Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp

.PDF
134
104
62

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v DANH MỤC HỘP TIÊU ĐIỂM ................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI ..................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận. ......................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư ........................ 7 1.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư nước ngoài........................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn. ................................................................................... 16 1.2.1. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. ............ 16 1.2.2. Vai trò của môi trường đầu tư đối với việc thu hút FDI tại Hà Nội. . 17 1.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài nước về cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài ..................................................................... 18 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010. ..................................................... 29 2.1. Tổng quan về hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội. ... 29 2.1.1. Khái quát về hoạt động thu hút FDI tại Hà Nội giai đoạn 2000-2010. ... 29 2.1.2. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Hà Nội... 36 2.2. Thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội. .............. 39 2.2.1. Đặc điểm chung về Thủ đô Hà Nội ................................................... 39 2.2.2. Tình hình Chính trị- Văn hoá xã hội.................................................. 41 2.2.3. Chính sách- Pháp luật ....................................................................... 44 2.2.4. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 52 2.2.5. Trình độ phát triển kinh tế ................................................................. 54 2.2.6. Nguồn nhân lực và khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ .......... 63 2.2.7. Môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp tập trung. ...................... 65 2.2.8. Thủ tục hành chính, bộ máy chính quyền. ......................................... 71 i 2.2.9. So sánh môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội với một số tỉnh thành khác .................................................................................................... 74 2.3. Những nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài của Hà Nội trong thời gian qua. ....................................................................................... 79 2.3.1. Quy hoạch tổng thể ............................................................................ 79 2.3.2. Cải cách thủ tục hành chính. .............................................................. 79 2.3.3. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng. .................................................................. 81 2.4. Đánh giá chung về môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội. ...... 83 2.4.1. Mức độ và các khía cạnh cải thiện về môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. .................................................................................................... 83 2.4.2. Hạn chế của môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội ..................... 88 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại. .......................................................................... 89 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI................................................................................... 90 3.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2020. . 90 3.2. Dự báo khả năng thu hút FDI vào Hà Nội giai đoạn 2011-2020. ... 92 3.2.1 Mục tiêu thu hút FDI. ........................................................................ 92 3.2.2 Khả năng thu hút FDI ........................................................................ 93 3.3. Các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội. ... 95 3.3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ............................................................ 95 3.3.2. Phân tích ma trận SWOT .................................................................. 95 3.3.3. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................. 100 3.3.4. Các nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015..................................................... 101 3.3.5. Một số kiến nghị .............................................................................. 109 KẾT LUẬN .................................................................................................. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tiếng Việt TT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng 6 DN Doanh nghiệp 7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 8 GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư 9 GPMB Giải phóng mặt bằng 10 GTĐT Giao tiếp điện tử 11 GTSX Giá trị sản xuất 12 HĐND Hội đồng nhân dân 13 KCN Khu công nghiệp 14 KCNC Khu công nghệ cao 15 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 16 N-L-TS Nông- Lâm- Thuỷ sản 17 NQ Nghị quyết 18 NSNN Ngân sách nhà nước 19 QĐ Quyết định 20 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 22 TP Thành phố iii 23 TTHC Thủ tục hành chính 24 TW Trung ương 25 UBND Uỷ ban nhân dân 26 VNĐ Việt Nam Đồng 27 XHCN Xã hội chủ nghĩa Các từ viết tắt Tiếng Anh TT Viết Nghĩa Tiếng Anh đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt đầy đủ tắt 1 BOT Built-Operation-Transfer Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao 2 BT Build-Transfer Hợp đồng xây dựngchuyển giao 3 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 5 ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance 6 7 PCI SWOT Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh Index cấp tỉnh Strengths-Weaknesses- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ Opportunities-Threats hội, thách thức 8 USD United States dollar Đô la Mỹ 9 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 10 WB World Bank Ngân hàng thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2010 29 2 Bảng 2.2 Tổng hợp các dự án còn hiệu lực phân theo ngành và số lao động Việt Nam đang làm việc tính đến tháng 6/2009 32 3 Bảng 2.3 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn vào Hà Nội 33 4 Bảng 2.4 Tổng hợp các dự án còn hiệu lực tại Hà Nội phân theo hình thức đầu tư 34 5 Bảng 2.5 Tổng hợp các dự án còn hiệu lực tại Hà Nội phân theo tình trạng hoạt động 35 6 Bảng 2.6 Đóng góp của khu vực FDI trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn 2006-2008. 36 7 Bảng 2.7 Cơ cấu kinh tế (GDP) Hà Nội giai đoạn 2000-2009 55 8 Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (tính tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên). 64 9 Bảng 2.9 PCI Hà Nội so sánh với TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng 74 10 Bảng 2.10 Điểm chỉ số Minh Bạch 76 11 Bảng 2.11 Điểm chỉ số Tính năng động 77 12 Bảng 2.12 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng giai đoạn 2005- 2010 78 13 Bảng 2.13 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hà Nội (vốn nhà nước) giai đoạn 2005-2009 81 14 Bảng 2.14 Điểm chỉ số PCI thành phần của Hà Nội qua các năm 86 15 Bảng 2.15 Các yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định lựa chọn đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI 87 16 Bảng 2.16 Ma trận SWOT 99 v Trang DANH MỤC HỘP TIÊU ĐIỂM TT Hộp Nội dung 1 Hộp 2.1 2 Hộp 2.2 Chồng chéo trong quản lý một dự án ở Sóc Sơn 3 Hộp 2.3 Hoa Anh Đào với những khó khăn trong thủ tục xin giấy phép đầu tư Khó khăn trong tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi Trang 49 50 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) là một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cùng độ thông thoáng của cơ chế, chính sách, yếu tố nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. “Làm thế nào để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài” đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn không chỉ các bộ, ngành mà còn là dấu hỏi lớn cho từng địa phương ở Việt Nam. Hà Nội, với vị thế là Thủ đô - trung tâm văn hóa - kinh tế, Hà Nội đang phấn đấu cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá vào năm 2015, về trước cả nước 5 năm, những năm qua đã đạt được những thành tích nổi bật về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Thủ đô. Không những thế, lượng vốn FDI đầu tư vào Hà Nội trong thời gian qua vẫn còn nhiều biến động, có thời gian chững lại hoặc tăng chậm. Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, là năm rất thành công của Hà Nội về thu hút FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 5.009 triệu USD tăng 49% so với năm 2007. Thế nhưng sang năm 2009, lượng vốn FDI lại giảm sút mạnh, tổng số vốn đăng ký năm 2009 đạt 521,7 triệu USD, chỉ bằng 10,42% so với năm 2008. Ngoài yếu tố do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế hoặc giảm sút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong thời gian vừa qua. Theo một khảo sát về môi trường đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố gần đây thì Hà Nội là một trong những địa phương có môi trường đầu tư kém thân thiện nhất. 1 Hà Nội đứng thứ 50 về môi trường đầu tư trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Còn căn cứ vào bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, trong hai năm 2008 và 2009 chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội liên tục giảm, tính đến năm 2009 chỉ xếp ở vị trí 33 trên tổng số 61 tỉnh, thành của cả nước, tụt sáu bậc so với năm 2007 và hai bậc so với năm 2008. Theo các chuyên gia, một trong nhiều lý do của sự tụt hạng này là Hà Nội mở rộng. Từ ngày 18-2008, Hà Nội chính thức được mở rộng địa giới hành chính, với diện tích 3400 km2 và dân số 6,48 triệu người, bao gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Việc mở rộng đã tác động ngay đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên nhiều phương diện: Doanh nghiệp phải tìm hiểu địa chỉ mới của các cơ quan nhà nước; phải xây dựng, thiết lập mối quan hệ với đối tác và cơ quan quản lý cần thiết cho hoạt động của mình, trong khi cán bộ, công chức tại các cơ quan này đang trong thời kỳ chuyển tiếp để thích nghi với hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó những khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính còn khá phức tạp, phiền hà... là một trong những rào cản tự thân cho việc cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội. Ngoài ra, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Hà Nội triển khai còn chậm và bất cập, chưa bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho nhiều loại hình dịch vụ…. Chính vì vậy, việc khảo sát, phân tích và nghiên cứu một cách toàn diện môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội và tìm ra những giải pháp thiết thực, khả thi góp phần cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào Hà Nội là vấn đề cấp thiết. Tính cấp thiết càng cao khi đây là năm thứ hai liên tiếp, chỉ số PCI của Hà Nội sụt giảm cũng như nguồn vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm. 2 Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu cấp thiết này. 2. Tình hình nghiên cứu Môi trường đầu tư nước ngoài là một vấn đề được các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp luôn quan tâm. Vì thế, đã có rất nhiều công trình khoa học, đề tài cấp ngành, cấp bộ, các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nước ngoài. Có thể nêu một số công trình điển hình như: - “Hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô Hà Nội đến năm 2010” (Vương Đức Tuấn, luận án Tiến sĩ kinh tế, 2006) đã nghiên cứu quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2001-2010. - “ Môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam- Con đường đi tới khu đầu tư Asean” (PGS. TS Nguyễn Quang Thái, Báo cáo viết cho Văn phòng Chính phủ, 1999) đã tập trung phân tích, đánh giá môi trường đầu tư, xác định các rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như những quy định có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. - “Hiệu quả kinh tế, xã hội của các khu công nghiệp ở Thành phố Hà nội” (Nguyễn Duy Cường, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, 2006). Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế xã hội của các khu công nghiệp. Đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp trên địa bàn Hà nội. Tác giả đã đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội và những hạn chế của nó trong phát triển khu công nghiệp ở thành phố Hà nội nhưng chưa chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên. 3 - “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam” (PGS. TS Lê Danh Vĩnh, NXB Chính trị Quốc gia, 2009). Tác giả đã nêu được thực trạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó tập trung vào các yếu tố phản ánh thể chế môi trường kinh doanh và các tiêu chí đánh giá mức độ cải thiện thể chế môi trường kinh doanh của các tổ chức trong nước và quốc tế. - “Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng” (Phạm Minh Nhựt, Luận văn Thạc sĩ, 2005). Đề tài đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - “Thu hút nguồn lực của người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào phát triển Kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2015 ” (TS Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, 2009). Đề tài đã nêu được những tiềm năng các nguồn lực của cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Phân tích những thuận lợi và khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc thu hút các nguồn lực của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên số liệu trích dẫn chưa nêu cụ thể thời kỳ nào và một số số liệu trích dẫn chưa chính xác. - “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội” (Trương Tuấn Anh, luận văn Thạc sĩ kinh tế đối ngoại, 2009). Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội trong giai đoạn từ khi Đổi mới đến trước khi Hà Nội mở rộng. Do đó, đề tài chỉ phân tích về môi trường đầu tư cũng như tình hình thu hút FDI của Hà Nội cũ mà chưa cập nhật các số liệu của Hà Nội mới. Các công trình, bài viết, luận văn trên mới chỉ đề cập vấn đề môi trường đầu tư ở những khía cạnh khác nhau. Đến nay, theo những tài liệu tiếp cận được, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và hệ 4 thống các vấn đề môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đặc biệt là Hà Nội mở rộng. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra một số ý kiến đánh giá về thực trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội từ năm 2000 đến nay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường đầu tư; các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư nước ngoài. - Tìm hiểu kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài của một số tỉnh thành trong và ngoài nước nhằm rút ra bài học cho Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà - Đề ra các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. Nội hiện nay và trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng: Luận văn tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội từ năm 2000 đến nay. Môi trường đầu tư rất rộng, luận văn chỉ tập trung 5 nghiên cứu môi trường đầu tư liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, phương pháp mô tả, so sánh, tổng hợp, mô hình phân tích SWOT, phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu từ các Bộ ngành Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh. 6. Đóng góp của luận văn - Đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, chỉ ra những nỗ lực của Hà Nội trong việc cải thiện môi trường đầu tư từ năm 2000 đến nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội trong thời gian tới . 7. Bố cục của luận văn - Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội giai đoạn 2000-2010. Chương 3: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội . 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư 1.1.1.1. Khái niệm. Đầu tư là hành động bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại lợi nhuận trong tương lai. Trong quá trình đó môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng. Môi trường đầu tư thường được hiểu là tập hợp các yếu tố khách quan và chủ quan, nằm bên ngoài tổ chức, định hình và tác động trực tiếp đến hoạt động của tổ chức. Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và các yếu tố: cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trong và ngoài nước của một quốc gia. Theo World Bank, môi trường đầu tư được định nghĩa như sau: “môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù của địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất”[19]. Môi trường đầu tư nước ngoài là tập hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... tác động đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước nhận đầu tư. Các yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. 1.1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư Tính khách quan của môi trường đầu tư: Không có một nhà đầu tư nào hay một doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách biệt lập mà không đặt mình 7 trong một môi trường đầu tư kinh doanh nhất định. Ngược lại, không có môi trường đầu tư nào mà lại không có một nhà đầu tư hay một đơn vị kinh doanh nào. Có thể nói ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhưng đồng thời tạo ra các ràng buộc, rào cản đối với họ. Tuy nhiên thuật ngữ môi trường đầu tư không đứng riêng lẻ, nó luôn luôn phải gắn với một quốc gia hay một vùng nào đó: như môi trường đầu tư tại Việt Nam, môi trường đầu tư tại Trung Quốc… Môi trường đầu tư có tính tổng hợp: Tính tổng hợp của môi trường đầu tư thể hiện ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu tố cầu thành, có quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau. Số lượng và những yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ quản lý ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia. Vì thế mà môi trường đầu tư ở Trung Quốc khác với Việt Nam, môi trường đầu tư tại Bình Dương khác với Đà Nẵng hay Hà Nội. Môi trường đầu tư có tính động: Các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư luôn vận động biến đổi qua các thời kỳ. Sự vận động biến đổi đó chịu tác động của các quy luật vận động nội tại của từng yếu tố cấu thành môi trường đầu tư và nền kinh tế, chúng vận động và thay đổi để phù hợp với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện. Các yếu tố của môi trường đầu tư như pháp lý, hành chính, cơ sở hạ tầng... luôn tác động đến hoạt động của nhà đầu tư, điều chỉnh hoạt động của họ cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó mà bản thân hoạt động đầu tư cũng thay đổi, kéo theo sự đòi hỏi cao hơn, hoàn thiện hơn của môi trường đầu tư. Do đó, sự ổn định của môi trường đầu tư chỉ mang tính tương đối trong một thời kỳ nhất định. Các nhà đầu tư muốn nâng cao hiệu quả đầu tư của mình thì cần có được dự báo về sự thay đổi của môi trường đầu tư, để có các quyết định phù hợp. 8 Mặt khác, muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư thì bản thân quốc gia đó phải tạo được sự ổn định các yếu tố môi trường đầu tư, đặc biệt là yếu tố chính trị, pháp luật. Khi nghiên cứu và đánh giá môi trường đầu tư phải đứng trên quan điểm động, các yếu tố của môi trường đầu tư phải được nhìn nhận trong trạng thái vừa vận động, vừa tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành những tác động chính cho sự phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư có tính hệ thống: Môi trường đầu tư có tính hệ thống thể hiện ở chỗ nó vừa có mối liên hệ và chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường rộng lớn hơn, theo từng cấp độ như: môi trường đầu tư ngành, môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tư quốc tế… Trong một môi trường đầu tư ổn định, mức độ biến đổi của các yếu tố thấp và có thể dự báo trước được, còn trong môi trường càng phức tạp thì nhà đầu tư càng khó dự báo với những thay đổi của môi trường đầu tư trong tương lai. Môi trường đầu tư nước ngoài cũng có những đặc điểm tương tự của môi trường đầu tư. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư nước ngoài 1.1.2.1. Yếu tố chính trị - văn hoá xã hội Sự ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Chính phủ nước sở tại cần có một chính sách hợp lý để ổn định chính trị và giữ cho xã hội ổn định trong một thời gian dài. Đặc biệt là đường lối đối ngoại cởi mở, hữu hảo sẽ thu hút được sự quan tâm, tán đồng, ủng hộ của các quốc gia trong vùng, cuốn hút họ cùng tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của nước mình. Nội chiến không chỉ làm mất cả vốn lẫn lãi mà còn có thể ảnh hưởng đến sự an nguy tính mạng của nhà đầu tư. Chiến tranh và các cuộc bạo lực tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả các khoản đầu tư. Như vậy, ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư, định hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư. 9 Sự ổn định chính trị còn là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm tính rủi ro trong hoạt động đầu tư. Nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng là an toàn và khả năng sinh lãi. Vì hoạt động trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên các nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại tài sản của họ bị nhà nước tịch thu, quốc hữu hóa. Hơn nữa, tình hình chính trị không ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển của đất nước không nhất quán. Có thể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hoá tài sản của người nước ngoài, của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng sau khi đất nước có sự thay đổi về chế độ chính trị, chính phủ mới chưa chắc đảm bảo những cam kết này hoặc đưa ra những sửa đổi, thay đổi làm đe dọa đến sự an toàn đối với tài sản của nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ nhà. Nhờ đó, các cam kết đảm bảo độ an toàn đối với tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện. Sự ổn định chính trị của một quốc gia còn quyết định môi trường chính trị của các địa phương trong quốc gia đó. Tuy nhiên, cùng một quốc gia, cùng dưới một chế độ chính trị như nhau nhưng ở mỗi vùng tính ổn định lại có xu hướng khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng của địa phương đó. Như vậy, sự ổn định chính trị có tầm quan trọng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự ổn định chính trị không chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn vốn đầu tư mà còn có vai trò to lớn đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội. 1.1.2.2. Yếu tố chính sách – pháp luật. 10 Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc tạo diện mạo của môi trường đầu tư. Đó là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng. Hệ thống pháp luật của một quốc gia được biểu hiện qua một số nét sau: - Xây dựng thể chế - Tính đầy đủ và đồng bộ - Tính chuẩn mức và hội nhập - Tính rõ ràng, công bằng, công khai và khả năng thực thi. Đây là yêu cầu hàng đầu của một hệ thống pháp luật nói chung một quốc gia. Đồng thời cũng là mối quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư nước ngoài. Do làm ăn ở nơi xa lạ, với lượng tài sản lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước chủ nhà để đảm bảo quyền lợi của họ. Vì vậy, tính hiệu lực trong việc thực thi chính sách pháp luật sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các chính sách của nước chủ nhà có tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, các chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định về tỷ lệ xuất khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.... và các chính sách gián tiếp như chính sách về tài chính - tiền tệ, an ninh, đối ngoại... có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, thủ tục hành chính cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay hạn chế của môi trường đầu tư. Thủ tục hành chính càng gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài càng lớn. Thủ tục hành chính có liên quan đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thường 11 có thời cơ nhất định, nếu thủ tục cấp phép phức tạp không những làm tăng chi phí ban đầu, mà còn làm lỡ cơ hội đầu tư. Đừng cho rằng thủ tục hành chính chỉ là một vấn đề nhỏ, không đáng để quan tâm, mà nên hiểu đây là biểu hiện thái độ ứng xử ban đầu của cơ chế quản lý hành chính có khoa học hay không ở nước sở tại đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài thêm quyết tâm trước ý định đầu tư vào nước sở tại. Ngoài ra, nếu thủ tục hành chính yếu kém có thể dẫn đến tình trạng tham nhũng của cán bộ, công chức hành chính, làm mất lòng tin của nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách trên quy mô lớn. Tuy nhiên, thủ tục hành chính cũng như cải cách thủ tục hành chính của mỗi địa phương là khác nhau. Vì thế, thời gian và chi phí trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh và triển khai dự án ở mỗi địa phương là khác nhau. Đó chính là một trong những yếu tố để nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư. Tóm lại, quá trình điều hành của chính phủ, sự ổn định của hệ thống pháp luật, sự đơn giản hoá các thủ tục hành chính, sự tuân thủ các chính sách cũng như các quy định của pháp luật sẽ tạo dựng được độ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài; ngược lại sẽ làm giảm sút sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư của nước đó. 1.1.2.3. Yếu tố vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số... Các yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia ở các mặt chi phí chuyên chở, khả năng cung cấp nguyên liệu và ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết. Nếu địa điểm đầu tư không gần nơi tiêu thụ, cảng biển, địa hình phức tạp, tức là không thuận lợi thì sẽ 12 kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, nếu vị trí thuận lợi, không cách trở thì chi phí vận chuyển thấp, giảm giá thành và hạn chế được rủi ro. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của mỗi quốc gia là khác nhau; giữa mỗi địa phương trong cùng một quốc gia cũng có sự khác biệt. Mỗi địa phương nằm trên một vùng địa hình khác nhau với những ưu đãi hoặc hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm về sự khác biệt này, nếu thuận lợi sẽ cung cấp được các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tư. Một nước sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nếu có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào và quy mô dân số lớn. Đó không chỉ là có lợi thế về nguyên liệu đầu vào và nguồn lao động dồi dào mà còn là tiềm năng của thị trường tiêu thụ lớn. Ngoài ra, khí hậu cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự chọn địa điểm đầu tư giữa các địa phương trong cùng một quốc gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì, khí hậu có tác động đến độ bền công nghệ, hiệu quả đầu tư của một số ngành nghề cũng như điều kiện sống của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.1.2.4. Yếu tố trình độ phát triển kinh tế. Yếu tố kinh tế của một quốc gia, một khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư nước ngoài, bao gồm xu hướng và tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; sự biến động về thị trường cạnh tranh và sức mua; kết cấu hạ tầng kinh tế; các yếu tố tiền tệ, nguồn nguyên liệu; sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế; thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu... Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tìm hiểu các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là vô cùng quan trọng. Họ phải tìm được câu trả lời cho các vấn đề chính sau đây trước khi ra quyết định đầu tư: - Sự nhất quán và rõ ràng của chiến lược và chính sách phát triển kinh tế. - Mức độ phát triển và tính ổn định của nền kinh tế. 13 - Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. - Tiềm năng phát triển của thị trường nội địa - Chất lượng nguồn nhân lực. - Phát triển công nghiệp hỗ trợ Sự ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, của các nước trong khu vực và thế giới nói chung có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhiều yếu tố khác phát triển theo như hạ tầng, con người; kinh tế phát triển tức thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao; kinh tế phát triển là các doanh nghiệp phát triển vì vậy họ sẵn sàng bỏ vốn để lựa chọn đầu tư vào những nơi có kinh tế phát triển. Các nhân tố về chính sách có ý nghĩa rất lớn và ảnh hưởng lớn đến môi trường thu hút đầu tư. Chính sách tốt sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm, tạo điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư mới thành lập, hoặc hỗ trợ động viên tinh thần hoặc cung cấp hạ tầng kỹ thuật như điện nước, hoặc chính sách về thuế, đào tạo lao động, v.v... Sự phát triển của thị trường nội địa được quyết định bởi việc hình thành và phát triển đồng bộ các thị trường bộ phận, bao gồm: thị trường hàng hoádịch vụ, thị trường vốn, thị trường bất động sản... cũng như quy mô của các thị trường đó. Do đó, nếu dung lượng thị trường nội địa bé nhỏ và phân tán sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm: mạng lưới giao thông - vận tải, đường sá, cầu cống, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng, phương tiện vận chuyển, mạng lưới thông tin - bưu chính - viễn thông, tính hữu hiệu của hệ thống các dịch vụ môi giới, dịch vụ ngân hàng, tài chính, lao động… Những nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng tới môi trường thu hút 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan