Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tê, Ng...

Tài liệu Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tê, Nghiên cứu thực nghiệm trên các quốc gia Châu Á

.PDF
89
729
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH ĐĂNG KHÔI MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH ĐĂNG KHÔI MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC QUỐC GIA CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã Số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN -----o0o----- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và không sao chép dưới bất cứ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đạt Chí. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của công trình này. TPHCM, ngày 30 tháng 06 năm 2014 Người thực hiện Huỳnh Đăng Khôi MỤC LỤC -----o0o----- Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1 1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa và kết cấu của Đề tài ............................................................................... 4 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ............................................................................................................................. 6 3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 21 3.1 Tổng quan về quá trình phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Châu Á .............................................................................................. 21 3.2 Giới thiệu các biến nghiên cứu ........................................................................... 25 3.2.1 Các yếu tố đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khoán: ....................... 25 3.2.2 Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố kiểm soát: ................................................... 26 3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29 3.3.1 Tóm lượt về phương pháp phân tích dữ liệu bảng ............................................ 29 3.3.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 31 3.4 Cơ sở dữ liệu: ..................................................................................................... 32 3.5 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập ....................................................... 33 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................ 34 4.1 Kết quả thống kê mô tả dữ liệu: ......................................................................... 34 4.2 Phân tích dữ liệu bảng ........................................................................................ 38 5. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 59 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 67 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT -----o0o----- Stt Ký hiệu Diễn giải bằng tiếng Anh Diễn giải bằng tiếng Việt 1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 FEM Fixed Effects Model Mô hình các ảnh hưởng cố định 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa 4 GNI Gross National Income Thu nhập quốc dân 5 MCR Market capitalization of listed Tỷ lệ vốn hóa thị trường companies (% of GDP) 6 PcGDP GDP per capital Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người 7 PcGNI GNI per capital Thu nhập quốc dân theo đầu người 8 REM Random Effects Model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên 9 STR Stocks traded, total value (% of Tỷ lệ giá trị giao dịch GDP) 10 TR Stocks traded, turnover ratio (%) Tỷ lệ vòng quay giá trị giao dịch DANH MỤC BẢNG -----o0o----- Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ........................................... 19 Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Châu Á ............................................. 21 Bảng 3.2: Sự phát triển thị trường chứng khoán của các quốc gia Châu Á ................. 23 Bảng 3.3: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu ................................................ 28 Bảng 3.4: Ma trận tương quan của các biến độc lập .................................................... 33 Bảng 4.1: Kết quả ước lượng dựa trên bộ mẫu chung .................................................. 38 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng dựa trên bộ mẫu chung (tiếp theo) ................................ 42 Bảng 4.3: Các quốc gia có GNI theo đầu người dưới trung bình ................................. 46 Bảng 4.4: Các quốc gia có GNI theo đầu người trên trung bình .................................. 49 Bảng 4.5: Các quốc gia có MCR dưới trung bình ........................................................ 53 Bảng 4.6: Các quốc gia có MCR trên trung bình ......................................................... 56 1 1. GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Sau khi chương trình cải cách kinh tế được khởi động từ năm 1986, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng tương đối cao kéo dài gần 30 năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ năm 1986 - 2012 đạt hơn 6,57%. Toàn bộ thời kỳ này có thể được chia thành 4 thời kỳ nhỏ với các tốc độ tăng trưởng và đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau, cụ thể: thời kỳ bình ổn kinh tế từ năm 1986 đến năm 1991 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,99%, thời kỳ tăng trưởng phục hồi kéo dài từ năm 1991 đến năm 1997 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,76%, thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu kéo dài từ năm 1998 đến năm 2007 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,59%, và thời kỳ suy giảm tăng trưởng kéo dài từ 2008 đến nay với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của giai đoạn này chỉ đạt 5,79%. Cùng với xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới, trong quá trình xây dựng và phát triển phát triển kinh tế, thị trường tài chính của Việt Nam cũng được hình thành và phát triển nhanh chóng, thể hiện thông qua sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống định chế tài chính trung gian - ngân hàng thương mại tư nhân tại Việt Nam từ những năm 1993, sự kiện thành lập thị trường chứng khoán chính thức từ năm 2000,… Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam cũng ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007… đã góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy càng về sau tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng sụt giảm đáng kể, cụ thể từ mức tăng trưởng GDP cao nhất vào năm 1995 đạt 9,5%, tăng trưởng GDP năm 2005 của Việt Nam chỉ đạt 7,5% và đến năm 2012 chỉ còn 5,2%. Sự sụt giảm này bên cạnh chịu sự tác động từ tình hình khó khăn của kinh tế thế giới, nó còn là một bức tranh phản ánh hậu quả của nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thiếu ổn định và bền vững của Việt Nam trong giai đoạn trước đây. Một trong những chính sách đó là sự gia tăng mạnh cung tiền vào nền kinh tế thông qua hệ thống tài chính trung gian, từ đó gây ra lạm phát cao trong nền kinh tế và tình trạng nợ xấu chưa có hướng xử lý trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Trong khi đó, thị trường chứng khoán được biết đến như là một kênh huy động 2 vốn quan trọng của nền kinh tế, là nhân tố cần thiết để thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thì lại chưa được sự quan tâm phát triển đúng mức của các cơ quan chức năng. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – mà Việt Nam là một quốc gia thành viên – đang nổi lên như là một khu vực kinh tế năng động của thế giới, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển, cũng như đang ngày càng mở rộng giao thương một cách nhanh chóng với phần còn lại của thế giới. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các phương pháp dữ liệu bảng dựa trên bộ mẫu các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á và những quốc gia Châu Á có mối quan hệ thương mại, đầu tư lớn đối với Hiệp hội này. Trước thực tế đó, đề tài “Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Châu Á” sẽ góp phần bổ sung thêm các kết quả thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ mẫu của 11 quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2012. Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu bảng của các yếu tố đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khoán bao gồm tỷ lệ vốn hóa thị trường, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vòng quay thanh khoản thị trường chứng khoán, các biến kinh tế vĩ mô như tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ đầu tư trong nước, độ mở thương mại và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Bài viết cung cấp và phân tích các số liệu để tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, các biến vĩ mô và tăng trưởng GDP thực theo đầu người tại Việt Nam và một số quốc gia Châu Á, qua đó gợi ý một số giải pháp chính sách đối với Việt Nam nhằm xây dựng, định hướng phát triển thị trường chứng khoán, góp phần vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là làm rõ mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán – mà được đại diện bởi ba yếu tố cơ bản là tỷ lệ vốn hóa, tỷ lệ 3 thanh khoản, tỷ lệ vòng quay thanh khoản và sự tăng trưởng kinh tế - mà được đại diện bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chính, đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự phát triển kinh tế. Trong đó, các biến kinh tế vĩ mô bao gồm như tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ đầu tư trong nước, độ mở thương mại. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Xác định liệu có hay không mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế? Xác định liệu có hay không mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế? Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán đại diện bởi tỷ lệ vốn hóa, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vòng quay thanh khoản và các biến kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước có GNI thực theo đầu người khác nhau thì khác nhau như thế nào? Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán đại diện bởi tỷ lệ vốn hóa, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vòng quay thanh khoản và các biến kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước có tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán khác nhau thì khác nhau như thế nào? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ năm 1990 đến năm 2012. Trong đó, dữ liệu đầy đủ của các chỉ số thị trường chứng khoán đối với Trung Quốc là giai đoạn từ 1992 đến 2012, đối với Việt Nam là giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012. Dữ liệu gồm tỷ lệ vốn hóa (%/GDP), tỷ lệ thanh khoản (%/GDP) và tỷ lệ vòng quay thanh khoản (%/MCR) của thị trường chứng khoán, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (%/GDP), tỷ lệ đầu tư trong nước (%/GDP), độ mở thương mại (%/GDP) và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người của 11 quốc gia Châu Á gồm Nhật Bản, 4 Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Tất cả các dữ liệu được cung cấp từ Worldbank Indicators. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, các nhân tố vĩ mô và tăng trưởng kinh tế thông qua các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng gồm phương pháp Random effects, Fixed effects và GMM dựa trên bộ mẫu chung gồm 11 quốc gia Châu Á. Tiếp theo, đề tài tiến hành phân chia bộ mẫu chung thành 4 bộ mẫu phụ dựa trên 2 tiêu chí là GNI thực theo đầu người và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán. Sau đó, nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, các nhân tố vĩ mô và tăng trưởng kinh tế thông qua các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng gồm phương pháp Random effects và Fixed effects dựa trên 2 bộ mẫu phụ gồm của các quốc gia có GNI thực theo đầu người trên trung bình và dưới trung bình. Cuối cùng, nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, các nhân tố vĩ mô và tăng trưởng kinh tế thông qua các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng gồm phương pháp Random effects và Fixed effects dựa trên 2 bộ mẫu phụ gồm của các quốc gia có tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên trung bình và dưới trung bình. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview 6.0, Stata 11 để thực hiện các kiểm định và ước lượng cho dữ liệu bảng của11 quốc gia Châu Á. 1.5 Ý nghĩa và kết cấu của Đề tài Đề tài được thực hiện sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa của sự phát triển thị trường chứng khoán được đại diện bởi 3 yếu tố là tỷ lệ vốn hóa, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vòng quay thanh khoản của thị trường chứng 5 khoán, các biến kinh tế vĩ mô gồm tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ đầu tư trong nước, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế mà được đại diện bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Đề tài gồm có 5 phần như sau: Phần giới thiệu sẽ được tác giả giới thiệu tóm tắt các nội dung quan trọng của nghiên cứu như tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu. Phần thứ hai, tác giả sẽ giới thiệu tóm tắt cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan làm nền tảng cho Nghiên cứu này. Phần thứ ba, tác giả sẽ giới thiệu về tổng quan về thị trường chứng khoán và các biến số kinh tế vĩ mô của các quốc gia Châu Á, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phần thứ tư, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài. Phần thứ năm, đề tài sẽ tóm tắt các kết luận chính của nghiên cứu, gợi ý các chính sách liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán, các chính sách liên quan đến điều hành kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 6 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN Theo lý thuyết kinh tế, thị trường chứng khoán là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính của một quốc gia. Thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua hoạt động phát hành chứng khoán và đồng thời nó cũng là nơi mà lượng chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành được giao dịch. Qua đó, thị trường chứng khoán trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến nay, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế bao gồm cả bộ dữ liệu chuỗi thời gian của từng quốc gia, dữ liệu chéo và dữ liệu bảng. Dưới đây là cơ sở lý thuyết được đề tài chọn là nền tảng cho nghiên cứu thực nghiệm về “Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán đối với tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Châu Á”. Cụ thể như sau: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống không phù hợp để nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống tài chính trung gian và tăng trưởng kinh tế bởi vì nó tập trung vào trạng thái ổn định của mức vốn trên mỗi lao động hoặc sản lượng mà không tập trung vào tỷ lệ tăng trưởng. Theo Solow (1956), tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Theo đó, mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lượng lao động L, lượng tư bản K và năng suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas, tức là: Y = AKαL1-α. Với hàm số dạng Cobb-Douglas, nếu ta nhân các số nhân trong vế phải với cùng một số, thì tích số bên vế trái sẽ tăng lên cùng số đó lần. Do vậy, nếu nhân 1/L với L và K, thì vế trái sẽ thành Y/L tức là sản lượng thực tế trên đầu lao động y. Còn K/L tức lượng tư bản trên đầu lao động k. Hàm sản xuất vĩ mô sẽ có dạng sau: y = Akα. 7 Như vậy, lý thuyết tăng trưởng kinh tế cho thấy, để tăng sản lượng trên mỗi lao động hay để tăng trưởng kinh tế thì vốn là một nhân tố then chốt cần tăng trưởng bên cạnh sự gia tăng năng suất lao động trong mỗi quốc gia. Ross Levine (1991) nghiên cứu tác động của thị trường chứng khoán và chính sách công lên tỷ lệ tăng trưởng sản lượng thực theo đầu người. Tác giả cho rằng thanh khoản thị trường chứng khoán, một yếu tố giúp giao dịch vốn cổ phần được thực hiện dễ dàng, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Theo đó, mặc dù lợi tức đầu tư đòi hỏi cam kết dài hạn của vốn cổ phần, trong khi những người gửi tiết kiệm thì không muốn từ bỏ việc kiểm soát tiền tiết kiệm trong dài hạn hạn, do vậy thanh khoản thị trường chứng khoán giúp giải quyết vấn đề đó bằng cách giúp người gửi tiết kiệm có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán họ đang nắm giữ thành tiền bất kỳ lúc nào. Trong khi đồng thời nó cũng cho phép các doanh nghiệp có thể nắm giữ nguồn lực vốn một cách lâu dài và có thể gia tăng nguồn lực này thông qua hoạt động phát hành chứng khoán. Bên cạch đó, tác giả cũng cho rằng, đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ giúp các doanh nghiệp giảm nhẹ các cú sốc về cả thanh khoản và sản lượng. Cuối cùng, tác giả đề xuất rằng, thị trường chứng khoán tác động theo cả quy mô và tỷ lệ lên tăng trưởng kinh tế. Levine và Zorvos (1998) nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, sự phát triển hệ thống ngân hàng và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu chéo của 47 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1993. Theo đó, sự phát triển thị trường chứng khoán được đại diện bởi 3 yếu tố chính gồm chỉ số quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán (size), chỉ số thanh khoản thị trường chứng khoán (gồm tỷ lệ vòng quay thanh khoản/GDP và tỷ lệ giá trị giao dịch/GDP) và thước đo mức độ hội nhập quốc tế được tính toán theo mô hình CAPM và APT; Sự phát triển của hệ thống ngân hàng được đại diện bởi giá trị cho vay của ngân hàng thương mại đến khu vực tư nhân chia GDP; Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tỷ lệ tăng trưởng sản lượng đầu ra, tăng trưởng vốn cổ phần, tăng trưởng năng suất và tăng trưởng tiết kiệm tư nhân. 8 Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản thị trường chứng khoán và sự phát triển của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng, tích lũy vốn và cải thiện năng suất. Trong khi đó, quy mô vốn hóa thị trường, mức độ hội nhập quốc tế không có mối quan hệ rõ ràng với tăng trưởng kinh tế. Caporale và cộng sự (2005) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ quý 1 năm 1977 đến quý 4 năm 1998 trên 7 quốc gia bao gồm Argentina, Chile, Greence, Korea, Malaysia, Philippines và Portugal. Đối với sự phát triển thị trường chứng khoán, tác giả sử dụng hai chỉ số đại diện bao gồm chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán chia GDP và chỉ số giá trị giao dịch chia GDP. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng được dại diện bởi chỉ số tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng chia GDP. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế được tác giả sử dụng thước đo GDP làm đại diện. Nghiên cứu sử dụng kiểm định ADF theo (Dickey and Fuller 1979) để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian trong mô hình. Kết quả kiểm định ADF cho thấy các một số chuỗi dữ liệu tích hợp bậc I(0) trong khi một số khác tích hợp bậc I(1). Do vậy, để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến chuỗi thời gian, tác giả sử dụng cả hai mô hình VAR và VECM theo Johansen and Juselius (1990). Ngoài ra, các chỉ tiêu thông tin như AIC, SIC cũng được sử dụng để tính toán độ trễ tối ưu của các biến, đa số các biến có độ trễ tối ưu là 4, ngoài trừ Philippine có độ trễ tối ưu là 3. Cuối cùng, tác giả phát hiện có bằng chứng từ 7 quốc gia cho thấy sự phát triển thị trường tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mohtadi và Agarwal (2004) kiểm định mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu của 21 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1997. Tác giả sử tỷ lệ tăng trưởng GDP làm đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán (%/GDP), tỷ lệ thanh khoản (%/GDP) và tỷ lệ vòng quay thanh khoản làm thước đo đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số biến kinh tế vĩ mô bao 9 gồm giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ lệ đầu tư trong nước (INV) và tỷ lệ học sinh bậc trung học (SE) làm các biến kiểm soát ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về phương pháp, tác giả sử dụng mô hình Fixed Effects và Random Effects để ước lượng dữ liệu bảng cân bằng. Kiểm định Hausman được tác giả sử dụng để lựa chọn giữa 2 mô hình ước lượng dữ liệu bảng nêu trên và kiểm định F được sử dụng để lựa chọn giữa ước lượng 1 chiều và 2 chiều. Tác giả ước lượng mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế theo cả hai mô hình trực tiếp và gián tiếp thông qua tỷ lệ đầu tư nội địa. Kết quả ước lượng cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của sự phát triển thị trường chứng mà đại diện là tỷ lệ vốn hóa thị trường và tỷ lệ vòng quay thanh khoản, trong khi tỷ lệ thanh khoản thị trường không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chịu sự tác động của các biến vĩ mô bao gồm GDP, FDI, INV và SE. Adjasi và Biekpe (2006) nghiên cứu tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán lên tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu của 14 quốc gia Châu Phi. Nghiên cứu sử dụng các biến bao gồm tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán (%/GDP), tỷ lệ thanh khoản (%/GDP) và tỷ lệ vòng quay thanh khoản làm các thước đo đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khoán. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người được sử dụng để đại diện cho sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, một số các biến kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ lệ tỷ lệ đầu tư nội địa (%/GDP) và độ mở thương mại (tổng xuất nhập khẩu chia GDP) được sử dụng làm các biến kiểm soát trong mô hình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM theo Arellano và Bond (1991) để ước lượng mô hình dữ liệu bảng có biến phụ thuộc trễ. Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành các kiểm định dựa trên bộ mẫu phụ dựa trên nhóm các quốc gia được phân chia theo thu nhập và theo tỷ lệ vốn hóa thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển thị trường chứng khoán có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Phân tích dựa trên bộ mẫu chung ngụ ý rằng tại các quốc gia có thu nhập trên trung bình và thị trường chứng khoán phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán, trong khi 10 các quốc gia thu nhập dưới trung bình và thị trường chứng khoán kém phát triển thì mối quan hệ này không được tìm thấy. Boubakari và Jin (2010) kiểm định quan hệ nhân quả giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian tại 5 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995 đến 2008. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý từ quý 1 năm 1995 đến quý 4 năm 2008 của các biến quan sát như tổng sản phẩm quốc nội theo giá hiện hành (GDP), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng giá trị giao dịch cổ phiếu (TTV), vòng quay giá trị giao dịch (TR) và giá trị vốn hóa thị trường (MC) của các quốc gia bao gồm Bỉ, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh Tác giả sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả theo Granger (1969) để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khoán và biến đại diện cho sự tăng trưởng kinh tế dựa trên mô hình VAR. Trước đó, tác giả sử dụng kỹ thuật Boot dữ liệu hàng năm thành dữ liệu quý theo đề xuất của Feibes và Lisman (1967). Ngoài ra, các chỉ tiêu thông tin như AIC và SIC cũng được sử dụng để tính toán độ trễ tối ưu của các biến. Nghiên cứu tìm thấy rằng sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ dài hạn. Nó tiết lộ rằng, thanh khoản thị trường chứng khoán giúp cải thiện nền kinh tế trong tương lai. Những phát hiện này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế. Abu-Mhareb và Al-Fayoumi (2011) kiểm định quan hệ nhân quả giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Jordan dựa trên giải thuyết liệu hay không sự phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý từ quý 1 năm 1992 đến quý 4 năm 2010 của các biến quan sát gồm tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi GDP thực, sự phát triển của thị trường chứng khoán được đại diện bởi vốn hóa thị trường, giá trị giao dịch và vòng quay giá trị giao dịch và sự phát triển của hệ thống ngân hàng được đại 11 diện bởi giá trị tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân. Ngoài ra, một số biến kinh tế vĩ mô khác cũng được đưa vào mô hình như thương mại (là tỷ lệ của tổng giá trị xuất nhập khẩu chia GDP), lãi suất cho vay (IR) và chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) để góp phần giải thích cho sự biến động của tăng trưởng kinh tế. Về phương pháp nghiên cứu, đầu tiên, kiểm định ADF theo (Dickey and Fuller 1979) và kiểm định PP theo (Phillip–Perron, 1988) được sử dụng để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian trong mô hình. Kết quả kiểm định ADF và PP đều cho thấy các chuỗi dữ liệu đều tích hợp bậc 1. Do vậy, để kiểm định mối quan hệ giữa các biến chuỗi thời gian, tác giả sử dụng mô hình VECM theo Johansen and Juselius (1990). Ngoài ra, các chỉ tiêu thông tin như AIC, FPC, LR cũng được sử dụng để tính toán độ trễ tối ưu của các biến. Kết quả nghiên cứu xác nhận không có sự hỗ trợ cho giả thuyết sự phát triển của hệ thống tài chính dẫn dến sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế dựa trên kết quả kiểm định VECM ngụ ý MC không tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu xác nhận các biến kinh tế vĩ mô gồm OPEN và IP có tác động lên tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, kiểm định quan hệ nhân quả chỉ cho thấy có tồn tại mối quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế tín dụng ngân hàng đến khu vực tư nhân tại Jordan. Kemboi và Tarus (2012) kiểm định sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên sự phát triển thị trường chứng khoán tại Kenya. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo quý từ năm 2000 đến năm 2009 cho các biến quan sát gồm tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP (MC) đại chiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán là biến phụ thuộc trong mô hình, các biến độc lập còn lại gồm tỷ lệ giá trị giao dịch trên GDP và vòng quay giá trị giao dịch bằng giá trị giao dịch chia vốn hóa thị trường đại diện cho tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, tỷ lệ lãi suất thực (IR), tỷ lệ lạm phát hiện hành (INFL), cung tiền (M2), thu nhập trên đầu người. Tác giả sử dụng kiểm định Max và kiểm định Trace của mô hình VECM theo Johansen and Juselius (1990) để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và các biến quan sát độc lập. Trước đó, kiểm định ADF theo Dickey and Fuller (1979) cho thấy các biến quan sát tại Kenya đều tích hợp bậc 12 1. Ngoài ra, kiểm định quan hệ nhân quả theo Granger (1969) cũng được sử dụng dựa trên mô hình VECM để kiểm tra chiều tác động giữa từng cặp biến quan sát. Nghiên cứu cho thấy rằng các biến quan sát bao gồm mức thu nhập theo đầu người, sự phát triển của khu vực ngân hàng và thanh khoản thị trường chứng khoán là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán tại Kenya. Okey O. Ovat (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria thông qua mục tiêu là làm sáng tỏ tầm quan trọng giữa quy mô thị trường và thanh khoản trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo năm từ năm 1980 đến năm 2009 cho các biến trong mô hình gồm tỷ lệ vốn hóa thị trường bằng quy mô vốn hóa thị trường so với GDP (MCR), tỷ lệ giá trị giao dịch trên thị trường so với GDP (STR) và vòng quay giá trị giao dịch bằng giá trị giao dịch chia quy mô vốn hóa thị trường (TRO) – đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng GDP (Y)đại diện cho sự phát triển kinh tế. Đầu tiên, nghiên cứu sử dụng kiểm ADF theo Dickey and Fuller (1979) để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Kiểm định ADF cho thấy MCR là chuỗi dữ liệu dừng ở bậc gốc, trong khi đó, STR, TRO và Y là các chuỗi dữ liệu tích hợp bậc 1. Tiếp theo, kiểm định Trace và kiểm định Max trong mô hình đồng liên kết theo Johansen and Juselius (1990) được sử dụng để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa Y và các biến thị trường chứng khoán. Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả theo Granger (1969) để xác định hướng tác động giữa các biến trong mô hình. Tác giả tìm thấy tăng trưởng kinh tế và các biến đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khoán có mối quan hệ cân bằng dài hạn. Kiểm định quan hệ nhân quả ngụ ý có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tỷ lệ giá trị giao dịch và tăng trưởng kinh tế, trong khi đó tỷ lệ vòng quay giá trị giao dịch có ảnh hưởng một chiều lên tăng trưởng kinh tế, quy mô hình thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế không có mối quan hệ nhân quả. Kết quả này ngụ ý, tỷ lệ vòng quay giá trị giao dịch có ảnh 13 hưởng quan trọng lên tăng trưởng kinh tế hơn quy mô thị trường chứng khoán tại Nigeria. Seetanah và cộng sự (2012) xem xét tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán lên tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ mẫu của các quốc gia kém phát triển. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 10 quốc gia kém phát triển gồm Bangladesh, Sudan, Uganda, Zambia, Nepal, Tanzania, Senegal, Cambodia, Lesotho, Malawi trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2009 cho các biến gồm GDP theo đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, SMDEX bao gồm chỉ số vốn hóa thị trường trên GDP và vòng quay giá trị giao dịch trên vốn hóa thị trường đại diện cho quy mô và thanh khoản của thị trường chứng khoán, BANKGDP đại diện cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng, là tỷ lệ tín dụng ngân hàng cung cấp cho khu vực tư nhân trên GDP, CPI, EDUC và độ mở thương mại (EXGDP) được tính bằng tổng giá trị xuất khẩu chia GDP. Nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng tĩnh với ước lượng tác động cố định (Fixed effect) theo đề xuất của Kennedy (2003) và mô hình dữ liệu bảng động với ước lượng GMM theo Arellano and Bond (1991), Beck and Levine (2002). Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các kiểm định như kiểm định Hausman để xác định vai trò của ước lượng Fixed effecct so với Random effect trong kiểm định dữ liệu bảng tĩnh, kiểm định Sargan theo đề xuất của Arellano and Bond (1991) để xác định có hay không hiện tượng tương quan chuỗi và tự tương quan trong ước lượng. Nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ không đáng kể giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia kém phát triển. Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng, sự phát triển của hệ thống ngân hàng và giáo dục là những yếu tố chính góp phần hướng tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Những kết quả này có thể được giải thích bởi thực tế là trong các nền kinh tế này, ngân hàng chủ yếu hoạt động theo định hướng và thị trường chứng khoán của họ còn tương đối non trẻ. Kolapo và Adaramola (2012) kiểm tra tác động của thị trường vốn lên tăng trưởng kinh tế tại Nigeria trong giai đoạn 1990 đến 2010.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan