Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Tiêu chuẩn - Qui chuẩn Môi trường kdtc công xưởng thế giới...

Tài liệu Môi trường kdtc công xưởng thế giới

.DOC
17
421
104

Mô tả:

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~ BÀI TẬP NHÓM Môn: Môi trường kinh tế toàn cầu đối với doanh nghiệp Đề tài: VIỆT NAM CÓ THỂ VÀ CÓ NÊN TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THẾ GIỚI? Giảng viên : TS. Nguyễn Anh Minh Thành viên nhóm : Phạm Khánh Chi (CH250570) Nguyễn Thị Hải Yến (CH250583) Lớp : QTKDQT K25 HÀ NỘI – 2018 Mở đầu MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, nền kinh tế cùng với sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, các hoạt động tạo ra giá trị trong chuỗi sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia khác nhau tương ứng với lợi thế so sánh của quốc gia đó để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh cao hơn. Từ đó hình thành các công xưởng của thế giới - nơi thực hiện các công việc gia công, lắp ráp sản phẩm lớn nhất thế giới, không yêu cầu công nhân có trình độ cao – khâu cần nhiều sức lao động và mang lại giá trị gia tăng ít nhất trong chuỗi sản xuất. Việt Nam hiện đang thực hiện phần lớn công việc thuộc khâu này, vậy Việt Nam có thể và có nên trở thành công xưởng của thế giới? I. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG XƯỞNG CỦA THẾ GIỚI 1. Các công xưởng của thế giới 1.1. Anh Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hóa việc sản xuất. Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nước Anh : nhiều trung tâm đô thị mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản. Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong những ngành kinh tế khác. Nhu cầu công nghiệp hóa khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hóa nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung một lực lượng lao động lớn cho thành phố. Cùng với đó, những phát minh về máy móc (James Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Gien ni năm 1764; James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước năm 1784; linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải năm 1785) Anh đã chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn bằng máy móc. Trong những thập niên đầu thế kỷ 19, hàng hóa sản xuất ở Anh thống trị thị trường thế giới. Anh là cái “lò” của nhiều hàng hóa sản xuất hàng loạt hơn bất kỳ nơi nào khác. Các ngành công nghiệp đều phát triển với một tốc độ cực kỳ nhanh, các ngành công nghiệp dệt, than, sắt phát triển mạnh. Năm 1850, Anh đã sản xuất 1/2 sản lượng gang, hơn 1/2 sản lượng than đá và gần 1/2 sản lượng bông của thế giới. Những trung tâm khai thác than lớn ở Anh là: New Castle, Cadiff, Glasgow. Ngành dệt phát triển vượt bậc, số suốt sử dụng trong máy dệt gấp 6 lần Pháp, 20 lần Phổ (30 triệu ống suốt). Các trung tâm dệt: Manchester, Liverpool đã sử dụng 80% sản lượng bông vải của thế giới. Anh còn cung cấp tàu biển cho thế giới. Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là '‘công xưởng của thế giới”. Ngày nay nước Anh không còn giữ được vị trí số 1 của mình nữa, có điều cái tên “Công xưởng của thế giới” vẫn tồn tại như một nét đặc trưng khó quên. 2 Từ đó đến nay, nền kinh tế toàn cầu có những thay đổi to lớn về quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa đã xác lập một nền kinh tế thế giới thống nhất và có tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia. Trong mấy thập kỷ qua, làn sóng đầu tư từ các nền kinh tế phát triển sang các nước đang phát triển và mới công nghiệp hóa, nhằm tận dụng nhân công giá rẻ tại các nước đang phát triển, đã tạo ra nhiều "công xưởng của thế giới" trong đó không thể không kể tới Trung Quốc - đại công xưởng của thế giới. 1.2. Trung Quốc 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Năm 1949, khi mới thống nhất đất nước, Trung Quốc là một trong những quốc gia nghèo và kém phát triển nhất thế giới. 90% dân số vào thời điểm này sống tại nông thôn và phần lớn đều nghèo khó. Năm 1956, 99% nền kinh tế Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước. Phần lớn dân số tiếp tục sống tại nông thôn và tham gia sản xuất nông nghiệp. Bất chấp những nỗ lực công nghiệp hóa của Chính phủ, kết quả đạt được rất khiêm tốn. Kinh tế Trung Quốc chỉ bắt đầu vươn lên sau cuộc cải cách toàn diện năm 1978 mà mấu chốt là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 1980, Coca Cola là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên đầu tư vào Trung Quốc. Chính sách khuyến khích nông nghiệp của Chính phủ Trung Quốc bắt đầu phát huy hiệu quả, giúp tăng sản lượng, đồng thời giải phóng một lượng lao động khỏi khu vực này. Những nhân lực này trở thành một lực lượng bổ sung dồi dào cho các nhà máy và xưởng sản xuất. Chính phủ Trung Quốc tiến hành xây dựng các đặc khu công nghiệp nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất hàng hóa. Thâm Quyến được coi là hình mẫu thành công nhất của chính sách này. Từ một thị trấn ngư nghiệp nhỏ với 30.000 dân năm 1984, Thâm Quyến trở thành một thành phố hiện đại với 8 triệu dân vào năm 2007. Hàng trăm triệu người Trung Quốc chuyển từ nông thôn ra thành phố. Những năm 50 của thế kỷ trước, chưa đầy 13% dân số nước này sống tại đô thị, con số hiện tại là 40% và dự kiến đạt 60% vào năm 2030. GDP tăng trung bình 10% một năm trong suốt 25 năm qua. Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới”. Trong những năm qua, thông qua hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang các nước, Trung Quốc đã vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ đồng thời tạo ra những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới. Năm 1990, giá trị của các sản phẩm mà Trung Quốc làm ra chỉ chiếm vỏn vẹn 3% sản lượng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, con số đó đã nhảy vọt lên 25%. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã góp phần hình thành nên chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á, được mệnh danh là "Công xưởng châu Á" khi chiếm đến một nửa nguồn sản xuất hàng hóa trên toàn cầu. Điển hình: - Sản lượng máy điều hòa không khí tính trên đầu người của Trung Quốc cao gấp 17 lần phần còn lại của thế giới. Sản lượng máy điều hòa không khí của Trung Quốc: 109 3 triệu chiếc. Tỷ lệ của Trung Quốc so với toàn cầu: 80%. Tính trung bình, Trung Quốc sản xuất 81,1 chiếc điều hòa không khí tính trên 1.000 người mỗi năm, so với mức trung bình 4,8 chiếc của phần còn lại của thế giới. - Sản lượng máy tính cá nhân của Trung Quốc lớn gấp 40 lần phần còn lại của thế giới. Sản lượng máy tính cá nhân của Trung Quốc: 320,4 triệu chiếc. Tỷ lệ của Trung Quốc so với toàn cầu: 90,6%. Trung Quốc sản xuất bình quân 238,3 chiếc máy tính cá nhân/1.000 người mỗi năm, so với mức 5,9 chiếc/1.000 người mỗi năm của phần còn lại của thế giới. - Sản lượng giày bình quân đầu người của Trung Quốc lớn gấp 7 lần phần còn lại của thế giới. Sản lượng giày của Trung Quốc: 12,6 tỷ đôi. Sản lượng giày của Trung Quốc: 12,6 tỷ đôi. Tỷ lệ của Trung Quốc so với toàn cầu: 63%. Trung Quốc sản xuất trung bình 9,4 đôi giày/người/năm, so với mức trung bình 1,3 đôi/người/năm của phần còn lại của thế giới. - Sản lượng điện thoại di động bình quân đầu người của Trung Quốc lớn gấp 10 lần thế giới. Sản lượng điện thoại di động của Trung Quốc: 1,1 tỷ chiếc. Sản lượng điện thoại di động của Trung Quốc: 1,1 tỷ chiếc. Tỷ lệ của Trung Quốc so với toàn cầu: 70,6%. Tính bình quân, Trung Quốc sản xuất được 840,7 điện thoại di động/1.000 người/năm, so với tỷ lệ 83,6 chiếc/1.000 người của phần còn lại của thế giới. 1.2.2. Những lý do khiến Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới” a. Lợi thế tĩnh. Vị trí địa lý thuận lợi Sản xuất công nghiệp không diễn ra một cách độc lập mà dựa vào mạng lưới các nhà cung cấp, các nhà sản xuất linh kiện, các nhà phân phối, các cơ quan chính phủ và khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất thông qua cạnh tranh và hợp tác. Trung Quốc với đường bờ biển dài , nhiều cảng biển tự nhiên thuận lợi, là một cường quốc lục địa lẫn hải dương. Miền duyên hải của Trung Quốc nằm gần Nhật và các quốc gia lãnh thổ công nghiệp mới: Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động trên thế giới thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá. Vị trí địa lý đắc địa tạo cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực Châu Á để trở thành công xưởng của thế giới. Trung Quốc trở thành mắt “vệ tinh” trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Trên thực tế, chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đã phát triển khá nhiều trong ba mươi năm qua. Ví dụ, Thâm Quyến, một thành phố giáp với Hồng Kông ở phía Đông Nam, đã phát triển thành trung tâm của ngành công nghiệp điện tử. Nó có một hệ thống cung ứng để hỗ trợ chuỗi sản xuất, bao gồm các nhà sản xuất linh kiện, công nhân có chi phí thấp, lực lượng kỹ thuật, nhà cung cấp lắp ráp và khách hàng. Các công ty Mỹ như Apple đã tận dụng hiệu quả của chuỗi cung ứng ở đại lục để giữ chi phí thấp và lợi nhuận cao. Foxconn (công ty chính sản xuất các sản phẩm của Apple) có nhiều nhà cung cấp và nhà sản xuất linh kiện ở các vị trí gần đó và sẽ không khả thi về mặt kinh tế nếu đưa các thành phần vào Hoa Kỳ lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Để Foxcon có thể lắp ráp 4 iPhone, nó đòi hỏi nhiều nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện của điện thoại phải được đặt gần nhà lắp ráp. Những nhà cung cấp tương tự cũng cung cấp cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn khác, vì vậy tổng chi phí sản xuất giảm xuống. Về cơ bản, tất cả các điện thoại thông minh và máy tính bảng đều được sản xuất tại Thâm Quyến với một số ngoại lệ, ví dụ: HTC ở Đài Loan và một số mẫu Samsung ở Hàn Quốc, nhưng phần lớn các thành phần họ sử dụng đến từ Trung Quốc. b. Lợi thế động Chi phí nhân công giá rẻ Với dân số khoảng 1,35 tỷ người Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất trên thế giới. Theo quy luật cung - cầu lao động khi cung lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương sẽ ở mức thấp. Hơn nữa, phần lớn dân số Trung Quốc thuộc tầng lớp nông thôn và trung lưu. Chỉ cho đến cuối thế kỷ 20 khi làn sóng di cư từ nông thôn tới thành thị diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc thì người dân mới chuyển đến các thành phố công nghiệp sẵn sàng làm việc tăng ca chỉ với mức nhân công giá rẻ. Chính sách thuế của chính phủ Chính sách hoàn lại thuế xuất khẩu đã được Trung Quốc khởi xướng vào năm 1985 như là một cách để tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu bằng cách bãi bỏ thuế đánh vào hàng xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế giá trị gia tăng bằng 0% (VAT), có nghĩa là họ được hưởng chính sách miễn thuế hoặc hoàn lại thuế GTGT. Điều này đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khiến họ đặt các nhà máy gia công, lắp ráp tại Trung Quốc. Chính sách tiền tệ Trung Quốc đã có những động thái làm giảm giá trị của đồng nhân dân tệ để tạo ra một lợi thế cho xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc đối với hàng hoá tương tự do một đối thủ cạnh tranh của nước ngoài sản xuất. Nhân dân tệ được ước tính bị đánh giá thấp bởi 30% so với đồng đô la vào cuối năm 2005. Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của chính phủ về luật laođộng và bảo vệ môi trường Các nhà sản xuất ở phương Tây luôn luôn tuân thủ các hướng dẫn cơ bản về lao động trẻ em, lao động không tự nguyện, các tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn, luật về tiền lương và giờ, và bảo vệ môi trường trong khi các nhà máy Trung Quốc được biết đến vì không tuân theo hầu hết các luật và hướng dẫn này, ngay cả trong môi trường pháp lý cho phép. Các nhà máy của Trung Quốc sử dụng lao động trẻ em, có những giờ làm việc dài và người lao động không được bảo hiểm bồi thường. Luật bảo vệ môi trường thường bị bỏ qua, do đó các nhà máy Trung Quốc cắt giảm chi phí quản lý chất thải. Đây là một trong những yếu tố góp phần khiến các DN Trung Quốc đạt được lợi thế về chi phí so với các DN nước ngoài khi kinh doanh cùng một ngành nghề. 1.2.3. Trung Quốc có tiếp tục giữ được vị thế “công xưởng của thế giới”? Theo dự đoán của Công ty Deloit, trong 5 năm tới, Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh để tiếp tục trở thành công xưởng của thế giới. Nhóm MITI-V hay còn 5 gọi là Mighty Five sẽ lọt vào danh sách này sau khi trở thành những công xưởng thế giới mới. Trung Quốc đã không còn lợi thế cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu với giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp khiến lợi nhuận công ty giảm. Mức lương của người lao động Trung Quốc đang dần tăng lên qua từng năm. Sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc chỉ rẻ hơn sản xuất tại Mỹ ở mức 4% do mức lương của người lao động đã tăng 80% kể từ năm 2010 cho đến nay. Theo nghiên cứu của IHS Markit, một cuộc khảo sát năm 2016 cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp chọn Trung Quốc là nơi gia công giá rẻ đã giảm xuống dưới 50% so với 70% năm 2012. Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc công bố cho biết, trong tháng 1 năm nay, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm 14,73%, chỉ có 120 tỷ USD. Trong 2 năm trở lại đây, hàng loạt các công ty, tập đoàn đã cắt giảm lao động hoặc đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc như: McDonald’s đã bán 80% cổ phần tại Trung Quốc và Hongkong cho tập đoàn Citic Group và Carlyle Group LP; nhà máy sản xuất ổ cứng lớn nhất thế giới Seagate công bố việc đóng cửa nhà máy ở Tô Châu, sa thải gần 2.000 người; Công ty điện tử Philips đóng cửa và sa thải nhân viên của công ty được đặt tại Thâm Quyến, Trung Quốc; Nokia đóng cửa 5 nhà máy ở Trung Quốc. Hình 1. Chi phí nhân công của các nước so với Mỹ Không chỉ nằm ở chi phí sản xuất cao, làn sóng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc hạ nhiệt do chịu tác động từ sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế không còn các chỉ số hấp dẫn về tăng trưởng. Để đối phó với tình trạng này, từ một quốc gia tiếp nhận đầu tư nước ngoài, Trung Quốc chuyển thành quốc gia 6 đầu tư vốn ra nước ngoài và hướng tới một nền sản xuất ở nội địa, phục vụ chính nhu cầu trong nước với hơn 1 tỷ người. Từ một nền công nghiệp có công nghệ trung bình, từng dựa vào sản xuất hàng hoá giá rẻ để xuất khẩu thì nay Trung Quốc đã chú trọng hơn đến việc phát triển nền công nghiệp có công nghệ cao. 1.3. So sánh Anh và Trung Quốc Đều được coi là những công xưởng của thế giới, tuy nhiên bản chất “ công xưởng của thế giới” của Anh và Trung Quốc cũng có những sự khác nhau nhất định: - Anh: Những năm 70 của thế kỉ 20, Anh là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ, tiên phong trong cuộc cách mạng công nghệ. Vì vậy, lợi thế về công nghệ, trình độ sản xuất đã khiến Anh sản xuất được những mặt hàng mà các quốc gia khác không sản xuất được, cung cấp cho quốc gia khác và trở thành công xưởng của thế giới. - Trung Quốc: Tuy không phải là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ nhưng Trung Quốc có lợi thế nhất định về chi phí nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn. Công nghệ sản xuất của Trung Quốc không phải công nghệ nguồn nhưng đã được chuẩn hóa nhờ việc sao chép, bắt chước những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của các quốc gia khác. Nhờ đó, Trung Quốc trở thành nơi cung cấp linh kiện cho nhiều tập đoàn đa quốc gia, lắp ráp và cung ứng cho thị trường thế giới nhiều mặt hàng tiêu dùng với giá cả cạnh tranh. II. VIỆT NAM CÓ THỂ VÀ CÓ NÊN TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THẾ GIỚI? 2.1. Điều kiện để trở thành công xưởng của thế giới  Điều kiện khách quan Vị trí địa lý: Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư; tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh phát triển; tiết kiệm chi phí vận chuyển, thông thương hàng hóa. Trình độ lao động: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi đội ngũ lao động cần có trình độ nhất định đảm bảo việc vận hành máy móc, phục vụ quá trình sản xuất diễn ra thống suốt.  Điều kiện chủ quan Dân số và lao động: Để có thể trở thành công xưởng của thế giới, quốc gia cần có lực lượng lao động dồi dào với số người trong độ tuổi lao động đông bởi đây là nguồn nhân lực chính trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí nhân công: Đây là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Chi phí nhân công rẻ sẽ giúp các công ty tiết kiệm được đáng kể chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty. Vì thế, quốc gia nào có chi phí nhân công rẻ sẽ có lợi thế lớn để trở thành công xưởng của thế giới. Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Môi trường chính trị - xã hội ổn định có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, 7 đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Ngược lại, tình hình chính trị không ổn định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, lợi ích của các nhà đầu tư giảm sút, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư. Hơn nữa, tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại, do đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư rất thấp. Chính sách của nhà nước: Bên cạnh các yếu tố về chính trị, lao động, vị trí địa lý thì các chính sách của quốc gia về đầu tư phát triển cũng quyết định mức độ hấp dẫn của quốc gia đó với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách càng rộng mở, mang lại nhiều ưu đãi sẽ càng thu hút được nhiều nhà đầu tư, tạo điều kiện để quốc gia trở thành công xưởng của thế giới. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng (điện, đường, giao thông...) của quốc gia cần đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp việc sản xuất kinh doanh cũng như vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại. 2.2. Việt Nam có thể trở thành công xưởng của thế giới ? 2.2.1. Phân tích điều kiện Việt Nam a. Thuận lợi So với nhiều nước đang phát triển, Việt Nam có khá nhiều lợi thế về các khía cạnh: vị trí địa lý, lao động, tình hình chính trị, chính sách đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế... Vị trí địa lý Việt Nam nằm trên trục giao thương quốc tế, thuận lợi để phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa quy mô lớn. Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược trong khu vực, là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam Á với hơn 3.200km đường bờ biển, tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Trong đó, Biển Đông được đánh giá là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới – là tuyến giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa châu Á với châu Âu và Trung Đông. Thống kê cho thấy, hiện có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới nên dễ dàng tiếp thu vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại cũng như học hỏi kinh nghiệm quý báu của các nước trong phát triển kinh tế đất nước. Tiếp giáp biển Đông và nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên Việt Nam còn có nguồn tài nguyên biển và tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, taọ điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế. Dân số và lao động 8 Việt Nam là nước có dân số đông với lực lượng lao động dồi dào. Dân số Việt Nam tăng hàng năm với tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1.07%/ năm. Trong giai đoạn 20112016, dân số Việt Nam tăng từ 86,9 triệu người lên đến 92,7 triệu người (Hình 2) cho thấy Việt Nam có mức tăng trưởng dân số nhanh chóng, hứa hẹn về một thị trường tiêu thụ nội địa lớn. Đây là một trong những điểm hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Hình 2. Dân số trung bình của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Niên giám thống kê 2016 Ngoài ra, Việt Nam còn có cơ cấu dân số vàng với lực lượng lao động hùng hậu. Theo thống kê, số người trong độ tuổi 15-49 giai đoạn 2010-2016 trung bình khoảng 40 triệu người/năm, chiếm trên 80% lực lượng lao động, trong đó số người trong độ tuổi 25-49 chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%. Đây là lực lượng lao động chính, tạo ra giá trị kinh tế nhiều nhất cho xã hội. Hơn nữa, chi phí nhân công và chi phí sản xuất ở Việt Nam luôn ở mức thấp, chỉ bằng một nửa so với mức chi phí của công xưởng thế giới hiện nay là Trung Quốc. Lực lượng lao động dồi dào cùng với chi phí nhân công rẻ đang là lợi thế so sánh hàng đầu của Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và là cơ hội sinh lời cho các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động đang chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế này, điển hình là Samsung, Intel, ScanCom International... Hình 3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi 9 Nguồn: Niên giám thống kê 2016 Môi trường chính trị - xã hội Việt Nam có ưu thế nổi trội là một quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình. Từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các quốc gia trong khu vực (trừ Singapore) đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị, trong khi đó nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tình hình chính trị ổn định giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn đạt mức cao (6,21% năm 2016). Điều này cũng là một điểm sáng giúp tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam được đánh giá là khá thuận lợi cho các nhà đầu tư với những ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chính sách ngoại hối và chính sách giá. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI được miễn hoặc được giảm tiền thuê đất, thời gian cho thuê dài (trên 50 năm), được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bao gồm thiết bị máy móc, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam, được hưởng ưu đãi liên quan đến chính sách ngoại hối như hỗ trợ cân đối ngoại tệ...Kết quả, thu hút trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng qua các năm cả về tổng vốn đăng ký và tổng vốn thực hiện (hình 4 & 5). Hình 4. Số dự án FDI được cấp phép Hình 5. Vốn FDI giai đoạn 2010-2016 10 giai đoạn 2010-2016 Nguồn: Niên giám thống kê 2016 Giai đoạn 2010-2016 chứng kiến sự tăng lên đáng kể về số dự án FDI tại Việt Nam, số dự án FDI năm 2016 tăng hơn 2 lần so với năm 2010, từ 1237 dự án năm 2010 lên đến 2613 năm 2016. Số vốn đăng ký và số vốn thực hiện cũng tăng cao. Năm 2010, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện lần lượt là 19,8 tỷ USD và 11 tỷ USD. Đến năm 2016, con số này tăng lên lần lượt là 26,9 tỷ USD và 15,8 tỷ USD. Điều này cho thấy, Việt Nam đang ngày càng thu hút được nhiều FDI và hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai. b. Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi, Việt Nam cũng còn tồn tại một số khó khăn như sau: Diện tích nhỏ, quy mô dân số tuy lớn nhưng còn tương đối nhỏ so với các quốc gia có hơn 1 tỷ người như Ấn Độ và châu Phi, vì vậy thị trường tiêu thụ nội địa khá nhỏ, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của các công ty đa quốc gia hiện nay. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là trình độ của lực lượng lao động còn thấp. Số lượng lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo chưa nhiều. Mặc dù việc giáo dục, đào tạo cho lực lượng lao động luôn được quan tâm, chú trọng, bằng chứng là tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo liên tục tăng qua các năm, từ 15,3% năm 2010 đến 22,2% năm 2016 (hình 6), tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao.Trong tương lai, ngành công nghiệp toàn cầu có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động có trình độ cao để đáp ứng tốc độ phát triển công nghệ ngày càng nhanh. Vì vậy, lao động Việt Nam cần phải nỗ lực không ngừng đểnâng cao trình độ nhằm duy trì lợi thế của mình, hướng tới thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển. Hình 6. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo giai đoạn 2010-2016 11 Nguồn: Niên giám thống kê 2016 c. Cơ hội Thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực châu Á tăng mạnh trong những năm gần đây đã tạo cơ hội phát triển cho các nước, trong đó có Việt Nam. Cơ hội lớn nhất để Việt Nam có thể trở thành công xưởng thế giới tiếp theo là dòng vốn đầu tư quốc tế đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vốn giải ngân từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2016 của Việt Nam ước tính đạt 15,8 tỷ USD, cao kỷ lục và tăng 9% hằng năm. Số dự án được cấp phép năm 2016 là 2.613 với tổng vốn đăng ký 26,9 tỷ USD, tăng 27% về số dự án. Theo báo cáo của Savills Việt Nam về tình hình hoạt động của các khu công nghiệp trên cả nước cho thấy, đang diễn ra sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khối ASEAN để tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do trong khu vực trong thời gian tới. Minh chứng là so với 10 năm trước thì số doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đến đầu tư tại Trung Quốc đã giảm mạnh, từ khoảng 2.300 doanh nghiệp thành lập mới (năm 2006) giảm xuống còn 700 doanh nghiệp (năm 2014). Số liệu do Bộ Tài chính Hàn Quốc công bố cuối năm 2015 cũng cho thấy, đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc đã giảm đến 32,1% trong 6 tháng đầu năm 2015. Đáng chú ý là Tập đoàn Microsoft đã công bố đóng cửa hai nhà máy sản xuất điện thoại Nokia ở Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam và nâng quy mô đầu tư lên đến 210 triệu USD tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bắc Ninh), theo đó số lượng nhân công sẽ tăng gấp 3 lần so với 2 nhà máy cũ. Một ví dụ điển hình khác, đó là công ty điện tử Samsung cũng đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 2 nhà máy sản xuất điện thoại tại Việt Nam, trong đó Công ty điện tử Samsung – Thái Nguyên được đầu tư xây dựng để trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung trên thế giới với mục đích chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế về lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ của 12 Việt Nam. Ngoài ra, sự hiện diện của rất nhiều công ty lớn tại Việt Nam hiện nay như Intel, Coca-cola, Canon, Honda ... cho thấy Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai. d. Thách thức Cơ hội lớn, song thách thức cũng nhiều. Thách thức lớn nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước đang phát triển trong khu vực như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia (MITI), trong đó Ấn Độ được đánh giá là quốc gia tiềm năng nhất, nền kinh tế có khả năng thỏa mãn nhiều điều kiện nhất để thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới mới. Lợi thế của Ấn Độ là khá rõ ràng khi có một nguồn lao động dồi dào, cả trình độ cao lẫn thấp với một thị trường tiêu dùng 1,2 tỷ dân. Mặc dù đa phần người dân Ấn Độ là nghèo nhưng thu nhập bình quân đầu người của nước này lại đang tăng lên. Thêm vào đó, tỷ lệ người có bằng đại học tại Ấn Độ là khá lớn. Đây là một lợi thế khi các nhà máy sản xuất rất cần kỹ sư công nghệ, kỹ sư thiết kế, quản lý... Các chính sách của Ấn Độ cũng đang giúp đỡ phát triển rất nhiều cho ngành sản xuất. Ngay từ năm 2014, chính phủ nước này đã phát động chương trình “Made in India” nhằm gia tăng tỷ lệ sản xuất trong nước. Năm 2015, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nhận được nhiều nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất thế giới trong khi hàng loạt công ty quốc tế có đánh giá hành chính công của nước này đã có những cải thiện đáng kể về năng suất. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng có những khó khăn của mình. Để có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất, ít nhất lao động cần phải biết đọc, viết để có thể vận hành máy móc. Trong khi đó, người dân Ấn Độ có trình độ biết đọc, viết khá thấp khi chỉ xếp thứ 105 trong bảng xếp hạng nhân lực toàn cầu (HCI) của Liên Hiệp Quốc năm 2016, thấp hơn bất kỳ nước nào trong nhóm MITI. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ cũng không khá hơn khi đang xuống cấp nghiêm trọng, nhất là hệ thống giao thông, năng lượng khi xếp hạng những cơ sở này của Ấn Độ còn thấp hơn nhiều nền kinh tế mới nổi.Một điểm yếu nữa của Ấn Độ là hành chính công khi độ trễ bàn giao mặt bằng cho các dự án sản xuất đã khiến hơn 270 công trình nhà máy tại nước này bị lùi thời hạn. Dẫu vậy, Ấn Độ vẫn có lợi thế rất lớn trong việc trở thành công xưởng giá rẻ tiếp theo của thế giới. Mặc dù, Ấn Độ có nhiều lợi thế, song nhiều doanh nghiệp đang chuyển nhà máy sang Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam khi những quốc gia này cũng có một số ưu điểm không kém Ấn Độ. Tuy nhiên, Thái Lan hay Malaysia thiên hướng ngành sản xuất công nghệ cao hơn là thay thế vai trò công xưởng giá rẻ từ Trung Quốc. Trong khi đó, địa hình bất lợi của Indonesia khi có quá nhiều hòn đảo khiến việc xây dựng nhà máy và di chuyển khó khăn cũng cản trở lớn đến việc giúp Indonesia trở thành công xưởng của thế giới. Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, môi trường chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng tốt hơn Indonesia và đặc biệt có khoảng cách gần hơn để di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang. Như vậy, trong nhóm nước đang phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng nhất để cạnh tranh với Ấn Độ trong cuộc đua trở thành công xưởng thế giới mới sau Trung Quốc. 13 Một thách thức lớn khác là trình độ lao động. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến thiết bị, máy móc ngày càng phức tạp, yêu cầu đòi hỏi công nhân cần có trình độ nhất định để có thể vận hành máy móc phục vụ quá trình sản xuất. Chính vì vậy, nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ cao là xu hướng tất yếu trong tương lai. Trình độ lao động ở Việt Nam tuy đã được nâng cao hơn, song vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam cần chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động để giải quyết được thách thức này. Từ phân tích trên đây dễ dàng nhận thấy với những lợi thế về dân số đông; lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có trình độ tối thiểu; chi phí nhân công rẻ, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, môi trường chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế khá, tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài lớn, vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành công xưởng của thế giới. 2.3. Việt Nam có nên trở thành “công xưởng của thế giới” hay không? Như đã phân tích ở trên, Việt Nam có đủ lợi thế và điều kiện để trở thành công xưởng của thế giới, tuy nhiên Việt Nam có nên trở thành công xưởng của thế giới hay không? Trong bối cảnh hiện nay, công xưởng thế giới được hiểu là nơi thực hiện các phần công việc đơn giản, không yêu cầu công nhân có trình độ cao – khâu cần nhiều sức lao động và mang lại giá trị gia tăng ít nhất trong chuỗi sản xuất (hình 7). Hình 7. Đường cong nụ cười Theo đường cong nụ cười của Stan Shih, chủ tịch hãng Acer, gia công, lắp ráp là khâu nằm dưới đáy của đường cong, là vị trí đạt lợi nhuận thấp nhất. Doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận thì tránh sa đà tập trung vào việc tập trung gia công và lắp 14 ráp, thay vào đó cần không ngừng đẩy mạnh hoạt động về hai phía đường cong đó là các khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất linh phụ kiện, marketing, bán hàng, dịch vụ sau bán hàng. Tương tự, một quốc gia nếu trở thành công xưởng của thế giới tức là quốc gia đó đang nằm ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị sản xuất của thế giới. Tuy số lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều nhưng giá trị kinh tế mang lại không cao do các khâu quan trọng, mang lại nhiều giá trị kinh tế không nằm tại quốc gia đó. Một quốc gia chỉ tập trung vào khâu gia công, lắp ráp sản phẩm rất dễ trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới. Nhận thức rõ về điều này nên nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang có những biện pháp, chính sách để dịch chuyển dần sang các khâu mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn trong chuỗi giá trị, tiêu biểu như Trung Quốc – quốc gia được mệnh danh là đại công xưởng của thế giới trong nhiều năm cũng đang chuyển dịch sang các lĩnh vực sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho đất nước. Đối với Việt Nam, trong điều kiện hiện tại, Việt Nam chỉ có thể thực hiện phần công việc thấp nhất trong chuỗi giá trị, đó là gia công, lắp ráp. Lợi ích lớn nhất khi Việt Nam trở thành nơi gia công, lắp ráp của thế giới là tạo được nhiều việc làm cho người lao động, giúp họ có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải gánh chịu khá nhiều bất lợi khi chỉ thực hiện phần việc có “chất xám thấp”, không có nhiều giá trị gia tăng, dẫn đến thu nhập không cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng quan ngại khác đó là ô nhiễm môi trường, nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ khi các công ty chuyển giao các công nghệ cũ, lạc hậu sang để phục vụ sản xuất, thu nhập của người lao động thấp và trình độ của người lao động không có điều kiện, cơ hội để nâng cao. Do đó, Việt Nam chỉ nên trở thành công xưởng thế giới khi có định hướng phát triển cụ thể cho từng giai đoạn. Cụ thể, trong điều kiện hiện tại, Việt Nam có thể bắt đầu với việc gia công, lắp ráp để đảm bảo việc làm và thu nhập tối thiểu cho người lao động. Tiếp đó, Việt Nam cần có các biện pháp nâng cao, cải thiện tất cả các nguồn lực cũng như nội lực của đất nước để mở rộng dần sang hai phía của đường cong, tham gia vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, góp phần phát triển bền vững kinh tế đất nước, mang lại đời sống cao cho người dân. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành những chính sách cụ thể, hợp lý hỗ trợ từng giai đoạn phát triển như: (1) đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết các rào cản đối với nhà đầu tư, nhà sản xuất nước ngoài; (2) nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, nâng cao chất lượng quy hoạch từ trung ương đến địa phương; (3) tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình, dự án có tính kết nối khu vực và quốc tế; (4) phát triển nguồn nhân lực cả về chất lẫn về lượng, đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực; (5) tăng cường tiềm lực quốc gia, đổi mới quản lý Nhà nước đối với phát triển khoa học công nghệ với nhu cầu thực tế của thị trường; (6) đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước phát triển lên công nghiệp hỗ trợ công nghiệ cao; (7) quan tâm, chăm lo các vấn đề xã hội, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành các chính sách chương trình giáo dục y tế, an sinh xã hội. 15 KẾT LUẬN Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi trở thành "công xưởng của thế giới". Tuy nhiên nếu trở thành công xưởng của thế giới chỉ với vị trí địa lý thuận lợi, nhân công giá rẻ, trong khi kiểm soát môi trường không gắt gao, sử dụng tài nguyên lãng phí là điều rất đáng quan ngại. Trước mắt, chúng ta vẫn cứ phải tiếp nhận các khâu có gia trị gia tăng thấp để “lấy ngắn, nuôi dài” tức là để người lao động có việc làm, gắn với lộ trình để năng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp. Đồng thời với các lĩnh vực công nghệ cao mà Việt Nam chưa có, thì chúng ta nên có những ưu đãi mạnh khi thu hút đầu tư, nhưng kèm theo đó là yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có lộ trình chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa..., từ đó phát triển lực lượng công nghệ hạ tầng của Việt Nam. Điều này sẽ giúp VN trong tương lai trở thành công xưởng theo nghĩa thực hiện sản phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ thấp đến cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Băng Tâm (2017), Không phải Việt Nam, đây mới là quốc gia sắp thay thế vai trò công xưởng giá rẻ của Trung Quốc. http://cafef.vn/khong-phai-viet-nam-day-moila-quoc-gia-sap-thay-the-vai-tro-cong-xuong-gia-re-cua-trung-quoc20170303102604942.chn 2. Bích Ngọc (2012), Lợi thế nhân công giá rẻ tại Việt Nam. http://infonet.vn/loi-thenhan-cong-gia-re-tai-viet-nam-post45083.info 3. Chen Xiangguo, 2007, Is China the factory of the world. https://www.apu.ac.jp/rcaps/uploads/fckeditor/publications/workingPapers/RCAPS_ Occasional_Paper_07-4.pdf 4. China economic weekly (2013), China giving new meaning to “world factory”. http://en.people.cn/90778/8165022.html 5. Đoan Nhật (2012), Nước Anh và nickname “Phân xưởng của thế giới”. https://tinnong.thanhnien.vn/du-hi/nuoc-anh-va-nickname-phan-xuong-cua-the-gioi52348.html 6. Hiep Nguyen (2017), Trung Quốc và con đường trở thành “số 2” thế giới. https://cpm-vietnam.com/Trung-Quoc-va-con-duong-tro-thanh-so-2-the-gioi/ 7. Julian Righetti (2014), 5 reasons why China will remain the world’s factory. https://www.linkedin.com/pulse/20140821060820-94090867-5-reasons-why-chinawill-remain-world-s-factory 8. Kevin Honglin Zhang, 2006. China as the world factory. https://books.google.com.vn/books? id=SH6TAgAAQBAJ&pg=PA257&lpg=PA257&dq=WORLD+FACTORY&source =bl&ots=gws1mDkEfz&sig=dS7s2UjmwbtXkZTVoF_f5h2i1Bs&hl=vi&sa=X&ve d=0ahUKEwi1ocqZprXAhUChbwKHf1CCD04ChDoAQg7MAM#v=onepage&q=WORLD %20FACTORY&f=false 16 9. Kim Thoa (2015), Việt Nam đang tranh thủ lợi thế của cơ cấu dân số vàng. http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/viet-nam-dang-tranh-thu-loi-the-cua-co-cau-danso-vang-1459396.html 10. Lê Thị Bích Lan (2016), Trở thành “công xưởng mới” của thế giới: Bối cảnh khu vực và nội lực của Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tro-thanh-congxuong-moi-cua-the-gioi-boi-canh-khu-vuc-va-noi-luc-cua-viet-nam-80572.html 11. Prableen Bajpai, CFA, Why China is “The world’s factory”. http://www.investopedia.com/articles/investing/102214/why-china-worldsfactory.asp 12. Phương Anh (2013), “Công xưởng của thế giới” lớn cỡ nào? http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cong-xuong-cua-the-gioi-lon-co-nao1360827998.htm 13. Tổng cục thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2016. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê 14. Tuấn Anh (2015), Việt Nam nên trở thành “công xưởng” của thế giới? http://enternews.vn/viet-nam-nen-tro-thanh-cong-xuong-cua-the-gioi-756.html 15. Thế giới và Việt Nam (2015), Trung Quốc tiếp tục là công xưởng của thế giới. http://beta.ndh.vn/trung-quoc-tiep-tuc-la-cong-xuong-cua-the-gioi2015031406469951p145c151.news 16. Trường Dũng (2017), Kinh tế Việt Nam 2017 phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. http://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-2017-phat-trien-nhanh-nhat-dong-nam-a44027.html 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan