Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mot so bien phap chi dao bo sung nhu cau vi chat dinh duong trong bua an cua tre...

Tài liệu Mot so bien phap chi dao bo sung nhu cau vi chat dinh duong trong bua an cua tre

.DOC
49
692
71

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON DUYÊN HÀ  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỔ SUNG NHU CẦU VI CHẤT DINH DƯỠNG TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON DUYÊN HÀ- HUYỆN THANH TRÌ- HÀ NỘI Lĩnh vực: Quản lý Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Lý Chức vụ: Phó hiệu trưởng Năm học 2013- 2014 0 MỤC LỤC STT PHẦN NỘI DUNG SỐ TRANG ĐẶT VẤN ĐỀ 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1 Cơ sở lý luận 5 2 Mô tả thực trạng 5 2.1 Thuận lợi 6 2.2 Khó khăn 6 Các biện pháp thực hiện 7 3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ. 7 3.2 Bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. 12 3 163.3 Xây dựng thực đơn bổ sung các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm vào bữa ăn cho trẻ 3.5Chỉ đạo Kiểm tra đánh giá việc thực hiện bổ sung thực hiện tốt nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong công việc bổ sung tác nuôi dưỡng trẻ. nhu cầu vi chất dinh dưỡng 1 15 19 STT PHẦN NỘI DUNG SỐ TRANG 3.6 Nâng cao hiệu quả truyền thông về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đối với cộng đồng và cha mẹ trẻ. 21 3.7 Phối hợp với trung tâm y tế và cha mẹ trẻ làm tốt công tác bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ 22 Kết quả đạt được 23 trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 3.4 4 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 25 1 Kết luận 25 2 Bài học kinh nghiệm 26 3 Khuyến nghị, đề xuất 26 2 STT PHẦN NỘI DUNG SỐ TRANG PHỤ LỤC 28 ĐẶT VẤN ĐỀ Hàng ngày, cơ thể con người cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển và duy trì các hoạt động như: Học tập, lao động, sáng tạo, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, ở Việt Nam các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu Vitamin A, vitamin D, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu iốt... đều rất phổ biến và được coi là những vấn đề sức khỏe cộng đồng. Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể con người chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô; tham gia vào các hoạt động như hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào; tham gia xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể; tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, có tác dụng duy trì sự cân bằng của hệ thống nội mô, giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương. Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng còn là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hóa... Tóm lại, vi chất dinh dưỡng có nhiều vai trò khác nhau đối với cơ thể, giúp cho cơ thể có thể phát triển trí tuệ, thể chất, giúp cho cơ thể khỏe mạnh chống đỡ bệnh tật. Đặc biệt vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Tại hội thảo khoa học do Viện Dinh Dưỡng quốc gia tổ chức ở Hà Nội, Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Lê Bạch Mai cho biết: “Trẻ em Việt Nam thiếu nghiêm trọng vi chất dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi đều cao” Thống kê của Viện dinh dưỡng cho thấy, có tới 38-60% trẻ em dưới 5 tuổi bị chứng biếng ăn. Đây không phải là bệnh, mà nguyên nhân là do thiếu vi chất như thiếu canxi, vitamin D, sắt, kẽm... Hậu quả là trẻ có chiều cao, cân nặng không bằng các bạn cùng tuổi, khả năng miễn dịch kém, thậm chí chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ biếng ăn thấp hơn tới 14 điểm so với trẻ bình thường. Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ do Viện dinh dưỡng quốc gia tiến hành đã bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 36 tháng 3 tuổi (ở các vùng nghèo bổ sung đến nhóm trẻ dưới 60 tháng tuổi). Việt Nam cũng đã có những quy định chặt chẽ để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như yêu cầu bột mì nhập khẩu phải được bổ sung vi chất, có những thực phẩm đặc thù như nước mắm bổ xung vi chất, bột canh i ốt, muối trộn i ốt... Tuy nhiên, theo phó viện trưởng viện dinh dưỡng thì việc đa dạng bữa ăn để lấy được nhiều nguồn vi chất từ các thực phẩm khác nhau vẫn là biện pháp dễ thực hiện, vừa nâng tầm vóc cho trẻ, vừa cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày. Những năm gần đây, hoạt động nuôi dưỡng trong trường mầm non đã nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, vấn đề bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non nói chung, đặc biệt là trường mầm non xã Duyên Hà nói riêng, chưa thực sự được quan tâm và còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã thực hiện tính lượng Canxi, B1 trong khẩu phần ăn cho trẻ, nhưng để tính lượng bao nhiêu thì đủ hoặc để tìm ra những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng bổ sung cho bữa ăn của trẻ đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh, đa số làm nông nghiệp, việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng ít thì lại càng hạn chế hơn. Để làm tốt công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non thì đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên không chỉ thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, mà còn phải nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ. Muốn nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng trong trường mầm non, đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý công tác nuôi dưỡng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, biết tiếp cận, vận dụng kịp thời những kiến thức mới, khoa học trong hoạt động nuôi dưỡng trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ trong trường mầm non, là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới quản lý, chỉ đạo tốt việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ vào các bữa ăn, có biện pháp nào để giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, để thông qua việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn, giúp nâng tầm vóc cho trẻ, cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày. Tôi đã áp dụng các biện pháp dưới tên đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà huyện Thanh Trì- Hà Nội”. Mục đích của đề tài: Đối với cán bộ quản lý: Đánh giá được thực trạng của công tác nuôi dưỡng, tìm ra được hệ thống các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất 4 dinh dưỡng trong công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Duyên Hà. Đối với giáo viên, nhân viên: Nhận thức rõ tầm quan trọng và có ý thức đúng đắn trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong trong các bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà. Phạm vi áp dụng: Tại trường mầm non Duyên Hà năm học 2013-2014. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B,C), các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K) và các chất khoáng (sắt, kẽm, iốt, đồng, mangan, magiê). Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Vitamin và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Để không thiếu vi chất ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố phát triển cả về mặt sức khỏe lẫn trí tuệ. Cần cung cấp đầy đủ và đa dạng từ các nguồn thức ăn. Trong đó, vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu. Ngay cả trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể thiếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Biếng ăn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh là hậu quả của tình trạng thiếu vi chất. Việc thiếu từng chất cụ thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách cũng làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất: rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C, gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá chín thì vitamin C sẽ không còn... Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, cũng là một nội dung rất quan trọng của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI- thời đại của nền văn minh trí tuệ. Để giáo dục mầm non có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của ngành giáo dục đào tạo. 2. Mô tả thực trạng - Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt. 5 - Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau. - Trường có 3 cơ sở mầm non: Đại Lan, Tranh Khúc, Xóm Mới với 3 khu bếp phục vụ nấu ăn cho trẻ tại khu. - Tổng số trẻ trong trường tới thời điểm tháng 4/2014 là 438 trẻ. Với tổng số 53 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 33 giáo viên và 09 nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng tại 3 bếp ăn. - Đa số phụ huynh trong trường là nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. 2.1 Thuận lợi - Trường được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ. - Trường có phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng riêng, được trang bị máy tính riêng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, được học qua khóa đào tạo tin học chuyên đề Exel kế toán, nên dễ dàng trong việc thiết lập các công thức để tính toán chế độ dinh dưỡng, lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm áp dụng cho bữa ăn hàng ngày của trẻ tại trường. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đã nhiều năm quản lý về mảng nuôi dưỡng trẻ nên có kinh nghiệm trong việc quản lý công tác nuôi dưỡng. - 100% nhân viên nuôi dưỡng có bằng kỹ thuật nấu ăn. 2.2 Khó khăn -Trường có nhiều điểm lẻ, cách xa nhau, nên theo dõi kiểm tra việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng đối với giáo viên, nhân viên còn gặp nhiều khó khăn. - Trường nằm ngoài vùng bãi, cách xa khu trung tâm, xa các khu chợ, khu công nghiệp lớn… nên rất khó khăn cho việc ký hợp đồng thực phẩm với các công ty, cơ sở cung cấp thực phẩm sạch, an toàn. - Trường nằm ngoài vùng bãi, môi trường ẩm thấp hay có mối mọt nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc lữu trữ hàng kho của trẻ đảm bảo an toàn. - Cơ sở vật chất 2 khu Đại Lan, Công Đoàn còn nghèo nàn, đặc biệt là bếp ăn còn chật hẹp, tạm bợ, chưa đảm bảo bếp 1 chiều nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác nuôi dưỡng tại khu bếp cho trẻ. - Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chưa có nhiều kiến thức về vi chất dinh dưỡng, chưa quan tâm tới việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của trẻ . 6 - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều kiến thức, chưa quan tâm đến việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nên tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ đầu năm vào tháng 09/2013 còn khá cao: + Suy dinh dưỡng: 28/384 trẻ = 7.3%. + Thấp còi : 35/384 trẻ = 9.1%. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ Kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I.Lênin đã từng ví: “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc”. Đối với trường mầm non, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng trẻ, nên việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Nó giúp người quản lý nuôi dưỡng hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động trong công việc. Nhìn vào thực tế công tác nuôi dưỡng của nhà trường, công tác nuôi dưỡng của các trường bạn trong huyện, cũng như yêu cầu đặt ra trong k ế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà N ội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì đối với công tác nuôi d ưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác nuôi dưỡng của trường mình. Từ đó, tôi xây dựng lịch trình cả năm học cho công tác nuôi dưỡng như sau: Thời gian thực hiện Nội dung công việc Tháng 08 - Khảo sát đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa. Biện pháp thực hiện - Chỉ đạo các bếp thống kê đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng thực tế của khu, có sự so sánh số liệu với sổ tài sản, tìm ra nguyên nhân gây hao hụt, dự kiến chỉ tiêu số lượng trẻ nhà trường phấn đấu trong năm học mới để có các 7 Người thực hiện - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - Nhân viên nuôi dưỡng tại các khu bếp. Ghi chú Thời gian thực hiện Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Người thực hiện biện pháp khắc phục, bổ sung, sửa chữa. - Kết hợp với hiệu trưởng tổ chức họp các chủ hàng thực phẩm và ký hợp đồng thực phẩm cho năm học mới. - Tổ chức tọa đàm kiến thức về việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ đối với cha mẹ trẻ. - Ban thi đua- Sau khi thanh tra có nhận xét để cho nhân viên nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác nuôi dưỡng và làm tốt hơn công việc trong - Triển khai học tập nhiệm vụ năm học đối với công tác nuôi dưỡng. - Chuẩn bị kỹ nội dung đánh giá, nhận xét ưu, - BGH nhược điểm của các chủ hàng trong năm học cũ và những quy định đối với các chủ hàng trong năm học mới cần phải thực hiện. - Dowload kiến thức về vi chất dinh dưỡng trên mạng internet có chọn lọc, qua bài thuyết trình, bằng những phiếu trắc nghiệm tới toàn bộ phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm, từ đó biết được kiến thức về vi chất dinh dưỡng mà cha mẹ trẻ có được. - Họp triển khai nhiệm vụ năm học, chú trọng tới công tác nuôi dưỡng cụ thể đi sâu vào vấn đề bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm vào trong bữa ăn cho trẻ, từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là tốt nhất. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng - GV, NV, cha mẹ trẻ. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - GV, NV nuôi dưỡng. - Nâng cao chất - Xây dựng thực đơn - Phó hiệu lượng bữa ăn đảm bảo thực phẩm trưởng phụ 8 Ghi chú Thời gian thực hiện Nội dung công việc thời gian tiếp theo. Tháng thông qua thực dùng trong thực đơn trách nuôi đơn mùa hè phong phú đa dạng, dưỡng. phong phú. chứa nhiều các vi chất dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng, cân bằng tỉ lệ - Kế toán các chất và tỉ lệ % các bữa trong ngày, thực hiện tính lượng Caxi, B1 trong khẩu phần ăn đảm bảo đủ lượng theo yêu cầu. - Bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Thanh tra cô nuôi cấp trường chuẩn bị tốt cho thanh tra cấp huyện Biện pháp thực hiện Người thực hiện Ghi chú - Thông qua các buổi -Giáo viên, tập huấn, kiến tập về nhân viên công tác nuôi dưỡng do nuôi dưỡng. PGD tổ chức. - Thông qua các buổi tọa đàm, họp tổ về công tác nuôi dưỡng, lấy ý kiến trắc nghiệm kiến thức về vi chất dinh dưỡng đối với cán bộ giáo viên. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. Lưu ý kiểm - Lên danh sách và lịch - Ban thi đua tra sát sao về thanh tra cô nuôi cấp nhà trường. khâu giao trường. nhận thực - Thực hiện thanh tra - Cô nuôi phẩm, khâu theo đúng tiến độ. được thanh sơ chế, chế - Thanh tra theo các biến để đánh tra. nội dung thanh tra nuôi giá chất dưỡng của phòng giáo lượng thực dục huyện. phẩm, mức độ hao hụt các vi chất dinh dưỡng trong TP. Khi chấm điểm lưu ý khâu chọn thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, sơ - Bồi dưỡng cho - Chuẩn bị nội dung - Phó hiệu chế chế NV tổ nuôi cách bồi dưỡng trên công trưởng phụ biến đảm soạn giáo án nghệ thông tin. Cho 9 Thời gian thực hiện Nội dung công việc bảo không nuôi dưỡng có làm hao sử dụng công hụt vi chất nghệ thông tin. dinh dưỡng. - Tổ chức hội giảng 20-11 kết Nhân hợp thi cô nuôi viên nuôi giỏi cấp trường. dưỡng. Biện pháp thực hiện nhân viên thực hành các thao tác ngay sau khi hướng dẫn thao tác đó. - Lên lịch chấm. Sau đó cho nhân viên bốc thăm ngày chấm theo dây chuyền. Yêu cầu soạn giáo án sử dụng công nghệ thông tin. - Thay đổi thực - Kết hợp cùng kế toán, đơn mùa đông nhân viên nuôi dưỡng Giáo cho trẻ. tìm ra những món ăn viên, nhân mùa đông phù hợp viên nuôi khẩu vị của trẻ. dưỡng. - Tính định lượng thực - Phó hiệu phẩm cân đối , đảm trưởng bảo phong phú, đa phụ trách dạng cung cấp đủ nuôi lượng vi chất dinh dưỡng. dưỡng cho trẻ. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, NV nuôi dưỡng thi. - Ban thi đua Nhân viên nuôi 10 Người thực hiện trách nuôi dưỡng. - Toàn bộ nhân viên nuôi dưỡng. - Ban thi đua - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - Nhân viên nuôi dưỡng. - Kế toán Ghi chú Thời gian thực hiện Nội dung công việc Biện pháp thực hiện dưỡng. - Cử giáo viên, nhân viên dự các buổi kiến tập về nuôi dưỡng do PGD huyện tổ chức. Tăng cường các buổi trao đổi kinh nghiệm, tọa đàm các kiến thức về vi chất dinh dưỡng, kỹ năng bổ sung vi chất cho trẻ tốt nhất. Cung cấp tài liệu cho nhân viên tham khảo, học hỏi kiến thức về công tác nuôi dưỡng. Cùng nhân viên trao đổi 11 Người thực hiện Ghi chú Thời gian thực hiện Nội dung công việc Biện pháp thực hiện học tập vào các buổi nghỉ trưa. - Yêu cầu nhân viên nuôi dưỡng soạn giáo án, xây dựng thực đơn một ngày trong đó có một món ăn mới mà trường chưa sử dụng trong thực đơn của trẻ. Vào ngày họp hội đồng nhà trường cuối tháng yêu cầu các nhân viên nuôi dưỡng chế biến món ăn mới đó trên định xuất là 10 trẻ để ban thi đua chấm. 12 Người thực hiện Ghi chú Thời gian thực hiện Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Người thực hiện 09-10-11 ThángTiếp tục thanh tra cô nuôi cấp trường - Tiếp tục nâng - Tăng cường sử dụng cao chất lượng hình thức kiểm tra đột nuôi dưỡng trẻ. xuất về việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ đối với giáo viên, nhân viên. 03-04-05 - Tổ chức kiến tập các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng. Nâng cao nhận thức về vi chất dinh dưỡng, kỹ năng bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ đối với giáo viên, nhân viên. - Xây dựng các nội - Giáo viên, viên dung nuôi dưỡng điểm nhân tại lớp, bếp và tổ chức nuôi dưỡng. cho giáo viên, nhân viên đến kiến tập. Sau buổi kiến tập thảo luận, trao đổi, nhận xét ưu nhược điểm để tử đó có kế hoạch điều chỉnh. - Thay đổi thực - Xây dựng thực đơn đơn mùa hè phong phú đa dạng, thực phẩm chứa nhiều phong phú. các vi chất dinh dưỡng đảm bảo cân bằng tỉ lệ các chất . -Tổng kết tuyên dương khen thưởng những cá nhân có Bồi thành tích trong dưỡng công tác nuôi nhân viên dưỡng trẻ. nuôi dưỡng tham gia hội thi cô nuôi giỏi cấp huyện. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - Tổng hợp kết quả qua các đợt thanh, kiểm tra, qua đánh giá xếp loại sau mỗi tháng và bản tự nhận xét của từng giáo viên nhân viên để từ đó tìm ra được những cá nhân có thành tích trong công tác nuôi dưỡng. - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - Kế toán - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. - Tham mưu đề xuất -BGH trong BGH thưởng cho 13 Ghi chú Thời gian thực hiện - Tổ chức hội giảng mùa xuân. Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Người thực hiện Ghi chú cá nhân có thành tích vào buổi tổng kết năm học để động viên, khích lệ chị em trong công tác nuôi dưỡng trẻ của nhà trường. Tháng 12-01-02 * Kết quả: Dựa vào đặc thù của trường mình, tôi đã xây dựng được kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác nuôi dưỡng trong trường rõ ràng, bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng phù hợp với từng thời điểm, với đặc điểm tình hình của trường nên khi thực hiện rất thuận lợi giúp tôi không bị động trong công việc, giúp giáo viên, nhân viên ý thức, tích cực, chủ động trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, thực hiện công tác nuôi dưỡng một cách nghiêm túc. (Phụ lục phiếu trắc nghiệm kiến thức về vi chất dinh dưỡng dành cho cha mẹ trẻ và giáo viên, nhân viên) 3.2 Bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên - Với bối cảnh kinh tế phát triển không ngừng, ngày nay, người ta càng có điều kiện đầu tư cho thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chút về mặt lượng và chất mà thiếu những hiểu biết kiến thức về nhu cầu vi chất dinh dưỡng đối với trẻ, bữa ăn của trẻ khó có thể cung cấp tối ưu các vi chất dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết gây nên nhiều tác hại cho sức khoẻ. Với bối cảnh kinh tế phát triển không ngừng, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề, trình độ nghiệp vụ và ý thức của người trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Giáo viên, nhân viên là những người thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, vì vậy việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng đạt được hiệu quả hay không chính là phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, nhân viên. Ngay đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ 14 năng về bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. * Mục đích: - Giúp giáo viên, nhân viên có thêm được những kiến thức về vi chất dinh dưỡng, có kinh nghiệm, kỹ năng về bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ tại trường mầm non. Từ đó, biết tuyên truyền kiến thức, kỹ năng bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng tới các bậc cha mẹ trẻ vào những thời điểm thích hợp, với nhiều hình thức khác nhau giúp cha mẹ trẻ có kiến thức và biết lựa chọn những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, bổ sung vào bữa ăn cho trẻ tại gia đình. - Giúp giáo viên, nhân viên có ý thức, biết lựa chọn những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, tìm ra các biện pháp bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng khoa học, nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng trong trường. - Giúp giáo viên, nhân viên trong trường nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo tính khoa học hiện đại, có kiến thức sâu rộng về công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. * Nội dung bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng: - Thiếu vi dưỡng chất toàn cầu ở trẻ em, tác động lên sự phát triển và tồn tại. Những thách thức và cơ hội. - Sự cần thiết của vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. - Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam. - Những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. - Bổ sung vi chất dinh dưỡng an toàn cho trẻ. - Ảnh hưởng của vi chất dinh dưỡng lên sự phát triển chiều cao. - Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ. * Các hình thức bồi dưỡng: - Tự bồi dưỡng: Tham khảo sách báo, tài liệu, mạng Internet những nội dung có liên quan đến vi chất dinh dưỡng đối với trẻ. Nghiên cứu về cách chọn thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều vi chất dinh dưỡng an toàn cho trẻ, cách sơ chế, chế biến 1 số món ăn cho trẻ mầm non hạn chế tối đa sự hao hụt các vi chất dinh dưỡng trong khi sơ chế chế biến. - Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm: Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các buổi kiến tập về công tác nuôi dưỡng do trường, phòng giáo dục tổ chức. Qua các buổi họp tổ, phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng nêu tên thực phẩm bất kỳ đang được áp dụng trong thực đơn của trẻ tại trường, nhân viên nuôi dưỡng của từng khu viết cách sơ chế, chế biến thực phẩm đã nêu mà khu bếp đó đã thực hiện ra giấy, sau đó phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tập 15 hợp kết quả và cùng nhau tìm ra được cách sơ chế, chế biến khoa học phù hợp hạn chế tối đa sự hao hụt vi chất dinh dưỡng trong sơ chế chế biến thực phẩm. Với các biển bảng về công tác nuôi dưỡng, nhà trường đã xây dựng được góc “Cẩm nang nhà bếp” với mục đích sưu tầm các kiến thức có liên quan đến vi chất dinh dưỡng đối với trẻ mầm non và thay đổi nội dung theo tháng, để giáo viên, nhân viên có thêm tư liệu tham khảo tự bồi dưỡng, cũng như tuyên truyền tới các bậc phụ huynh kiến thức về bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong nuôi dưỡng trẻ tại gia đình. Để kiến thức về vi chất dinh dưỡng đối với trẻ đến được giáo viên, nhân viên một cách hiệu quả, cũng thông qua buổi sinh hoạt tổ nuôi, cho 1 giáo viên hoặc nhân viên đại diện đọc nội dung kiến thức đã sưu tầm trong góc “Cẩm nang nhà bếp”. Sau đó từng thành viên trong buổi sinh hoạt đưa ra lời nhận xét xem kiến thức về vi chất dinh dưỡng đó đã thực sự phù hợp chưa và có thể áp dụng trong công tác nuôi dưỡng của trường hay không? Từ đó giúp giáo viên, nhân viên có thêm được những kinh nghiệm trong công tác bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ và hình thức tự học, tự bồi dưỡng ở nhân viên ngày một nâng cao, vì phải nghiên cứu trước thì mới đưa ra được lời nhận xét xác đáng trong buổi trao đổi, thảo luận. (Phụ lục ảnh 1: Góc cẩm nang nhà bếp) - Tổ chức hội giảng- hội thi: Thông qua hội giảng 20-11 kết hợp thi giáo viên, cô nuôi giỏi, hội giảng mùa xuân, thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ, ngày hội dinh dưỡng... Để 1 lần nữa, xác định kết quả của việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ và chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường. Một mặt cũng tìm ra được những món ăn mới có nhiều thực phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng cần thiết, có thể áp dụng đối với trẻ qua thực đơn và rút ra được những cách sơ chế, cách chế biến món ăn mới giúp làm giảm tối đa sự hao hụt các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm qua giáo án và phần thi thực hành của mỗi giáo viên, nhân viên. - Giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ giáo viên, nhân viên mới vào trường công tác, chưa có kinh nghiệm hoặc nhân viên nuôi dưỡng có trình độ nghiệp vụ yếu. * Kết quả: Giáo viên, nhân viên ý thức được tầm quan trọng của việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng và công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tạo ra được văn hóa đọc, tự bồi dưỡng trong giáo viên, nhân viên. Giáo viên, nhân viên nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản và biết cách bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, tích cực, tự tin tham gia các hội thi do trường, phòng giáo dục tổ chức. 16 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nhân viên thực sự đã tạo nên tác dụng 2 chiều, không chỉ tốt đối với giáo viên, nhân viên mà còn giúp cho bản thân phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng, chưa được theo học các lớp về kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ, bồi dưỡng được không ít những kiến thức về cách bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng và công tác nuôi dưỡng từ giáo viên, nhân viên từ đó trau dồi thêm được nhiều kinh nghiệm, nhằm chỉ đạo công tác nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn. 3.3 Xây dựng thực đơn bổ sung các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm vào bữa ăn cho trẻ Không có một loại thức ăn nào cung cấp đủ hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Do đó, khi lựa chọn thực đơn tôi đã sử dụng cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong các nhóm thực phẩm: Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm , nhóm giàu chất béo, nhóm giàu vitamin và khoáng chất, mỗi nhóm thay đổi theo từng bữa, từng ngày. Từng món ăn cũng có nhiều gia giảm để làm món ăn thêm phong phú và hấp dẫn trẻ. Khi xây dựng thực đơn mỗi ngày tôi cũng cố gắng cho trẻ ăn được 22 – 27 loại thực phẩm khác nhau trong 4 nhóm thực phẩm trong đó trong bữa chính trẻ ăn được từ 15 loại thực phẩm trở lên, thực đơn tôi xây dựng còn chú trọng “tô màu bữa ăn” chính là đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ. Khẩu phần ăn của trẻ trong trường luôn đảm bảo cân đối và hợp lý: Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Đặc biệt cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (cân đối giữa các chất dinh dưỡng: protêin, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật). Thực đơn cân đối với số tiền bố mẹ trẻ đóng góp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm phù hợp theo tuần, mùa, theo từng thời kỳ. Các thực phẩm luôn sạch, không độc, không có vi khuẩn gây bệnh. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tại trường: Bữa ăn cần đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối và hợp lý. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa không chỉ cần có đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong cùng nhóm thực phẩm cũng nên thay thế nhiều loại khác nhau kể cả thịt, ngũ cốc hay rau quả. Các món ăn cần phong phú về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ở nhiệt độ thích hợp. 17 Xây dựng thực đơn trong thời gian dài theo mùa, theo thực đơn tuần chẵn lẻ, nhằm giúp cho việc điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc chế biến… Số bữa ăn và giá trị năng lượng của từng bữa dựa theo yêu cầu của từng độ tuổi. Cần chú ý đến thể tích và mức dễ tiêu của các bữa ăn và giá trị năng lượng, giá trị dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của chúng . * Kết quả: Nhờ thực đơn chú trọng bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, thực phẩm sử dụng phong phú đa dạng chứa các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Với sự tâm huyết và yêu thích công việc của mình, tôi luôn suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp và tham khảo thực đơn các trường bạn để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý, cân đối, phù hợp với giá cả thị trường và trẻ được ăn ngon miệng, hết xuất. (Phụ lục thực đơn mùa đông, mùa hè năm học 2013-2014) 3.4 Chỉ đạo thực hiện tốt việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: * Thực hiện tốt công tác giao nhận thực phẩm: Khi giao nhận thực phẩm phải thực hiện đủ 5 thành phần như: BGH, kế toán, cô nuôi (nấu chính), giáo viên, người giao thực phẩm, ngoài ra thanh tra nhân dân kiểm tra ít nhất 1 lần/tuần. Tuyệt đối không nhận thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có hạn sử dụng hoặc quá hạn, không mua thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến. Đặc biệt không nhận thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau không tươi, thịt không tươi dẻo dính, cảm quan, có mùi vị lạ, màu sắc không tươi ngon... Không những không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm mà không đảm bảo về cung cấp lượng vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Phải có sổ giao nhận thực phẩm ghi chép đủ định lượng và chất lượng thực phẩm, các thực phẩm không đảm bảo chất lượng không được tiếp nhận. Khi giao nhận thực phẩm hai bên phải ký nhận cùng chứng kiến của ban giám hiệu nhà trường, kế toán, giáo viên thanh tra nhân dân. Khâu bảo quản tại kho của nhà bếp gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng, làm giảm đi lượng các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. (Phụ lục ảnh 2: Giờ giao nhận thực phẩm) Yêu cầu trong sơ chế và chế biến: Sơ chế: Ai cũng cho rằng đây là một việc làm rất dễ dàng và đơn giản nhưng nó 18 lại là khâu quan trọng trong quá trình chế biến món ăn đảm bảo giữ được các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Thực phẩm phải rửa 3 lần (có loại phải ngâm nước). Rửa riêng từng loại thực phẩm giàu chất đạm, hải sản, rau, hoa quả... phải rửa dưới vòi nước chảy. Sơ chế phải đảm bảo đúng quy trình không làm mất đi các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Loại bỏ những phần không ăn được, độc hại, giá trị dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng thấp không tốt cho trẻ để giúp món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn. Nhân viên khi sơ chế thực hiện đúng dây chuyền, đúng kĩ thuật sẽ tiết kiệm được nguyên liệu giữ được giá trị dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của nguyên liệu hơn nữa đảm bảo được nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có thể chế biến các món ăn khác nhau đòi hỏi cách sơ chế tùy theo từng loại có thể cắt khúc, thái miếng, thái hạt lựu, xay nhỏ... VD: Bí đao, su hào, khoai tây, cà rốt: Thái hạt lựu Nhân viên nấu chính không được ra sơ chế thịt cá thực phẩm sống. (Phụ lục ảnh 3: Sơ chế thực phẩm) Chế biến: Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu được đưa vào quá trình chế biến nhiệt. Không nấu cá, các món ăn cho trẻ bằng mỡ dầu ở nhiệt độ cao. Không lạm dụng mì chính, bột nêm. Các loại gia vị, gia giảm không rõ nguồn gốc. Không sử dụng phẩm màu, kẹo đắng. Tuyệt đối không dùng đồ dùng bằng nhựa. Không cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn. Thời gian chế biến để làm chín nguyên liệu phụ thuộc vào cách chế biến của mỗi thực đơn lâu hay nhanh phụ thuộc vào cách sơ chế của nguyên liệu đó. Đảm bảo không làm mất đi lượng vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi chế biến nhiệt tùy từng loại nguyên liệu nhiều nhiệt hay ít nhiệt để giữ được lượng dinh dưỡng của các chất, lượng vitamin cần đậy vung khi đun. Khi chế biến xong yêu cầu các nguyên liệu (thực đơn) phải có mầu sắc tự nhiên của nguyên liệu, có mùi thơm hấp dẫn, có vị ngọt của nguyên liệu chín mềm không vỡ nát, nhỏ, nhừ... Tôi thường xuyên có mặt ở bếp để kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng của bữa ăn. Hàm lượng Vitamin trong rau xanh và trái cây : càng tươi càng tốt. Mặc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan