Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại v...

Tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
92
129
70

Mô tả:

i Mã số: ……………. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM i TÓM TẮT CÔNG TRÌNH  Lí do chọn đề tài Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực trạng bất ổn trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện này là do cấu trúc sở hữu khác nhau. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài cho công trình của mình là: “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.  Mục tiêu nghiên cứu Lƣợc khảo nền tảng lý thuyết về cấu trúc sở hữu, rủi ro và mối quan hệ giữa hai nhân tố này; phân tích hoạt động của ngành NH trong thời gian vừa qua; kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro; đề xuất một số kiến nghị cho hệ thống NHTM Việt Nam.  Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh; phƣơng pháp thống kê mô tả; phƣơng pháp kiểm tra định lƣợng. Dữ liệu đƣợc lấy từ dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế và dữ liệu nội tại của 11 NHTM trong đó bao gồm 4 NHTMNN và 7 NHTMCP trong giai đoạn 2007 - 2012  Nội dung nghiên cứu - Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu. - Chƣơng 2: Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. - Chƣơng 3: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM Việt Nam - Chƣơng 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại.  Đóng góp của đề tài Đề xuất những kiến nghị nhằm đóng góp vào kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện này của chính phủ.  Định hƣớng phát triển đề tài Mở rộng số lƣợng NH và năm nghiên cứu, đƣa thêm biến, mở rộng mẫu nghiên cứu sang quốc gia khác và mở rộng thêm các loại hình NH. ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................v DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. vi 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU........................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu ..................................................................................... 3 1.5 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 4 1.6 Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 5 1.7 Định hƣớng phát triển đề tài ......................................................................................... 5 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................. 7 2.1 Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu ............................................................................. 7 2.1.1 Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp phi tài chính................................................. 7 2.1.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng ............................................................................. 8 2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 13 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................... 13 2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng........................................................................ 14 2.2.3 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng ........................................................................... 16 2.2.4 Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng............................................ 17 2.3 Rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng........................................................ 18 2.3.1 Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán ........................................................ 19 2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro mất khả năng thanh toán ............................................ 19 iii 2.3.3 Ảnh hƣởng của rủi ro mất khả năng thanh toán................................................ 21 2.3.4 Các nghiên cứu về rủi ro mất khả năng thanh toán trƣớc đây ........................ 21 2.4 Tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng ............................................................................................................... 22 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................................... 26 3. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 27 3.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam................................... 27 3.1.1 Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 28 3.1.2 Hoạt động cho vay ................................................................................................ 29 3.1.3 Diễn biến lãi suất .................................................................................................. 31 3.1.4 Năng lực tài chính................................................................................................. 31 3.2 Thực trạng cấu trúc sở hữu ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................... 33 3.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................................................................................. 40 3.3.1 Rủi ro tín dụng ...................................................................................................... 40 3.3.2 Rủi ro mất khả năng thanh toán .......................................................................... 43 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................................... 46 4. NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NG ÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM............................................................ 47 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 47 4.1.1 Mô hình tác động cố định (Fixed effects model).............................................. 48 4.1.2 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) .................................. 49 4.1.3 Kiểm định lựa chọn mô hình............................................................................... 50 iv 4.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 51 4.3 Mô hình thực nghiệm .................................................................................................. 55 4.4 Kết quả thực nghiệm ................................................................................................... 61 4.4.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tín dụng ....................................... 61 4.4.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro mất khả năng thanh toán ................ 64 Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................................... 68 5. KẾT LUẬN, ĐẾ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI ............................................................................................................................................... 69 5.1 Các kết quả chính của đề tài ....................................................................................... 69 5.2 Các đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại ................. 69 5.2.1 Đề xuất đối với cơ quan quản lí ......................................................................... 69 5.2.2 Đề xuất đối với ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 71 5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 72 5.4 Định hƣớng phát triển đề tài ....................................................................................... 72 Kết luận chƣơng 5 .................................................................................................................... 73 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................... 74 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................ vii PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................. ix PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................. xi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. xii v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Viết tắt MCLR Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cổ điển FEM Mô hình tác động cố định REM Mô hình tác động ngẫu nhiên LSDV Ƣớc lƣợng hồi quy biến giả tối thiểu SDROA Độ lệch chuẩn ROA NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng BĐS Bất động sản NHNN ĐBSCL NH TP HCM Ngân hàng nhà nƣớc Đồng bằng Sông Cửu Long Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh vi DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ VÀ BẢNG Hình 3.1 Tăng trƣởng các chỉ tiêu tiền tệ (2007 – 2011) Hình 3.2 Tăng trƣởng tín dụng (2008-2012) Hình 3.3 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng Nhà Nƣớc trong những năm 2010-2012 Hình 3.4 Ma trận sở hữu vốn giữa các ngân hàng Hình 3.5 Chỉ số Z-score trung bình giữa nhóm 7 NHTMCP và 4 NHTMNN Hình 3.6 Giá trị nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2004 – tháng 9/2012) Hình 3.7 Tăng trƣởng tín dụng GDP, tín dụng và tỷ lệ tín dụng/GDP (200 1- 2011) Bảng 3.1 Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM các quốc gia trong khu vực (2011) Bảng 3.2 Loại hình các tổ chức tín dụng năm 2008 và 2013 Bảng 3.3 Mức vốn pháp định áp dụng cho các loại hình ngân hàng qua các năm Bảng 3.4 Thƣơng vụ M&A có yếu tố nƣớc ngoài trong giai đoạn 2007-2012 1 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, ngành ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh sẽ góp phần giúp nền kinh tế phát triển, và ngƣợc lại hệ thống ngân hàng suy yếu sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế. Thực tế điều này đã đƣợc kiểm chứng ở cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 - 2008 vừa qua, với sự sụp đổ tín dụng ở Mỹ cùng với sự phá sản của những tập đoàn, công ty lớn trong ngành ngân hàng nhƣ Lehman Brothers, Merrill Lynch. Hậu quả tất yếu của điều này đã đẩy toàn bộ nền kinh tế rơi vào thảm cảnh ảm đạm. Do vậy việc đảm bảo tính an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng đóng vai trò hàng đầu trong chính sách của mỗi quốc gia đặc biệt trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi và chịu ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Thực trạng hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất ổn, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao. Thật vậy, tháng 9/2012, trên tạp chí Wall Street, Barclays - tập đoàn ngân hàng lớn của nƣớc Anh nhận định rằng tỷ lệ nợ xấu Việt Nam đã ở mức 20%, tƣơng đƣơng con số 16 tỷ USD (nguồn: tapchitaichinh.vn, ngày 18/06/2012), ngoài ra trong hệ thống còn tồn tại rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng nhỏ đang hoạt động yếu kém. Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là vấn đề sở hữu chéo tràn lan ở giữa các ngân hàng với nhau và việc ảnh hƣởng từ các cấu trúc vốn khác nhau. Vậy câu hỏi đƣợc đặt ra là làm thế nào để hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn đảm bảo đƣợc tính ổn định và hạn chế đƣợc các vấn đề rủi ro một cách tốt nhất trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Xuất phát từ thực tế trên về hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đề tài nghiên cứu đƣợc lựa chọn là: “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Đề tài sử dụng mô hình cấu trúc sở hữu vốn để tiến 2 hành nghiên cứu cho các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, từ đó đƣa ra các đề xuất về cấu trúc sở hữu vốn hiệu quả cho hệ thống. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau: - Lƣợc khảo nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn, rủi ro và mối quan hệ giữa hai nhân tố này trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại - Phân tích hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thực trạng về rủi ro mất khả năng thanh toán và rủi ro tín dụng trong hệ thống. - Kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro tín dụng, rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng mô hình định lƣợng. - Từ kết quả của mô hình nghiên cứu, đề tài đƣa ra những đề xuất về cấu trúc sở hữu vốn nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3 Với mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro của NHTM trong các cấu trúc sở hữu khác nhau, đề tài áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh đƣợc áp dụng để thực hiện lƣợc khảo các kiến thức lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến nội dung của đề tài - Phƣơng pháp thống kê mô tả áp dụng để phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2012, đồng thời, áp dụng phƣơng pháp phân tích so sánh để đánh giá rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. - Phƣơng pháp kiểm tra định lƣợng đƣợc áp dụng thông qua ứng dụng các mô hình hồi qui với chuỗi dữ liệu bảng thông qua sử dụng phần mềm Eview 8.0. Nội dung 3 đề tài đã áp dụng các mô hình kiểm định khác nhau nhƣ mô hình Fixed Effect và mô hình Random Effect. Trong đề tài, mô hình định lƣợng cấu trúc sở hữu vốn của ngân hàng thƣơng mại đƣợc chia thành 3 nhóm: cổ đông nƣớc ngoài, cổ đông cá nhân và cổ đông là tổ chức trong nƣớc. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hành vi chấp nhận rủi ro ở các ngân hàng, đề tài đo lƣờng tác động của cấu trúc sở hữu đến hai biến rủi ro là rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu và rủi ro mất khả năng thanh toán thông qua hệ số Z-score. 1.4 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào NHTMNN và NHTMCP trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Cụ thể, để tìm hiểu về thực trạng hoạt động của các NHTM, đề tài sử dụng các dữ liệu phản ảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của NHTM, đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 11 ngân hàng thƣơng mại trong đó bao gồm 4 NHTMNN và 7 NHTMCP. Hai rủi ro chính trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc đề cập trong để tài là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán. Về dữ liệu, có ba nguồn dữ liệu chính đƣợc thu thập trong đề tài. Cụ thể: Các dữ liệu vĩ mô về hoạt động của hệ thống NHTM đƣợc tham khảo từ báo cáo thƣờng niên của Ngân Hàng Nhà nƣớc, trong khi đó, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ là tỉ lệ lạm phát, lãi suất cơ bản đƣợc thu thập từ website của Tổng cục thống kê. Các dữ liệu nội tại của ngân hàng nhƣ là cấu trúc sở hữu của NHTM, các chỉ tiêu phản ảnh rủi ro cũng nhƣ tình hình họat động của ngân hàng đƣợc tham khảo từ các báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn năm 2007-2012 và cơ sở dữ liệu của Bankscope đƣợc cung cấp bởi công ty Bureau van Dijk. 4 1.5 Nội dung nghiên cứu Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu đƣợc chia thành 5 phần, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu. Nội dung chƣơng này trình bày một cách tổng quát nhất về đề tài bao gồm: lí do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, kếu cấu của đề tài, đóng góp của đề tài và định hƣớng phát triển của đề tài. Chương 2: Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thương mại. Nội dung chƣơng này sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. Về cấu trúc sở hữu, đề tài tìm hiểu cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp phi tài chính và ngân hàng. Về khung lý thuyết rủi ro, đề tài trình bày những nghiên cứu liên quan đến hai loại rủi ro chính đƣợc đề cập là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán. Chương 3: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM Việt Nam Nôi dung chƣơng này trình bày tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên các khía cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và năng lực cạnh tranh. Các nội dung phân tích về cấu trúc sở hữu và thực trạng về rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong hệ thống cũng đƣợc đề cập để đánh giá về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam Chương 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thương mại. Nội dung chƣơng 4 trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mô hình đo lƣờng mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng bao gồm: Phƣơng pháp nghiên cứu mô hình, dữ liệu nghiên cứu và các kết quả thực nghiệm phản ảnh mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hoạt động của các NHTM. 5 Chương 5: Kết luận, đề xuất và một số định hướng nghiên cứu trong tương lai Từ kết quả thực nghiệm, nội dung chƣơng này trình bày những kết quả chính của mô hình, một số kiến nghị gắn liền với cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cùng với những hạn chế của mô hình và định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. 1.6 Đóng góp của đề tài Công trình nghiên cứu đã khái quát đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay đồng thời cũng cung cấp thêm một số lý thuyết vể cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán. Thêm vào đó, bài nghiên cứu đã nêu đƣợc mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro của ngân hàng. Từ đó chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị dành cho các ngân hàng thƣơng mại và cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng thông qua các biện pháp thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ xây dựng môi trƣờng cạnh tranh trong ngân hàng Việt Nam, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng…. Chúng tôi mong bài nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào đó vào việc giải quyết vấn đề đang đặt ra cấp thiết hiện nay của nƣớc ta là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, nhất là trong thời kỳ mở cửa của nƣớc ta hiện nay, việc tăng cƣờng tính cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nƣớc ngoài là một vấn đề vô cùng quan trọng. 1.7 Định hƣớng phát triển đề tài Đề tài nghiên cứu vẫn có những hạn chế nhất định nên cần phải hoàn thiện thêm theo một vài định hƣớng sau để nâng cao giá trị bài nghiên cứu: Thứ nhất, số lƣợng ngân hàng cũng nhƣ số năm nghiên cứu cần đƣợc mở rộng hơn trong điều kiện thông tin minh bạch và thống nhất. 6 Thứ hai: chúng ta cần đƣa thêm vào bài nghiên cứu biến về cấu trúc sở hữu nhƣ phần trăm cổ phần của các nhà quản trị để phân tích. Thứ ba: bài nghiên cứu sẽ tiếp tục phát huy điểm mạnh của hồi quy dữ liệu bảng bằng cách mở rộng mẫu nghiên cứu sang các quốc gia trong khu vực để từ đó có thể xem xét và so sánh. Thứ tƣ, đề cập thêm nhiều loại ngân hàng vào bài nghiên cứu nhƣ các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, để chúng ta có đƣợc kết quả mang tính toàn diện hơn. 7 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, việc đa dạng hóa cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động của tổ chức, do vậy để tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng, nội dung chƣơng này cung cấp những cơ sở lý luận nền tảng về cấu trúc sở hữu cũng nhƣ rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể, về cấu trúc sở hữu, bài nghiên cứu sẽ phân tích cụ thể về sở hữu trong các doanh nghiệp phi tài chính và trong ngân hàng. Trong khi đó, rủi ro đƣợc xét đến ở hai loại cụ thể là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán. 2.1 Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu Rất nhiều bài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện cho đến thời điểm này về đề tài cấu trúc sở hữu và các ảnh hƣởng của nó. Phạm vi nghiên cứu không chỉ chung cho các loại công ty mà còn đặc biệt đƣợc chú ý đi sâu vào mảng ngân hàng và các công ty trong lĩnh vực tài chính. Nhìn chung, cấu trúc sở hữu có thể tác động đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản trị của doanh nghiệp, các mối quan hệ của công ty với khu vực nhà nƣớc và các công ty khác, thậm chí nó còn có thể ảnh hƣởng đến nhiệm kì điều hành của các công ty. Và hầu hết các đề tài nghiên cứu này đều kết luận rằng cấu trúc sở hữu là một yếu tố thật sự có ý nghĩa tác động đến các công ty. Sau đây, các nghiên cứu trƣớc về cấu trúc sở hữu sẽ đƣợc chia ra phân tích theo hai hƣớng: các nghiên cứu cho công ty phi tài chính và các nghiên cứu cho ngân hàng thƣơng mại, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. 2.1.1 Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp phi tài chính Trong nghiên cứu của Gerald R. Salancik và Jeffrey Pfeffer (1980) về ảnh hƣởng của sở hữu và hiệu suất hoạt động công ty lên nhiệm kì điều hành của các tổng công ty ở Mỹ đã khẳng định rằng: Rõ ràng là quyền sở hữu trung gian mối quan hệ giữa điều hành hoạt động doanh nghiệp. Kết luận này đƣợc đƣa ra thông qua việc điểm định ba giả thuyết sau: 8 Giả thuyết thứ nhất: quyền sở hữu và hiệu quả hoạt động tƣơng tác với nhau ảnh hƣởng đến nhiệm kì điều hành của công ty. Nhiệm kì sẽ có tƣơng quan lớn nhất trong trƣờng hợp công ty đƣợc điều hành từ phía ngoài, và ít tƣơng quan hơn với những doanh nghiệp có chủ sở hữu quản lý doanh nghiệp. Giả thuyết thứ hai: tỉ lệ ban giám đốc bên trong công ty càng cao thì nhiệm kì của giám đốc điều hành càng dài. Giả thuyết thứ ba: tỉ lệ ban giám đốc bên trong công ty càng cao, nhiệm kì càng ít bị ảnh hƣởng bởi biểu hiện yếu kém của công ty Bài nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và giá trị của những công ty niêm yết tại Việt Nam trên tạp chí Tài Chính của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) cũng đề cập đến vấn đề này . Ông cho rằng tỷ lệ sở hữu tƣ nhân của doanh nghiệp càng cao thì giá trị của doanh nghiệp đó càng cao. Do đó, để nâng cao giá trị doanh nghiệp, việc cần thiết là giảm tỉ trọng sở hữu nhà nƣớc và nâng cao tỉ trọng sở hữu tƣ nhân. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam muốn bảo vệ các công ty trong nƣớc trƣớc quá trình hội nhập sau và rộng nên đã hạn chế vai trò của các chủ sở hữu nƣớc ngoài thông qua việc giới hạn số vốn tối đa họ đƣợc sở hữu trong một công ty. Điều này đã làm giảm hiệu quả của cấu trúc vốn nƣớc ngoài trong việc góp phần tạo nên giá trị lớn hơn cho công ty. 2.1.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng Theo điều 6 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần. Cũng tại khoản 6 điều 52 luật này đã quy định, các tổ chức tín dụng hoạt động dƣới hình thức công ty cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông. Có thể thấy cổ đông chính là những chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại. với số lƣợng cổ đông lớn nhƣ vậy, các tổ chức tín dụng, và đặc biệt là ngân hàng sẽ có cấu trúc chủ sở hữu cực kì đa dạng. Vậy cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng đến những mặt nào của ngân hàng thƣơng mại? 9 Hoạt động trong lĩnh vực tài chính với nghiệp vụ chính là mua bán các nguồn vốn, cấu trúc vốn chủ sở hữu có những ảnh hƣởng rất quan trọng đối với ngành công nghiệp ngân hàng. Thứ nhất, cấu trúc sở hữu có thể ảnh hƣởng đến nợ xấu và an toàn vốn của các ngân hàng. Shehzad, Haan và Scholtens (2010) trong nghiên cứu của mình trên Journal of Banking & Finance đã nhận định sự tập trung trong sở hữu có ảnh hƣởng cực kì lớn đến chất lƣợng nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Các tác giả chỉ ra rằng đối với tỉ lệ an toàn vốn, thì tác động của việc tập trung sở hữu là rất tích cực, nó lại có tác động cản trợ nợ xấu. Bên cạnh đó, nếu có hai hoặc ba cổ đông chiếm giữ những khối cổ phần lớn thì kết quả dẫn đến là chất lƣợng của danh mục đầu tƣ ngân hàng có thể xấu đi một cách trầm trọng. Có một hƣớng tiếp cận khác đối với việc quản lý nợ và nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại là hành vi chấp nhận rủi ro của họ. Một trong những nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến đóng góp của Srairi (2013) khi phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nơi các ngân hàng hồi giáo phát triển một cách mạnh mẽ. Bằng chỉ số Z-score và tỉ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, các tác giả đã cho thấy việc thay đổi trong cấu trúc sở hữu sẽ là nguồn gốc dẫn đến những khác biệt trong rủi ro của các ngân hàng. Có thể thấy rằng rủi ro thanh khoản và cả rủi ro tài sản sẽ thấp hơn đối với những ngân hàng có cấu trúc sở hữu tập trung. Nhƣ vậy nghiên cứu có thể cho thấy rằng các ngân hàng hồi giáo sẽ có rủi ro tín dụng thấp hơn các ngân hàng bình thƣờng, mặc dù họ phải đối mặt với một số rủi ro về hoạt động và đầu tƣ xuất phát từ mô hình tôn giáo phức tạp của họ. Sở hữu của chính phủ rất đƣợc quan tâm trong khía cạnh chấp nhận rủi ro của ngân hàng đặc biệt trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Loại hình sở hữu này chiếm phần lớn trong các ngân hàng trong những năm trƣớc đây, cụ thể có thể thấy năm 1995, tỉ trọng sở hữu của khu vực nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp ngân hàng trên toàn thế giới xấp xỉ 41.6% (khoảng 38.5% nếu không bao gồm ngành ngân hàng của các nƣớc xã hội chủ 10 nghĩa). Có thể thấy sự ảnh hƣởng to lớn của sở hữu nhà nƣớc đến hoạt động cho vay của các ngân hàng qua bài nghiên cứu của Paola Sapienza (2002). Trong cùng một điều kiện huy động vốn nhất định giữa ngân hàng sở hữu nhà nƣớc và ngân hàng tƣ nhân thì điều khác biệt là ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc có xu hƣớng cho vay với lãi suất thấp hơn khu vực sở hữu tƣ nhân với cùng những đối tƣợng khách hàng nhƣ nhau. Mặc khác, hoạt động tín dụng của các ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc còn bị tác động bởi các hoạt động bầu cử ở địa phƣơng, các khu vực có hoạt động của các đảng phái liên quan đến ngân hàng càng mạnh thì lãi suất cho vay ở khu vực đó càng thấp. Nghiên cứu của Nicolò và Loukoianova (2007) tìm hiểu về ảnh hƣởng của sở hữu đến cấu trúc thị trƣờng và rủi ro. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu ngành ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển_nơi mà hoạt động của ngành ngân hàng đang trên quá trình đổi mới cả về hình thức hoạt động cũng nhƣ cấu trúc sở hữu. Với 10.000 quan sát cho 133 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1993-2004, mô hình hồi quy đã đƣa ra 4 kết quả đáng chú ý. Thứ nhất, có một mối quan hệ cùng chiều giữa sự tập trung quyền lực trong ngân hàng và rủi ro phá sản của nó. Tƣơng quan này sẽ lớn nhất khi các ngân hàng nhà nƣớc sở hữu một thị phần đáng kể thị trƣờng tài chính trong nƣớc. Thứ hai, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của các quốc gia và doanh nghiệp mà rủi ro của các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc sẽ cao hơn rất nhiều so với rủi ro của các ngân hàng sở hữu tƣ nhân trong nƣớc. Thứ ba, khi tiến hành mở rộng thị phần, các ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng sở hữu nhà nƣớc sẽ gặp phải rủi ro cao hơn các ngân hàng tƣ nhân. Thứ tƣ, các ngân hàng nhà nƣớc và nƣớc ngoài sẽ có tầm ảnh hƣởng lớn hơn và chi phi phá sản thấp hơn đối với các ngân hàng thƣơng mại sở hữu tƣ nhân. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy tác động của từng loại sở hữu khác nhau đến thị phần hoạt động của các ngân hàng. Giai đoạn từ sau năm 1994 đã đánh dấu sự gia tăng 11 mạnh mẽ trong thị phần của các ngân hàng sở hữu nƣớc ngoài, điều này có thể cho thấy lợi thế về quy mô vốn, chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ trình độ công nghệ của các nƣớc phát triển đang ngày càng đƣợc mở rộng ở thị trƣờng của các nƣớc đang phát triển ngoại trừ nhóm có thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh đó, các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc cũng giảm thị phần liên tục trong khu vực thu nhập thấp và đẩy mạnh thị phần ở khu vực thu nhập cao hơn. Nếu sở hữu nhà nƣớc đƣợc nhắc nhiều trong ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng thì sở hữu tƣ nhân, sở hữu nƣớc ngoài sẽ đƣợc chú trọng nghiên cứu nhiều hơn trong việc phân tích ảnh hƣởng của nó đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Gần đây, làn sóng tƣ nhân hóa các ngân hàng đã xảy ra mạnh mẽ, ngày càng nâng cao vai trò của các chủ sở hữu nội địa và chủ sở hữu nƣớc ngoài. Trong nghiên cứu của Alvaro Taboada (2008) về tác động của việc thay đổi trong cấu trúc sở hữu đến hiệu quả phân bổ nguồn vốn thì việc tƣ nhân hóa sở hữu ngân hàng đã đƣợc thực hiện trên toàn thế giới, xu hƣớng sở hữu nƣớc ngoài cũng đƣợc mở ra và phát triển mạnh mẽ. Không những nghiên cứu cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả phân phối nguồn vốn của ngân hàng, Alvaro Taboada còn nhận định về ảnh hƣởng của yếu tố sở hữu này tác động nhƣ thế nào đến GDP của nền kinh tế. Thông qua việc phân phối nguồn vốn một cách hiệu quả, cấu trúc sở hữu gián tiếp cung cấp thêm tín dụng cho các ngành công nghiệp, từ đó họ có thể mở rộng sản xuất và tạo ra GDP lớn hơn. Ở đây, hiệu quả phân phối nguồn vốn đƣợc hiểu nhƣ là sự gia tăng nguồn tài trợ đối với những ngành kinh tế đang phát triển giảm nguồn tài trợ này với các ngành kinh tế kém phát triển (Wurgler (2000)) Micco và các đồng sự (2004) sau khi phân tích số liệu gồm 50,000 quan sát từ 119 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2002, sử dụng mô hình định lƣợng riêng cho nhóm quốc gia đang phát triển và nhóm phát triển đã thấy đƣợc sự khác nhau trong mức độ liên quan giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ông tìm ra rằng ở các nƣớc đang phát triển, mối tƣơng quan giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều đối với các nƣớc công nghiệp phát triển. Một vấn đề nữa đƣợc đề cập trong bài nghiên cứu đó là đối với các quốc gia đang phát triển, nên đẩy mạnh tỉ lệ sở hữu tƣ nhân và sở hữu nƣớc ngoài trong ngân hàng. Bởi sở hữu nhà nƣớc tồn tại bấy lâu nay đã đƣa các ngân hàng hoạt động theo hƣớng lợi nhuận thấp trong khi chi phí quá cao. Khu vực tƣ nhân và nƣớc ngoài sẽ đón vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo ra một nền công nghiệp ngân hàng năng động hơn với tỉ suất sinh lợi cao và chi phí hoạt động giảm đáng kể. Tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm. Burcu Aydın đã cho thấy ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến sự phát triển trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng ở các quốc gia CEE, nơi có nền tài chính và kinh tế cực kì phát triển. Tác giả đã chú trọng phân tích tác động của sở hữu nhà nƣớc và sở hữu nƣớc ngoài trong bài nghiên cứu này. Tác giả cũng đã chỉ ra các xu hƣớng tích cực của các ngân hàng sở hữu nƣớc ngoài trong khâu tín dụng. Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng nƣớc ngoài khá cao so với khối sở hữu nhà nƣớc. Thêm vào đó, hoạt động cho vay của các ngân hàng nƣớc ngoài khá linh hoạt, họ không gặp phải hạn chế về vốn của thị trƣờng trong nƣớc. Tác động tích cực thứ ba là các ngân hàng nƣớc ngoài cạnh tranh khá tốt với nhau cùng nhau giảm chi phí huy động vốn. Loại hình ngân hàng nƣớc ngoài thật sự phát triển mạnh ở CEE là bởi sự phát triển tốt của nền kinh tế cũng nhƣ mức lãi suất khá hấp dẫn. Mỗi nhà nghiên cứu khi thực hiện các phân tích của mình đều phân chia cấu trúc sở hữu thành các thành phần khác nhau, phù hợp với mục đích và mô hình mà họ hƣớng đến. Mayers và các cộng sự (1990) khi nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm của các doanh nghiệp đã đƣa ra các biến giả trong mô hình để thể hiện cho các loại cấu trúc sở hữu mà họ nghiên cứu bao gồm: sở hữu Lloyd’s, công ty cổ phần, sở hữu lẫn nhau và sở hữu đối ứng. Hơn nữa, loại hình công ty cổ phần còn đƣợc xem xét dƣới góc độ chủ sở hữu của công ty là hiệp hội, hộ gia đình, tổ chức đóng (từ 100 cổ đông trở xuống) hay tổ chức mở 13 rộng (trên 100 cổ đông). Ông còn phân tích dƣới góc độ công ty cổ phần này là công ty con cho các doanh nghiệp hay là một bộ phận của một tập đoàn kinh tế lớn. Tóm lại, đã có rất nhiều nghiên cứu viết về cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện ở các nƣớc trên thế giới trong những khoản thời gian, bằng những phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chƣa có nhiều bài viết về vấn đề này. Trong khi đó hình thức sở hữu ở Việt Nam khá đa dạng và có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây nên việc tìm hiểu về cấu trúc sở hữu của ngân hàng thƣơng mại theo các nhóm: sở hữu cá nhân, sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tổ chức và sở hữu nƣớc ngoài là rất cần thiết. 2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Cụm từ tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh, “credittum”, với ý nghĩa là sự tin tƣởng, tín nhiệm. Một cách đơn giản, tín dụng chính là sự vay mƣợn dƣới hình thức tiền tệ dựa trên uy tín của ngƣời đi vay, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ đã vay theo thời hạn thỏa thuận và kèm với lãi suất. Vậy thực chất, tín dụng thể hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn trả. Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng, thể hiện một mối quan hệ hình thành giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác hoặc với các đối tác kinh tế-tài chính của toàn xã hội bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nƣớc. Trong mối quan hệ này ngân hàng sẽ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng hoặc ngƣợc lại, trong một thời gian nhất định và đồng thời bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc lẫn lãi khi đến hạn thanh toán. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích nghiệp vụ tín dụng dƣới góc cạnh là hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan