Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và chỉ số chứng khoán...

Tài liệu Mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và chỉ số chứng khoán

.PDF
67
296
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH VÀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM N Tp. Hồ Chí Minh, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH VÀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM – : 60340201 : – Tp. Hồ Chí Minh, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH VÀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS- TS Phan Thị Bích Nguyệt Tác giả luận văn Dương Quang Tú MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các phụ lục TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1 1) GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 2 1.1) Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 1.2) Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.3) Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4) Bố cục đề tài ........................................................................................................ 4 2) TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................................. 5 3) DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 13 3.1) Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................. 13 3.2) Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 14 3.3) Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................................. 15 3.4) Mô hình Var ....................................................................................................... 17 3.5) Kiểm định Granger ............................................................................................ 18 3.6) Hàm phản ứng xung và phân rã phƣơng sai ...................................................... 19 4) NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH ........................................................... 20 31/12/2006...................................... 20 4.1.1) Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................... 20 4.1.2) Lựa chọn độ trễ tối ƣu ..................................................................................... 21 4.1.3) Mô hình Var với độ trễ tối ƣu là 6 .................................................................. 21 4.1.4) Kiểm định Granger ......................................................................................... 25 4.1.5) Hàm phản ứng xung ........................................................................................ 25 4.1.6) Phân rã phƣơng sai.......................................................................................... 27 01/09/2013...................................... 28 4.2.1) Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................... 28 4.2.2) Lựa chọn độ trễ tối ƣu ..................................................................................... 29 4.2.3) Mô hình Var với độ trễ tối ƣu là 4 .................................................................. 30 4.2.4) Kiểm định Granger ......................................................................................... 32 4.2.5) Hàm phản ứng xung ........................................................................................ 33 4.2.6) Phân rã phƣơng sai.......................................................................................... 34 5) KẾT LUẬN, VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 37 5.1) Kết luận .............................................................................................................. 37 5.2) ................................................................................................ 38 5.3) Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 44 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK: Thị trường chứng khoán. SGDCK: Sở Giao dịch Chứng khoán. SGD: Sở Giao dịch. SGDCK HCM: Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. ADF: kiểm định Augmented Dickey-Fuller. PP: kiểm định Phillips – Perront. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị .............................................................. 20 Bảng 2: Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................................ 21 Bảng 3: Kết quả mô hình Var của biến RVNI1 ........................................................ 21 Bảng 4: Kết quả mô hình Var của biến RVOL1 ....................................................... 23 Bảng 5: Kết quả kiểm định Granger ......................................................................... 24 Bảng 6: Phân rã phương sai của biến RVNI1 ........................................................... 27 Bảng 7: Phân rã phương sai của biến RVOL1 ......................................................... 27 Bảng 8: Kết Bảng 9: 2 ................................... 28 2 ..................................................... 29 Bảng 10: Kết quả mô hình Var của biến RVNI ........................................................ 30 Bảng 11: Kết quả mô hình Var của biến RVOL ....................................................... 31 Bảng 12: Kết quả kiểm 2 ........................................... 32 Bảng 13: Phân rã phương sai của biến RVNI ........................................................... 34 Bảng 14: Phân rã phương sai của biến RVOL ......................................................... 35 Biểu đồ 1: Hàm phản ứng xung của biến RVOL1 .................................................... 25 Biểu đồ 2: Hàm phản ứng xung của biến RVNI1 ..................................................... 26 Biểu đồ 3: Hàm phản ứng xung của biến RVOL ...................................................... 33 Biểu đồ 2: Hàm phản ứng xung của biến RVNI ....................................................... 34 DANH MỤC CÁC PHỤC LỤC Phục lục 1: Kết quả kiểm định ADF của biến RVOL1 ............................................. 44 Phục lục 2: Kết quả kiểm định ADF của biến RVNI1 .............................................. 45 Phục lục 3: Kết quả kiểm định Phillips – Perront (PP) của biến RVOL1 ................ 46 Phục lục 4: Kết quả kiểm định Phillips – Perront (PP) của biến RVNI1.................. 47 Phục lục 5: Kết quả ước lượng độ trễ tối ưu Phục lục 6: Kết quả mô hình Var với độ trễ tố 1 ................................. 48 1 ................ 48 Phục lục 7: Kết quả kiểm định Granger 1........................................ 50 Phục lục 8: Kết quả hàm phản ứng xung 1 ...................................... 50 Phục lục 9: Kết quả phân rã phương sai 1 ....................................... 51 Phục lục 10: Kết quả kiểm định ADF của biến RVOL ............................................. 52 Phục lục 11: Kết quả kiểm định ADF của biến RVNI .............................................. 53 Phục lục 12: Kết quả kiểm định Phillips – Perront (PP) của biến RVOL ................ 54 Phục lục 13: Kết quả kiểm định Phillips – Perront (PP) của biến RVNI.................. 55 Phục lục 14: Kết quả ước lượng độ trễ tối ưu Phục lục 15: Kết quả mô hình Var với độ trễ tối Phục lục 16: Kết quả kiểm đị Phục lục 17: Kết quả hàm phản ứ Phục lục 18: Kết quả phân rã phương sai 2 ............................... 56 2 ............... 56 2...................................... 58 2 .................................... 58 2 ..................................... 59 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát bản chất mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi của khối lượng giao dịch với sự biến động của chỉ số VNI Index trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. Số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này là chuỗi khối lượng giao dịch và chỉ số VNI Index theo thời gian với tần suất hàng ngày 28/07 144 từ 01/01/2007 (thời điểm Doanh Nghiệp khi niêm yết không còn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ) đến 01/09/2013 với 1654 số quan sát, thông qua việc sử dụng VAR, kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng xung và phân rã phương sai. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa sự thay đổi của khối lượng giao dịch với sự biến động của chỉ số VNI Index. Hơn nữa các kết quả bằng việc sử dụng VAR và kiểm định nhân quả Granger cho thấy mối quan hệ này là 2 chiều. Tuy nhiên kết quả của hàm phản xung và phân rã phương sai cho thấy mối quan hệ này tác động qua lại này yếu. Từ khóa: Sự thay đổi của khối lượng giao dịch, sự biến động của chỉ số Vni – Index, mô hình Var, kiểm định Granger, hàm phản ứng xung, phân rã phương sai 2 1. GIỚI THIỆU 1.1) Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Một mặt nó giúp đỡ để cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư, mặt khác, giúp doanh nghiệp tạo ra vốn mới. Thị trường chứng khoán được xem như là phong vũ biểu của nền kinh tế quốc gia. Trong những năm gần đây, mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi của khối lượng giao dịch với sự biến động của giá chứng khoán đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế tài chính. Karpoff (1987) đưa ra 4 lý do có thể có là: Đầu tiên, nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc của thị trường tài chính như là: mức độ của thông tin tác động tới thị trường, thông tin được phổ biến như thế nào, mức độ mà giá cả truyền tải thông tin và hạn chế của bán khống. Thứ hai, nó được dùng để kiểm tra tính hữu ích của phân tích kỹ thuật. Hơn nữa, nó còn được sử dụng để điều tra vai trò của đầu cơ đối với sự biến động giá, vì đầu cơ có mối quan hệ chặt chẽ tới khối lượng giao dịch. Cuối cùng, nó ảnh hưởng đến hợp đồng tương lai. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã cố gắng thiết lập cấu trúc thực nghiệm và lý thuyết của mối quan hệ này, một sự đồng thuận vẫn chưa thể đạt được. khi sự biến động của khối lượng giao dịch càng lớn thì giá sẽ thay đổi càng lớn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cho thấy rằng với sự biến động khối lượng giao dịch thấp nhưng biến động giá cao hoặc sự biến động khối lượng giao dịch cao nhưng giá lại không biến động. lại cho rằng mối quan hệ này phụ thuộc vào lúc thị trường trong chu kỳ tăng hay giảm. Nếu thị trường trong chu kỳ tăng thì khối lượng giao dịch cao và giá biến động nhiều hơn so với thị trường trong xu thế giảm. Fama cho rằng với thị trường hiệu quả yếu thì giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh hết các thông tin trong quá khứ (Fama, 1970, 1991), điều này ngụ ý rằng giá 3 chứng khoán trong quá khứ không thể được sử dụng để dự đoán những thay đổi giá tương lai và do đó, các công cụ phân tích kỹ thuật không có giá trị . Ngược lại, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng thông tin trong giá chứng khoán trong quá khứ là không hoàn toàn tích hợp trong giá chứng khoán hiện tại , và do đó, họ tin rằng bằng cách quan sát giá trong quá khứ có thể dự đoán được sự thay đổi giá chứng khoán tương lai. Nhà phân tích kỹ thuật tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng “Khối lượng ảnh hưởng đến sự thay đổi giá”. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự biến động khối lượng hàng ngày với sự thay đổi giá hàng ngày đối với cả chỉ số thị trường chung cũng như cổ phiếu riêng biệt (ví dụ như Ying, 1966; Westerfield, 1977; Rutledge, 1984). Thêm một nghiên cứu về mối quan hệ này của Gervars , Kaniel và Mingelgrin (KGM, 2001). KGM tiến hành nghiên cứu vai trò của các hoạt động giao dịch trong điều kiện các thông tin phản ánh vào giá trong tương lại. Hay nói một cách khác là sự biến động của khối lượng giao dịch có ảnh hưởng xu hướng thay đổi giá trong tương lai hay không. Và họ đã tìm thấy bằng chứng rằng các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn (nhỏ) trong thời gian một ngày hay một tuần thì có ảnh hưởng đến sự thay đổi giá lớn (nhỏ) trong tháng kế tiếp. Đối với các nước Đông Nam Á thì Moosa và Al-Loughani (1996) chỉ ra rằng có sự tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Singapore và Thái Lan, và mối quan hệ một chiều từ khối lượng giao dịch đến giá cổ phiếu ở Malaysia. Tuy nhiên, không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch được tìm thấy ở thị trường chứng khoán Philippines. Mặc dù mối quan hệ giữa sự biến động giữa giá và khối lượng giao dịch đã được nghiên cứu rất nhiều, đặc biệt là tại các thị trường phát triển. Vì vậy bài nghiên cứu này để mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và chỉ số chứng khoán trên Thị Trường Chứng khoán Việt Nam. 4 1.2) Mục tiêu nghiên cứu Xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa sự biến động khối lượng giao dịch và sự thay đổi chỉ số VNI Index trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh, qua đó cung cấp bằng chứng khoa học về chủ đề này trên thị trường chứng khoán Việt Nam. cho Và dựa trên kết quả nghiên cứu góp sức một phần nào đó cho các Nhà đầu tư trong việc giao dịch hiệu quả hơn. 1.3) Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: ” hay không??” 1.4) Bố cục đề tài Phần còn lại của luận văn gồm có 4 phần: phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây. Phần 3 trình bày Phương pháp nghiên cứu. Phần 4 trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần 5 là kết luận. 5 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Schwert (1990) lập luận rằng sự thay đổi khối lượng giao dịch đã phản ánh sự biến động giá bởi vì sự biến động giá là yếu tố rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Và tác giả cũng đưa ra quan điểm rằng khi có xu hướng chắc chắn về sự biến động giá thì nhiều nhà đầu tư sẽ giao dịch cùng một hướng, quan điểm này của tác giả dựa trên tâm lý hành vi “bầy đàn” của nhà đầu tư và sự biến động giá ngẫu nhiên là không hợp lệ. Ở thị trường chứng khoán New York, Hiemstra & Jones (1994) bằng việc sử dụng kiểm định Granger tuyến tính và phi tuyến trong 2 giai đoạn từ năm 1915 đến 1946 và 1947 đến 1990 đã chỉ ra rằng có mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Ở khu vực Châu Mỹ La Tinh, Saatcioglu & Starks (1998) bằng việc sử dụng dữ liệu chỉ số hàng tuần và hàng tháng, mô hình Var, kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger đã cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu giao dịch tại 6 thị trường Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, and Venezuela. Có sự tác động qua lại giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lương cổ phiếu giao dịch ở thị trường chứng khoán Colombia và Venezuela. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu dẫn đến sự thay đổi của khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Chile và sự thay đổi khối lượng giao dịch dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Brazil và Mexico. Riêng tại thị trường Mexico, nếu sử dụng dữ liệu hàng ngày thì có sự thay đổi của giá dẫn đến sự thay đổi của khối lượng giao dịch. Điều này là do trong khoản thời gian nghiên cứu, bao gồm Cuộc khủng hoảng Peso 1994, và tác giả cho rằng kết quả này có thể chỉ đơn giản là một sự phản ánh của khoảng thời gian đó. Tuy nhiên khi nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Mỹ, Hongkong và 4 thị trường chứng khoán tại Trung Quốc với dữ liệu hàng ngày trong giai đoạn từ 6 12/12/1990 đến 31/12/1997 đối với thị trường tại Thượng Hải A, còn trong giai đoạn từ 21/02/1992 đến 31/12/1997 đối với thị trường tại Thượng Hải B, còn trong giai đoạn từ 30/09/1992 đến 31/12/1997 đối với thị trường tại Thâm Quyến A, và trong giai đoạn từ 06/10/1992 đến 31/12/1997 đối với thị trường tại Thâm Quyến B. Lee & Rui (2000) lại đưa ra kết quả rằng khối lượng giao dịch lại không có tác động đến sự thay đổi giá tại các thị trường này. Ngoài ra tác giả khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các thị trường với nhau, cũng đưa ra kết luận rằng thị trường tài chính Mỹ và Hongkong có ảnh hưởng rất yếu đối với các thị trường chứng khoán tại Trung Quốc. Điều này có nghĩa là thị trường tài chính Trung Quốc độc lập với thị trường tài chính thế giới, điều đó thị trường chứng khoán tại Trung Quốc chứa đựng lợi nhuận cao hơn cũng đi kèm với rủi ro cao hơn.Thị trường chứng khoán tại Trung Quốc trở nên thu hút hơn đối với nhà đầu tư ngoại bởi vì tính độc lập và nhiều cơ hội tiềm năng. Tuy nhiên khi nghiên cứu trong nội tại thị trường Trung Quốc, thì lại có mối tương quan lẫn nhau giữa các TTCK Thượng Hải A, Thượng Hải B, Thâm Quyến A và Thâm Quyến B. Với một cách tiếp cận mới về mối quan hệ giữa khối lượng và giá, Gervais, Kaniel và Mingelgrin (GKM) (2001) sử dụng dữ liệu hàng ngày và hàng tuần trong giai đoạn từ 1963 đến 1996 tại thị trường chứng khoán New York (NYSE) đã phát triển lý thuyết tầm nhìn dựa trên quan điểm của Miller (1997) và Mayshar (1983). Lý thuyết tầm nhìn cho rằng khi nhà đầu tư có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị cổ phiếu thì những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu thường rất lạc quan về giá trị của cổ phiếu. Hơn nữa, nếu nguồn cung của cổ phiếu bị giới hạn bởi bán khống thì quan điểm của nhà đầu tư bi quan sẽ không phản ánh vào giá và giá cổ phiếu sẽ bị nhiễu. GKM cho rằng với trường hợp như vậy thì cổ phiếu với biến động tích cực sẽ được giao dịch nhiều hơn (do nhiều người muốn mua hơn). Tuy nhiên, nguồn cung của cổ phiếu thì hữu hạn, nên khối lượng và giá sẽ biến động tích cực. Và tác giả kết luận rằng khối lượng giao dịch chứa đựng thông tin quan trọng đối với sự biến động 7 giá xảy ra trong tương lai, khi sự thay đổi khối lượng giao dịch cao thì dẫn đến sự biến động giá tích cực và ngược lại. Bằng việc dùng mô hình Var và kiểm định Granger với dữ liệu hàng ngày từ 1973 đến 2000, Chen, Firth, Rui (2001) cũng nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa sự biến động chỉ số giá với sự thay đổi khối lượng giao dịch tại 9 thị trường chứng khoán lớn nhất: New York, Tokyo, London, Paris, Toronto, Milan, Zurich, Amsterdam, và Hong Kong. Tác giả lựa chọn các thị trường này là do qui mô thị trường lớn, uy tín tốt và dữ liệu đủ cho việc kiểm định cũng như những thị trường này được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng có mối tương quan tích cực giữa khối lượng và giá tại 9 thị trường. Nghiên cứu này còn tìm thấy mối quan hệ tác động qua lại giữa sự sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch tồn tại ở thị trường chứng khoán Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Hong Kong và sự tác động của sự thay đổi giá cổ phiếu đến khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, Anh, Pháp và Ý. Với việc dùng mô hình Var và kiểm định Granger, Lee & Rui (2002) đã kiểm tra các mối quan hệ năng động giữa sự biến động giá và khối lượng giao dịch với cách sử dụng dữ liệu hàng ngày của ba thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới: New York, Tokyo, và London. Tại thị trường New York tác giả sử dụng dữ liệu S&P 500 từ giai đoạn 02/01/1973 đến 1/12/1999 với 6784 số quan sát, và tại thị trường Tokyo tác giả sử dụng dữ liệu Topix từ giai đoạn 07/01/1974 đến 1/12/1999 với 6525 số quan sát, và tại thị trường London tác giả sử dụng dữ liệu FT-SE100 từ giai đoạn 27/10/1986 đến 1/12/1999 với 3310 số quan sát. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng tại mức ý nghĩa 5%, khối lượng giao dịch không có mối quan hệ nhân quả tại cả 3 thị trường trên, điều này có nghĩa là mặc dù có mối quan hệ tương quan tích cực giữa khối lượng và giá nhưng sự biến động khối lượng không phải là nhân tố trực tiếp để dự đoán sự thay đổi giá. Tuy nhiên, tác giả tìm thấy bằng chứng cho rằng có thông tin phản hồi qua lại giữa khối lượng và giá, điều này có 8 nghĩa là khối lượng giao dịch có ảnh hưởng đến giá, nhưng bằng hình thức gián tiếp. Sử dụng dữ liệu hàng tháng tại các thị trường mới nổi (26 quốc gia), Assogbavi & Osagie (2006) lại tìm thấy bằng chứng mạnh về sự biến động giá tác động tới sự thay đổi khối lượng . Tuy nhiên, việc thiếu bằng chứng mạnh về mối tương quan tích cực giữa khối lượng và giá, điều này cho thấy sự khác nhau về thể chế, luồng thông tin tại thị trường mới nổi là quan trọng ảnh hưởng tới giá trị của công ty. Điều này được tác giả giải thích là do mối tương quan giữa khối lượng và giá phụ thuộc vào cách thông tin được phổ biến trên thị trường, và tại các thị trường mới nổi thì nhà đầu tư tiếp cận thông tin thường có độ trễ nhất định, do đó dẫn mối tương quan yếu giữa sự biến động giữa khối lượng giao dịch và giá. De Medeiros & Doornik (2006) cũng tiến hành nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá tại thị trường chứng khoán Braxin (Bovespa). Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu hàng ngày của 57 cổ phiếu (chiếm hơn 80% vốn hóa) trên TTCK Braxin trong giai đoạn từ 03/01/2000 đến 29/12/2005. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng gồm: phân tích tự tương quan, kiểm nghiệm đơn vị, phân tích phương trình hồi quy 2 biến, GARCH, VAR, và kiểm định Granger. Tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng có sự tác động qua lại giữa sự biến động khối lượng giao dịch và sự thay đổi giá. Tác giả cũng cho rằng sự biến động khối lượng giao dịch càng lớn sẽ dẫn đến sự giao động của giá càng mạnh và mối quan hệ này là đối xứng. Tov Assogbavi, Jennifer Schell, Simeon Fagnisse (2007) cũng tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho rằng mối quan hệ tác động giữa sự biến động giá với sự thay đổi khối lượng giao dịch là 2 chiều khi sử dụng mô hình Var, kiểm định Granger với dữ liệu là 28 cổ phiếu thuộc các ngành khác nhau (lúc đầu tác giả đưa ra 60 cổ phiếu nhưng sau đó chọn lọc lại 28 cổ phiếu), dữ liệu thời gian là dữ liệu hàng tuần 9 trong giai đoạn từ tháng 1/1997 đến 12/2005 để phân tích mối quan hệ giữa sự biến động giá với sự thay đổi khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Nga (RTS). Tại TTCK Chi lê (IPSA), Kamath (2008) sử dụng dữ liệu hàng ngày từ tháng 01/2003 đến 10/2006. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng của chỉ số IPSA đi kèm là theo là khối lượng tăng và chỉ số IPSA giảm đi kèm với khối lượng giảm. Mối quan hệ tích thời giữa khối lượng và giá là mối quan hệ tích cực, và là 2 chiều. Mederios & Doornik (2008) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá tại thị trường chứng khoán Brazil (Bovespa). Dữ liệu được thu thập hàng ngày từ 03/01/2000 đến 29/12/2005 bằng việc sử dụng phân tích tự tương quan, kiểm nghiệm đơn vị, hồi qui đa biến, kiểm định Garch, mô hình Var và kiểm định nhân quả Granger. Tác giả chứng tỏ rằng mối quan hệ này là tích cực và tức thời. Ngoài ra với việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger, bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá Brajesh Kumar, Priyanka singh, Ajay Pandey (2009) cũng tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và giá thông qua dữ liệu 50 cổ phiếu thuộc 21 lĩnh vực trên TTCK Ấn Độ trong giai đoạn từ 01/01/2000 đến 31/12/2008. Bằng sử dụng mô hình VAR, kiểm định Granger, phân rã phương sai và hàm phản ứng xung, tác giả cho rằng mối quan hệ trên là tích cực và 2 chiều; tuy nhiên mối quan hệ này là yếu. Tại thị trường chứng khoán của các nước Bắc Âu, Le Quang Tiep & Mustafa Mehmed (2009) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2009 bằng việc sử dụng mô hình Var và kiểm định Egarch. Các tác giả cho rằng có mối quan hệ này là tích cực. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng mối quan hệ này là hai chiều tại thị trường chứng khoán Đan Mạch và Phần Lan, trong khi đó tại Thụy Điển và Na 10 Uy thị sự biến động giá không ảnh hưởng đến sự thay đổi khối lượng giao dịch và mối quan hệ này là 1 chiều. Tripathy (2011) nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá tại thị trường chứng khoán tại TTCK Ấn Độ với dữ liệu hàng ngày trong giai đoạn từ 01/01/2005 đến 01/01/2010 bằng việc sử dụng hồi quy 2 biến, mô hình VECM, VAR, IRF và kiểm định Johansen. Tác giả rút ra kết luận là có sự tác động 2 chiều giữa giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá, và tác giả cho rằng thông tin mới diễn biến hàng ngày trên tin trường ảnh hưởng tức thời đến sự biến động giá, và đặc biệt khi có tin xấu xảy ra thì sẽ tác động rất nhiều vào sự biến động của khối lượng giao dịch và giá, việc này được giải thích là do các nhà đầu tư thường ác cảm trong xu hướng thị trường giảm, vì vậy họ thường có hành động nhanh hơn khi có tin xấu. Bằng việc sử dụng hàm phản ứng xung và phân rã phân sai, tác giả cũng cho thấy rằng mức độ tác động của khối lượng giao dịch mạnh hơn đối với sự biến động giá, vì vậy các thông tin quá khứ của khối lượng giao dịch rất hữu ích để cải thiện dự báo biến động giá. Tuy nhiên không hẳn mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá thường tích cực, Pathirawasam (2011) nghiên cứu dữ liệu hàng tháng của 266 cổ phiếu tại TTCK Colombo (Sri Lanka) từ 02/2000 đến 10/2008, tác giả cho rằng sự thay đổi khối lượng giao dịch hiện tại có tác động tích cực tới sự biến động giá. Tuy nhiên mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch trong quá khứ và sự biến động giá hiện tại lại tiêu cực. Điều này có nghĩa là các cổ phiếu có sự biến động khối lượng giao dịch thấp sẽ tốt hơn đối với các cổ phiếu có sự biến động khối lượng cao trong tháng kế tiếp. Việc này được giải thích là do nhà đầu tư đánh giá sai về lợi nhuận trong tương lai của công ty, hơn nữa việc thanh khoản thấp cũng có thể là nguyên nhân làm cho các cổ phiếu với khối lượng giao dịch thấp được đánh giá cao tại thị trường không hiệu quả dạng yếu. 11 , Al-Jafari & Tliti giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch (2013) và sự biến động giá 12/2011 bằng việc sử dụng hồi quy 2 biến, mô hình và kiểm định VECM, Johansen. Tác giả có sự tác động 2 chiều giữa giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến độ thay đổi khối q lượng giao dịch và sự biến độ các rất hữu ích để cải thiện dự thông tin quá khứ của . Tripathy (2011) Tại thị trường chứng khoán Karachi (KSE-100 index), Attri & Rafiq and Awan (2013) cũng tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá với dữ liệu tuần được thu thập từ 01/2000 đến 03/2012 bằng việc sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định Garch. Các tác giả cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự biến động khối lượng giao dịch và sự thay đổi giá chứng khoán. Các tác giả cũng cho rằng mối quan hệ này là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như nhà hoạch định chính sách do khối lượng giao dịch phản ánh thông tin về kỳ vọng thị trường, và mối quan hệ giữa giá và khối lượng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động giao dịch , đầu cơ, dự báo và phòng ngừa rủi ro (2012) nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa sự thay đổi khối lượng giao dịch và sự biến động giá tại . Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi chỉ số VN-Index và khối lượng cổ phiếu giao dịch theo thời gian với tần suất tuần được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 27/08/2000 đến ngày 12/05/2010. Sử dụng kiểm định Granger, kết quả nghiên cứu 12 cho thấy rằng sự thay đổi của khối lượng giao dịch không có ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại sự thay đổi của chỉ số VNIndex lại có ảnh hưởng đến sự thay đổi của khối lượng giao dịch rằng mối quan hệ giữa sự thay đổi chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch chỉ xảy ra một chiều là từ chỉ số VN-Index đến khối lượng giao dịch.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan