Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận, rủi ro của các ngân hàng thư...

Tài liệu Mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận, rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
80
30
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phan Khánh Vy PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phan Khánh Vy PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH LONG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Đây là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Lại Tiến Dĩnh trừ những nội dung đã được trích dẫn theo quy định. Nghiên cứu này cũng chưa được dùng để tôi tốt nghiệp bất cứ bậc học nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá luận văn cũng như kết quả tốt nghiệp của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả Phan Khánh Vy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................. vii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................. viii ABSTRACT .............................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 4 1.6. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 5 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH LONG VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNG BÁO VỀ CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG ..................................................................................................................... 6 2.1. Sơ lược về Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long ............................................. 6 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 6 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ............................................................ 7 2.1.3. Các loại hình hoạt động tín dụng chính ................................................... 10 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long ..... 13 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động ............................ 16 2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................. 16 2.3.2. Khó khăn ................................................................................................. 16 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 17 iii CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH LONG .................................................................................................................... 18 3.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 18 3.1.1. Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................................ 18 3.1.2. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................ 18 3.1.3. Vai trò và chức năng của Quỹ tín dụng nhân dân ................................... 19 3.2. Các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân ...................................... 21 3.2.1. Hoạt dộng của Quỹ tín dụng nhân dân .................................................... 21 3.2.2. Các loại hình tín dụng hiện nay ............................................................... 21 3.2.3. Phát triển các loại hình tín dụng .............................................................. 24 3.3. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan .......................................................... 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 29 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH LONG ............................. 31 4.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long . 31 4.1.1. Tình hình cho vay ..................................................................................... 31 4.1.2. Cho vay theo ngành kinh tế ...................................................................... 33 4.1.3. Đánh giá rủi ro tín dụng ........................................................................... 35 4.1.4. Đánh giá chung về tình hình Quỹ tín dụng .............................................. 36 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long .............................................................................................................. 38 4.2.1. Các nhân tố khách quan............................................................................ 38 4.2.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................... 40 4.3. Thực trạng phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long ..................................................................................................................... 42 4.3.1. Phân tích nghiên cứu số liệu .................................................................... 42 4.3.2. Đánh giá số liệu nghiên cứu về các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long .......................................................................................... 51 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 55 iv CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 56 5.1. Giải pháp phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long ..................................................................................................................... 56 5.1.1. Đối với các sản phẩm tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân ..................... 56 5.1.2. Tăng cường quản lý và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 57 5.1.3. Nâng cao huy động vốn để mở rộng hoạt động cho vay ......................... 60 5.1.4. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Quỹ tín dụng .......... 61 5.1.5. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm dịch vụ cho vay để thu hút nhiều đối tượng khách hàng ......................................................................................................... 62 5.1.6. Tiếp tục phát triển hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng ........................................................................................... 62 5.2. Kiến gnhị phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long ..................................................................................................................... 63 5.2.1. Kiến nghị các quy định, thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của cơi quan ban ngành ................................................................................................................. 63 5.2.2. Kiến nghị các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước .................... 64 5.2.3. Kiến nghị hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long 65 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 1 1. Trong nước .................................................................................................... 1 2. Ngoài nước ................................................................................................... 2 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QTDND Quỹ tín dụng nhân dân QTD Quỹ tín dụng QTDNDVL Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng CVTD Cho vay tín dụng NVKD Nhân viên kinh doanh KH Khách hàng BĐS Bất động sản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Vĩnh Long ................................................ 6 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long 2016 – 2018 ............................................................................................................... 14 Bảng 4.1 Tình hình cho vay của Quỹ tín dụng giai đoạn 2016-2018 ....................... 31 Bảng 4.2 Tình hình cho vay theo thời hạn cho vay của Quỹ tín dụng giai đoạn 20162018 ........................................................................................................................... 32 Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ........................................................ 33 Bảng 4.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ......................................................... 35 Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .................................................. 37 Bảng 4.6 Bảng doanh số cho vay chi tiết các loại hình tín dụng tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................ 43 Bảng 4.7 Bảng doanh số thu nợ chi tiết các loại hình tín dụng tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................ 45 Bảng 4.8 Bảng dư nợ chi tiết các loại hình tín dụng tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................ 47 Bảng 4.9 Bảng nợ quá hạn chi tiết từng loại hình tín dụng tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2018 ...................................................................... 49 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân .................................................... 8 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tóm tắc quy trình cho vay ............................................................... 11 Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng doanh số cho vay các loại hình tín dụng năm 2016 ................ 43 Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng doanh số cho vay các loại hình tín dụng năm 2017 ................ 44 Biểu đồ 4.3 Tỷ trọng doanh số cho vay các loại hình tín dụng năm 2018 ................ 44 Biểu đồ 4.4 Tỷ trọng doanh số thu nợ của các loại hình tín dụng năm 2016 ........... 45 Biểu đồ 4.5 Tỷ trọng doanh số thu nợ của các loại hình tín dụng năm 2017 ........... 46 Biểu đồ 4.6 Tỷ trọng doanh số thu nợ của các loại hình tín dụng năm 2018 ........... 46 Biểu đồ 4.7 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình tín dụng năm 2016 ............................ 47 Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình tín dụng năm 2017 ............................ 48 Biểu đồ 4.9 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình tín dụng năm 2018 ............................ 48 Biểu đồ 4.10 Tỷ trọng nợ quá hạn của các loại hình tín dụng năm 2016 ................. 49 Biểu đồ 4.11 Tỷ trọng nợ quá hạn của các loại hình tín dụng năm 2017 ................. 50 Biểu đồ 4.12 Tỷ trọng nợ quá hạn của các loại hình tín dụng năm 2018 ................. 50 viii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long. Lý do chọn đề tài: Tín dụng là một bộ phận quan trọng trong Quỹ tín dụng, có vai trò quan trọng đối với kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng. Vấn đề: Các loại hình tín dụng tại Quý tín dụng hiện nay còn nhiều thiếu sót, sức cạnh tranh không đủ, một số loại hình tín dụng không phù hợp với thị trường và khả năng cung cấp dịch vụ của Quỹ tín dụng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích thực trạng cho vay của các loại hình tín dụng tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu: Phát triển các loại hình tín dụng phục vụ nhu cầu vốn cho thị trường và đóng góp vào vai trò phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Kết luận và giải pháp: Đề xuất các giải pháp về sản phẩm, dịch vụ tín dụng; giải pháp về nguồn nhân lực; giải pháp về kiểm soát rủi ro tín dụng; giải pháp về phát triển, quảng bá Quỹ tín dụng… Từ khóa: Quỹ tín dụng nhân dân; Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long; Tín dụng; các loại hình tín dụng. ix ABSTRACT Title: Development of various types of credit at the People's Credit Fund of Vinh Long. Reason for writing: Credit is an important part of the Credit Fund and plays an important role in the business results of the Credit Fund. Therefore, it is necessary to promote credit development in order to improve the performance of the Credit Fund. Problem: The credit types in the current credit quarter still have many shortcomings, the competitiveness is insufficient, some types of credit are not suitable for the market and the ability of the Credit Fund to provide services. Methods: Researching according to the general method, descriptive statistical method, the comparative method to analyze the lending situation of different types of credit at Vinh Long People's Credit Fund. Results: To develop different types of credit to serve the capital needs of the market and to contribute to the role of the development of the People's Credit Funds system. Conclusions and implications: Proposing solutions for credit products and services; human resource solutions; credit risk control solution; solutions to the development and promotion of Credit Funds ... Keywords: People's Credit Fund; Vinh Long People's Credit Fund; Credit; types of credit. . 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài Từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra những thách thức và nhu cầu cần tiếp tục cải cách sâu rộng nền kinh tế. Để thực hiện việc đó, nền kinh tế cần một nguồn vốn lớn mạnh phục vụ cho nhu cầu sử dụng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thị trường vốn chỉ đáp ứng một phần cho nền kinh tế. Trên thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính lớn chỉ tập trung ở các vùng công nghiệp, đô thị, trung tâm thương mại nhưng dân số và lao động của Việt Nam hiện nay đa phần vẫn đang sống ở các vùng nông thôn và tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã…, các đối tượng này vẫn đang gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng chính thức. Mặt khác, với những quy định khắc khe về hoạt động tín dụng thì các đối tượng có năng lực tài chính yếu (người thu nhập thấp, hộ gia đình, tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ...) tại các trung tâm cũng khó có thể tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Chính vì thế, vai trò của các tổ chức tín dụng khác ngay lúc này như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân … được chú ý hơn. Các loại hình tín dụng này góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, giảm nạn cho vay nặng lãi “tín dụng đen” tại các địa phương, tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, mạng lưới gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động với khoảng hơn 1,9 triệu thành viên ở 57 tỉnh, thành phố trên cả nước (theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 31/12/2017), Quỹ tín dụng nhân dân có lợi thế hiểu rõ khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ huy động, vay vốn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về góc độ quy trình, thủ tục, thời gian và địa điểm tiếp cận. Tuy vậy, Quỹ tín dụng nhân dân không phải không có khó khăn. Quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân nhỏ, phạm vi hoạt 2 động hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã xuất hiện khá lâu nhưng vai trò của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân còn khá mờ nhạt, chưa khai thác hết tiềm năng và mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vay vốn của khu vực nông nghiệp, nông thôn và các hộ gia đình do sản phẩm, dịch vụ của các quỹ tín dụng không đa dạng, phong phú như các ngân hàng thương mại, nhất là các dịch vụ thanh toán và hỗ trợ kinh doanh; hệ thống mạng lưới hoạt động hẹp, không thể đa dạng để giảm thiểu rủi ro cũng như khả năng tiếp cận và xây dựng nền tảng khách hàng bền vững thấp. Hoạt động của quỹ tín dụng đi đôi với hoạt động phát triển kinh tế của xã hội, sự lành mạnh và hiệu quả của hệ thống quỹ tín dụng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Trước yêu cầu đặt ra đòi hỏi hệ thống quỹ tín dụng phải ngày càng nâng cao chất lượng và hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu về các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng để phục vụ nhu cầu vốn cho thị trường và đóng góp vào vai trò phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói chung và các Quỹ tín dụng nhân dân tại khu vực Vĩnh Long nói riêng, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ➢ Mục tiêu chung: là phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long. ➢ Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long, dịch vụ tín dụng mà Quỹ tín dụng đã và đang áp dụng. - Nghiên cứu mức độ phát triển và những ảnh hưởng của các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long. - Phân tích thực trạng tình hình phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long, các nhân tố ảnh hưởng đến các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long. 3 - Đề xuất, kiến nghị những biện pháp khắc phục nhằm phát triển tốt các loại hình tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trên cở sở các khái niệm và vấn đề đặt ra, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân, đặt biệt là các loại hình tín dụng? - Những giải pháp nào nhằm phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân? - Đề tài nghiên cứu giúp ích được gì cho sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói chung? 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của các nội dung nghiên cứu, luận văn vận dụng những kết hợp các cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau đây: - Sử dụng các học thuyết kinh tế xã hội, phương pháp luận kinh tế, các văn bản luật pháp quy định về Quỹ tín dụng nhân dân. - Thu thập số liệu: Từ nguồn thông tin có sẵn như thông tin bên trong Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long: các số liệu và tài liệu do Quỹ tín dụng cung cấp…; thông tin từ bên ngoài như sách báo, tạp chí…; tham khảo ý kiến chuyên gia… - Phân tích số liệu đã thu thập: Sau khi được cung cấp số liệu, sẽ tiến hành phân loại, kiểm tra và phân tích tình hình cho vay, các dịch vụ tín dụng tại Quỹ tín dụng đã và đang phát triển; đưa ra nhận xét về tình hình nhu cầu tại địa phương, diễn giải kết quả thu thập. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài giới hạn trong các khía cạnh liên quan đến các loại hình tín dụng đã và đang phát triển tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long. Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2018. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Kể từ khi ý tưởng về Quỹ tín dụng nhân dân ra đời, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại hình này. Lý luận về QTDND được hình thành và phát triển như một môn khoa học. Robert Owen nhà kinh tế học người Anh, được xem là một trong những người đầu tiên có ý tưởng về hợp tác xã với nội dung được trình bài trong cuốn sách “A New View of Society, Essays on the Formation of Character” (Tam dịch: “Một cái nhìn mới về xã hội, luận về sự hình thành đặc tính”). Những ý tưởng về hợp tác xã và cộng đồng cùng phát triển bền vững của ông được chào đón nồng nhiệt và trở thành nền tản phát triển các tổ chức hợp tác xã tại các nước phát triển sau này. Theo Heffernan và Gorman, thành công của loại hình QTDND dựa trên nền tảng của các yếu tố sau: tính tự chủ, sự bình đẳng, tính tương hỗ và sự tự nguyện. Vào những năm 1980, QTDND được xem là phương tiện để phục hưng kinh tế địa phương, phát triển cộng đồng và là phương tiện để người nghèo tự tương trợ lẫn nhau. Về sau, các công trình nghiên cứu về QTDND ngày một sâu rộng, đưa ra các giá trị, các lợi ích cùng với những khó khăn thách thức mà QTDND đã và đang phải đối mặt. Một số nhà nghiên cứu như Besley, Coate và Loury (1993) về phân tích mối liên hệ giữa tín dụng và tiết kiệm trong QTDND ở các nước đăng phát triển; Banerjee & Guinnane (1994) chú trọng nghiên cứu về khả năng bền vững của các QTDND… Ở Việt Nam, từ năm 1927, trong cuốn Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến ý tưởng xây dựng Hợp tác xã ở nước ta. Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập về Hợp tác xã tại nước ta. Hợp tác xã và QTDND được biết đến ở nước ta từ lâu, tuy nhiên, lý luận về lĩnh vực QTDND ít được phổ biến. Lý thuyết về QTDND gần như chưa được đề cập trong chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cho nên các công trình nghiên cứu về QTDND hay các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành chủ yếu dừng lại ở mức tổng kết đánh giá 5 thực tiễn. Đến nay, bối cảnh kinh tế - xã hội và tình hình của hệ thống QTDND Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là khi nước ta tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) đã tác động không ít đến tình hình hoạt động tài chính – ngân hàng của Việt Nam. Với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây, trong luận văn này, chú trọng đến việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, các kiến nghị phát triển hoàn thiện các loại hình tín dụng phù hợp cho từng khu vực, áp dụng thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động của QTDND. 1.6. Kết cấu luận văn Cấu trúc luận văn được chia làm năm (05) chương cụ thể: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long và dấu hiệu cảnh báo về các loại hình tín dụng Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng Vĩnh Long Chương 4: Thực trạng về phát triển các loại hình tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long Chương 5: Giải pháp và kiến nghị Tóm tắt chương 1 Học viên đã trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu. Học viên cũng nêu rõ đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VĨNH LONG VÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG 2.1. Sơ lược về Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ đề án thí điểm thành lập Quỹ tính dụng nhân dân ở Việt Nam dựa trên việc đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các hợp tác xã tín dụng trước đây và mô hình Quỹ tín dụng ở một số quốc gia phát triển. Ngày 27/07/1993, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 390/TTg cho phép đề án thí điểm thành lập hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được triển khai với mục tiêu phát triển một mô hình tín dụng hợp tác mới, thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở khu vực nông thôn. Đến ngày 30/06/2018, cả nước có 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với 1.590.963 thành viên tham gia. Tại Vĩnh Long, thực hiện Quyết định của Thủ tướng, đến nay Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Long đã tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho 05 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh gồm huyện Long Hồ, huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long. Bảng 2.1 Các Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Vĩnh Long Stt Tên QTDND Ngày cấp giấy phép 1 QTDND Thị trấn Long Hồ 03/03/2000 2 QTDND cơ sở Bình Tân 14/04/2010 3 QTDND cơ sở Tân Lược 12/10/2011 4 QTDND cơ sở Bình Minh 06/05/2004 5 QTDND Vĩnh Long 06/08/2015 (Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ thành lập các QTDND) Sự thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vĩnh Long thành lập và đi vào hoạt động ngày 06 tháng 08 năm 2015, thí điểm theo Quyết định 390/TTg ngày 27 tháng 07 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ và chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã, giấy 7 chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5407000007 ngày 01 tháng 06 năm 2015 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp. Theo giấy phép hoạt động, trụ sở của QTDNDVL đặt tại số 64X, Khóm 5, Phường 9, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long với ngành nghề kinh doanh chỉnh là hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác. Địa bàn hoạt động của QTDNDVL trong phạm vi: Phường 2, Phường 8, Phường 9 và xã Trường An, tỉnh Vĩnh Long. Qua thời gian thực hiện chức năng, nhiệm vụ như: Tiếp xúc với khách hàng; chăm sóc và phục vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng; tiếp nhận chỉ thị, tuân thủ các yêu cầu dưới sự giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Long. Tuy rằng những ngày đầu mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đến nay, QTDNDVL đã và đang hoạt động ngày một hiệu quả và phát triển ổn định. QTDNDVL luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và vẫn đang tiếp tục phấn đấu nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao để đạt được thành quả tốt hơn nữa trong thời gian tới. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực Căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (2010) và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân thì QTDND là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Cơ cấu tổ chức của QTDND gồm Hội đồng quản trị (do Đại hội thành viên bầu với số lượng tối thiểu là 3 thành viên) và người điều hành là Giám đốc. Ngoài các thành phần trên, QTDND còn phải bố trí một cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ theo quy định. Các QTDND mới thành lập hoặc quy mô còn nhỏ thì thành viên Ban kiểm soát có thể kiêm nhiệm vị trí kiểm toán nội bộ. Các bộ phận nghiệp vụ chính của QTDND bao gồm bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ. Những thành viên giữ các chức danh về quản lý, điều hành, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của QTDND phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật. Đại hội thành viên QTDND phải hợp ít nhất 01 lần trong năm với ít nhất ¾ tổng số thành viên tham dự. Đại hội thông qua một số nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của QTDND như bầu các thành viên trong Hội đồng Quản 8 trị, các thành viên Ban kiểm soát, đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động năm tiếp theo, quyết định việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, việc chia, tách, sát nhập, hợp nhất QTDND, … CHỦ SỞ HỮU THÀNH VIÊN Chú giải Quan hệ bình bầu Quan hệ kiểm tra Quan hệ kinh doanh ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC TÍN DỤNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ KHÁCH HÀNG THÀNH VIÊN NGOÀI THÀNH VIÊN Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Quỹ Tín dụng Nhân dân (Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 04/2015/TT-NHNN) Cụ thể tại Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Long: - Hội đồng quản trị (HĐQT) có 3 thành viên, trong này, Chủ tịch HĐQT làm việc thường trực tại QTD. + Tổ chức họp định kỳ HĐQT theo tháng, quý và 6 tháng, có sự tham gia của ban điều hành và ban kiểm soát để cùng tham gia góp ý kiến và ban hành nghị quyết cần thiết. Bên cạnh đó kịp thời ban hành các quy định, quy chế theo sự hướng dẫn của cấp trên để áp dụng chung trong đơn vị. Gửi báo cáo đến thành viên góp vốn thường xuyên từ 20 triệu đồng trở lên để tham gia giám sát hoạt động của QTD. 9 + Kiểm tra, giám sát ban điều hành việc thực hiện làm việc liên tục từ 7 giờ 30 phút đến 11 giời 30 phút buổi sáng và từ 13 giờ đến 17 giờ chiều. Thực hiện nghiêm giờ giấc làm việc và chấm điểm thi đua. - Ban kiểm soát có 2 thành viên: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNN. Đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ của QTD. Kiểm tra độ chính xác của báo cáo cân đối kế toán. Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của QTD. Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác. - Ban điều hành với các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng kho quỹ, 3 nhân viên tín dụng, 1 nhân viên xử lý nợ và 2 cộng tác viên thu nợ. + Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên và nhận thông tin phản hồi từ nhân viên. Có quyền quyết định chính thức một khoản vay, quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương nhân viên trong đơn vị. + Phó Giám đốc: Thay thế Giám đốc điều hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động của QTD khi Giám đốc vắng mặt. Quản lý, kiểm tra, giám sát tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên xử lý nợ và công tác viên thu nợ. Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay chính thức đối với hồ sơ trong hạn mức cho phép của Phó Giám đốc theo quy định của QTD. + Kế toán trưởng: Phân công nhân viên kế toán thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc, Phó Giám đốc. Quản lý hồ sơ của KH, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán. Hậu kiểm tra các chứng từ thanh toán. Tham mưu cho giám đốc về chế độ tài chính kế toán. Trích lập và quản lý sử dụng các quỹ, thực hiện nộp thuế. + Trưởng kho quỹ: Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày. Trực tiếp thu ngân và giải ngân khi có phát sinh. Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng