Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng ...

Tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng chứng từ hệ thống ngân hàng việt nam

.PDF
92
100
90

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT  HOÀNG VĂN TƢ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO, CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG - BẰNG CHỨNG TỪ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ 2 TP.HỒ CHÍ MINH - 2014 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT  HOÀNG VĂN TƯ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO, CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG - BẰNG CHỨNG TỪ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 60 31 12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HUY 4 TP.HỒ CHÍ MINH - 2014 5 6 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Quản trị rủi ro mà cụ thể là quản lý rủi ro tín dụng luôn được xem là một trong những chủ đề khá quan trọng trong chính sách phát triển bền vững của một ngân hàng, đặc biệt trong môi trường kinh doanh hội nhập và đầy biến động như hiện nay. Nhà quản trị phải có chính sách hoạt động hợp lý sao cho cân đối giữa lợi nhuận đạt được và khả năng chịu đựng rủi ro cũng như xác định những yếu tố nào có thể tác động đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp mình. Shrieves và Dahl (1992), Jacques và Nigro (1995) cho rằng nhà quản lý có xu hướng cân bằng rủi ro bằng việc tăng vốn tự có. Dưới áp lực tăng vốn điều lệ, đảm bảo các chỉ tiêu quản trị rủi ro theo quy định, NHTM trong một khía cạnh nào đó phải chịu những phí tổn ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động và ngân hàng có thể có động cơ hình thành các cơ chế để không phải tuân thủ hay có nguy cơ gia tăng các hành vi rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Thực tế cũng cho thấy rằng hoạt động của một ngân hàng nếu không hiệu quả sẽ làm rủi ro của ngân hàng gia tăng. Điều này sau đó tác động tiêu cực đến giá cổ phần của ngân hàng và gây khó khăn trong việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông. Lý thuyết chi phí đại diện và bất cân xứng thông tin cho rằng khi chi phí vốn gia tăng, các nhà quản lý có xu hướng gia tăng các hoạt động mang tính rủi ro cao hơn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực kể từ khi Pháp lệnh Ngân hàng 1990 chính thức có hiệu lực. Năm 2001, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết cùng với sự ra đời của Luật các TCTD (2010) đã giúp hệ thống ngân hàng phát triển hoàn chỉnh và từng bước hội nhập. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và những hệ lụy từ việc tăng trưởng quá nóng của giai đoạn trước đó đã khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp không ít trục trặc, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro và chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Bên cạnh đó, luật pháp đối với ngành ngân hàng tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn 7 nhiều lỗ hổng dẫn đến việc các ngân hàng dễ dàng sử dụng tiền gửi của dân để đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao. Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấp bách trong việc đánh giá mối quan hệ giữa công tác quản trị rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn chủ đề “mối quan hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng-bằng chứng từ hệ thống ngân hàng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về việc quản trị rủi ro, đảm bảo tỷ lệ vốn hoạt động ở mức hợp lý và gia tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tổng quan về các công trình nghiên cứu đã công bố Tổng quan một số nghiên cứu ở các nước Những ảnh hưởng nặng nề và mối quan ngại từ các cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt ra cho các học giả vấn đề nghiên cứu về cơ chế quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Peltzman (1970) và Mayne (1972) là hai người đi tiên phong và đặt nền móng cơ bản cho công cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, chủ đề này chỉ thực sự được nhấn mạnh và có một bước tiến dài khi Hughes và Mester (1998 và 2009) trong các nghiên cứu của mình đã đề nghị [rằng] cần thiết phải có sự đánh giá cẩn trọng về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong việc xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro hoạt động. Theo đó, Hughes và Mester cho rằng hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng đến cả cấu trúc vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng. Phát triển quan điểm này, Berger và DeYoung (1997) đã sử dụng phương pháp phân tích quan hệ nhân quả của Grangder để đánh giá mối quan hệ theo thời gian giữa các khoản cho vay có vấn đề, cấu trúc vốn và hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng Mỹ giai đoạn từ năm 1985 đến 1994. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ xấu gia tăng thường dẫn tới hiệu quả chi phí của ngân hàng giảm sút. Ngược lại, việc sụt giảm trong hiệu quả chi phí cũng khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng. Bên cạnh đó, sự gia tăng hiệu quả chi phí trong quá khứ sẽ giúp ngân hàng cải thiện chất 8 lượng hoạt động tín dụng trong dài hạn. Cuối cùng, việc giảm trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu thường dẫn tới nguy cơ gia tăng nợ xấu, bởi các ngân hàng có mức vốn hóa mỏng thường có động cơ tham gia vào các hoạt động có tính rủi ro đạo đức cao. Trong khi đó, Kwan và Eisenbeis (1997) lại sử dụng hệ phương trình đồng thời để kiểm định mối tương quan giữa rủi ro [tỷ lệ nợ xấu], cấu trúc vốn và hiệu quả chi phí của 254 tập đoàn ngân hàng lớn tại Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 1991. Kết quả cho thấy, các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả thường có động cơ thực hiện các hoạt động mang tính rủi ro cao nhằm tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận bù đắp cho sự yếu kém trong các hoạt động chính yếu của mình. Kết quả cũng cho thấy, các ngân hàng có mức vốn hóa cao thường hoạt động hiệu quả hơn các TCTD có mức vốn hóa mỏng. Trên cở sở cách tiếp cận của Berger và DeYoung (1997), Williams (2004) đã sử dụng mẫu gồm 990 ngân hàng tiết kiệm trong giai đoạn 1990-1998 để kiểm tra mối quan hệ theo thời gian giữa các khoản cho vay có vấn đề, hiệu quả chi phí và cấu trúc vốn. Kết quả cho thấy rằng, sự gia tăng trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ giúp các ngân hàng giảm nợ xấu một cách đáng kể. Nhìn chung, khi mức nợ xấu gia tăng, các ngân hàng buộc phải gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động. Tương tự, khi hiệu quả chi phí giảm, các nhà quản trị thường có xu hướng gia tăng tỷ lệ vốn góp từ cổ đông. Mặt khác, hiệu quả chi phí giảm thấp cũng khiến rủi ro hay mức nợ xấu của ngân hàng gia tăng mạnh. Altunbas và cộng sự (2007) lại sử dụng phương pháp mô hình đồng thời của Kwan và Eisenbeis (1997) để kiểm định các mối quan hệ rủi ro, hiệu quả và cấu trúc vốn. Kết quả cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa mức độ rủi ro và tỷ trọng vốn chủ sở hữu, điều này hàm ý rằng các cơ quan chức năng luôn yêu cầu các ngân hàng gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cấu phần nguồn vốn hoạt động như là một phương tiện khắc chế các hoạt động có tính rủi ro cao. Nghiên cứu cũng đưa ra một kết quả khá thú vị là không có sự khác biệt đáng kể về mối quan hệ rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động giữa các nhóm ngân hàng. Một số mối quan hệ giữa 9 cấu trúc vốn, rủi ro và hiệu quả hoạt động cũng thể hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Fiordelisi và cộng sự (2010) đã sử dụng phương pháp Gangder kết hợp với thủ tục GMM để kiểm định mối quan hệ động giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động với mẫu gồm 1.987 NHTM của các nước chính thuộc Liên minh châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy hoạt động kém hiệu quả sẽ là nguy cơ gây rủi ro cao trong tương lai cho ngân hàng và cải thiện hiệu quả sẽ giúp ngân hàng cải thiện vị thế về mặt vốn hóa của mình. Các ngân hàng có mức vốn hóa lớn sẽ có nhiều khả năng tiết giảm chi phí hoạt động của mình hơn so với các ngân hàng có mức vốn hóa mỏng. Hiệu quả chi phí (thu nhập) có tác động đồng biến lên cấu trúc vốn. Hay nói cách khác, ngân hàng nào hoạt động hiệu quả hơn sẽ có mức vốn hóa tốt hơn hay ngược lại ngân hàng có mức vốn hóa cao sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Fiordelisi và cộng sự chỉ tìm thấy bằng chứng khá hạn chế về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro ngân hàng so với khuôn khổ lý thuyết rủi ro đạo đức. Có rất ít bằng chứng về mối liên hệ nhân quả giữa vốn (tổng vốn đầu tư hay vốn chủ sở hữu) với các chỉ số đo lường rủi ro hoạt động của ngân hàng. Tổng quan một số nghiên cứu mang tính đại diện trong nước Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) về “các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam” với mẫu gồm 32 NHTM giai đoạn 2001-2005 cho thấy, biến đại diện tỷ trọng vốn chủ sở hữu có tác động dương tới hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của biến này là không lớn. Nguyên nhân do tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với quy mô tổng tài sản của các NHTM trong kỳ nghiên cứu còn thấp, đặc biệt là khối ngân hàng quốc doanh. Trong khi đó, biến đại diện rủi ro [tỷ lệ nợ xấu] có ý nghĩa thống kê và tác động nghịch một cách đáng kể lên điểm hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, Nguyễn Việt Hùng đề nghị rằng cần phải giảm 10 thiểu rủi ro, sử dụng vốn vay ngắn hạn để thực hiện tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn một cách hợp lý hơn. Nhằm cố gắng tìm kiếm biện pháp nâng cao tính an toàn tài chính cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, Nguyễn Thanh Dương (2013) đã thực hiện nghiên cứu “phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng” với mẫu gồm 36 NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2011. Khác với kỳ vọng giả thuyết, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dương cho thấy biến tỷ lệ lãi thuần trên tổng tài sản [hiệu quả] có tương quan thuận với rủi ro. Điều này hàm ý rằng khi ngân hàng phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần thì rủi ro sẽ có xu hướng tăng khi thu nhập lãi thuần tăng. Nói cách khác, việc tăng quy mô hoạt động nhưng không đi kèm với chính sách quản lý chất lượng hợp lý sẽ làm tăng rủi ro của ngân hàng. Trong khi đó, biến đại diện cấu trúc vốn lại có tác động nghịch biến lên rủi ro, phù hợp với kỳ vọng lý thuyết và các nghiên cứu trước. Theo đó, vốn chủ sở hữu đã làm tốt chức năng nguồn dự phòng đảm bảo an toàn hoạt động và phòng tránh rủi ro cho các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng, với tính kỷ luật của thị trường tài chính Việt Nam chưa cao thì việc tăng vốn cũng không phải là dễ, và tăng vốn không có nghĩa là ngân hàng sẽ có rủi ro thấp mà nó sẽ giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa trước các cú sốc rủi ro được tốt hơn. Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy mối tương quan qua lại giữa rủi ro, hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của ngân hàng. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng bước đầu cho thấy phương thức tác động của hiệu quả lên rủi ro cũng như sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro tương đối phù hợp với kỳ vọng lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu trong nước phần lớn chỉ dừng lại ở phân tích một cách đơn lẻ các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động hoặc rủi ro của ngân hàng, chưa xem xét một cách thấu đáo và cẩn trọng đến các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố có liên quan. Trong đề tài này, tác giả sẽ tập trung xem xét mối tương quan nhân quả giữa các nhân tố xác định, cụ thể gồm rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu 11 của Kwan và Eisenbeis (1997) kết hợp khuôn khổ lý thuyết mô hình GMM như tiếp cận của Fiordelisi và cộng sự (2010) để kiểm định mối quan hệ động giữa các nhân tố rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, đề tài sẽ thực hiện đánh giá tác động của hiệu quả lên rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam. Với giả định rằng, các ngân hàng có hiệu quả thấp sẽ có động cơ nâng cao hiệu suất hoạt động thông qua sự nới lỏng giám sát các hoạt động cấp tín dụng. Ngược lại, đề tài cũng xem xét liệu những thay đổi trong rủi ro ngân hàng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động hay không. Chẳng hạn, việc rủi ro gia tăng liên quan đến sự lỏng lẻo trong công tác giám sát tín dụng có thể dẫn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm sút. Thứ hai, đề tài cũng hướng tới việc xem xét sự tác động của cấu trúc vốn lên mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chúng ta nghi ngờ rằng các ngân hàng có mức vốn mỏng thường có nguy cơ xảy ra vấn đề rủi ro đạo đức gia tăng do tham gia các hoạt động đầu tư rủi ro cao nhưng mức độ đảm bảo về vốn duy trì ở mức thấp. Trong khi đó, các ngân hàng có mức vốn cao thì vấn đề rủi ro đạo đức sẽ được giảm thiểu, đồng thời nó giúp hiệu quả hoạt động của ngân hàng nâng cao cũng như hạn chế rủi ro phát sinh trong tương lai. Ngược lại, nếu chi phí sử dụng vốn chủ sở tài trợ hoạt động của ngân hàng gia tăng và/hoặc ở mức cao thì cũng gia tăng nguy cơ tham gia các hoạt động mang tính rủi ro cao để tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Cuối cùng, trên cơ sở những phân tích và kết quả mô hình định lượng, tác giả sẽ cố gắng đưa ra một số gợi ý và đề xuất trong việc quản trị rủi ro, đảm bảo tỷ lệ vốn hoạt động ở mức hợp lý và gia tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. 12 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro và hiệu quả là những phạm trù khá rộng nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả chi phí (khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra với chi phí thấp nhất) và rủi ro theo quan điểm là rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu) hoặc rủi ro phá sản (đo bằng chỉ số Z-core). Đồng thời, đề tài cũng chỉ chủ yếu nghiên cứu sự tác động của hiệu quả chi phí lên rủi ro và xem xét sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên mối quan hệ này như thế nào. Phạm vi nghiên cứu Về biến đại diện nghiên cứu: biến đại diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng là điểm hiệu quả chi phí được tính toán thông qua mô hình bao dữ liệu (DEA). Theo tác giả việc sử dụng điểm hiệu quả chi phí để xem xét hiệu quả hoạt động của ngân hàng là khá phù hợp và mang tính đại diện bởi (i) điểm hiệu quả chi phí được tính toán từ mô hình kết hợp tất cả các yếu tố đầu ra, đầu ra quan trọng của ngân hàng như tổng tiền gửi, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi,…; và (ii) đây là phương pháp đo lường hiệu quả mới, giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn và khắc phục được các hạn chế của các phương pháp đo lường cổ điển. Do vậy, trong Luận văn này, thuật ngữ “hiệu quả hoạt động” và “hiệu quả chi phí” sẽ có ý nghĩa tương đương nhau và hoàn toàn có thể thay thế mặc nhiên cho nhau trong việc diễn đạt phân tích. Về biến đại diện rủi ro, tác giả sẽ nghiên cứu đồng thời rủi ro tín dụng và rủi ro phá sản. Trong khi đó, biến đại diện cấu trúc vốn là tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Về mẫu và dữ liệu nghiên cứu: luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu với mẫu gồm 26 NHTM nội địa với 5 NHTM quốc doanh và 21 NHTM tư nhân trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012. Tác giả chọn phạm vi nghiên cứu này vì (i) số lượng ngân hàng mang tính đại diện cho hệ thống ngân hàng nội địa Việt Nam; và (ii) số liệu cập nhật và sẽ giúp tác giả đánh giá được những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 lên hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 13 Phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng dựa trên phương pháp tổng quát của mô-men sai phân bậc nhất (1D-GMM) để ước lượng mối quan hệ động giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các thủ tục kiểm định như kiểm định hệ số tương quan, kiểm định DurbinWatson, kiểm định Sargan và kiểm định AR(p) cũng sẽ được tiến hành để phát hiện các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan (nếu có) và lựa chọn mô hình cũng như cố gắng tìm kiếm một ước lượng phù hợp nhất cho các mối quan hệ mà tác giả xem xét. Bên cạnh đó, phương pháp định tính thống kê mô tả, phân tích cơ cấu và phân tích xu hướng cũng sẽ được tác giả áp dụng để phân tích dữ liệu và thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam để có cái nhìn toàn diện và kỹ càng hơn về mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả chi phí và cấu trúc vốn của các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, để ước lượng điểm hiệu quả chi phí của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, tác giả cũng sẽ sử dụng thêm phương pháp định lượng phân tích hiệu quả cận biên [mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA)]. Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng, tác giả sẽ thu thập dữ liệu của 26 NHTM nội địa trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012. Tất cả các dữ liệu được dùng để tính toán cho các biến, ngoại trừ những khoản lợi nhuận bất thường hay những giao dịch phát sinh đột xuất khác, tác giả sẽ thu thập dữ liệu tại thời điểm cuối năm tài chính. Do đó, tác giả thu thập dữ liệu thông qua các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng được công bố hàng năm trên các Website của các ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán hoặc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 14 Thứ nhất, đánh giá mối quan hệ qua lại giữa hiệu quả và rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét sự tác động của cấu trúc vốn lên mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Thứ hai, tác giả sử dụng đồng thời biến tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng và hệ số Z-core phản ánh xác suất phá sản để đo lường rủi ro của ngân hàng trong việc xem xét mối quan hệ giữa ba nhân tố đã xác định. Cuối cùng, đề tài cũng sử dụng mô hình GMM nhằm cố gắng tìm kiếm một ước lượng phù hợp nhất cho mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và cấu trúc vốn để từ đó gợi ý một số giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam có những quyết định tốt hơn trong quản trị rủi ro, quyết định cấu trúc vốn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm bốn (04) chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2012 Chương 3: Mô hình định lượng mối quan hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam Chương 4: Giải pháp xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động cho hệ thống NHTM Việt Nam. 15 CHƢƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO, CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm 1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng Theo trường phái truyền thống, “rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát và những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tác động xấu đến sự tồn tại cũng như sự phát triển của doanh nghiệp”. Trong khi đó, trường phái hiện đại lại cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực” [42]. Theo đó, rủi ro có thể khiến chúng ta đối diện với những tổn thất mất mát nhưng cũng có thể mang lại cơ hội nếu biết tận dụng hợp lý. Định nghĩa rủi ro tín dụng cũng phức tạp không kém, theo Thomas P.Fitch thì “rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ”. Greuning và Bratanovic lại cho rằng “rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Nó sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng” [12, tr.15]. Tóm lại, rủi ro tín dụng là nguy cơ người đi vay không thể chi trả được các khoản nợ cho chủ nợ khi đến hạn phải thanh toán. Chủ nợ hay người cho vay là đối tượng thường phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng tín dụng. Do đó, bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. 1.1.2 Khái niệm cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là quan hệ về tỷ trọng của từng loại vốn dài hạn bao gồm nợ, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường hoặc vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu cấu trúc vốn theo quan 16 điểm là tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn được tính từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 1.1.3 Khái niệm về hiệu quả hoạt động Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp luôn gắn liền với các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu… nên doanh nghiệp đạt hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản này một cách có hiệu quả. Các học giả cổ điển định nghĩa “hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào”. Kết quả đầu ra có thể xác định thông qua các đại lượng như giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận; trong khi đó nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Có thể nói, hiệu quả được xem như là tiêu chí đánh giá mức độ thành công trong việc sử dụng và phân bổ các yếu tố đầu vào khan hiếm để tối đa các yếu tố đầu ra [10, tr.17-19]. 1.2 Lý thuyết về phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả hoạt động, cấu trúc vốn và rủi ro của ngân hàng 1.2.1 Phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng Với những cách tiếp cận vấn đề khác nhau nên đến thời điểm hiện tại phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp [ngân hàng] trong các tài liệu nghiên cứu khá đa dạng. Trong số đó, chúng ta có thể đề cập đến một số phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tương đối phổ biến như (i) tỷ số tài chính được tính từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đây là phương pháp đo lường đã được Demsetz và Lehn (1985), Gorton và Rosen (1995), Mehran (1995), Ang và cộng sự (2000) sử dụng trong các nghiên cứu của mình; (ii) suất sinh lợi của cổ phiếu, được sử dụng trong các nghiên cứu của Saunders và cộng sự (1990), Cole và Mehran (1998); (iii) chỉ số Tobin’s Q, được xác định bằng tỷ số giữa giá trị thị trường của tổng tài sản trên giá trị sổ sách của tổng tài sản doanh nghiệp, chỉ số này 17 là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu của Morck và cộng sự (1988), McConnell và Servaes (1990 và 1995), Mehran (1995), Himmelberg và công sự (1999), Zhou (2001); và (iv) điểm hiệu quả hoạt động với phương pháp phân tích hiệu quả cận biên, được xác định thông qua mô hình hàm sản xuất cận biên ngẫu nhiên [SFA] và/hoặc mô hình phân tích bao dữ liệu [DEA], đây là cách tiếp cận mới được ứng dụng trong các nghiên cứu của Charnes, Cooper và Rhodes (1978), Farrell (1957), Battese và Coelli (1992), Kwan và Eisenbeis (1997), Berger và Patti (2006), Antunbas và cộng sự (2007), Nguyễn Việt Hùng (2008), Fiordelisi và cộng sự (2010), Gardener và cộng sự (2011) [27, tr.1069]. Phù hợp với đối tượng và phạm vị nghiên cứu, trong luận văn này tác giả tập trung đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo phương pháp phân tích bao dữ liệu. Năm 1957, Farell đã đề xuất độ đo hiệu quả kỹ thuật để phản ánh khả năng của một đơn vị ra quyết định [ngân hàng] đạt được đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào cho trước. Do không xác định được hàm sản xuất, Farell gợi ý ước lượng hàm này từ số liệu mẫu sử dụng hoặc bằng công nghệ tuyến tính từng khúc phi tham số hoặc tiếp cận theo một hàm số. Dựa trên gợi ý thứ nhất của Farell, Charnes cùng Cooper và Rhodes (1978) đã triển khai phương pháp phân tích phi tham số và phát triển mô hình phân tích bao dữ liệu. So với mô hình hàm sản xuất cận biên ngẫu nhiên, mô hình phân tích bao dữ liệu không đòi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đường biên thực hiện tốt nhất, cũng như không đòi hỏi các ràng buộc về phân phối của các nhân tố phi hiệu quả trong số liệu như cách tiếp cận tham số, trừ ràng buộc các chỉ số hiệu quả phải nằm trong khoảng từ 0 đến 1 nên phần nào sẽ hạn chế sai sót trong ước lượng. Tuy nhiên, mô hình phân tích bao dữ liệu lại giả định không có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số trong phép đo trong số liệu. Đây là điểm hạn chế lớn trong phương pháp tiếp cận phi tham số. Mặc dù vậy, phương pháp này lại tỏ ra đơn giản và cho phép nhà phân tích kết hợp nhiều đầu vào và đầu ra trong việc tính các độ đo hiệu quả so với phương pháp tham số. Bên cạnh đó, các thông số kết quả của phương pháp phi tham số có thể giúp nhà quản lý nhận diện được thực tế hoạt động của đơn vị mình so với 18 các đơn vị khác, từ đó có những quyết sách và chiến lược phát triển hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng mình. Lĩnh vực hoạt động tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng nhìn chung là khá phức tạp. Ngân hàng sử dụng rất nhiều nguồn lực đầu vào và tạo ra các sản phẩm đầu ra cung ứng trên thị trường khá đa dạng. Phương pháp tham số đòi hỏi nhà phân tích phải xác định được dạng hàm đầu vào và đầu ra cụ thể, do đó rất dễ sai sót. Phương pháp phi tham số cho phép ta xác định hiệu quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong một hệ thống phức tạp. Theo phương pháp phi tham số, đơn vị [ngân hàng] đạt hiệu quả khi chỉ số hiệu quả bằng một. 1.2.2 Phƣơng pháp đo lƣờng cấu trúc vốn ngân hàng Lý thuyết về vấn đề chi phí đại diện giả thuyết rằng một tỷ lệ đòn bẩy cao hay tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp sẽ giúp doanh nghiệp [ngân hàng] giảm thiểu chi phí đại diện. Hiện tại, có khá nhiều đề xuất về phương pháp đo lường biến đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng khi đưa vào phân tích trong các mô hình nghiên cứu. Van Horn và Wackowicz (2003) đề xuất sử dụng tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản để đo lường biến đại diện cấu trúc vốn. Trong khi đó, Westerfield (2003) lại đề nghị sử dụng tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu để đo lường cho biến đại diện này. Trong luận văn này, tác giả sử dụng tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để đo lường cho biến đại diện cấu trúc vốn của ngân hàng. Phương pháp đo lường này được Berger (2002) áp dụng [đầu tiên] trong nghiên cứu của mình và cũng là phương pháp đo lường của hầu hết các nghiên cứu mà tác giả tham khảo trong luận văn này như đề cập ở trên. 1.2.3 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro của ngân hàng [10], [18] Do tính đa dạng trong việc tiếp cận rủi ro cũng như sự phức tạp trong hoạt động của các TCTD, rủi ro của ngân hàng hiện có nhiều phương pháp đo lường khác nhau. Qua xem xét, một số thông số được dùng để đo lường rủi ro ngân hàng có thể kể đến như (i) tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay; (ii) xác suất rủi ro phá sản [chỉ số Z-core]; (iii) tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cho vay; (iv) độ 19 lệch chuẩn của suất sinh lời [ROA hoặc ROE]; (v) xác suất rủi ro vỡ nợ dự kiến [Expected Default Frequency-EDF]; và (vi) độ biến động trong giá cổ phiếu ngân hàng [hệ số beta]. Do hạn chế về mặt thời gian và số liệu nghiên cứu, trong đề tài này, tác giả sẽ sử dụng thông số tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay và chỉ số ZCore đo lường cho rủi ro của ngân hàng. Việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay làm thông số đo lường rủi ro của ngân hàng là cách tiếp cận truyền thống, được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và cấu trúc vốn của ngân hàng mà tác giả xem xét. Đây là một chỉ số kế toán, phản ánh chất lượng tín dụng cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng. Theo đó, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Lợi thế của việc sử dụng chỉ số này trong đo lường rủi ro ngân hàng là khá đơn giản trong việc tính toán, đồng thời nó cung cấp cho nhà phân tích một cái nhìn trực quan về chất lượng phân bổ cũng như quản lý tài sản của ngân hàng. Hơn nữa, như chúng ta biết, hoạt động tín dụng luôn mang lại hơn 70% tổng thu nhập hàng năm cho ngân hàng nên rủi ro tín dụng được xem là rủi ro trọng yếu của một ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ số trích lập dự phòng trên dư nợ cho vay tuy cũng phản ánh rủi ro tín dụng tuy nhiên với trường hợp Việt Nam có lẽ không phù hợp do những hạn chế trong quy định về tính toán trích lập dự phòng. Phương pháp đo lường biến sai có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Hơn nữa, rủi ro là yếu tố được tác giả tập trung xem xét và đánh giá trong đề tài. Do đó, để hạn chế những sai số không lường trước, trong đề tài này tác giả sẽ đồng thời sử dụng thêm chỉ số Z-Core để đo lường rủi ro của ngân hàng. Nhìn chung, hai chỉ số này sẽ bổ sung cho nhau và giúp ta có sự đánh giá đầy đủ hơn về rủi ro hoạt động của ngân hàng. Z-Core được biết đến như là một chỉ số phản ánh tính ổn định và khả năng có thể phá sản của một ngân hàng. Chỉ số này phụ thuộc vào khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và độ biến động trong thu nhập. Nếu chúng ta cho rằng ngân hàng sẽ phá sản khi khoản lỗ lớn hơn giá trị vốn chủ sở hữu thì xác suất phá sản của ngân 20 hàng là p[-ROA < E/A]. Trong đó, ROA là suất sinh lời trên tổng tài sản [xác định bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản], E là vốn chủ sở hữu và A là tổng tài sản. Nếu giả định lợi nhuận phân phối chuẩn, thì nghịch đảo của xác suất phá sản có thể viết lại thành: z = (ROA + E/A)/SD(ROA), với SD(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA. Theo đó, chỉ số z cho biết độ lệch chuẩn của ROA giảm xuống so với giá trị kỳ vọng và vốn chủ sở hữu sử dụng hết dẫn đến mất khả năng thanh toán. Do đó, chỉ số Z-Core cao cho thấy hoạt động của ngân hàng ổn định hay rủi ro thấp. 1.3 Khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1.3.1 Lý thuyết chi phí đánh đổi giữa rủi ro, đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng [36, tr.5-11] Lý thuyết tài chính cho rằng hiệu quả hoạt động thường có tác động đến mức độ rủi ro trong tương lai của ngân hàng. DeYoung (1997) và Williams (2004) lập luận rằng các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ có mức chi phí hoạt động cao hơn. Nguyên nhân là do cơ chế giám sát tín dụng không đầy đủ và chính sách kiểm soát chi phí hoạt động còn nhiều hạn chế. Sự sụt giảm trong hiệu quả chi phí thường dẫn đến rủi ro gia tăng, mà nguyên nhân sâu xa đến từ những yếu kém trong quản lý tín dụng, chiến lược phát triển cũng như thị trường hoạt động của ngân hàng. Dưới sự cân nhắc về vấn đề rủi ro đạo đức, giả thuyết cho rằng có sự đánh đổi giữa hiệu quả chi phí ngắn hạn với mức độ chấp nhận rủi ro trong tương lai. Trong trường hợp này, ngân hàng có hiệu quả chi phí tốt dường như dành khá ít nguồn lực cho việc kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng của mình. Kết quả là giá trị nợ xấu vẫn không bị tác động và thay đổi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trung hạn, rủi ro của ngân hàng sẽ tăng lên khi họ buộc phải mua thêm các yếu tố đầu vào để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro [có nguy cơ gia tăng] trong tương lai. Thực tế cho thấy, các ngân hàng thường chạy đua tăng doanh thu nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận trước mắt mà bất chấp rủi ro có thể bùng nổ trong nay mai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất