu từ nhân hóa. Ví dụ: Nhân hóa qua bài “Em thương” (SGK tiếng việt 3 trang 74 , tuần 27) Em thương Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. Nguyễn Ngọc Ký Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được nhân hóa nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người. Em hãy tìm những từ ngữ ấy…. *Kiểu bài tìm các sự vật nhân hóa với những đặc điểm riêng: Ví dụ: Bài: Đồng hồ báo thức (đã nêu ở trên). Những sự vật (Kim giờ, kim phút, kim giây) được nhân hóa bằng cách nào? Bác kim giờ....thận trọng... Anh kim phút....lầm lỳ... Bé kim giây tinh nghịch... Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Kiểu bài tập này giúp học sinh tìm ra cách nhân hóa sự vật qua đặc điểm của chúng. Các sự vật được gọi tên thân mật với những đặc điểm riêng của chúng: Kim giây quay rất nhanh (tinh nghịch), kim giờ (quay chậm) thận trọng... *Kiểu bài giúp học sinh nắm được 3 cách nhân hóa. Ví dụ: Bài 21 Nhân hóa “Ông trời bật lửa” (Luyện từ và câu tuần 21) Sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2). Đọc bài thơ sau: Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi! Mưa! Mưa xuống thật rồi Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc. Chớp bỗng lòe chói mắt Soi sáng khắp ruộng vườn Ơ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông. Đỗ Xuân Thanh -Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào? 4.2. Dạng bài tập suy luận, phân tích. Đây là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, luôn sáng tạo cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp nhân hóa. a.Trước hết phải nói rằng việc nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa là học sinh cảm nhận được cái hay của hình tượng được nhân hóa. Kiểu bài này Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” mở ra cho học sinh có cách cảm thụ của riêng mình. Ví dụ 1: Đoạn thơ: “Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre Bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông......” (Tiếng việt 3, SGK trang 61 - tập 2) Trong những hình ảnh tả những sự vật được tả trong đoạn thơ trên cách gọi và tả chúng có gì hay? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Học sinh sẽ nêu được cụ thể các sự vật được miêu tả qua câu hỏi dẫn dắt của giáo viên, đồng thời mỗi học sinh sẽ tự đưa ra hình ảnh mình thích qua cảm nhận của riêng mình. 4.3. Dạng bài tập tạo lời Với nội dung này, tạo lời không chỉ yêu cầu đúng mà còn yêu cầu hay. Để làm được điều đó ngoài việc nắm được thế nào là nhân hóa, các cách nhân hóa, học sing còn phải hiểu tác dụng của biện pháp nhân hóa, đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết rất nhiều về sự vật trong thế giới xung quanh. Do đó có thể hiểu “tạo lời” là một hoạt động thể hiện rõ nhất tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Bởi tính phức tạp của nó nên bài tập “tạo lời” về nội dung nhân hóa được cấu tạo đơn giản, dể hiểu và có số lượng không nhiều. Loại này phân thành các dạng nhỏ sau: * Dạng 1 : Tìm những từ ngữ chỉ người, chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa. a) Vầng trăng................................................................................................. b) Mặt trời...................................................................................................... c) Bông hoa.................................................................................................... d) Cổng trường.............................................................................................. Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” * Dạng 2 : Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm. a) Những bông hoa nở trong nắng sớm b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây. c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá. d) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh. * Dạng 3:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa Dạng bài tập này giúp học sinh đặt câu viết đoạn văn có dùng biện pháp tu từ nhân hóa. Yêu cầu cao nhất mà học sinh phải thực hiện khi học về biện pháp tu từ nhân hóa là dùng từ đặt câu viết đoạn văn có hình ảnh nhân hóa (nhất là văn miêu tả). Dạng bài này ở phần cuối chương trình “Luyện từ và câu” lớp 3 mới yêu cầu học sinh thực hiện vì đây là dạng bài tập khó. Với những kiến thức học sinh đã được học qua các hình ảnh cảm nhận ỏ bài tập thực hành học sinh sẽ tập viết đoạn văn có dùng biện pháp nhân hóa. Ví dụ: Tiết “Luyện từ và câu” ở tuần 33 (Sách Tiếng Việt 3 - tập 2). Bài tập 1: Cho học sinh đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. a) Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Đỗ Quang Huỳnh b) Cơn giông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường...Cây gạo rất thảo và rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình. Vũ Tú Nam Những sự vật nào được nhân hóa? Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào? Em thích hình ảnh nào? Vì sao? Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” Bài tập 2 - Viết đoạn văn ngắn (4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để miêu tả bầu trời buổi sớm hoặc một vườn cây. 5. Hướng dẫn tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa. 5.1.Cách rèn luyện cho học sinh khi học về dạng bài nhận diện. Việc tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp 3 thông thường được thực hiện theo các trình tự: - Bước 1: Nhận diện bài tập. Một học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập, cả lớp vừa nghe vừa theo dõi bài tập trong sách giáo khoa để nhận diện ra hình ảnh nhân hóa, sự vật nhân hóa có trong câu văn, câu thơ. - Bước 2: Phân tích bài tập. Sau khi đã nhận ra hiện tượng hình ảnh nhân hóa có chứa trong câu văn câu thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích một trường hợp để tìm ra các yêu cầu của bài tập. - Bước 3: Hướng dẫn bài làm. Học sinh sau khi đã tìm ra được dạng bài thì tự phân tích để hiểu bài tập rồi trình bày bài làm theo ý hiểu của mỗi học sinh. *Với 3 bước trên, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tập như sau: Ví dụ: Trong khổ thơ sau những sự vật nào được nhân hóa? Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào? Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Đỗ Quang Huỳnh Bước 1: Học sinh đọc và xác định mục đích yêu cầu của bài tập, mỗi bài tập đều thuộc một loại bài tập nhất định, học sinh cần tìm hiểu xem bài tập đang làm Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” thuộc loại nào. Để học sinh thực hiện được, hoạt động này giáo viên cần gợi ý cho học sinh xem bài tập yêu cầu các em nhận diện gì? (Những sự vật nào được nhân hóa? Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào?) Việc đầu tiên học sinh phải nắm được nhân hóa là gì? Các cách nhân hóa. Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập. Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn, làm bài tập nêu trong đầu bài. Giáo viên có thể hỏi để học sinh nhận biết xem đề bài yêu cầu các em làm những gì, làm việc gì trước việc gì sau. Nếu học sinh lúng túng giáo viên có thể gợi ý câu hỏi: GV: Câu: “Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim”. Sự vật nào được nhân hóa? Hoặc: Sự vật nào được miêu tả có đặc điểm như người? HS: Sự vật được nhân hóa là: “mầm cây” GV: “Mầm cây” được nhân hóa bằng từ ngữ nào? HS: “tỉnh giấc” GV: “tỉnh giấc” thường dùng để chỉ hoạt động của ai? HS: “tỉnh giấc” thường dùng để chỉ hoạt động của người. GV: Vậy tác giả đã dùng từ chỉ hoạt động của người để nhân hóa hoạt động của mầm cây. Qua cách gợi ý học sinh tự tìm ra kết quả đúng.Từ đó HS rút ra được sự vật nhân hóa và cách nhân hóa để miêu tả mầm cây. Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ở bước này học sinh phải tự giác, tích cực chủ động để làm bài tập, từ đó tìm cách giải tiếp các phần còn lại. (hai dòng thơ còn lại) Ở phần này đối với những bài tập khó giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, liên kết đồng đội để tìm ra kết quả đúng. Bước 4: Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá kết quả của bài tập để các em nhớ lại một lần nữa kiến thức đã học. Để học sinh có thể tự đánh giá giáo viên cần nêu các tiêu chuẩn để yêu cầu từng học sinh đánh giá bài mình hoặc bài Giáo viên: Phạm Thị Thu Hương - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan