Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt N...

Tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

.PDF
70
507
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ HÒA MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ HÒA MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Nguyễn Ngọc Định TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 LffiCAMDOAN Toi xin cam doan lu~ van "MOl QUAN Ht GIUA L~ PilAT VA TANG TRUONG KINH TE : NGHIEN CUu TIIVC NGHI$M (J VI~T NAM" la cong trinh nghien c(ru cua chinh tac gia, n()i dung duqc due k~t tir qua trinh hQC ~p va cac k~t qua nghien CUu th\IC ti~n trong thai gian qua, cac s6 li~u su d\}ng la trung thvc va c6 ngubn g6c trich ddn ro rang. Lu~ van duqc th\l'C hi~n dum S\1' hu6ng ddn khoa hQc cua ThAy Nguy~n NgQc Dinh Tac gia lu~ van D!NGTHlHOA MUCLUC • • TRANG PH(/ BiA LOICAMDOAN Mf)CL(JC DANH Mf)C VIET TAT DANH Mf)C BANG DANH Mf)C HiNH Tom t~t ........................................................................................................... 1 , TH!Jj;U - ............................................................................ 2 C1lUiONG 1 : GIOI 1. D~t vAn d€ .................................................................................................... 2 ." va' p huong p h'ap ngh'" Ien cuu' ........................................................ . 3 2 . M \IC t1eu 3. Ph~m 4. y nghia cua d€ titi ........................................................................................ 5 vi nghien cl:ru ..................................................................................... 4 5. K€t cAu de tai ............................................................................................... 5 cHUaNG 2: cAc BANG CHUNG THT/C NGHIEM v.E M6I QUAN HE GIUA L4M PHAT VA TANG TRUONG KINH TE ........................................... 6 2.1 Tfmg quan v€ 1~ phat va tang truang kinh t€ ........................................... 6 2.1.1 L~m phat ................................................................................................... 6 2.1.2 Tang truang kinh t€ ........................................................... :...................... 6 2.1.3 Mbi quan h~ gifra l~m phat va tang truang kinh t€ .................................. 7 2.2 Khai quat nhfrng nghien cl:ru tru6c day ..................................................... 12 2.2.1. Cac bAng chirng thl,Ic nghi~m chi ra mbi quan h~ d6ng bi€n gifra l~m phat va tang truang kinh t€ .............................................................................. 12 2.2.2.Cac bAng chirng thl,Ic nghi~m chi ra mbi quan h~ nghich bi€n gifra l~m phat va tang truang kinh t€ .............................................................................. 13 2.2.3. Cac bAng chirng thl,lc nghi~m chi ra m6i quan h~ d6ng bi~n gifra 1~m phat va tang tnr6ng kinh t~ ........................................................................ 15 CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUu.............................................. 24 3.1 Mo hinh hi~u chinh sai s6 ......................................................................... 24 3.1.1 Ki~m dinh d6ng lien k~t ........................................................................ 25 3.1.2 Mo hinh hi~u chinh sai s6 ECM ............................................................ 25 3 .1.3 Ki~m djnh d6ng lien k~t va ECM ........................................................... 26 3 .1.4 ECM va S\I tac d9ng trong dai h~ ......................................................... 26 2.2 Dfr li~u .................................................................................................. 28 CHUONG 4 : KET QUA NGHIEN c(!u ....................................................... 30 4.1 Th6ng ke mo ta va h~ s6 tuang quan ....................................................... 24 4.2 Ki~m djnh nghi~m dan vj .......................................................................... 32 4.3 Ll,la ch<;>n bu6c tr~ t6i uu ........................................................................... 34 4.4 Ki~m dinh d6ng lien k~t ............................................................................ 36 4.5 Ki~m djnh m6i quan h~ nhan qua Granger ............................................... 38 4.6 Phan tich can bAng ngful h~- Mo hinh ECM .......................................... 40 4. 7 K~t qua mo hinh VECM ............................................................................ 43 4.8 Phan ra phuang sai .................................................................................... 43 4.9 Thao 1u~ k~t qua ...................................................................................... 46 CHUONG 5: KET LUJN VA KHUYEN NGH! .............................................. 49 5.1 K~t lu~ v~ vfin d~ nghien c(ru .................................................................. 49 5.2 H~ ch~ cua nghien c(ru va huang nghien c(ru ti~p theo ........................... 49 5.1 M9t s6 khuy~n nghi chinh sach ................................................................. 49 Danh ffi\IC cac tai Ph\11\IC li~u kham khilO DANHMVCVIETTAT ADF: Augmented Dickey-Fuller Test- Ki€m dinh DF rna r()ng CPI: Chi s6 gia tieu dung ECM: Error Correction Model: Mo hinh hi~u chinh sai s6 GDP: Tfmg san phfun qu6c n()i GNP: T6ng san phfun qu6c dan IMF: Quy ti~n t~ qu6c t~ OLS:(Ordinary Least Square): Phuang phap binh phuang be nhftt PP test: Philips anh Perron Test- Phuang phap ki€m dinh PP VECM: Vector Error Correction Model - Mo hinh vee to hi~u chinh sai s6 VND: Dbng Vi~t Nam WB: Ngan hang Th~ gioi DANH MVC BANG Bang 2.1: Tom tAt TAng quan cac nghien c(ru tru6'c day Bang 4.1.1: Cac gia tri th6ng ke mo tA v~ ty 1~ tang tru6ng va 1~ phat cua Vi~t Nam giai do~ 1997 - 2013 Bang 4.1.2: H~ s6 tuong quan giua tang tru6ng va 1~m phat Bang 4.2.1: Kiem dinh nghi~m don vi Bang 4.3.1: L\fa chQn buac tre t6i uu Bang 4.4.1 Kiem dinh h6i qui d6ng lien ket Johansen cho GDP va CPI Bang 4.5.1 Ki€m dinh m6i quan h~ nhan qua Granger giua GDP va CPI Bang 4.6.1: Ket qua kiem dinh mo hinh ECM Bang 4.8: Ket qua phan tich phan ra phuong sai DANH MVC HiNH Hinh 4a : Cac nghi~m cua mo hinh V AR Db thi 4.8a: Phan UI1g phan ra Cholesky 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Tóm tắt Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm giảm tốc độ tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu một cách sâu sắc sự tác động qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm ổn định lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng cho từng quốc gia Bài viết nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Kết quả phân tích từ phương pháp hồi quy đồng liên kết, mô hình ECM (Error Correction Model) và mô hình VAR (Vector Autoregressive Model ) sử dụng dữ liệu hàng quý cho thấy giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ đồng biến trong dài hạn, Còn trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế bị tác động bởi chính nó với độ trễ 1 và 3; còn lạm phát thì ở độ trễ 4. Mô hình ECM cho thấy hệ số hiệu chỉnh từ ngắn hạn về trạng thái cân bằng dài hạn là ( -0.307602); hệ số mang dấu âm cho biết các nhân tố ở thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi những bất cân bằng của thời kỳ trước. Kết quả phân tích mối quan hệ nhân quả Granger, phân tách phương sai và hàm phản ứng đẩy cho thấy, sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế và lạm phát chủ yếu là do sự thay đổi của chính nó và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng rõ rệt đến lạm phát. Điều này cho thấy, khi kích thích tăng trưởng kinh tế là chúng ta sẽ gây ra một mức lạm phát và chúng ta cần phải chấp nhận vấn đề này trên thực tiễn.…Những kết quả này có hàm ý chính sách quan trọng. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề Trong phát triển kinh tế, thách thức lớn nhất và cũng khó khăn nhất là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Tại nhiều quốc gia phát triển, lạm phát được xem là vấn đề quốc gia rất nghiêm trọng, một khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ làm sụt giảm tiết kiệm, sụt giảm đầu tư,...Ngoài ra, lạm phát cao sẽ làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn của quốc gia và nhược điểm của nó tạo căng thẳng về mặt chính trị xã hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Trong thời gian gần đây, sự bất ổn của kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và gia tăng lạm phát ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở nhiều quốc gia để có được mức tăng trưởng cao phải đánh đổi với mức lạm phát cao. Trong lý thuyết kinh tế học, sự thay đổi về giá cả có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng. Sự tăng giá ở một mức độ nhất định sẽ kích thích sự tăng trưởng. Theo trường phái Keynes, mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là mối quan hệ cùng chiều và nghiên cứu thực nghiệm của nhà nghiên cứu Tobin (năm 1965) cũng cho ra kết quả tương tự. Trên thực tế tuỳ theo tình hình của mỗi nước, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có thể cùng chiều và cũng có thể ngược chiều. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Các nghiên cứu gần đây của Fisher (1993), Barro (1996), Bruno and Easterly (1998) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là nghịch biến ở nhiều nước khác nhau. Đặc biệt, Khan và Sehadji (2001) đã phát hiện ra “ngưỡng” của mức lạm phát là 11%; có nghĩa là mối quan hệ giữa tăng trưởng – lạm phát mang dấu âm khi tỷ lệ lạm phát vượt quá ngưỡng này và mang dấu dương trong trường hợp ngược lại. Một số kết quả nghiên cứu của Fisher (1993) và Sarel (1996) chứng minh cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là quan hệ tuyến tính. Mô hình đồng liên kết và mô hình sai số 3 hiệu chỉnh (ECM) được Mallik và Chowdhury (2001) sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong dài hạn ở 4 nước Nam Á (Bangladesh, Pakistan, Sri – Lanka và Ấn Độ). Đồng thời một số tác giả cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) được đề xuất bởi Dickey - Fuller (DF) và Augmented Dickey – Fuller (ADF) (1979), sử dụng phương pháp phân tích phương sai (Variance Decomposition) dựa trên mô hình VAR như Faria, Carneiro (2001), … để chứng minh rằng lạm phát không ảnh hưởng đến sản lượng thực tế (GDP) trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn thì tác động của lạm phát đến sản lượng thực tế (GDP) lại mang dấu âm. Vận dụng các kết quả nghiên cứu trên, bài viết sử dụng mô hình đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và phương pháp phân tích phương sai dùng mô hình VAR để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn thời kỳ 1997-2013, số liệu dùng để phân tích tính theo quý. 2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn Q1 1997 đến Q4 2013. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: - Lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến trong ngắn hạn và trong dài hạn? - Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng có nhiều hơn ảnh hưởng của tăng trưởng đến lạm phát hay không? - Hàm ý chính sách trong việc quản lý và kiềm chế lạm phát phục vụ cho tăng trưởng kinh tế bền vững được rút ra trong nghiên cứu này là gì? Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu của mình, tôi sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test), 4 kiểm định tính đồng liên kết trong mô hình bằng kiểm định Johansen, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và phân tích mô hình ECM để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn thời kỳ 1997 2013. Bằng chứng thực nghiệm thu được từ việc chạy mô hình đồng liên kết và mô hình ECM sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ này. Từ đó xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế - lạm phát và sử dụng lạm phát như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Đồng thời đưa ra những nhận định và một số kiến nghị cho các cơ quan Chính phủ về kiểm soát lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn của nghiên cứu này là xoay quanh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Do đó, đề tài không đi sâu vào phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khung phân tích dựa trên mô hình lý thuyết ECM và VAR 4. Ý nghĩa của đề tài - Đề tài góp phần khẳng định thêm những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. - Những hàm ý rút ra từ việc kiểm định mô hình nghiên cứu thực nghiệm góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý và kiềm chế lạm phát trong điều kiện duy trì phát triển kinh tế bền vững. 5. Kết cấu đề tài 6. Với các nội dung như trên đề tài được kết cấu làm năm chương: 5 Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng - quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu luận văn. Chương 2: Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm - phát và tăng trưởng kinh tế. Trong chương này, tác giả tóm tắt các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình - bày phương pháp thu thập, phương pháp xử lý và nguồn dữ liệu để thực kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong dài hạn, trong ngắn hạn. Chương 4: Kiểm định thực nghiệm mối quan hệ lạm phát và tăng - trưởng kinh tế. Trong chương này, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phương pháp kiểm định đã trình bày trong chương 3 để kết luận về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. - Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Ở chương này, tác giả tổng kết lại vấn đề nghiên cứu, các hạn chế của đề tài và đưa ra một số khuyến nghị cho việc điều hành chính sách vĩ mô của chính phủ. 6 CHƢƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 2.1. Tổng quan về lạm phát và tăng trƣởng kinh tế 2.1.1. Lạm phát Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian trong nền kinh tế (Mankiw, 2010). Theo quan điểm này thì lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài hàng hoá nào đó tăng lên, cũng không phải giá cả chung tăng lên một lần. Như vậy, lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian. Hay nói cách khác, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá của một loại tiền tệ này so với các loại tiền tệ khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai đoạn. Có hai chỉ số được dùng để đo lường lạm phát, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số GDP điều chỉnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là tỷ số phản ánh giá cả của một rổ hàng hoá trong nhiều năm so với năm gốc. Nghĩa là, rổ hàng hoá được lựa chọn không thay đổi qua nhiều năm. Chỉ số GDP điều chỉnh phản ánh giá của một đơn vị sản lượng điển hình so với giá trong năm cơ sở. Chỉ số này còn được gọi là chỉ số điều chỉnh giá ngầm định của GDP, là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Trong đó, GDP danh nghĩa phản ánh giá trị của hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành và GDP thực tế phản ánh giá trị của hàng hoá, dịch vụ tính theo giá cố định của năm cơ sở. Tuỳ vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia mà sử dụng chỉ tiêu đo lường lạm phát cho thích hợp. 2.1.2. Tăng trƣởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thực tế tổng sản phẩm quốc nội (GDP-Gross Domestic Product) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP-Gross National Product) hoặc sản phẩm quốc dân ròng (NNP –Net national Product) trong một thời gian nhất định. Các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu GDP để đo lường tăng trưởng kinh tế. 7 Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. GDP phản ánh năng lực sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong một giai đoạn. Theo đó, mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai thời kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế thời trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Nếu quy mô kinh tế được đo lường bằng GDP danh nghĩa thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo lường bằng GDP thực tế thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 2.1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế vẫn là một tranh cãi về lý thuyết lẫn những nghiên cứu thực nghiệm. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế không phải là quan hệ một chiều, mà có tác động qua lại lẫn nhau. Theo lý thuyết tăng trưởng cổ điển, trong đó, Adam Smith là người đặt nền tảng cho mô hình tăng trưởng cổ điển, lý thuyết này dựa vào bên Cung của nền kinh tế với hàm sản xuất có biến phụ thuộc là sản lượng (Y) và các biến độc lập bao gồm lao động (L); máy móc thiết bị (K) và đất đai (T). Hàm sản xuất có dạng: Y = f (L, K, T). Các yếu tố dẫn tới tăng trưởng trong mô hình Cổ điển đó là tăng dân số, tăng đầu tư và tăng đất đai sử dụng vào sản xuất. Adam Smith cho rằng tăng trưởng là quá trình tự củng cố bởi nền kinh tế vận hành theo quy luật lợi nhuận tăng theo quy mô và xác định tiết kiệm như “người tạo lập” của đầu tư, từ đó dẫn tới tăng trưởng. Phân phối thu nhập là yếu tố quan trọng nhất quyết định tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế. Các nhà kinh tế theo Trường phái Cổ điển cho rằng lợi nhuận của các 8 nhà sản xuất suy giảm không phải do suy giảm năng xuất cận biên mà do sự cạnh tranh giữa tư bản và người lao động dẫn tới tăng tiền lương người lao động. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển không xác định rõ mối liên hệ giữa lạm phát với ảnh hưởng của thuế tới lợi nhuận và tăng trưởng. Tuy vậy mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng được ngầm hiểu là mối quan hệ tỷ lệ nghịch:tăng chi phí trả lương làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất và dẫn tới giảm sản lượng. Lý thuyết tổng quát của Keynes ra đời từ thực tế cuộc Đại suy thoái kết hợp với kết quả của hơn nửa thế kỷ phát triển ý tưởng cân bằng tổng thể. Lý thuyết của John M. Keynes (1936) mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế dựa vào mô hình Tổng cung (AS) và Tổng cầu (AD). Trong ngắn hạn, đường Tổng cung AS có hệ số góc dương và nhỏ hơn 900, vì vậy khi có những thay đổi bên cầu sẽ tác động vào lạm phát và sản lượng GDP. Cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn của lý thuyết Keynes chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu, lạm phát và sản lượng đều tăng – lạm phát và sản lượng có mối quan hệ đồng biến. Giai đoạn hai, lạm phát tiếp tục tăng nhưng sản lượng GDP không tăng, thậm chí giảm và sau đó lạm phát cũng sẽ giảm. Theo mô hình này, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sự đánh đổi này không diễn ra thường xuyên vì khi sản lượng giảm xuống dưới mức sản lượng tiềm năng, lạm phát cũng sẽ giảm. Trong dài hạn, đường Tổng cung (AS) là đường thẳng đứng với hệ số góc bằng 900, vì vậy những thay đổi bên Cầu của nền kinh tế chỉ tác động vào giá cả và gây nên lạm phát. Còn các nhà kinh tế theo Trường phái Trọng tiền, đi đầu là Milton Friedman, quan tâm đến nét đặc trưng bên Cung của nền kinh tế trong dài hạn. Những người theo trường phái này tin rằng trong ngắn hạn, bất kỳ một tác động nào qua chính sách tài khóa và tiền tệ làm thay đổi tổng cầu, thay đổi sản lượng và việc làm là không thực tế, những lợi ích trong dài hạn phải được ưu tiên hơn trong ngắn hạn, Trường phái này dựa vào Lý thuyết lượng tiền để giải thích nguyên nhân gây nên lạm phát. Có một số dạng mô tả Lý thuyết lượng tiền, chúng có bản chất giống nhau, chỉ khác nhau về cách thức thể hiện, dạng thức đơn giản là phương trình Cambridge mô tả thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền (Ms) bằng Cầu tiền (Md), phương trình 9 Cambridge được viết như sau: Ms = k. P. Y. Bên phải của phương trình biểu thị nhu cầu về tiền của nền kinh tế, với biến P biểu thị mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế; Y là tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh và k là hằng số, Cung tiền là biến ngoại sinh, được xác định qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Trong lý thuyết lượng tiền, các nhà kinh tế theo trường phái này giả sử Y không đổi và nhu cầu về tiền của nền kinh tế là một tỷ lệ cố định của GDP theo giá hiện hành. Lý thuyết về lượng tiền chỉ rõ khi Cung tiền tăng sẽ dẫn tới tăng giá của nền kinh tế, nói cách khác, lạm phát là sản phẩm của cung tiền tăng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng kinh tế. Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát. Trong tác phẩm bất hủ: “Lịch sử tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa kỳ 1817-1960” Milton Friedman và Anna Schwart đã viết: “Vấn đề tiền tệ và giải thích những biến động về giá cả, sản lượng, việc làm luôn tìm thấy từ biến động của tiền tệ, Chính phủ chịu trách nhiệm về những biến động tiền tệ này”. Các nhà kinh tế theo Trường phái Tiền tệ luôn đề cập tới vai trò của Ngân hàng Trung ương với chức năng kiểm soát mức cung tiền, trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, nếu Ngân hàng Trung ương giữ mức cung tiền ổn định, mức giá sẽ ổn định, từ đó ngụ ý vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với biến động về giá cả của nền kinh tế. Đối với lý thuyết tân cổ điển, các nhà kinh tế giả sử thị trường và kỳ vọng hợp lý phản ứng rất nhanh đến trạng thái cân bằng gần như tức thì, do vậy không có sự khác nhau nhiều giữa ngắn hạn và dài hạn, các biến động ngắn hạn và xu hướng dài hạn đều ít liên quan tới tổng cầu, nên quản lý tổng cầu không có tác dụng. Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển dựa vào sự thay thế giữa máy móc thiết bị và lao động trong Hàm sản xuất để đảm bảo tăng trưởng luôn ở trạng thái bền vững. Vì vậy, tình trạng phát triển không bền vững đề cập trong mô hình tăng trưởng Harrod-Domar với giả thiết hệ số sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất luôn cố định đã được khắc phục. Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển giả thiết tiến bộ của công nghệ dùng vào sản xuất là 10 một biến ngoại sinh và có thể áp dụng ngay vào sản xuất qua việc trang bị máy móc thiết bị mới hoặc cải tiến ngay máy móc thiết bị hiện đang sử dụng. Tính logic của mô hình tăng trưởng Tân cổ điển đã bị thực tiễn phản bác ở chỗ khi tiền lương của người lao động tăng lên (lợi nhuận của nhà sản xuất giảm), máy móc thiết bị không hoàn toàn thay thế được nhu cầu về lao động. Theo logic kinh tế, khi tiền lương tăng, lẽ ra các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiều máy móc thiết bị thay cho lao động. Nhưng máy móc cũng do lao động tạo ra nên giá của máy móc thiết bị cũng tăng lên khi tiền lương tăng. Vì vậy khi tiền lương tăng, các nhà sản xuất thường áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động hơn là áp dụng công nghệ sử dụng nhiều máy móc thiết bị. Robert Mundell là người đầu tiên của trường phái Tân cổ điển đưa ra cơ chế mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Theo mô hình của Mundell và một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát có quan hệ tỷ lệ thuận đối với tăng trưởng. Hai lý do được viện dẫn để bảo vệ quan điểm này. Một là, khi lạm phát tăng, luôn có độ trễ thời gian giữa tăng giá của sản phẩm đầu ra và tăng giá của sản phẩm đầu vào, đặc biệt là độ trễ về tăng tiền lương. Khi tiền lương được giữ ổn định trong giai đoạn khá dài sẽ làm tăng lợi nhuận cận biên, tăng quỹ đầu tư và khích lệ khả năng đầu tư của nhà sản xuất, điều này dẫn tới tăng đầu tư, tăng năng lực sản xuất của công ty và tăng trưởng kinh tế. Hai là, lạm phát kéo theo việc phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư theo hướng mang mối lợi nhiều hơn cho nhóm có thu nhập cao (Nhóm này thường nắm giữ tài sản có lợi nhuận cao và thu nhập không phụ thuộc vào tiền lương). Nhóm thu nhập cao có tỷ lệ để dành cao hơn, vì vậy khi có lạm phát dẫn tới tăng để dành và đây là nguồn vốn để tăng đầu tư, làm giảm lãi suất dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Cùng với quan điểm này, một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát làm giảm giá trị tài sản của toàn bộ cộng đồng dân cư, để giá trị tài sản không bị suy giảm, người dân sẽ tăng để dành nhằm cơ cấu lại các loại tài sản họ đang nắm giữ. Tăng để dành đồng nghĩa với tăng đầu tư để tăng giá trị tài sản của họ, dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng Keynes mới bắt nguồn từ trường phái Keynes với việc đưa ra khái niệm về sản lượng tiềm năng, nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng khi ở vào trạng thái toàn dụng lao động. Toàn dụng lao động được hiểu theo nghĩa thất 11 nghiệp ở mức tỷ lệ tự nhiên – tỷ lệ thất nghiệp không làm tăng hoặc giảm lạm phát. Mô hình Keynes mới vận hành theo “Cơ chế lạm phát nội tại” nghĩa là, lạm phát gây nên bởi các biến nội sinh của nền kinh tế: Một là, nếu chính sách kinh tế làm cho sản lượng (GDP) vượt mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các yếu tố khác không đổi, khi đó lạm phát sẽ gia tăng vì các nhà sản xuất sẽ tăng giá sản phẩm và lạm phát nội tại xấu hơn. Hai là, nếu chính sách kinh tế làm cho GDP giảm xuống dưới mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các yếu tố khác không đổi, khi đó lạm phát sẽ giảm vì các nhà sản xuất sẽ cố gắng sử dụng hết tiềm năng của nền kinh tế bằng cách giảm giá dẫn tới lạm phát giảm và giảm tỷ lệ thất nghiệp; Ba là, nếu chính sách kinh tế giữ cho GDP đứng ở mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và nền kinh tế không có các cú sốc bên Cung, khi đó tỷ lệ lạm phát sẽ không thay đổi. Điểm hạn chế của lý thuyết tăng trưởng Keynes mới ở chỗ các nhà kinh tế không biết được chính xác GDP tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và những chỉ tiêu này thay đổi theo thời gian. Mặt khác lạm phát luôn vận hành không cân xứng ở chỗ tăng lên nhanh nhưng giảm xuống chậm. Có thể thấy rằng, lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tuy có khác nhau, nhưng đều có điểm chung là mối quan hệ đó không phải một chiều mà là có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận lạm phát, tuy nhiên đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao thì sẽ làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đạt đến mức độ tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa, mà lúc này lạm phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế. 2.2 Khái quát những nghiên cứu trƣớc đây Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình kinh tế lượng khác nhau để kiểm định dữ liệu của các nước trên thế giới nhằm tìm ra câu hỏi nghiên cứu liệu có tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn ở tất cả các nước hay mối quan hệ này đều tồn tại trong cả ngắn và dài hạn. 12 Qua kiểm định dữ liệu của các nước bao gồm cả những nước phát triển, những nước đang phát triển… đã có những phát hiện sau: 2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế Theo lý thuyết Keynes, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng; nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định; trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều; sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm (đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp) ; mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là đồng biến Umaru và Zubairu (2012) sử dụng dữ liệu Q1 2005 đến Q1 2012 bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị (The Augmented Dickey Fuller) và Philips Perron kết luận: tất cả các biến trong mô hình đều dừng ở sai phân bậc 1 và các kết quả của kiểm định quan hệ nhân quả cho thấy GDP gây ra lạm phát, lạm phát không là nguyên nhân của GDP. Các kết quả cũng cho thấy lạm phát tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc khuyến khích sản xuất và tăng trưởng sản lượng 2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế Năm 1993, Stanley Fischer sử dụng bộ dữ liệu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của 93 nước với phương pháp hồi quy theo nhóm và hồi quy hỗn hợp để xây dựng lược đồ nhằm xác định “kênh chuyền tải” từ thực thi chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng. Trong nghiên cứu Fischer đã xác định những phản hồi trở lại của tăng trưởng đối với lạm phát, thậm hụt ngân sách, sự méo mó của thị trường ngoại hối; nghiên cứu quan hệ nhân quả và các kênh vận hành của chúng. Kết quả thể hiện qua các phát hiện chủ yếu sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan