Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP)...

Tài liệu MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP)

.DOCX
9
279
133

Mô tả:

MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP)
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- CASE STUDY 1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHỦ ĐỀ : CHI PHÍ DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TẬP ĐOÀN DỆT MAY VINATEX Giảng viên: Lớp : Ca 1,2 thứ 2 D6303 Nhóm :Thành viên: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Đỗ Ngọc Lâm( NT) Nguyễn Thị Hải Vân Phạm Thị Thu Quỳnh Lê Thị Liễu Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội – 2017 Câu 1: Phân loại chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn VINATEX.  Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên BCTC. - Chi phí sản phẩm: nguyên vật liệu chính cho sản phẩm gia công (vải ngoài, vải lót, lót lưới, bông,… được xuất khẩu từ bên giao gia công); vật liệu phụ (chỉ, cúc, khóa, mex,…); chi phí nhân công; chi phí khác (chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc cảng nhập về đến kho);chi phí công cụ dụng cụ; chi phí vật liệu, bao bì. - Chi phí thời kỳ: tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền ăn ca,… cho nhân viên bán hàng; chi phí đồ dùng bán hàng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến hội trợ, chi phí hội nghị; chi phí điện, nước, điện thoại, internet; chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí kiểm toán, tư vấn luật; các chi phí khác (chi phí chiết khấu cho khách hàng, chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác phí, thuê văn phòng).  Theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. - Chi phí trực tiếp: nguyên vật liệu chính cho sản phẩm gia công (vải ngoài, vải lót, lót lưới, bông, … được xuất khẩu từ bên giao gia công); vật liệu phụ (chỉ, cúc, khóa, mex,…); chi phí nhân công; chi phí khác (chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc cảng nhập về đến kho); chi phí công cụ dụng cụ, chi phí vật liệu, bao bì. - Chi phí gián tiếp: tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền ăn ca,… cho nhân viên bán hàng; chi phí đồ dùng bán hàng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến hội trợ, chi phí hội nghị; chi phí điện, nước, điện thoại, internet; chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí kiểm toán, tư vấn luật; các chi phí khác (chi phí chiết khấu cho khách hàng, chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác phí, thuê văn phòng).  Theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kinh doanh. - Chi phí cơ bản: nguyên vật liệu chính cho sản phẩm gia công (vải ngoài, vải lót, lót lưới, bông,… được xuất khẩu từ bên giao gia công); vật liệu phụ (chỉ, cúc, khóa, mex,…); chi phí nhân công; chi phí khác (chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc cảng nhập về đến kho);. - Chi phí chung: chi phí công cụ dụng cụ; tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền ăn ca,… cho nhân viên bán hàng; chi phí đồ dùng bán hàng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến hội trợ, chi phí hội nghị; chi phí điện, nước, điện thoại, internet; chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí kiểm toán, tư vấn luật; các chi phí khác (chi phí chiết khấu cho khách hàng, chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác phí, thuê văn phòng)  Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động. - Biến phí: nguyên vật liệu chính cho sản phẩm gia công (vải ngoài, vải lót, lót lưới, bông,… được xuất khẩu từ bên giao gia công); vật liệu phụ (chỉ, cúc, khóa, mex,…); chi phí nhân công; chi phí khác (chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc cảng nhập về đến kho); chi phí công cụ dụng cụ; chi phí vật liệu, bao bì. - Định phí: tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền ăn ca,… cho nhân viên bán hàng; chi phí đồ dùng bán hàng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến hội trợ, chi phí hội nghị; chi phí điện, nước, điện thoại, internet; chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí kiểm toán, tư vấn luật; các chi phí khác (chi phí chiết khấu cho khách hàng, chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác phí, thuê văn phòng).  Theo thẩm quyền ra quyết định. - Chi phí kiểm soát được: nguyên vật liệu chính cho sản phẩm gia công (vải ngoài, vải lót, lót lưới, bông,… được xuất khẩu từ bên giao gia công); vật liệu phụ (chỉ, cúc, khóa, mex,…); chi phí nhân công; chi phí công cụ dụng cụ; chi phí vật liệu, bao bì; tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền ăn ca,… cho nhân viên bán hàng; chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí không kiểm soát được: chi phí khác (chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc cảng nhập về đến kho); : tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền ăn ca,… cho nhân viên bán hàng; chi phí đồ dùng bán hàng; chi phí khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến hội trợ, chi phí hội nghị; chi phí điện, nước, điện thoại, internet; chi phí thuế, phí, lệ phí; chi phí kiểm toán, tư vấn luật; các chi phí khác (chi phí chiết khấu cho khách hàng, chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác phí, thuê văn phòng). Câu 2:  Theo bạn, đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành của các DNSX trong Vinatex nên được xác định ntn? Vì sao? Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại, nhóm sản phẩm, đơn đăt hàng. Cụ thể là:  Sợi các loại  Bông, xơ các loại  Hạt nhựa  Hạt chip  Vải các loại  Hoá chất các loại  Túi xốp  Sản phẩm may mặc  Phụ liệu dệt may  Vòng bi SKF - Từng phân xưởng, đội, trại, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp CPSX cần được xác định như trên để đảm bảo sự khoa học hợp lý, từ đó là cơ sở để tổ chức kế toán CPSX ngay từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết CPSX… Đối tượng tính giá thành: Hình thức tổ chức sx Đối tượng tính giá thành Đơn chiếc Từng SP Sx hàng loạt theo đơn đặt hàng Từng loạt SP và đơn vị SP thuộctừngđơnđặthànghoànthành Từng loại SP, dịch vụ và đơn vị SP, dịch vụ SX hoàn thành Sx khối lượng lớn, mặt hàng ổn định Vinatex là doanh nghiệp có quy trình công nghệ SX phức tạp, vì vậy đối tượng tính giá thành có thể là một trong hai thứ sau: - Nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Từng bộ phận, từng chi tiết SP và SP đã lắp ráp hoàn thành. Ngoài ra, phải tính đến chu kì SX SP dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có bán được hay không, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ DN đặt ra thế nào. Đối tượng tính giá thành cần được xác định như trên để làm căn cứ cho kế toán mở phiếu tính giá thành SP, lao vụ, dịch vụ SX đã được hoàn thành. Câu 3: Xác định thành phần trong giá thành của sản phẩm gia công xuất khẩu? Theo nguyên tắc, khi gia công xuất khẩu sản phẩm, phải tập hợp toàn bộ chi phí gia công, chi phí lương, vật liệu mua ngoài, điện nước, tiền thuê nhà xưởng, khấu hao máy móc thiết bị,... vào chi phí SX (621, 622, 627, 154,..) sau đó để tính giá thành của sản phẩm. Với Vinatex, với các mặt hàng gia công xuất khẩu, nguyên vật liệu chính ( như vải ngoài, vải lót, lót lưới, bông,…) và phần nguyên vật liệu phụ ( như chỉ, cúc, khóa, mẽ,..) sẽ nhập từ bên giao gia công về vì vậy chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (621) sẽ không nằm trong thành phần tính giá thành. Thành phần tính giá thành của hàng gia công xuất khẩu sẽ bao gồm: - Chi phí nhân công trực tiếp(622): là các khoản tiền lương trả cho công nhân tham gia gia công sản phẩm của doanh nghiệp.Sẽ được dựa trên số sản phẩm thực tế làm ra của từng công nhân và đơn giá tiền lương sản phẩm được thỏa thuận trên hợp đồng. - Chi phí sản xuất chung(627) :  Chi phí công cụ dụng cụ: bìa cứng, phấn vẽ, kim may, kéo bấm chỉ, quần áo bảo hộ, thiết bị điện, internet…  Chi phí điện, nước, điện thoại dùng cho gia công sản phẩm.  Chi khấu hao TSCĐ, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ.  Chi các khoản mua hộ ( khi thiếu vật liệu phụ trong gia công sản xuất,..) … - Chi phí khác: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc cảng nhập về đến kho và vận chuyển hàng giao lại cho bên giao gia công,và một số loại chi phát sinh khác. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(154): Xác định số lượng, giá trị dở dang chi tiết theo kiểm kê, ước tính. Sau đó phân bổ chi phí lương, chi phí sản xuất chung và tính giá thành Doanh nghiệp phải bóc tách các khoản chi phí này xem tương ứng dùng cho gia công xuất khẩu là bao nhiêu, dùng cho sản xuất hàng nội địa hay văn phòng là bao nhiêu để xác định được giá thành một cách chính xác. Câu 4: Giá trị công cụ dụng cụ được ghi nhận vào chi phí nào? Và nên thực hiện phương pháp phân bổ như thế nào?   Các công cụ dụng cụ sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn dệt may việt nam VINATEX a. Quá trình sản xuất. - Giai đoạn cắt vải: Bìa cứng, phấn vẽ,.... - Giai đoạn may: Suốt, kim may, kim đính, kéo, bút chì, kéo bấm chỉ,.... - Công cụ dụng cụ dùng chung: Kéo cắt may, khẩu trang, quần áo bảo hộ, thiết bị điện,... b. Quá trình kinh doanh và bán hàng: Đồ dùng văn phòng phẩm, đồ dùng bán hàng, công cụ dụng cụ quản lí và các công cụ dụng cụ khác, ...  Cách ghi nhận phân bổ chi phí của các công cụ dụng cụ của VINATEX. - Công cụ dụng cụ chủ yếu xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã nêu bên trên đã được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất và sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung theo từng mặt hàng sản xuất. - Công cụ dụng cụ sẽ được phân loại làm hai loại: CCDC phân bổ một lần và CCDC phân bổ nhiều lần. - Đối với CCDC phân bổ một lần thì hạch toán hết giá trị của chúng trong kì và tổng hợp chi phí CCDC theo từng mặt hàng ( các chủng loại xơ, sợi vải, hàng may mặc, dệt kim, bông len,...): Nợ TK 627: đối với CCDC dùng trong quá trình sản xuất Nợ TK 641: đối với CCDC dùng cho hoạt động bán hàng. Nợ TK 642: đối với CCDC dùng cho hoạt động quản lí kinh doanh Có TK 153: - Đối với CCDC phân bổ nhiều kì, tập hợp thông tin về chi phí công cụ dụng cụ liên quan đến việc sản xuất sản phẩm đó và tính mức phân bổ hàng năm và hàng kì, hàng tháng :  Tính số giờ phân bổ và số kì phân bổ ( VD các thiết bị điện, quần áo bảo hộ,...)  Tính số sản phẩm hoàn thành và số sản phẩm dở dang trong kì.  Hệ số phân bổ.  Chi phí CCDC cho từng loại sản phẩm đối với hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng và quản lí. Nếu công cụ dụng cụ mua về mà sử dụng ngay, phải xác định ngày đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng: Khi hạch toán: - Khi xuất kho: Nợ TK 242: Có TK 153 - Cuối kì phân bổ vào các tài khoản tương ứng: Nợ TK 627: đối với CCDC dùng trong quá trình sản xuất Nợ TK 641: đối với CCDC dùng cho hoạt động bán hàng. Nợ TK 642: đối với CCDC dùng cho hoạt động quản lí kinh doanh Có TK 242: Câu 5: Chi phí vật liệu phụ và CPSX chung nên được phân bổ theo tiêu thức nào?  Phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh và thường có liên quan đến nhiều sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (đối tượng hạch toán chi phí) theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Các tiêu thức được chọn để phân bổ: - Phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất hoặc theo chi phí nhân công - Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Phân bổ theo giờ máy hoạt động - Phân bổ theo số lượng sản phẩm Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung - TK 627- CPSXC Bên Nợ: Tập hợp CPSXC phát sinh trong kì Bên Có: Các khoản ghi giảm CPSXC TK 627- CPSXC không có số dư cuối kì và được chi tiết thành các tiểu khoản:  TK6271-CP nhân viên phân xưởng  TK 6272-CP NVL  TK 6273-CP công cụ, dụng cụ sản xuất  TK 6274-CP khấu hao TSCĐ  TK 6277-CP dịch vụ mua ngoài  TK 6278-CP khác bằng tiền Phương pháp hạch toán cụ thể Khi tính ra tiền phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 6271 Có TK 334 Trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo tiền lương nhân viên phân xưởng: Nợ TK 6271 Có TK 338 CP NVL dùng cho phân xưởng như: Tự sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ do đơn vị tự làm, dùng cho quản lí phân điều hành hoạt động của phân xưởng: Nợ TK 6272 Có TK 152 CP công cụ dụng cụ xuất dùng: Nợ TK 6273 Có TK 153 CP phải trả trích trước vào CPSXC Nợ TK 627 Có TK 335 Phân bổ các chi phí trả trước tính vào CPSXC trong kì kinh doanh này Nợ TK 627 Có TK 1421 Cuối kì phân bổ CPSXC Nợ TK 154 Có TK 627 Công thức phân bổ CPSXC cho từng đối tượng chịu chi phí: Mức CPSXC phân bổ cho từng đối tượng = (Tổng CPSX/Tổng tiêu thức phân bổ) * Tiêu thức phân bổ từng đối tượng.  Phân bổ CP NVL - Đối với những NVL khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sx, hoặc sản phẩm, loại sản phẩm…) thì hạch toán trực tiếp theo đối tượng đó. - Trường hợp NVL xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo giá trị tiêu hao NVL chính, số giờ làm việc của máy móc thiết bị, tình hình thực hiện định mức,…Công thức phân bổ như sau: CPNVL phân bổ cho từng đối tượng =Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng*Hệ số (tỷ lệ) phân bổ Trong đó: Hệ số phân bổ= Tổng CP NVL cần phân bổ/ Tổng tiêu thức phân bổ - NVL phụ như chỉ, cúc, khóa… thông thường khách hàng gửi cùng với NVL chính theo định mức thỏa thuận, phần thiếu các DN của VINATEX sẽ mua hộ. Các DN không thực hiện phân bổ chi phí vận chuyển cho vật liệu phụ mà chỉ theo dõi về mặt số lượng trên “sổ chi tiết”. Câu 6: Đối với sản phẩm dệt may của Vinatex, giá thành được tính theo phương pháp nào là phù hợp? Vì sao? Hãy lập luận về điều kiện phù hợp để áp dụng phương pháp đó. Doanh nghiệp VINATEX là một công ty lớn trong ngành dệt may của Việt Nam. Với quy mô lớn, đứng thứ 3 các nước xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ, thứ 3 Nhật Bản và thứ 9 EU. Lĩnh vực hoạt động chính sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm, nguyên vật liệu liên quan đến ngành dệt may thời trang. Đối với sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may, VINATEX tập trung vào gia công hàng xuất khẩu (chiểm khoảng 70-80%) , sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng nội địa. Vì vậy cách xác định giá thành đối với các sản phẩm dệt may cũng khác nhau theo từng hình thức sản xuất.  Gia công hàng xuất khẩu VINATEX là một doanh nghiệp lớn, thường nhận được các đơn đặt hàng lớn kỳ hạn hợp đồng từ 3-6 tháng. Đơn vị thuê gia công đặt gia công theo từng đơn đặt hàng . Nguyên vật liệu (vải ngoài, vải lót, bông,..) được xuất khẩu từ bên giao gia công cung cấp. Chính vì vậy kế toán công ty không phải theo dõi giá vốn của NVL . Đơn vị VINATEX bỏ ra các chi phí nhân công, chí phí công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất chung (phụ liệu, máy móc, điện nước…), chí phí khác ( chi phí vận chuyển NVL chính từ cửa khẩu hoặc cảng, …) để thực hiện công việc gia công nên giá thành gia công sẽ bao gồm các yếu tố chi phí này. Khi nhận gia công thì thường có đơn giá gia công của từng mặt hàng theo đơn hàng gia công hoặc đưa ra dự kiến đơn giá lương gia công của công nhân theo từng sản phẩm. Doanh nghiệp nên tính giá thành theo công việc. Cụ thể là tính giá thành theo đơn đặt hàng. Tại VINATEX, khi gia công thì thường chia làm nhiều công đoạn, kết quả của giai đoạn trước sẽ là đối tượng sản xuất của giai đoạn sau. Mỗi công đoạn tương ứng với 1 phân xưởng sản xuất. Vì vậy dễ dàng xác định các chi phí trực tiếp cho từng công đoạn.Khi tính giá thành thì chỉ tính sản phẩm cuối cùng .Khi có sản phẩm dở dang thì thường là dở dang trên dây truyền sản xuất. - Để tính giá thành cần tập hợp chi phí lương và chi phí sản xuất chung.  Chi phí lương: Hạch toán và tập hợp chi phí lương cho sản xuất hàng tháng hoặc cuối đơn hàng.  Chi phí khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí trả trước:Trích khấu hao theo tháng và phân bổ giá trị khấu hao cho sản xuất.  Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ cửa khẩu hoặc cảng về đến kho  Chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí NVL phụ và chi phí bằng tiền khác: Hạch toán vào chi phí sản xuất. - Xác định và cập nhật dở dang: Xác định số lượng, giá trị dở dang chi tiết theo kiểm kê, ước tính. Sau đó phân bổ chi phí lương, chi phí sản xuất chung và tính giá thành. Tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm = Chi phí lương + chi phí sản xuất chung+ Chi phí khác Giá thành đơn hàng = Tổng giá thành các sản phẩm trong đơn hàng  Sản xuất hàng xuất khẩu & Sản xuất hàng nội địa Ngành dệt may là một ngành công nghiệp có quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn sản xuất liên tục, nối tiếp, kết quả của giai đoạn trước là đối tượng sản xuất của giai đoạn sau. Vinatex cũng không kinh doanh, bán các bán thành phẩm của từng giai đoạn ra bên ngoài mà chỉ dùng để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành.  Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (Phương pháp kết chuyển song song) sẽ là lựa chọn cho trường hợp này. Dệt may là một ngành công nghiệp trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình, nhiều phân xưởng rất phức tạp. Nếu áp dụng phương pháp khác thì việc tính toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khối lượng tính toán rất lớn .Tính giá thành sản phẩm theo phương án không tính giá thành NTP làm cho khối lượng tính toán giảm, giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng. Tránh được những sai sót ảnh hưởng nếu như các công đoạn trước cung cấp số liệu sai. Câu 7: Đối với sản phẩm May của hàng nội địa, có cần xây dựng định mức cho phụ liệu như cúc, nhãn trong, nhãn ngoài không? Vì sao? Câu trả lời là CÓ phải xây dựng định mức cho phụ liệu như cúc, nhãn trong, nhãn đối với sản phẩm may hàng nội địa của Vinatex. Phụ liệu như: cúc, nhãn trong, nhãn ngoài… - Nếu như phụ liệu này đối với hàng gia công thì khách hàng sẽ gửi cùng nguyên vât liệu chính theo định mức thỏa thuận, phần còn thiếu thì các DN của Vinatex sẽ mua hộ thì đối với hàng may nội địa thì sẽ có những phụ liệu mà doanh nghiệp có thể sản xuất được nhờ vào các quá trình sản xuất như nhãn và các phụ liệu mà doanh nghiệp phải mua từ nhà cung cấp như cúc….. - Như vậy phụ liệu đối với hàng gia công thì sẽ là chi phí mà bên đặt gia công chịu trong 1 định mức thỏa thuận và 1 lợi ích nữa là thiếu DN có thể đặt mua và trình bày nguyên do cho thích đáng. Gia công xong doanh nghiệp nhận doanh thu gia công. - Khác với phụ liệu hàng gia công thì phụ liệu của hàng nội địa là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và tính vào trong giá thành, giá thành cao hay thấp sẽ quyết định giá bán lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.  Do vậy xây dựng định mức cho phụ liệu là rất cần thiết( phụ liệu cần thiết cho1 sản phẩm), nó có tác dụng:  Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí phụ liệu thì phải có định mức phụ liệu.  Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá  Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời  Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng phụ liệu sao cho tiết kiệm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan