Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môn tlh trí tuệ...

Tài liệu Môn tlh trí tuệ

.DOCX
16
556
107

Mô tả:

Trí tuệ cũng như các hiện tượng tâm lý khác có bao nhiêu trường phái nghiên cứu thì có bấy nhiêu cách hiểu, bấy nhiêu định nghĩa về trí tuệ. Tuy chưa định nghĩa được rõ ràng nhưng nó biểu hiện rõ nét ở khả năng tiếp nhận hình thức của con người, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với cuộc sống, tình huống hiện tại. Do có nhiều cách tiếp cận trí tuệ khác nhau nên để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ ta có thể tính đến những đặc trưng của nó như: Trí tuệ là yếu tố tâm lí có tính độc lập tương đối với các yếu tố tâm lí khác của cá nhân. Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân. Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ thể. Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự quy ước của các yếu tố văn hóa – xã hội. Dù có bao nhiêu quan điểm, bao nhiêu trường phái nghiên cứu về trí tuệ thì chung quy lại tất cả vẫn là cố gắng tìm hiểu và xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa yếu tố sinh học với sự phát triển trí tuệ của các nhân. Đi tìm hiểu sự khác biệt các nhân qua yếu tố sinh học, mà ít quan tâm tới nội dung của trí tuệ và tác động của yếu tố môi trường văn hóa - xã hội. Tuy nhiên theo trang Discovery, nền tảng cơ bản của trí thông minh thật ra là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài di truyền, các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, quá trình học tập, rèn luyện và lĩnh hội đều có ảnh hưởng đến khả năng, trí tuệ của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chỉ số thông minh không bất biến mà có thể thay đổi sau một thời gian. Người có điểm IQ từ 85 đến 115 được đánh giá là trí tuệ bình thường, chiếm khoảng 67% dân số; 145-160 điểm IQ là thiên tài, chỉ chiếm 0,13%. Chỉ số này không chỉ bị chi phối bởi di truyền mà còn chịu tác động của môi trường sống, chế độ ăn, học tập… Bởi có nhiều yếu tố tác động tới trí tuệ cho nên sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn để tìm hiểu, phân tích các yếu tố cũng như mối tương quan của nó.
Mục lục MỞ ĐẦU...................................................................................................................2 NỘI DUNG...............................................................................................................3 1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến trí tuệ...................................................3 1.1. Di tuyền:.................................................................................................3 1.2. Cá nhân tự tạo.......................................................................................4 1.2.1. Biến dị ( bẩm sinh )...............................................................................4 1.2.2. Sang chấn...............................................................................................5 2. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến trí tuệ.............................................6 3. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội – văn hóa đến trí tuệ.................8 3.1. Giáo dục.................................................................................................8 3.1.1. Giáo dục từ phía gia đình.....................................................................8 3.1.2. Giáo dục từ phía nhà trường................................................................9 3.2. Môi trường sống..................................................................................10 3.2.1. Môi trường tự nhiên:...........................................................................10 3.2.2. Môi trường vật lí:.................................................................................10 3.2.3. Môi trường xã hội:...............................................................................10 3.2.4. Kinh tế......................................................................................................11 3.2.4.1.Kinh tế gia đình:.................................................................................11 3.2.4.2.Kinh tế xã hội.....................................................................................12 3.3. Chính sách nhà nước...........................................................................13 4. Yếu tố hoạt động cá nhân tác động tới phát triển trí tuệ..........................13 KẾT LUẬN.............................................................................................................15 1 MỞ ĐẦU Trí tuệ cũng như các hiện tượng tâm lý khác có bao nhiêu trường phái nghiên cứu thì có bấy nhiêu cách hiểu, bấy nhiêu định nghĩa về trí tuệ. Tuy chưa định nghĩa được rõ ràng nhưng nó biểu hiện rõ nét ở khả năng tiếp nhận hình thức của con người, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với cuộc sống, tình huống hiện tại. Do có nhiều cách tiếp cận trí tuệ khác nhau nên để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ ta có thể tính đến những đặc trưng của nó như: Trí tuệ là yếu tố tâm lí có tính độc lập tương đối với các yếu tố tâm lí khác của cá nhân. Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân. Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ thể. Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự quy ước của các yếu tố văn hóa – xã hội. Dù có bao nhiêu quan điểm, bao nhiêu trường phái nghiên cứu về trí tuệ thì chung quy lại tất cả vẫn là cố gắng tìm hiểu và xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa yếu tố sinh học với sự phát triển trí tuệ của các nhân. Đi tìm hiểu sự khác biệt các nhân qua yếu tố sinh học, mà ít quan tâm tới nội dung của trí tuệ và tác động của yếu tố môi trường văn hóa - xã hội. Tuy nhiên theo trang Discovery, nền tảng cơ bản của trí thông minh thật ra là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài di truyền, các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, quá trình học tập, rèn luyện và lĩnh hội đều có ảnh hưởng đến khả năng, trí tuệ của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chỉ số thông minh không bất biến mà có thể thay đổi sau một thời gian. Người có điểm IQ từ 85 đến 115 được đánh giá là trí tuệ bình thường, chiếm khoảng 67% dân số; 145-160 điểm IQ là thiên tài, chỉ chiếm 0,13%. Chỉ số này không chỉ bị chi phối bởi di truyền mà còn chịu tác động của môi trường sống, chế độ ăn, học tập… Bởi có nhiều yếu tố tác động tới trí tuệ cho nên sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn để tìm hiểu, phân tích các yếu tố cũng như mối tương quan của nó. 2 NỘI DUNG 1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến trí tuệ 1.1. Di tuyền: Di truyền qui định việc chúng ta sẽ là ai – từ các đặc điểm cơ thể, ngoại hình đến các đặc điểm tính cách từ cha mẹ. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sự phát triển trí tuệ của con người thật sự chịu ảnh hưởng khá lớn của yếu tố di truyền, theo đó trí tuệ của trẻ sẽ phụ thuộc vào một phần nào đó hệ gen mà trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ mình. Và họ đã khám phá rằng, hệ gien thực sự có ảnh hưởng khá lớn đến trí tuệ và chỉ số thông minh (IQ) của một người, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không đồng nhất mà dao động từ khoảng 40 – 80%. Thêm vào đó, cấu trúc của bộ não và khả năng thực thi nhiệm vụ của nó cũng góp phần vào mức độ thông minh của một người. Bằng phương pháp chụp hình bộ não, các nhà thần kinh học đã tìm ra những điểm khác nhau trong cấu trúc của các bộ não, đặc biệt là sự khác biệt ở những đường rảnh ở vùng trán, chính là yếu tố ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến khả năng trí tuệ của một người. Hiệu suất hoạt động của những đường rãnh ở khu vực này tương quan với hiệu quả hoạt động của bộ não, cũng như quá trình xử lý thông tin. Đây chính là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền còn chịu ảnh hưởng và biểu hiện trên mối quan hệ huyết thống. Do đó nếu bố mẹ trẻ là người bản địa thì chỉ số phát triển trí tuệ trẻ đạt được khoảng 102 điểm , nếu cha mẹ trẻ là người khác tỉnh thì chỉ số trí tuệ trẻ đạt được là 109 điểm, đặc biệt nếu cha mẹ trẻ có cùng quan hệ huyết thống thì trí tuệ trẻ đạt được sẽ rất thấp, ( theo phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết ). Ví dụ:  Màu da di truyền tuân thủ theo nguyên tắc tự nhiên “sau khi nhân lên lại cân bằng” đặt dấu ấn màu da tổng hợp cho trẻ. Do đó, bố mẹ da đen thì con sinh ra không thể da trắng. Nếu một người đen, một người trắng thì khi trẻ ở trong bào thai “cân bằng” xong, trẻ sẽ hình thành một màu da trung tính không đen không trắng. Vì vậy, con của người da vàng thì màu da nhận được là da vàng.  Khả năng cảm âm là khả năng nhận diện nốt nhạc mà chỉ bằng tai nghe. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là khả năng di truyền trong gia đình và tin rằng nó liên kết với một loại gen đặc biệt nào đó. 3 1.2. Cá nhân tự tạo 1.2.1. Biến dị ( bẩm sinh ): Bẩm sinh bao gồm tất cả các yếu tố về gen. Một số ví dụ về bẩm sinh có thể bao gồm di truyền về bệnh tật, màu da, màu mắt, màu tóc. - Biến dị sinh học là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền. Có các loại biến dị như: + Biến dị không di truyền(gọiThường biến): là những biến đổi liên quan đến kiểu hình, không liên quan gì tới vật chất di truyền. + Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tớivật chất di truyền. - Các nguyên nhân gây ra biến dị như:  Những yếu tố nội sinh: - Lỗi nhiễm sắc thể (“NST”): gây hội chứng Down, Turmer, Cri-du-chat. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây CPTTT. Những trẻ mắc phải các hội chứng này, chúng ta có thể quan sát được những rối loạn bên ngoài bằng mắt thường. - Lỗi gen: gây bệnh PKU, chứng u xơ dạng củ, gây nhiễm sắc thể, Rett, William Beuren, Angelman, Prader Willy. - Rối loạn nhiều yếu tố: nứt đốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch màng não, tật đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp.  Những yếu tố ngoại sinh: - Do lây nhiễm khi bà mẹ mang thai: Sởi Rubella – Sởi Đức, nhiễm Toxoplasmasis, virus cự bào, giang mai, nhiễm HIV. - Do nhiễm độc: Nhiễm độc từ một số bà mẹ dùng thuốc động kinh, rượu cồn, chụp tia X-quang, chất độc màu da cam hay đối kháng nhóm máu RH. - Do suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu I ốt trong thức ăn hay nước uống.  Nguyên nhân trong khi sinh: - Thiếu ô-xy ở trẻ: Do sinh quá lâu, do nhau thai, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh. - Tổn thương trong lúc sinh: Tổn thương não do mẹ đẻ khó hoặc do can thiệp của dụng cụ y tế trợ giúp khi sinh (do dùng forceps để kéo đầu trẻ). - Đẻ non hoặc nhẹ cân: thời gian mang thai của bà mẹ đủ nhưng trọng lượng của đứa trẻ lại thiếu. 4 Biến dị là yếu tố không có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, trẻ mắc các bệnh do biến dị gây ra thường chậm phát triển trí tuệ, các khả năng vận động, tư duy,… cũng bị ảnh hưởng tùy theo mức độ biến dị của từng cá nhân. Ví dụ: - Nếu mẹ có những bệnh lý mà không điều trị triệt để trước khi mang thai thì có thể gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Chẳng hạn: mẹ mắc đái tháo đường sẽ gây các tật ở tim, tất cả các khuyết tật lúc đẻ, tật vô sọ và gai đốt sống. Mẹ bị thủy đậu: gây seo da, giảm sẩn các chi, nhỏ nhãn cầu, đục nhân mắt, thiểu năng tâm trí… - Mẹ khi mang thai bị nhiễm Cytomegalovirus khi trẻ sinh ra có thể bị giảm thính giác, giảm thị lực và chậm phát triển trí tuệ. Thai phụ nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kì có thể khiến trẻ bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, bao gồm: chậm phát triển, tật nhỏ đầu, đục thủy tinh thể, bệnh tim bẩm sinh, điếc, chậm phát triển trí tuệ.,… 1.2.2. Sang chấn Những nguyên nhân sau khi sinh: - Viêm nhiễm: Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu, viêm phổi. - Tổn thương não: Do chấn thương ở đầu, do ngạt hoặc tổn thương do các bệnh u não hay do tác động của chỉnh trị: phẫu thuật, dùng tia phóng xạ… - Nhiễm độc: Nhiễm độc các chất hoá học như nhiễm độc chì. - Nguyên nhân môi trường sống: + Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất: Thiếu dinh dưỡng, Suy dinh dưỡng dẫn đến suy giảm chức năng của não, không tiêm phòng đầy đủ. + Thiếu hụt về tâm lý xã hội: thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, không được khuyến khích hoặc bị khiếm khuyết về giác quan, kích thích quá mạnh, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng. + Trong gia đình việc sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế, sử dụng những câu ngắn, những mẫu câu có vốn từ giới hạn. + Ít có cơ hội đến trường. + Cuộc sống của trẻ do người khác áp đặt, định đoạt; trẻ không thể tự kiểm soát được cuộc sống của mình, thiếu tự tin dẫn đến việc trẻ học kém ở trường. 5 Sang chấn cũng giống như biến dị đều là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ con người. Trẻ từng có vấn đề về sang chấn thì trí tuệ thường phát triển không bình thường , dễ bị bại não (chậm phát triển tâm thần, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác, ngôn ngữ…). Tuy nhiên biến dị là trẻ sinh ra đã gặp phải các vấn đề nêu trên còn đối với sang chấn là lúc sinh ra trẻ phát triển bình thường nhưng sau một sự kiện, biến cố nào đó mà trẻ có những biểu hiện, suy nghĩ không như trước, trẻ thường có những hành động, lời nói bất thường, khác người. Ví dụ:  Đưa con đi tập vật lý trị liệu ở khoa nhi một bệnh viện (BV), chị N.H.A.N (32 tuổi, quê Lâm Đồng), nghẹn ngào cho biết bé L. (4 tuổi) khi sinh ra rất lanh lợi nhưng sau một cơn sốt cao hồi 12 tháng tuổi, cháu đã bị bại não, bị giảm sút cả về trí tuệ lẫn khả năng vận động. Nhà N. ở một huyện hẻo lánh, muốn đến trạm y tế phải đi bộ khá xa, nên khi con bị sốt vào giữa đêm, chị chỉ lấy khăn lau mát. Đến sáng tỉnh dậy thì bé L. đã gần như lịm đi, chị sợ quá đưa con đến cơ sở y tế nhưng đã muộn. BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết BV này cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp tương tự, gặp nhiều nhất ở trẻ vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện được chăm sóc y tế đầy đủ. “Một trong những di chứng ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất sau cơn sốt cao là di chứng về thần kinh, não bộ. Có những trẻ chỉ sau một đêm đã trở nên thiểu năng trí tuệ, tay chân vận động khó khăn do bại não. Ở trẻ em, các hệ cơ quan chưa hoàn chỉnh nên rất dễ có phản ứng sốt cao quá mức (trên 40 độ C). Điều này lại tác động rất lớn bởi chính hệ cơ quan chưa hoàn chỉnh khó có khả năng chống đỡ cơn sốt, đặc biệt là hệ thần kinh vốn dễ tổn thương. Tổn thương não tùy dạng, tùy mức độ, có thể hồi phục hoàn toàn hay một phần thông qua phục hồi chức năng nhưng cũng có thể không hồi phục, vậy nên tốt nhất là xử lý đúng cách cơn sốt cao ngay từ ban đầu” - BS Ánh cảnh báo. 2. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến trí tuệ - Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cũng góp phần tạo nên cơ hội phát triển trí tuệ cho trẻ. Khoa học đã chứng minh có rất nhiều loại thực phẩm tốt chức hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt cho trí nhớ và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, cần chọn mua những thức phẩm tốt cho trí não như: sữa, các loại ngũ cốc, cá hồi, đậu, đỗ, rau xanh, trừng gà, thịt bò… Cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn tốt, đảm bảo khoa học 6 và giúp bé ăn ngon miệng đủ lượng chính là một trong những cách bạn hộ trợ trẻ phát triển trí thông minh hiệu quả. - Người xưa có câu nói “ăn gì bổ nấy”, và điều này hoàn toàn đúng đối với trẻ sơ sinh. Sức khỏe và trí tuệ của một đứa bé hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong lúc mang thai. Khẩu phần ăn trong thai kỳ và chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu lúc bé mới sinh thật sự có liên quan đến cấu trúc của não bộ, đến hành vi, và đến khả năng trí tuệ của trẻ. Càng được cung cấp nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng trong lúc nằm trong bụng mẹ cũng như trong tuần đầu tiên khi vừa được sinh ra, thì vùng nào liên quan đến việc tiếp thu và ghi nhớ càng phát triển. Khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng cũng có tác dụng tương tự đối với trẻ được cung cấp các axit béo đa bất bão hòa (như DHA) trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Nếu trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người mẹ ăn nhiều thức ăn có chứa những axit béo này thì trẻ sẽ có trí tuệ phát triển hơn. - Khảo sát cho thấy, bé bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn 3-10 điểm so với trẻ được dùng sữa thay thế. Sữa mẹ có nhiều chất xúc tác quan trọng giúp phát triển não trẻ, như axit béo omega-3. - Suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: protein, DHA, kẽm, sắt, iốt, chollin, folate, B6, B12... tác động xấu tới sự phát triển não bộ và nhận thức lâu dài của trẻ. Ngoài ra, trẻ tham ăn hoặc ăn quá nhiều thịt thì chỉ số thông minh cũng giảm. Trẻ thông minh mà không ăn sáng cũng bị ảnh hưởng; vì việc hấp thụ protein, đường, yếu tố vi lượng vào buổi sáng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho sự phát triển của trí não. Ví dụ: - Thiếu iốt liên tục ở trẻ em và thanh thiếu niên, sẽ gây giảm khả năng trí tuệ, giảm chỉ số thông minh, học hành kém, lưu ban, bỏ lớp, kể cả chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng, lùn, kém hoạt động… - Khi trẻ béo, mỡ sẽ di chuyển vào trong não, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của tế bào não, điều này làm cho trí tuệ của trẻ bị hạn chế một phần nào đó. Do đó để có một trí tuệ phát triển chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên ăn đầy đủ các chất để có một cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ phát triển. Hãy lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia về khẩu phần để có sự lựa chọn chế độ ăn phù hợp nhất. 7 3. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội – văn hóa đến trí tuệ 3.1. Giáo dục 3.1.1. Giáo dục từ phía gia đình - Gia đình là cái nôi để mỗi con người hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ, nhận thức,… Cha mẹ là người đầu tiên có tầm ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận thức và hoạt động của trẻ. Ngoài hệ gen và các yếu tố di truyền mà con cái được thừa hưởng từ cha mẹ mình thì yếu tố giáo dục từ gia đình cũng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. - Gia đình dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ trẻ thì trẻ sẽ phát triển toàn diện từ trí tuệ đến sức khỏe. Cha mẹ có cách giáo dục khoa học, phù hợp với trẻ thì việc phát triển trí tuệ của trẻ rất cao. - Điểm thuận lợi của gia đình đó là giáo dục chủ yếu bằng tình yêu thương giữa các thành viên dành cho nhau, đặc biệt là của cha mẹ dành cho con cái. Quá trình giáo dục đó diễn ra thường xuyên, lâu dài, liên tục, tác động vào mọi ngõ ngách, góc cạnh của quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Việc giáo dục của gia đình mang tính cá thể hóa rất cao. Cha mẹ là người gần gũi và hiểu rõ đặc điểm tâm lý của từng đứa trẻ. Vì thế, cách tác động cũng rất linh hoạt và sinh động. - Giáo dục gia đình là có nhiều điều kiện thuận lợi để góp phần vào việc phát triển các phẩm chất và năng lực trí tuệ của trẻ em. Gia đình cần thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con cháu; cần tạo điều kiện tối thiểu để con cháu học tập như: nơi học yên tĩnh, đủ ánh sáng, có bàn ghế ngồi học. Thường xuyên trao đổi, thảo luận bồi dưỡng, cung cấp, bổ sung những kiến thức bổ ích cho con cái và cho tất cả các thành viên trong gia đình. Ví dụ: - Cha mẹ uy tín thì có nhiều ấm áp (diễn tả nhiều cảm xúc tích cực tới đứa trẻ), đưa ra những luật lệ phù hợp với lứa tuổi của trẻ và sẵn sàng thảo luận những luật lệ đưa ra mặc dù cha mẹ sẽ là người quyết định cho thảo luận đó. Họ giải thích cho trẻ lý do và ý nghĩa của các luật lệ. Họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của con mình và chấp nhận nếu ý kiến đó là hợp lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có cha mẹ uy tín thường có khả năng thích ứng tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Chúng thường tự tin, có khả năng tự kiểm soát và có uy tín về mặt xã hội. - Tuy nhiên nếu gia đình dạy con sai cách, nuông chiều hay không quan tâm trẻ thì trẻ có xu hướng phát triển theo hướng tiêu cực từ nhận thức cho tới trí tuệ sẽ 8 gặp vấn đề. Những trẻ này dễ mất phương hướng thường dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật. 3.1.2. Giáo dục từ phía nhà trường Yếu tố giáo dục không chỉ góp phần quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn giáo dục ở nhà trường thực tế đã kích thích con người hoạt động năng động và sáng tạo hơn. - Môi trường sư phạm của nhà trường có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo của học sinh. Bàn về ảnh hưởng của yếu tố giáo dục nhà trường đến khả năng sáng tạo của cá nhân, các nhà tâm lí học đều khẳng định, mỗi môn học trong nhà trường đều có khả năng riêng trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh. Trí sáng tạo của học sinh phụ thuộc rất lớn vào thái độ và phương pháp giảng dạy của người giáo viên như: biết đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề, tôn trọng những câu hỏi khác thường của học sinh; tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của học sinh… Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Trong quá trình giáo dục và giáo dục cho học sinh, nhà sư phạm luôn chú ý đến việc khai thác trí sáng tạo của học sinh. Do đó, nếu nắm chắc những yếu tố cơ bản tác động đến trí sáng tạo của học sinh sẽ giúp cho quá trình sư phạm đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Được thầy cô tin tưởng giúp trẻ phát triển hơn. Khi giáo viên tin tưởng vào khả năng của một đứa trẻ và giúp bé cũng có được niềm tin đó, sẽ có những điều kỳ diệu xuất hiện. Hai nhà khoa học Robert Rosenthal and Lenore Jacobson Pygmalion đã thực hiện nghiên cứu tại một lớp học cho thấy lời khen của giáo viên tác động rất lớn đến kết quả học tập của học trò. Giáo viên được yêu cầu chọn một nhóm học sinh ngẫu nhiên (có cả học lực giỏi, khá và trung bình) và nói với họ rằng: “Trò đã làm rất tốt. Tôi tin là trò sẽ tiến bộ hơn nữa”. Kết quả là hầu hết số học sinh này đều thật sự có tiến bộ trong việc học tập. 9 3.2. Môi trường sống Ngoài các yếu tố di truyền, bẩm sinh, dinh dưỡng, yếu tố giáo dục nói trên thì môi trường sống môi trường sống của chúng ta cũng ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ. Môi trường sống là tất cả các yếu tố xung quanh bé như không khí, khói bụi, thời tiết, lối sống của cha mẹ… Môi trường càng trong lành, thoáng mát thì bé càng phát huy được các thế mạnh nội tại của mình. Các nhà khoa học chỉ ra rằng năng lực trí tuệ của trẻ cũng phụ thuộc rất nhiều vào những người trẻ tiếp xúc hằng ngày, cách trẻ được nuôi dạy, khuyến khích… Đó là lý do giáo dục sớm sẽ giúp trẻ thông minh hơn. 3.2.1. Môi trường tự nhiên: Các tác nhân trong cuộc sống hàng ngày như khẩu phần ăn, các hóa chất ta tiếp xúc hàng ngày, không khí, thời tiết, cũng đều có ảnh hưởng nhất định đến sự biểu hiện của các gen cũng như hoạt động của bộ não. Chẳng hạn, việc tiếp xúc với các chất độc có trong khói thuốc lá, ngay từ giai đoạn trong bào thai và trong khoảng thời gian được sinh ra và trưởng thành, đã được chứng minh là làm suy giảm khả năng trí tuệ, làm sụt giảm chỉ số IQ. 3.2.2. Môi trường vật lí: Con người sống ở các thành phố lớn, nơi xây dựng các công trình đồ sộ, nhiều tòa nhà cao tầng, đất chật người đông. Nơi đây con người được tiếp cận với các phương tiện hiện đại, nền giáo dục tiên tiến, nó là điều kiện tốt giúp con người phát triển trí tuệ, nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết. So với những con người sống ở các vùng nông thôn, miền núi với cơ sở trang thiết bị còn thiếu thốn việc tiếp cận với các phương tiện cũng như cách nhìn nhận cuộc sống còn nhiều hạn chế thì việc phát triển trí tuệ của một con người ở những nơi có cuộc sống phát triển, đời sống cao sẽ hơn hẳn những nơi khác. Ví dụ: Một người được tiếp cận với các thiết bị máy móc hiện đại, được sống trong môi trường giao lưu rộng rãi,…thì khả năng tư duy, học hỏi, giải quyết vấn đề sẽ nhanh nhạy hơn một người hạn chế bởi giao tiếp và tiếp cận các công nghệ tiên tiến. Điều đó cho thấy trí tuệ cũng ảnh hưởng môi trường vật lý. 3.2.3. Môi trường xã hội: + Gia đình: 10  Môi trường sống gia đình có ý nghĩa nền tảng quan trọng đến hành vi nhân cách của con người trong đó có sáng tạo. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, môi trường gia đình hạnh phúc, đầm ấm là điều kiện cho trẻ bộc lộ tính sáng tạo của mình. Trẻ chỉ phát huy trí sáng tạo khi được động viên, an ủi, khi gia đình thực sự là chỗ dựa tinh thần đắc lực cho các em.  Những trẻ bị bỏ rơi, không có tình yêu thương của mẹ và không được giáo dục tốt, IQ sẽ thấp. Theo một nghiên cứu trên thế giới, chỉ số IQ của những bé này ở độ tuổi lên 3 trung bình chỉ 60,5; trong khi nếu trẻ được sống trong môi trường tốt thì chỉ số thông minh 91,8. + Xã hội:  Môi trường xã hội vừa quy định nội dung vừa phương thức phát triển của trí tuệ cá nhân, vừa là sản phẩm của trí tuệ cá nhân. Nó là nguồn gốc ở dạng tiềm năng của sự phát triển trí tuệ cá nhân.  Khi con người sống trong môi trường năng động, học tập và làm việc tích cực thì nó cũng tác động một phần nào đó lên chính con người họ.  Nhà kinh tế học Bruce Sacerdote đã chứng minh việc môi trường xã hội có tác động tới khả năng trí tuệ của trẻ. Ông phát hiện ra rằng những sinh viên thường xuyên bị điểm thấp sẽ cải thiện được điểm số sau một thời gian ở chung phòng với sinh viên giỏi. Bruce nói: "Những người đồng lứa khi ở gần nhau thì rất dễ ‘nhiễm’ các thói quen của nhau, cả tốt và xấu. Tuy nhiên, người nào có tính cách mạnh mẽ và ưu điểm vượt trội hơn sẽ lôi cuốn người kia hơn. Đó là lý do sinh viên học yếu sẽ tiến bộ hơn nếu được ở cùng những người học giỏi”.  Cách tiếp cận cuộc sống sớm hay muộn cũng quyết định đến khả năng phát triển cả về mặt nhận thức cũng như tư duy của con người. Một người trẻ ở Mỹ khi đủ 18 tuổi họ đã tự lập, tự trang trải cuộc sống của bản thân mà không phụ thuộc vào gia đình còn đối với Việt Nam dù đủ 18 tuổi thì phần đa các bạn trẻ vẫn phụ nhiều vào gia đình. Đó là sự khác biệt giữa xã hội của các nước, nó có tác động tới con người về các mặt. 3.2.4. Kinh tế 3.2.4.1. Kinh tế gia đình: Kinh tế gia đình có tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng như các yếu tố khác. + Với các gia đình có điều kiện cho con tiếp xúc với các phương tiện học tập, vui chơi tiên tiến. Cho con học ở các trường nổi tiếng, đào tạo chất lượng cao, trẻ 11 được học tập trong môi trường năng động, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho việc phát triển trí tuệ, khả năng sáng tạo, tư duy cũng như nhận thức xã hội của trẻ sẽ cao hơn so với các gia đình còn lại. Ví dụ: Gia đình có điều kiện sẽ cho con họ học ở các trường quốc tế, ở đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn trẻ, công việc của trẻ là nghe theo hướng dẫn của giáo viên và tự học. Trẻ được tự do học theo sở thích, tự do nghiên cứu tìm tòi, điều này giúp khả năng tư duy và vận động của trẻ phát triển. Nhưng trẻ này sẽ phát triển hơn hẳn so với các trẻ học theo phong cách truyền thống như cách dạy của người Việt Nam. + Khi trẻ gặp các vấn đề về trí tuệ nếu gia đình có điều kiện sẽ đưa trẻ đến các trung tâm trị liệu sớm, can thiệp cho trẻ khi các vấn đề mới xuất hiện, điều này giúp trẻ giảm thiểu vấn đề đang gặp phải cũng như hồi phúc tốt hơn. Giúp các em phần nào tái hòa nhập cộng đồng sớm và ngược lại với các gia đình không có điều kiện con cái khi gặp phải vấn đề gì đều rất khó để được điều trị sớm. Việc này ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của trẻ. Ví dụ: Gia đình có điều kiện khi con họ có biểu hiện của tự kỷ họ sẽ đưa con họ ngay đến bệnh viên để kiểm tra, nếu phát hiện bệnh họ sẽ tìm trung tâm can thiệp sớm, thâm chí thuê hẳn chuyên gia có kinh nghiệm đến điều trị cho con họ. + Gia đình có điều kiện cho con tiếp xúc với các nhạc cụ (đàn, kèn,..), đi đến các trung tâm thể dục thể thao, hội họa, … khi còn nhỏ. Điều nay giúp trẻ rèn luyện được năng khiếu phù hợp với bản thân ngay từ khi còn bé, nó giúp ích rất lớn cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Ta có thể thấy kinh tế gia đình bổ trở một phần nào đó đến khả năng phát triển trí tuệ của con người 3.2.4.2. Kinh tế xã hội 12 Nền kinh tế xã hội tác động đến kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến giáo dục cũng như môi trường của con người sống và các yếu tố khác. Xã hội càng phát triển thì con người được tiếp cận các thành tựu khoa học sớm, đời sống con người được nâng cao. Từ đó kéo theo các yếu tố khác cũng được cũng cố và nâng cao hơn như: đời sống con người cao thì chế độ dinh dưỡng cũng dễ dàng được đáp ứng, nền giáo dục được đẩy mạnh với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho dạy và học, quá trình nhận thức của con người được nâng lên cũng như môi trường sống được đáp ứng đầy đủ. Đó là điều kiện rất tốt cho sự phát triển toàn diện từ mặt thể chất đến trí tuệ của con người. Ví dụ: Trung Quốc là đất nước đang trên đà phát triển, với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Trung Quốc rất đầu tư cho giáo dục và luôn nâng cao đời sống cho người dân. Người dân Trung Hoa được tiếp cận với các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, đây là nơi sinh ra của nhiều phát minh, cho thấy quốc gia khổng lồ này phải là nơi cư ngụ của những con người thông minh. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu trí tuệ thống kê, chỉ số IQ trung bình của người Trung Quốc là 100 (đứng thứ 13 trong số 25 quốc gia có chỉ số IQ trung bình cao nhất thế giới). 3.3. Chính sách nhà nước - Nhà nước phát triển, quy mô chặt chẽ, có ngân sách hung hậu, luôn chăm lo đến đời sống người dân. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Những nước có nền kinh tế vững mạnh thì chính sách của họ luôn chặt chẽ, hướng đến con người, những nước như vậy đời sống cũng như dân trí của họ cao. Khi nhà nước hướng đến con người thì việc đưa ra các chính sách, quy định góp phần củng cố, nâng cao trí tuệ con người là việc dễ dàng. Ví dụ: Điển hình như đất nước Nhật Bản chính sách an sinh, bảo hiểm rất được chú trọng. Bởi sức khỏe con người luôn được chú trọng nên đây là nước luôn tự hào có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, điều này cũng đủ nói lên sự thông minh của họ. (Với số điểm IQ trung bình là 105, Nhật Bản là nước thông minh thứ ba trên thế giới). 4. Yếu tố hoạt động cá nhân tác động tới phát triển trí tuệ Hoạt động là nguồn quan trọng tác động trực tiếp đến trí tuệ cá nhân. Cá nhân tích cực hoạt động thì các vốn sống, kinh nghiệm học tập, lao động mới có hiệu quả. Dù gen mà cha mẹ di truyền có cao, cách giáo dục cũng như môi trường sống 13 tốt thì việc cá nhân không tích cực hoạt động để nâng cao những điều có được thì chúng cũng không thể tác động đến chính chủ thể. Ví dụ: - Năng lực chú ý quan sát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính sáng tạo của cá nhân. Quan sát là một phương thức học hỏi quan trọng của học sinh. Một học sinh biết quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó. Quan sát giúp học sinh nhanh chóng nhận ra vấn đề, cung cấp cho học sinh hệ thống tư liệu về thế giới bên ngoài để hình thành cái mới. Quan sát để có nguồn tư liệu cho mọi quá trình nhận thức trong đó có sự sáng tạo. - Tính chủ động, tích cực của cá nhân học sinh là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển của tính sáng tạo. Sáng tạo trước hết là tạo ra cái mới cho bản thân sau đó mới nói đến tạo ra cái mới cho xã hội. Để sáng tạo ra sản phẩm mới, cá nhân học sinh phải có sự nỗ lực quyết tâm rất lớn. Các nghiên cứu đều chỉ ra: “Kẻ thù cản trở sự sáng tạo là thói lười biếng, sự máy móc, cứng nhắc trong tư duy, tâm lí ngại đổi mới, không dám đối mặt với mạo hiểm…”. Đối với học sinh, để sáng tạo các em phải độc lập suy nghĩ, không phụ thuộc vào sách tham khảo hay ý kiến của người khác, tự mình tìm phương án tối ưu để giải quyết công việc. - Quá trình ghi nhớ có ảnh hưởng to lớn đến mức độ sáng tạo của học sinh. Việc ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện hiệu quả giúp học sinh tích lũy và chuyển hóa kinh nghiệm của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của bản thân. Kết quả này tham gia đắc lực vào quá trình sáng tạo của cá nhân. Cụ thể là học sinh dựa vào trí nhớ để tổng hợp, liên tưởng, xâu chuỗi, sàng lọc ý tưởng để tìm ra cái mới. Không có trí nhớ không thể có sự sáng tạo. - Quá trình tư duy của học sinh. Tư duy là quá trình đi sâu vào bản chất, mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Có thể nói tư duy có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sáng tạo. Những sản phẩm tư duy của học sinh ít nhiều đều mang tính sáng tạo, độc đáo riêng của từng cá nhân. 14 KẾT LUẬN Tóm lại, chúng ta có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Không có một yếu tố riêng lẽ nào có thể quyết định đến trí tuệ của một cá nhân, nó phải cùng nhau liên kết, móc nối lại thì trí tuệ của con người mới toàn diện được. Chìa khóa để hiểu được hành vi hợp lý hay thông minh của con người không phải chỉ ở bản chất di truyền về mặt sinh học, cũng không phải chỉ nằm ở điều kiện sống xung quanh con người. Hành vi của con người liên quan đến cả yếu tố di truyền sinh học, lẫn ảnh hưởng của môi trường vật chất và môi trường xã hội. Như vậy, cho đến nay, việc thừa nhận các yếu tố tác động đến sự hình thành trí tuệ như di truyền và giáo dục không còn là điều bị nghi ngờ nữa. Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong trí tuệ, nhưng nếu không có nhà trường, giáo dục và đào tạo, thì nó cũng chết yểu. Môi trường giáo dục, môi trường văn hóa, môi trường tự nhiên, điều kiện vật chất, điều kiện dinh dưỡng, môi trường dân chủ và tự do tư tưởng, cơ chế chính sách là một trong những tác nhân quan trọng nhất tác động manh mẽ hay cản trở sự phát triển trí tuệ, nguồn lực trí tuê và phát huy nguồn lực chí tuệ. 15 Có rất nhiều yếu tố của môi trường có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến trí tuệ của con người. Các nhà khoa học đã khảo cứu các tác nhân môi trường chẳng hạn ở trẻ em bằng cách chọn ra trong số những em khiếm thị và khiếm thính bẩm sinh, sau đó quan sát sự phát triển chậm chạp của các tế bào não và việc thực hiện một cách tồi tệ các bài tập thử nghiệm. Người ta đã cố gắng làm tăng tác động của môi trường đến đứa trẻ thông qua sự phong phú của mầu sắc, âm thanh và các đồ vật khác nhau. Kết quả là những đứa trẻ này dần ứng phó tốt hơn với các bài thử nghiệm. Tác động của môi trường lên cuộc sống của những đứa trẻ mồ côi, thường bị yếu kém so với cuộc sống của những đứa trẻ sống trong gia đình bình thường, bởi vì chúng không được quan tâm, săn sóc đầy đủ, nên sự phát triển trí tuệ của chúng diễn ra chậm hơn. Các nhà khoa học cũng minh chứng được rằng, chỉ số IQ của những đứa trẻ tỷ lệ thuận với các đặc điểm của cha mẹ, những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Một số các ảnh hưởng trong số đó đến những đứa trẻ gắn liền với chỉ số IQ của của cha mẹ chúng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tính đến dung lượng và loại hình của giáo dục mà đứa trẻ nhận được, khi xem xét tác động của các yếu tố thuộc môi trường xung quanh. Chẳng hạn, những đứa trẻ sống trên các thuyền bè và chỉ tham dự khoảng 5% các tiết học ở trường, có chỉ số IQ trung bình khoảng 70. Chúng càng sống lâu trong những điều kiện này, thì chỉ số IQ của chúng lại càng giảm: khi chúng được 4 tuổi, thì IQ trung bình có thể đạt tới 90, nhưng khi chúng 12 tuổi, IQ giảm xuống chỉ còn 60. Những nghiên cứu tương tự ở Anh và Mỹ đều cho kết quả như vậy. Nhà khoa học Vernon đưa ra kết quả nghiên cứu rằng, những đứa trẻ không có điều kiện để học tập một cách bình thường, chỉ thể hiện sự gia tăng chỉ số IQ rõ nét, sau khi có những điều kiện này. Chất lượng giáo dục càng thấp, các chỉ số đạt được trong các bài thử nghiệm bằng lời nói bị giảm đi mạnh hơn so với các chỉ số đạt được trong các bài thử nghiệm không bằng lời nói. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan