Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Môn tv

.DOCX
5
565
110

Mô tả:

Môn : Tiếng Việt (Thời gian: 40 phút) A. ĐỀ BÀI *PHẦN ĐỌC- HIỂU: ( 10 điểm) Cho văn bản sau: Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết Ari-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho Ari-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh. I/ Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn trong văn bản trên và trả lời một câu hỏi. II/ Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4,5. Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (M1) A. Đánh rơi đàn. B. Vì bọn cướp đòi giết ông. C. Vì ông đánh nhau với thủy thủ. D. Vì tàu của ông bị đắm Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? (M1) A. Đàn cá heo đã ăn thịt ông. B. Đàn cá heo đã bỏ chạy đi mất. C. Đàn cá heo đã nhấn chìm ông xuống biển. D. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu. 1 Câu 3. Theo em, vì sao ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng . (M2) A. Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá heo B. Để trang trí đồng tiền cho đẹp hơn C. Để thống nhất hình ảnh in trên đồng tiền D. Để tuyên truyền bảo vệ cá heo. Câu 4. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thông minh” (M1) A. Nhanh chóng B . Lười biếng C . Sáng dạ D . Chậm chạp Câu 5. Trong câu ( “A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.” ) có mấy quan hệ từ?.(M2) A. 1 quan hệ từ B. 2 quan hệ từ C. 3 quan hệ từ D. 4 quan hệ từ Câu 6. Nối cột A với cột B để được câu trả lời đúng A B A-ri-ôn Nghệ sĩ Người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật Nhân viên làm việc trên các tàu thuỷ thủy thủ Một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ Kinh đô Nơi nhà vua đóng đô Câu 7. Theo em đám thuỷ thủ trên tàu là những người như thế nào? (M2) Viết câu trả lời của em: ……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 8. Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (M4) Viết câu trả lời của em: …………………. …………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… … ……………………………………………………………………………………………… …Câu 9. Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ ? (M3) Viết câu trả lời của em:…………………………………… ……………………………… 2 ……………………………………………………………………………………………… … ……………………………………………………………………………………………… … Câu 10. Tìm từ trái nghĩa với từ “ phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. (M2) Viết câu trả lời của em: ……………………………………………………………………. Đặt câu: ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… … PHẦN VIẾT: ( 10 điểm) I. Chính tả: ( Nghe viết: 2 điểm. thời gian 15 phút) Nội tôi Ba rước nội lên Sài Gòn để phụng dưỡng. Nội tôi vui lắm. Ba làm ở Bạch Hổ, tháng về một lần. Mẹ dạy ở Cần Giờ, tuần về một bữa. Tôi học sáng, chiều anh văn, tối vi tính, bà chèo queo một mình. Thức ăn đầy tủ lạnh kể cả trầu cau. Một hôm nội xoa đầu tôi và bảo: “Trên này ăn lạnh, uống lạnh, ngủ lạnh, trầu cau cũng lạnh. Nội nhớ cái nóng dưới quê lắm. Nội phải về thôi!”. Tôi năn nỉ nội tôi hết lời nhưng vô hiệu. (Diệp Quang) II: Đọc thầm bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? A Tham quan, du lịch. B. Mở trường dạy học. C. Trở thành một người dân của buôn Chư lênh. 2. Hành động chém một nhát thật sâu vào cây cột nóc thể hiện tục lệ gì của buôn Chư Lênh ? A. Lời thề của lạ đến buôn B. Lời thề của người dân Tây Nguyên đối với người lạ 3 C. Sự cam kết giữa người lạ với người Tây Nguyên 3 Đoạn văn sau nói lên điều gì ? “Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ.Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết chữ. Y Hoa viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo’’ . A. Mọi người rất yêu quý cô Y Hoa . B. Mọi người háo hức, chờ đợi và yêu cái chữ C . Khát vọng thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu của người Tây Nguyên 4. Tình cảm của cô giáo Y Hoa với người dân nơi đây như thế nào? A. Rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. B. Cô thấy bình thường như tiếp xúc với mọi người hàng ngày. C. Như tiếp xúc thông thường 5. Câu “Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý”thuộc mẫu câu gì ? A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào? 6. Vì Sao dân Tây Nguyên yêu quý cô giáo và cái chữ ? A. Vì họ hiếu kỳ B. Vì họ quý khách nói chung C. Người dân Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết, tha thiết muốn con em mình được học hành để thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: 4 Người dân Tây Nguyên yêu quý……………., yêu quý ……………Họ mong muốn cho con em mình được học hành để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu 8. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ sau: …. Vì …nên… ................................................................................................................................................. ................................................................................................................. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan