Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở việt nam...

Tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở việt nam

.PDF
109
364
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THU HƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THU HƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 60.38.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Vượng HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ luật học với đề tài “Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS Đinh Ngọc Vƣợng. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế. Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2010 Học viên Vũ Thị Thu Hƣờng ii MỤC LỤC Trang LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ............................................................... i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 CHƢƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TƢ TƢỞNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ....... 7 1.1. Tƣ tƣởng ngoài Mác xít về XHDS ....................................................... 7 1.1.1. Thời kỳ cổ đại và trung đại .................................................................. 7 1.1.2. Thời kỳ cận hiện đại .......................................................................... 13 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về XHDS ............................. 17 1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về XHDS ......................... 21 1.4. Các khái niệm về XHDS ...................................................................... 26 CHƢƠNG 2 XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM .............. 30 2.1. Một vài nét về XHDS ở Việt Nam ....................................................... 30 2.1.1. Sự hình thành các CSO ở Việt Nam.................................................... 30 2.1.2. Cấu trúc, đặc điểm và chức năng của XHDS ở Việt Nam ................... 36 2.1.3. Thực trạng của các CSO Việt Nam ..................................................... 46 2.2. Một vài nét về Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam ................................ 52 2.2.1. Một số khái niệm cơ bản về Nhà nƣớc pháp quyền (NNPQ)............... 52 2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của NNPQ .................................................... 54 2.2.3. Những quan điểm cơ bản về xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN ........ 55 2.3. Vị trí của XHDS trong mối quan hệ giữa XHDS với NNPQ Việt Nam và nền KTTT định hƣớng XHCN.............................................................. 58 iii CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .................................................................................................. 64 3.1. Những trở ngại trong việc thúc đẩy sự phát triển của XHDS ở Việt Nam ............................................................................................................. 64 3.1.1. Sự bất cập về nhận thức của cán bộ và công dân đối với XHDS ......... 64 3.1.2. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp chƣa tạo ra những điều kiện cần thiết cho XHDS phát triển ............................................................................ 65 3.1.3. Môi trƣờng kinh tế - xã hội, văn hoá và pháp lý còn nhiều bất cập. .... 68 3.1.4. Trình độ dân chủ và sự minh bạch của các CSO chƣa cao .................. 70 3.1.5. Các nguồn lực cho phát triển XHDS còn hạn chế ............................... 71 3.2. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng XHDS ở nƣớc ta hiện nay ..................................................................................................................... 73 3.3. Phƣơng hƣớng xây dựng và phát triển XHDS Việt Nam .................. 79 3.3.1. Xây dựng và phát triển XHDS gắn liền với xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hƣớng XHCN ...................................................................... 80 3.3.2. Xây dựng, phát triển XHDS gắn liền với việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân; phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân ................... 84 3.3.3. Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về hội, tạo môi trƣờng pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các CSO....................... 89 3.4. Một số giải pháp nhằm phát triển XHDS Việt Nam trong mối quan hệ với NNPQ ............................................................................................... 91 3.4.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về XHDS, về yêu cầu khách quan của việc xây dựng XHDS Việt Nam ...................................................................................................... 91 iv 3.4.2. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tập hợp và đa dạng hoá nguồn kinh phí cho hoạt động của các CSO ............................................................ 92 3.4.3. Đảng và Nhà nƣớc cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp cho các CSO ............................................................... 94 3.4.4. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận về XHDS ...................................................................................................... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XHDS Xã hội dân sự CSO Tổ chức xã hội dân sự NNPQ Nhà nƣớc pháp quyền KTTT Kinh tế thị trƣờng XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, XHDS hầu nhƣ đã trở thành một bộ phận không thể phân tách của đời sống xã hội hiện đại. Quan điểm này đã đƣợc thể hiện rõ trong Báo cáo năm 1997 của Tổng thƣ ký Liên Hiệp quốc Kofi Anan khi ông nói: “Các NGO và các chủ thể khác của XHDS nay không chỉ đƣợc coi là ngƣời phổ biến thông tin hay nhà cung cấp dịch vụ, mà còn là ngƣời soạn thảo chính sách, cho dù là vấn đề hòa bình hay an ninh, phát triển hay nhân đạo”. Hơn nữa, Báo cáo còn nhấn mạnh XHDS nhƣ là một bộ phận quan trọng của việc cải cách Liên Hiệp quốc… Tầm quan trọng của XHDS đã thúc đẩy những nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn XHDS ở nhiều cấp độ: địa phƣơng, quốc gia và khu vực. Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình của các học giả nƣớc ngoài đề cập đến những vấn đề tác động đến quá trình phát triển, trong đó có các phong trào xã hội, hay nói theo cách thông dụng hiện nay là XHDS, của các nƣớc Đông Nam Á. Song, còn quá ít các công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam về XHDS các láng giềng trong khu vực. Hơn nữa, ở Việt Nam mặc dù XHDS đã bắt đầu đƣợc nhắc đến ngày càng nhiều trong các thời điểm và bối cảnh, song hiểu biết về nó chƣa nhiều và cũng rất khác nhau. XHDS là một đề tài vừa cổ điển, lại vừa rất thời sự. Ngay từ thời Cổ Hy Lạp, ngƣời ta đã bàn tới khái niệm này và đến thế kỷ XVIII, nó chính thức trở nên phổ biến. Tính thời sự của XHDS là rõ ràng với sự trở lại của vấn đề này từ giữa thế kỷ XX, khi cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới bắt đầu bùng nổ và xuất hiện dần nền kinh tế tri thức. Không phải ngẫu nhiên XHDS đƣợc quan tâm trở lại. Cho đến hiện nay, 1 ở tầm rộng và khái quát nhất, mỗi xã hội hiện đại đều đƣợc coi là cấu thành bởi ba trụ cột chính, đó là nhà nước, thị trường và XHDS. Về đại thể, nhà nƣớc và thị trƣờng đã phát triển ngày càng đầy đủ và toàn diện, và cũng đƣợc nghiên cứu khá sâu sắc thấu đáo. Riêng phần XHDS, cái chân thứ ba khá quan trọng trong cái kiềng kết cấu của một xã hội hiện đại, cho đến nay vẫn còn những khía cạnh dƣờng nhƣ chƣa đƣợc hình thành thật đầy đủ và rõ nét, sự phong phú và tính đa dạng của nó vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu một cách cặn kẽ, nhất là đối với những nƣớc đang chuyển đổi nhƣ nƣớc ta. Từ khoảng 10 đến 15 năm gần đây, khái niệm, tên gọi XHDS mới dần dần vào Việt Nam bằng nhiều con đƣờng. Cùng với việc thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Chính phủ, nhiều tổ chức mới thuộc XHDS trong nƣớc và nƣớc ngoài xuất hiện ngày càng nhiều và các hoạt động của chúng đã đem lại nhiều kết quả tốt, bắt đầu nhận đƣợc sự ủng hộ và hƣởng ứng tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, do nhiều lý do: tính lịch sử, sự thiếu chủ động quan tâm của Nhà nƣớc trƣớc đây, tình trạng ít thông tin và sự hiểu biết thiếu cặn kẽ… nên mặc dù XHDS vẫn đang tồn tại hiển nhiên trong xã hội, nhƣng không mấy khi đƣợc công luận sử dụng một cách chính thức khái niệm và tên gọi này. Về mặt nhà nƣớc, đôi khi cũng có các cơ quan nêu ra yêu cầu giải quyết các khó khăn về mặt pháp quy để các CSO hoạt động có nề nếp, đƣợc quản lý chính thức bằng luật, do đó sẽ thuận lợi hơn, thu đƣợc nhiều lợi ích hơn cho xã hội. Cho đến nay, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trƣơng mang lại nhiều hy vọng mới cho các tổ chức và hoạt động của XHDS. Nhận thấy việc phổ biến và trao đổi rộng rãi hơn những hiểu biết về XHDS có thể góp phần mang lại bổ ích cho xã hội, Đảng và Chính phủ đã có chủ trƣơng phân tích và phổ biến rộng rãi trong nhân dân về vị trí, chức năng và sự đa dạng của XHDS, quan hệ giữa XHDS với các tổ chức nhà nƣớc và thị trƣờng ở trong nƣớc và trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa đã mở rộng và nền kinh tế tri thức đang phát triển. 2 Nƣớc ta hiện nay đang rất cần phát huy các nguồn lực cho sự phát triển mà nguồn lực con ngƣời là nguồn lực lớn nhất của mọi nguồn lực. Phát huy nguồn lực con ngƣời chính là thực hiện và phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân, tổ chức tốt XHDS sẽ là một đảm bảo quan trọng và thiết thực cho hoạt động đấy. XHDS thúc đẩy phát triển và phát huy dân chủ. Khi mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã không phát huy đƣợc vai trò vì gần nhƣ bị “Nhà nƣớc hóa”, “hành chính hóa”. XHDS rõ ràng đang là khâu yếu nhất trong 3 trụ cột chính của sự phát triển xã hội nói trên. Đã đến lúc vấn đề “XHDS” cần đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc cùng với phát triển KTTT và việc đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Chính vì những lý do trên mà đề tài “Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” là đề tài mang tính cấp thiết, đƣợc chọn làm đề tài cho luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài  Tình hình nghiên cứu trong nước Những năm gần đây ở Việt Nam đã có những công trình, các tác giả nghiên cứu về xã hội dân sự (cũng có tác giả gọi là xã hội công dân). Trong các công trình, đề tài nghiên cứu về xã hội dân sự có thể thấy có các công trình, đề tài tiêu biểu nhƣ: Xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền (1992) của tác giả Đỗ Nguyên Phƣơng – Trần Ngọc Đƣờng; Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước (1994) - Trần Ngọc Đƣờng và Chu Văn Thành; Quan hệ giữa nhà nước và XHDS Việt Nam, lịch sử và hiện đại (2004) - Lê Văn Quang, Mối liên hệ giữa nhà nước với XHDS và vấn đề cải cách hành chính (2004) – GS.TS Đào Trí Úc; Xây dựng nhà nước pháp quyền từ sự hình thành xã hội công dân (2004) - Nguyễn Thanh Bình; Về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền XHCN với đời sống XHDS (2004) - Văn Đức Thanh; Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã hội và công dân 3 trong nhà nước pháp quyền (2005) - Trần Hậu Thành; Xã hội dân sự, một số vấn đề chọn lọc – Vũ Duy Phú (chủ biên); Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận thực tiễn - GS.TS Dƣơng Xuân Ngọc… Năm 2005, Viện Những vấn đề phát triển Việt Nam (VIDS) đƣợc sự hỗ trợ của UNDP (Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc), SNV (Các tổ chức phát triển của Hà Lan tại Việt Nam), CIVICUS (Liên minh thế giới về sự tham gia của ngƣời dân) đã thực hiện dự án nghiên cứu về XHDS ở nƣớc ta. Kết quả nghiên cứu gần đây nhất đƣợc công bố trong công trình Đánh giá ban đầu về XHDS tại Việt Nam (2006)…  Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở ngƣớc ngoài có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả châu Âu, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, các nƣớc Đông Nam Á nghiên cứu về xã hội dân sự. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Xã hội dân sự (1996) – C.M.Hann và Elizabeth Dunn; Khám phá xã hội dân sự (2005) – Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin; Xã hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa (2004) – Peter Burnell và Peter Calvert; Xã hội dân sự và phát triển (2004) – Jude Howell; Xã hội dân sự ở Châu Á – David C.Schak và Wayne Hudson; Xã hội dân sự ở Đông Nam Á – Hock Guaan Lee; Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan (2009) – Lê Thị Thanh Hƣơng (chủ biên); Từ năm 2004 đến 2006, các công trình nghiên cứu chỉ số xã hội dân sự - CSI nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của xã hội dân sự đã đƣợc tiến hành tại hơn 50 quốc gia trên phạm vi thế giới. Việc đánh giá đƣợc thực hiện theo một phƣơng pháp luận chung do CIVICUS (Liên minh Thế giới vì sự tham gia của công dân – một NGO đóng tại Nam Phi) xây dựng thông qua việc nghiên cứu thí điểm tại một số nƣớc. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 Trong khuôn khổ luận văn cao học, học viên giới hạn sự nghiên cứu của mình về các vấn đề sau:  Khái niệm, các tƣ tƣởng ngoài macxit và tƣ tƣởng Mac-Lenin về xã hội dân sự.  Tác giả bƣớc đầu nghiên cứu về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội dân sự, về các tổ chức xã hội hội dân sự ở Việt Nam.  Tác giả luận văn nghiên cứu về đặc điểm của xã hội dân sự Việt Nam và phƣơng hƣớng xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, luật học so sánh. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này đóng góp phần khiêm tốn về khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của xã hội dân sự và phƣơng hƣớng xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa nhất định về lý luận về xã hội dân sự cho sinh viên, học viên cao học luật. Những kiến nghị về phƣơng hƣớng xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam có thể tạo ra những ý tƣởng ban đầu về chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc ta về xây dựng xã hội dân sự. 5 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chƣơng và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo Chƣơng 1: Sự hình thành và phát triển các tƣ tƣởng về xã hội dân sự và xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam Chƣơng 2: Xã hội dân sự ở Việt Nam và mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng phát triển xã hội dân sự trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay 6 CHƢƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TƢ TƢỞNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 1.1. Tƣ tƣởng ngoài Mác xít về XHDS Lịch sử tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây là một bộ phận rất quan trọng và có ảnh hƣởng rất sâu sắc đối với lịch sử tƣ tƣởng chính trị của nhân loại. Một trong những nội dung căn bản và chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc của tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây là tƣ tƣởng chính trị XHDS. 1.1.1. Thời kỳ cổ đại và trung đại Thời kỳ cổ đại và trung đại, ở phƣơng Tây chƣa có XHDS nhƣng một số yếu tố của XHDS đã hình thành, phôi thai từ rất sớm ở các nƣớc cổ đại nhƣ Hy Lạp, La Mã, gắn liền với triết thuyết chính trị của hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Platon và Aristotle. XHDS đƣợc coi là đồng nghĩa với nhà nƣớc hay xã hội chính trị. Theo quan niệm này, XHDS thể hiện sự phát triển của nền văn minh đến những nơi xã hội đã đƣợc văn minh hóa nhƣ thành bang Athène và cộng hòa La Mã. Nó thể hiện trật tự xã hội của các công dân. Ở đó, những ngƣời đàn ông (chứ không phải phụ nữ) điều chỉnh các quan hệ của họ và dàn hòa các tranh chấp theo hệ thống luật pháp, nơi sự lễ độ cai trị, và nơi các công dân chủ động tham gia vào cuộc sống cộng đồng. Trƣớc Hêghen, XHDS (Civil society) đồng nghĩa với nhà nƣớc/quốc gia và đều đƣợc dùng để hàm chỉ xã hội văn minh (có thuộc tính đối lập với xã hội hoang dã). Với cách hiểu này, XHDS hàm ý chỉ sự văn minh hóa xã hội nhƣ đạt đƣợc trong xã hội thành bang Aten hay Cộng hòa La Mã. Tính văn minh nằm ở trong trật tự xã hội, khi công dân giải quyết các mâu thuẫn bằng hệ thống pháp luật, và chủ yếu bằng các phương thức hòa bình. Và công dân 7 cũng đóng vai trò tích cực trong đời sống cộng đồng hòa hợp. Nhƣ vậy, thành viên của XHDS cũng có nghĩa là thành viên của một nhà nƣớc, ngƣời đó không còn là chính họ nhƣ trong trạng thái tự nhiên dã man nữa, họ bắt buộc phải tính tới các hành động của những ngƣời khác, và vì vậy họ là công dân. Nói cách khác, khái niệm “công dân” cũng là khái niệm chỉ có thể dùng khi xét trong quan hệ với một người khác – một công dân khác. Nhƣ vậy vào thời kỳ này, khái niệm XHDS hoàn toàn có ý nghĩa khác với XHDS ngày nay ở điểm căn bản nhất: XHDS đó chính là xã hội chính trị tức là nhà nƣớc. Điều này có thể thấy rõ ràng khi xem xét khái niệm “công dân”.  XHDS là xã hội của các công dân tự do Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI, chính thể dân chủ đầu tiên xuất hiện ở Chios, và sau đó là ở hàng loạt các đô thị khác. Aten là đỉnh cao của sự phát triển dân chủ này. Việc hình thành và phát triển chế độ nô lệ trong nông nghiệp, khai mỏ, thủ công nghiệp, thƣơng mại, đã sản sinh ra một tầng lớp công dân tự do – những chủ nhân mới của các nền văn minh đô thị Hy lạp. Aten vào thế kỷ thứ V trc.CN có khoảng 30.000 đến 45.000 công dân tự do. Trong các cộng đồng đô thị này, có sự phân biệt rõ ràng giữa công dân và những kẻ ngoại đạo (nô lệ và những ngƣời ngoại bang đến định cƣ). Nhƣ vậy, khái niệm công dân là một phát minh chính trị của ngƣời Hy Lạp. Khái niệm này phản ánh mâu thuẫn căn bản xuất hiện khi con ngƣời sống thành xã hội: để có thể tự do, con ngƣời phải biết cách mất tự do. Những tự do nào đƣợc giữ và những tự do nào cần bỏ là vấn đề nghiên cứu chính của các tƣ tƣởng chính trị nói chung và khái niệm công dân nói riêng. Vào thế kỷ thứ V tr.CN, công dân có nghĩa trƣớc hết đƣợc giữ lại một số quyền lợi bất khả xâm phạm của cá nhân nhƣ cơ sở tất yếu của hoạt động sống, trong đó có quyền lựa chọn các đại diện của mình vào cơ quan lập pháp, quyền đƣợc học tập và rèn luyện thể chất, quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ 8 nhà nƣớc, một số quyền và nghĩa vụ khác của người tự do. Nhƣ vậy, công dân chỉ bao gồm một tầng lớp nhất định – những ngƣời xứng đáng là công dân – là loại trừ những nô lệ và những tầng lớp “ngoại đạo” khác. Công dân chƣa bao gồm một sự bình đẳng pháp lý nhƣ sau này chủ nghĩa tƣ bản mang lại. Thực tế chính trị của thời kỳ này đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến tƣ duy chính trị ở phƣơng Tây. Ngay ở thời đó, chính thể dân chủ Aten và các vấn đề về bình đẳng giữa các công dân, tự do, tôn trọng pháp luật và công lý vẫn luôn là đối tƣợng phê phán của các nhà tƣ tƣởng Hy lạp cổ đại, đặc biệt là Thucydides (460-399 trc.CN), Platon (427-347 trc.CN) và Aristotle (384-322 trc.CN). Khái niệm công dân của ngƣời Aten bao hàm việc chia sẻ gánh vác công việc chung – tức là tham gia trực tiếp vào trong các vấn đề của nhà nƣớc. Nền dân chủ Aten đƣợc đặc trƣng bởi sự gắn bó với nguyên tắc về phẩm hạnh công dân: sự tận hiến cho quốc gia thành bang và đặt cuộc sống riêng tƣ xuống hàng thứ yếu so với lợi ích công cộng. Tuy nhiên, Pericles cũng chỉ ra rằng, cái công cộng và cái riêng tƣ đan quyện vào nhau, và bao dung là phẩm chất căn cốt để mọi ngƣời có thể hƣởng thụ cuộc sống theo lối riêng tƣ của mình. Tuy nhiên, các nhà dân chủ Aten thƣờng cho rằng phẩm hạnh cá nhân cũng chính là phẩm hạnh của một công dân. Các cá nhân chỉ có thể tự thỏa mãn mình và sống trong danh dự với tƣ cách là các công dân và thông qua đời sống công cộng của thành bang; đạo lý và chính trị là hợp nhất trong đời sống chính trị cộng đồng. Trật tự chính trị đƣợc xem nhƣ là một công cụ để qua đó bản chất công dân đƣợc biểu đạt và hiện thực hóa. Sau này quan điểm của Nicolo Machiavelli (1469-1527) và Thomas Hobbes (1588-1679)… Về sự phân định rõ ràng giữa nhà nƣớc và xã hội, giữa quan chức và công dân, nhân dân và chính quyền là một quan điểm không phải khởi nguồn từ triết học chính trị của Aten cổ đại. 9 Trong quan điểm của Aristotle, công dân và nhà nƣớc, tức xã hội của các công dân, cũng nhƣ gia đình, là các thực thể tự nhiên. “Con ngƣời là một động vật chính trị” có hàm nghĩa rằng nếu không sống thành xã hội, không có nhà nƣớc, con ngƣời sẽ không còn là con ngƣời theo đúng nghĩa. Cái phi công dân (I’incivique) cái phi chính trị (apolitique) sẽ là phi nhân tính. Trạng thái tự nhiên là trạng thái chính trị. Vì một cách tự nhiên con ngƣời có ý thức bản năng về điều tốt và điều xấu, về công bằng và bất công. Aristotle định nghĩa mục đích của cá nhân là quan hệ giữa anh ta với thành bang. Việc thực hiện đúng bổn phận của công dân quyết định phẩm hạnh công dân của các cá nhân. Ông xuất phát từ hai đặc tính tự nhiên của con ngƣời là suy lý (logos) và hợp tác (praxis) làm khởi điểm để hiểu khái niệm công dân và nhà nƣớc cũng nhƣ hệ thống lập luận của ông về hình thức nhà nƣớc, tổ chức xã hội… để đạt đƣợc sự hoàn thiện tự nhiên. Nhƣ vậy, theo quan niệm của Platon và Aristotle, nhà nƣớc là một chính thể đạo đức và lý tính hoàn hảo, cá nhân và công dân là một thể thống nhất. XHDS chính là xã hội chính trị, là sự kết hợp của các công dân tự do, bình đẳng.  XHDS là xã hội của các công dân ưu tú Platon đã phân tích và phê phán một trong các nan giải chính của sự bình đẳng giữa các công dân là sự bình đẳng giữa các công dân trong quá trình ra quyết định chung. Việc theo đuổi tự do và bình đẳng chính trị không nhất thiết sẽ đƣa đến trật tự, quyền uy và sự ổn định. Khi mà các cá nhân đƣợc tự do hành động (theo ý thích) và đòi hỏi các quyền bình đẳng bất kể điều đó có phù hợp với khả năng khách quan của họ hay không thì kết quả là: thoạt đầu, xã hội sẽ có vẻ nhƣ là rất hấp dẫn vì tính đa dạng của nó đƣợc phát triển tự do; nhƣng nếu xét về lâu dài, hậu quả có thể sẽ là sự buông thả của những ham muốn, sự xói mòn về quyền uy chính trị và đạo lý. 10 Khi đã trở thành thói quen, trí óc của các công dân sẽ trở nên nhạy cảm đến mức họ coi mọi chế độ xã hội đều khiên cƣỡng, không thể chấp nhận đƣợc, và cuối cùng… trong họ không còn ngƣời thầy và pháp luật nào tồn tại nữa. Tình trạng này dẫn tới sự bất ổn về chính trị - xã hội triền miên do những tham vọng và ham muốn không thể kiềm chế. Sự xung đột giàu nghèo sẽ trở nên nghiêm trọng và sự tan rã là tất yếu. sự ủng hộ của số đông sẽ là cách chắc chắn nhất để chinh phục mọi đối thủ. Tuy nhiên một bạo chúa – là những ngƣời có khả năng về của cải hay vị trí quyền lực - đƣợc ủng hộ bởi đa số thƣờng có thói quen hƣởng thụ của chính họ. Đối với Platon, chính thể kiểu bạo chúa không phải là giải pháp cho các vấn đề của nền dân chủ. Quan điểm của ông rất rõ ràng đó là các vấn đề của thế giới chỉ đƣợc giải quyết khi có các nhà thông thái nắm quyền cai trị chứ không phải các bạo chúa, vì họ là những ngƣời đƣợc đƣợc giáo dục và đào tạo toàn diện, là ngƣời có khả năng làm hài hoà mọi yếu tố của cuộc sống theo quy luật của sự thông thái. Tiếp bƣớc Socrates, Platon tin tƣởng rằng phẩm chất hàng đầu của con ngƣời là tri thức, nguyên tắc cai trị phải là nguyên tắc của sự chuyên quyền thông thái sự chuyên quyền đã đƣợc khai sáng. Theo đó, các nhà thông thái có trọng trách khám phá ra sự phân công lao động mà ở đó các cá nhân có thể thấy đƣợc vai trò thích hợp của mình. Nhƣ vậy, tự do hay bình đẳng là hai đặc trƣng quan trọng của cộng đồng các công dân, của XHDS hiện đại, lại chứa đựng những nhƣợc điểm nội tại căn bản, những mầm mống của sự tự huỷ hoại. Đây cũng chính là vấn đề căn bản của XHDS hiện tại mà sự giải quyết chúng là vấn đề chính yếu nhất và cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng nhất.  XHDS thời kỳ trung đại – xã hội của các thần dân Thời kỳ Trung đại trong lịch sử phƣơng Tây đƣợc đánh dấu bởi sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã vào năm 476 và sự chấm dứt hoạt động của 11 trƣờng phái Platon ở Aten vào năm 529. Các vƣơng quốc mới thành lập trên đất của Tây La Mã không tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào con đƣờng phong kiến hoá. Thời kỳ này tồn tại cho đến khi xuất hiện hình thức ban đầu của chủ nghĩa tƣ bản (thế kỷ XV-XVI). Ở thời kỳ này cũng chƣa có sự tách biệt giữa XHDS và nhà nƣớc. Nhà nƣớc chỉ có thể chấp nhận đƣợc nếu không đƣợc vây kín bởi con ngƣời, với tƣ cách là một tín đồ Cơ đốc giáo. Đối với tín đồ Cơ đốc giáo, sự tồn tại cá nhân chỉ là tạm thời, chính trị trở thành thứ yếu. Sự thờ ơ về chính trị là cái mà cuộc cách mạng Cơ đốc giáo mang lại cho các thể chế. Nhà thờ, với tƣ cách là cộng đồng tinh thần và đạo đức đƣợc tổ chức, có một thiên mệnh rộng hơn nhà nƣớc, lãnh đạo tất cả nhân loại. Các cha cố làm cho ngƣời ta tin rằng nếu con ngƣời là đạo đức thì không cần đến nhà nƣớc. Một tác giả khác thời kỳ này là Saint Anguxtin, một nhà triết học nổi tiếng cho rằng con ngƣời không có trong mình bất cứ quyền uy nào đối với những ngƣời khác. Mọi ngƣời đều bình đẳng, tự do, đều do Thƣợng đế tạo ra, có riêng một linh hồn. Con ngƣời liên kết lại với nhau theo một trật tự chung để sống hòa bình và chống lại những nguy hiểm bên ngoài. Thƣợng đế tạo ra con ngƣời theo kiểu xã hội công dân và do đó quyền uy là cần thiết đối với nó vì con ngƣời cần xã hội và xã hội cần quyền uy. Tuy nhiên uy quyền sẽ rất đáng sợ nếu tách rời khỏi công bằng. Sự thiếu công bằng làm lạc đƣờng quyền lực và quyền lực sai lạc là quyền lực tự đánh mất mình. Tuy nhiên, đây là một quan hệ hai chiều. Một mặt, cần phải giữ cho quyền lực đi đúng hƣớng nhƣng đồng thời phải phân biệt những lợi ích thật sự của nhà nƣớc và thỏa mãn nó. Nhƣ vậy, cƣơng lĩnh của Saint Anguxtin nằm trong bộ ba: trật tự, đoàn kết, hòa bình; trật tự giành đƣợc bằng đoàn kết, đoàn kết đƣợc thực hiện bằng hòa bình. 12 Thomas Aquinate lại liên hệ chặt chẽ giữa các thể chế xã hội, của tƣ hữu, của chế độ nô lệ, gia đình gia trƣởng – tất cả các thể chế đƣợc thiết lập theo luật tự nhiên - với những thể chế đạo đức Cơ đốc. Chính việc biến cơ đốc giáo thành tôn giáo của giai cấp thống trị sau này đã dẫn đến sự suy thoái tinh thần dân chủ. Ông cho rằng xã hội chính trị là tự nhiên với con ngƣời vì con ngƣời, bản chất là động vật công dân, động vật chính trị. Xã hội công dân do đó không phải là sự thuần túy bản năng. Con ngƣời tham gia vào đó vì hƣớng về đời sống xã hội đƣợc chấp nhận và điều chỉnh bởi lý trí. Bằng khế ƣớc, sự đồng tình xã hội đƣợc đem lại dần dần tùy theo sự trƣởng thành của ngƣời dân. Sự đồng tình xã hội đƣợc đem lại trong một hành động tự nguyện và công khai. 1.1.2. Thời kỳ cận hiện đại Thời kỳ này đƣợc đánh dấu bởi sự ra đời của các quốc gia tƣ bản chủ nghĩa và cuộc chạy đua giành giật thị trƣờng thế giới đã thúc đẩy việc sản xuất tăng nhanh về năng suất và chất lƣợng. Cách mạng tƣ sản thắng lợi cùng với sự phát triển của công thƣơng nghiệp đã tạo tiền đề cơ sở vật chất cũng nhƣ chính trị cho bƣớc chuyển sang một thời kỳ mới trong lịch sử sản xuất, một nền văn minh mới của nhân loại. Giai đoạn thứ nhất của xã hội công dân thời kỳ này bắt đầu từ thế kỷ XVI-XVII, là giai đoạn hình thành nên các tiền đề chính trị, kinh tế, tƣ tƣởng cho xã hội công dân. Đó là sự phát triển công thƣơng nghiệp, chuyên môn hóa các loại hình sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động và các quan hệ KTTT. Cách mạng tƣ sản Anh bắt đầu xóa bỏ chế độ xã hội phong kiến, chuyển thành xã hội công dân mà cốt lõi của nó là sự bình đẳng về mặt pháp lý. Giai đoạn thứ hai diễn ra từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỳ XIX.. Nhiều nƣớc tƣ bản phát triển đã hình thành xong trật tự của xã hội công dân mà cơ sở phổ quát nhất của nó là tự do, bình đẳng pháp lý phổ biến và quyền tự do kinh doanh, coi trọng sáng kiến cá nhân. Có thể coi sự ghi nhận của 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan