Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối liên hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh tr...

Tài liệu Mối liên hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hà nội

.PDF
94
134
174

Mô tả:

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT HS Học sinh KNTPH Khả năng tự phục hồi THPT Trung học phổ thông TNKK Trải nghiệm khó khăn CXHV Cảm xúc, hành vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ACE Adverse Childhood Experiences – Các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu ASEBA Achenbach System of Emprically-Based Asessement - Hệ thống Đánh giá Dựa trên Thực chứng CBCL The Child Behavior Checklist - Bảng Kiểm kê Hành vi Trẻ em CDI Children's Depression Inventory – Bảng khảo sát trầm cảm trẻ em CD-RISC The Connor-Davidson Resilience Scale – Thang đo khả năng tự phục hồi Connor-Davidson DASS Depression Anxiety Stress Scales - Thang đo Trầm cảm Lo âu Stress DSM-4 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition – Hướng dẫn chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần, phiên bản lần thứ 4. DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition – Hướng dẫn chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần, phiên bản lần thứ 5. IQ Intelligence quotient – Chỉ số trí tuệ ICD-10 International Classification of Diseases - Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 M Mean – Điểm trung bình READ Resilience Scale for Adolescents – Thang đo khả năng tự phục hồi cho vị thành niên SD Standard Deviation – Độ lệch chuẩn SDQ Strengths and Difficulties Questionnaire – Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn SPSS Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống kê cho ngành khoa học xã hội YSR The Youth Self-Report – Bảng tự báo cáo của thiếu niên ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nhóm yếu tố trong khả năng tự phục hồi ...........................................23 Bảng 2.1. Thống kê số liệu nhân khẩu học của nhóm mẫu nghiên cứu....................38 Bảng 2.2. Tiến trình nghiên cứu................................................................................44 Bảng 3.1. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo READ ..........................47 Bảng 3.2. Sự khác biệt về KNTPH theo giới tính .....................................................49 Bảng 3.3. Sự khác biệt giữa các nhóm học lực, kinh tế gia đình, sức khỏe thể chất về khả năng tự phục hồi của học sinh THPT ............................................................50 Bảng 3.4. Điểm trung bình của tổng thang đo YSR .................................................51 Bảng 3.5. Điểm trung bình của các nhóm vấn đề cảm xúc, hành vi cụ thể ..............53 Bảng 3.6. Sự khác biệt giữa các nhóm khu vực sống và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT ..........................................................................................................55 Bảng 3.7. Sự khác biệt giữa nhóm nam, nữ về vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT .........................................................................................................................55 Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa các nhóm học lực, kinh tế gia đình, sức khỏe thể chất về vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT .......................................................56 Bảng 3.9. Tỷ lệ số loại trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu mà học sinh THPT gặp phải ............................................................................................................................58 Bảng 3.10. Tỷ lệ học sinh gặp các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu theo từng loại TNKK thời thơ ấu .....................................................................................................58 Bảng 3.11. Sự khác biệt giữa các nhóm học lực, tình trạng kinh tế, tình trạng sức khỏe thể chất với các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu ...........................................60 Bảng 3.12. Mối liên hệ giữa điểm tổng thang đo READ và điểm số thang đo YSR 60 Bảng 3.13. Tương quan giữa điểm số các tiểu thang đo READ ...............................62 và điểm số thang đo YSR ..........................................................................................62 Bảng 3.14. Phân tích hồi quy tuyến tính để dự báo vấn đề cảm xúc, hành vi từ khả năng tự phục hồi ........................................................................................................65 Bảng 3.15. Tương quan giữa các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu với các vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh ..................................................................................67 Bảng 3.16. Phân tích hồi quy dự báo điểm số YSR từ tổng điểm ACE ...................68 Bảng 3.17. Tương quan giữa các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu với khả năng tự phục hồi ở học sinh THPT ........................................................................................68 Bảng 3.18. Phân tích hồi quy dự báo điểm số READ từ tổng điểm ACE ................70 Bảng 3.19. Phân tích hồi quy để dự báo vấn đề CXHV của học sinh THPT từ TNKK thời thơ ấu và KNTPH ..................................................................................70 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mô hình Kim tự tháp các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu của Felitti và cs. (1998) ..............................................................................................................33 Biểu đồ 3.1. Hàm phân phối điểm trung bình thang READ .....................................46 Biểu đồ 3.2. Điểm trung bình thang đo READ của Việt Nam và Na Uy .................48 Biểu đồ 3.3. Hàm phân phối tổng điểm thô thang đo YSR ......................................52 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ....................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3 3.Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................................3 4.Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................4 5.Đối tượng và khách thể nghiên cứu .........................................................................4 6.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4 7.Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................5 8.Đóng góp mới của luận văn .....................................................................................5 9.Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................5 CHƢƠNG 1................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................6 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực trạng, các yếu tố nguy cơ đối với vấn đề cảm xúc, hành vi của vị thành niên ........................................................................6 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khả năng tự phục hồi ..............................12 1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của vị thành niên ...............................................................17 1.2. Một số khái niệm công cụ ..................................................................................19 1.2.1. Khả năng tự phục hồi ......................................................................................19 1.2.2. Vấn đề cảm xúc, hành vi .................................................................................28 1.2.3. Các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu.............................................................32 1.2.4. Học sinh trung học phổ thông .........................................................................34 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................36 v CHƢƠNG 2..............................................................................................................38 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................38 2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ...........................................................................38 2.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................38 2.3. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................40 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ....................................................................40 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .............................................................40 2.3.3. Phương pháp thống kê toán học .....................................................................43 2.4. Quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................................43 2.5. Tiến trình nghiên cứu .........................................................................................44 2.6. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................44 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................44 CHƢƠNG 3..............................................................................................................46 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................46 3.1. Thực trạng khả năng tự phục hồi của học sinh THPT .......................................46 3.1.1. Thực trạng khả năng tự phục hồi của học sinh THPT ....................................46 3.1.2. Sự khác biệt của các nhóm nhân khẩu học về KNTPH của học sinh THPT...48 3.2. Thực trạng vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT ..................................51 3.2.1. Thực trạng vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT ...............................51 3.2.2. Sự khác biệt của các nhóm nhân khẩu học về vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT...........................................................................................................54 3.3. Thực trạng các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu của học sinh THPT ..............57 3.3.1. Thực trạng các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu của học sinh THPT ..........57 3.3.2. Sự khác biệt ở các nhóm nhân khẩu học về các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu của học sinh THPT ...............................................................................................59 3.4. Mối quan hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT .................................................................................................................60 3.4.1. Mối quan hệ giữa khả năng tự phục hồi nói chung và các vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT .......................................................................................60 3.4.2. Mối quan hệ hệ giữa các yếu tố trong khả năng tự phục hồi với vấn đề CXHV của học sinh THPT ....................................................................................................62 3.5. Mối liên hệ giữa các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT ................................................................................................66 vi 3.6. Mối liên hệ giữa các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu và khả năng tự phục hồi của học sinh THPT ....................................................................................................68 3.7. Dự báo vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT từ các biến độc lập .........70 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78 PHỤ LỤC .................................................................................................................88 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi vị thành niên theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là những người từ 10 đến 19 tuổi [98]. Đây là giai đoạn phát triển tâm lý quan trọng nằm giữa lứa tuổi nhi đồng và lứa tuổi trưởng thành; chứa đựng nhiều khủng hoảng, thách thức khi cá nhân phải đối mặt với các thay đổi về mặt sinh học, tâm lý và xã hội. Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi này vì có tỉ lệ khá cao vị thành niên mắc vấn đề cảm xúc, hành vi 1. Khảo sát của Merikangas và cộng sự (2010) với 10123 trẻ từ 13-18 tuổi tại Hoa Kỳ đã cho thấy tỉ lệ vị thành niên mắc vấn đề cảm xúc, hành vi (CXHV) tương đối phổ biến: rối loạn lo âu là phổ biến nhất (31.9%), tiếp theo là rối loạn hành vi (19.1%) và rối loạn khí sắc (14.3%) [57]. Vấn đề CXHV có thể kéo theo gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, luật pháp, giáo dục; đồng thời gia tăng các nguy cơ rối loạn tâm thần trong tương lai [63]. Fergusson (2002) đã nghiên cứu trường diễn và cho thấy những vị thành niên có biểu hiện trầm cảm thì có nguy cơ cao mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu, phụ thuộc hoặc lạm dụng chất, ý định tự sát, kết quả học tập thấp, thất nghiệp và làm cha mẹ sớm trong giai đoạn trưởng thành [36]. Ngoài ra, nghiên cứu của Hofstra (2002) trên nhóm mẫu vị thành niên Hà Lan cũng cho thấy kết quả tương tự [47]. Bên cạnh đó, Colman (2009) cũng đã chỉ ra những kết quả tiêu cực của vấn đề hành vi ở lứa tuổi vị thành niên ở Anh: Những em có các vấn đề hướng ngoại nghiêm trọng thì có xu hướng bỏ học cao và gặp nhiều khó khăn liên quan đến sức khỏe tâm thần, mối quan hệ, cuộc sống gia đình, vấn đề giáo dục, vấn đề kinh tế khi trưởng thành [26]. Các kết quả trên cho thấy vấn đề CXHV của lứa tuổi vị thành niên có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực, rất cần được quan tâm nghiên cứu sâu. Trong hoạt động phòng ngừa, can thiệp các vấn đề cảm xúc, hành vi của vị thành niên, một khía cạnh được quan tâm nhiều hiện nay là khả năng tự phục hồi 2 (KNTPH). Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy rằng trong nhóm trẻ em sống ở môi trường có nguy cơ cao (như sống trong gia đình bạo lực, nghèo đói, gặp nhiều 1 2 Tiếng Anh: emotional and behavioral problems Tiếng Anh: Resilience 1 thiên tai, phải sống tị nạn…), vẫn có nhiều em đạt được kết quả phát triển tích cực [81]. Các em đó được coi là có KNTPH [56]. Theo Hjemdal và cộng sự (2006), thuật ngữ KNTPH để chỉ “những yếu tố bảo vệ, các quá trình hoặc cơ chế mà giúp các cá nhân, dù gặp tác nhân căng thẳng mang lại nguy cơ phát triển tâm bệnh đáng kể, vẫn tạo ra kết quả tốt” [45]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới về KNTPH đã được thực hiện nhằm xác định các yếu tố, quá trình trong KNTPH; xây dựng các chương trình phòng ngừa vấn đề sức khỏe tâm thần và thúc đẩy sự thích nghi tích cực ở vị thành niên, đặc biệt trong nhóm dân số có nguy cơ [82]. Với ý nghĩa như vậy, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa KNTPH và vấn đề CXHV ở vị thành niên là điều cần thiết để phát triển công tác thực hành can thiệp, phòng ngừa vấn đề CXHV ở các em. Sự phát triển tâm lý của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố tác động tiêu cực, làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần được gọi là yếu tố nguy cơ [6]. Yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV ở vị thành niên có thể bao gồm các nhóm yếu tố về cá nhân, gia đình, trường học, cộng đồng. Một trong số những yếu tố nguy cơ khá phổ biến đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đó là các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu 3. Chúng có thể là những trải nghiệm như: bị lạm dụng hoặc bỏ mặc lúc nhỏ, có bố mẹ lạm dụng chất hoặc nghiện rượu, bạo lực gia đình, cha mẹ bất hòa trong hôn nhân hoặc có thành viên gia đình là tội phạm... Nhiều khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ trẻ em và vị thành niên từng gặp ít nhất một trải nghiệm khó khăn (TNKK) thời thơ ấu từ 4861% [48] [75]. Nghiên cứu theo chiều dọc của Schilling (2007) trên 1093 học sinh cuối cấp ba ở Mỹ cho thấy tồn tại mối liên hệ giữa TNKK thời thơ ấu và các triệu chứng trầm cảm, hành vi chống đối xã hội và sử dụng chất [70]. Mối quan hệ giữa yếu tố nguy cơ TNKK thời thơ ấu và KNTPH, VĐCXHV cũng là một câu hỏi quan trọng cần giải đáp để có thêm những thông tin hữu ích trong xây dựng các chương trình phòng ngừa VĐCXHV, đặc biệt với những em gặp nhiều TNKK thời thơ ấu. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng vấn đề CXHV và các yếu tố nguy cơ của nhóm vị thành niên nói chung, nhóm học sinh THPT nói riêng: nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung (2007) đã tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV học sinh Trung học cơ sở; Nguyễn Thị Hằng Phương (2012) 3 Tiếng Anh: Adverse Childhood Experiences 2 về thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình; nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Hoàng Minh, Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh (2013) về thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam…[1][7][9] Tuy nhiên, trong phạm vi tìm hiểu của đề tài, những nghiên cứu tại Việt Nam về mối quan hệ giữa KNTPH và vấn đề CXHV còn khá hạn chế. Đồng thời, mối quan hệ giữa TNKK thời thơ ấu, KNTPH và vấn đề CXHV cũng chưa được nghiên cứu trong các đề tài trước đây ở Việt Nam. Như vậy, đòi hỏi cần thêm các nghiên cứu tại Việt Nam để làm bổ sung thêm kho tàng lý luận và các kết quả thực chứng cho hướng này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Mối liên hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội” để giúp tìm hiểu mối liên hệ giữa KNTPH và vấn đề CXHV của học sinh THPT, đặc biệt xem xét nó với sự tồn tại của TNKK thời thơ ấu. Trên cơ sở đó, đề xuất các chiến lược cho hoạt động phòng ngừa và can thiệp vấn đề CXHV ở vị thành niên. Các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đặt ra như sau: (1) Thực trạng KNTPH; vấn đề CXHV của các HS THPT tại Hà Nội là như thế nào? (2) Giữa KNTPH và vấn đề CXHV của các HS THPT tại Hà Nội có mối quan hệ gì, đặc biệt khi xem xét mối quan hệ này với sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ như TNKK thời thơ ấu? (3) Những yếu tố nhân khẩu học như giới tính, học lực, khu vực sống… có liên quan đến KNTPH, vấn đề CXHV của học sinh THPT hay không? 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT; đặc biệt xem xét mối liên hệ này với sự tồn tại của TNKK thời thơ ấu. Trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị cho hoạt động phòng ngừa và can thiệp vấn đề cảm xúc, hành vi ở các em. 3. Giả thuyết nghiên cứu (1) Mức độ vấn đề CXHV thuộc nhóm hướng nội cao hơn nhóm hướng ngoại. Trong KNTPH ở học sinh THPT, mức độ của yếu tố Nguồn lực xã hội cao 3 hơn so với những yếu tố thuộc hai nhóm Đặc điểm cá nhân và Sự hỗ trợ của gia đình. (2) Có tương quan nghịch giữa KNTPH và vấn đề CXHV của các HS THPT. TNKK thời thơ ấu có liên hệ với KNTPH và vấn đề CXHV của học sinh THPT. (3) Một số yếu tố nhân khẩu học như giới tính, học lực, khu vực sống… có liên quan tới KNTPH, vấn đề CXHV. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về KNTPH; vấn đề CXHV của vị thành niên; mối quan hệ giữa KNTPH, vấn đề CXHV và yếu tố nguy cơ TNKK thời thơ ấu. - Khảo sát thực trạng KNTPH, vấn đề CXHV của học sinh THPT; mối quan hệ giữa KNTPH, vấn đề CXHV và yếu tố nguy cơ TNKK thời thơ ấu ở học sinh THPT tại Hà Nội. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Mối liên hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT. 5.2. Khách thể nghiên cứu 423 học sinh THPT lớp 10 và lớp 11 trên địa bàn Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu; hệ thống hóa cơ sở lý luận với những khái niệm công cụ; tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề; xây dựng cơ sở lý thuyết về đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Thang đo Khả năng tự phục hồi cho vị thành niên (Resilience Scale for Adolescents: READ) được sử dụng để đánh giá về khả năng tự phục hồi ở học sinh THPT. - Bảng tự báo cáo của thiếu niên (The Youth Self-Report Form: YSR) được sử dụng nhằm đánh giá vấn đề CXHV của học sinh THPT. 4 - Bảng hỏi Các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu (Adverse childhood Experiences Questionnaire: ACE) để khảo sát các TNKK thời thơ ấu của học sinh THPT. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Để xử lý các số liệu được thu thập từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS bản 22. 7. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá KNTPH với các cấu trúc theo thang đo READ. Đối với vấn đề CXHV, chỉ đánh giá 8 nhóm vấn đề CXHV theo thang đo YSR. Về các TNKK thời thơ ấu, đề tài này chỉ khảo sát 10 loại TNKKTTA theo bảng hỏi ACE. - Về phạm vi nghiên cứu: chỉ thực hiện nghiên cứu đối với học sinh lớp 10 và lớp 11 của 4 trường THPT trên TP. Hà Nội. - Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2017. 8. Đóng góp mới của luận văn Đề tài giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT. Đặc biệt, đề tài góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu với khả năng tự phục hồi và vấn đề cảm xúc, hành vi. Từ đó, đề tài đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm phòng ngừa, can thiệp các vấn đề cảm xúc, hành vi của học sinh THPT. 9. Cấu trúc của luận văn Trừ phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực trạng, các yếu tố nguy cơ đối với vấn đề cảm xúc, hành vi của vị thành niên Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đối với vấn đề CXHV ở vị thành niên, một trong những hướng nghiên cứu chính là về thực trạng và xác định các yếu tố nguy cơ. 1.1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng vấn đề CXHV ở vị thành niên Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu tỷ lệ vấn đề CXHV nói chung trên đối tượng vị thành niên. Ở Đức, Barkmann và Markwort (2004) đã tổng quan một cách hệ thống 29 nghiên cứu và kết luận tỷ lệ các rối loạn cảm xúc, hành vi ở trẻ em và vị thành niên Đức là 17.2 +/- 5.07% [17]. Trên đối tượng vị thành niên Mỹ gốc Hàn, nghiên cứu của Kim (2016) báo cáo tỷ lệ vị thành niên gặp vấn đề CXHV ở mức lâm sàng là 18%, phần lớn vấn đề thuộc nhóm hướng nội như trầm cảm, lo âu. Nữ giới có mức độ trầm cảm, lo âu, phàn nàn cơ thể nói riêng và vấn đề hướng nội nói chung cao hơn so với nam giới. Nam giới và vị thành niên lớn tuổi báo cáo mức độ hành vi phá vỡ quy tắc cao hơn [50]. Tác giả Pathak (2011) đã nghiên cứu với 1150 học sinh Ấn Độ từ 12 đến 18 tuổi, kết quả cho thấy, tỉ lệ vấn đề CXHV do bằng Bảng thiếu niên tự báo cáo (YSR) là 30%, nữ nhiều hơn nam. Các triệu chứng hướng nội là vấn đề thường gặp nhất (28.6%) [66]. Tại Trung Quốc, Wang và cộng sự (2014) đã khảo sát 5520 vị thành niên Trung Quốc tuổi 1118 từ 30 trường công với bảng hỏi Điểm mạnh và khó khăn (SDQ). Số liệu thu chỉ ra rằng có 10.7% vị thành niên có điểm số VĐCXHV trên mức ranh giới [77]. Thực trạng vấn đề CXHV ở vị thành niên từ các nền văn hóa khác nhau cũng được quan tâm bởi nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu của Weisz và cộng sự (1993) cho thấy trẻ em Mỹ da trắng có tỷ lệ cao các vấn đề hướng ngoại (như tranh cãi, không nghe lời, hung bạo với người khác) còn trẻ Kenya có tỉ lệ cao các vấn đề hướng nội (như sợ hãi, cảm giác tội lỗi, vấn đề cơ thể). Các tác giả cũng gợi ý rằng sự khác biệt này có thể liên quan đến tính vâng lời và tuân thủ được nhấn mạnh ở văn hóa Kenya, trong khi ở văn hóa Mỹ nhấn mạnh đến tính độc lập [79]. Ngoài ra, sự nhạy 6 cảm của phụ huynh và điều kiện sống ở Thế giới thứ ba cũng là những giả thuyết được các tác giả đặt ra. Không chỉ vậy, Weisz còn thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề CXHV ở trẻ em Mỹ và Thái Lan. Trẻ em Thái Lan, với nền văn hóa chịu ảnh hưởng từ Phật giáo khuyến khích tính tự chủ, khả năng kiểm soát cảm xúc và không khuyến khích các hành vi gây hấn, đã báo cáo nhiều vấn đề hướng nội hơn (như xấu hổ, sợ hãi) so với trẻ em Mỹ [80]. Tương tự, Crijnen (1993) và cộng sự đã so sánh vấn đề CXHV ở trẻ em và vị thành niên từ 12 nền văn hóa bao gồm Úc, Bỉ, Trung Quốc, Đức, Hy Lạp, Israel, Jamaica, Hà Lan, Puerto Rico, Thụy Điển, Thái Lan và Hoa Kỳ. Số liệu thu được chỉ ra rằng có sự khác biệt mức độ trung bình giữa các nền văn hóa khác nhau ở các vấn đề thu mình và vấn đề xã hội; sự khác biệt nhỏ ở các vấn đề phàn nàn cơ thể, lo âu/trầm cảm, vấn đề suy nghĩ, vấn đề chú ý, hành vi phá vỡ luật và hành vi hung tính. Điểm số vấn đề CXHV của trẻ Puerto Rico cao nhất, Thụy Điển thấp nhất. Đồng thời, có sự nhất quán giữa các nền văn hóa về việc nữ có điểm số cao hơn nam ở các vấn đề phàn nàn cơ thể, lo âu/trầm cảm nhưng điểm số thấp hơn nam ở các vấn đề chú ý, hành vi hung tính [29]. Không chỉ nghiên cứu ở nhóm đối tượng vị thành niên trong dân số chung, nhiều tác giả còn tìm hiểu thực trạng vấn đề CXHV ở các nhóm đối tượng đặc biệt. Stevenson (2015), đã thực hiện nghiên cứu để ước tính mức độ vấn đề CXHV của trẻ khiếm thính so với các trẻ bình thường. Trẻ khiếm thính có điểm số vấn đề CXHV đo bằng thang SDQ cao hơn khoảng 1/4 đến 1/3 độ lệch chuẩn so với trẻ bình thường [74]. Trên nhóm đối tượng vị thành niên hút thuốc lá, thực trạng vấn đề CXHV cũng được Muthupalaniappen (2012) ở Malaysia nghiên cứu. Nhìn chung, điểm trung bình vấn đề CXHV ở trẻ hút thuốc lá cao hơn trẻ không hút thuốc lá ở tất cả các lĩnh vực vấn đề CXHV theo thang đo YSR. Thiếu niên hút thuốc lá có nhiều vấn đề hành vi phá vỡ quy tắc, hành vi hung tính và phàn nàn cơ thể hơn so với các em khác [62]. Bên cạnh đó, Dekker (2002) đã phát hiện ra rằng trẻ em khuyết tật trí tuệ có điểm trung bình vấn đề CXHV cao hơn so với các em bình thường, cụ thể có gần 50% trẻ khuyết tật trí tuệ có tổng điểm vấn đề CXHV đo bằng YSR ở mức lệch chuẩn, còn ở các em bình thường tỉ lệ này là 18% [32]. Ngoài những nghiên cứu về thực trạng vấn đề CXHV nói chung, vẫn có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào thực trạng của các loại vấn đề CXHV cụ thể. Chẳng 7 hạn, về thực trạng rối loạn trầm cảm: Wang (2016) nghiên cứu thực trạng trầm cảm của vị thành niên Trung Quốc, cho thấy tỉ lệ trẻ có nguy cơ trầm cảm là 23.9% [78]. Nghiên cứu của Saluja (2004) trên nhóm vị thành niên Mỹ báo cáo 18% vị thành niên có triệu chứng trầm cảm, ở nữ cao hơn ở nam [69]. Hoặc Munhoz (2015) tìm hiểu thực trạng trầm cảm ở vị thành niên Brazil, với tỷ lệ trầm cảm nhẹ là 17% [59]. Về biểu hiện của rối loạn lo âu, Beesdo và cộng sự (2009) đã tổng hợp kết quả của các nghiên cứu khác nhau ở các nước Đài Loan, Puerto Rico, New Zealand, Mỹ, Đức, Canada, Thụy Điển, Hà Lan và đưa ra tỷ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên như sau: tỉ lệ ám sợ đặc hiệu đo tại thời điểm dao động từ 0.2%-14.6%; ám sợ xã hội là 0.5%-11.1%... [18]. Các tác giả đã giải thích tỷ lệ rối loạn lo âu dao động nhiều là do khác biệt trong các nhóm tuổi, các công cụ nghiên cứu khác nhau, nguồn thông tin, phương pháp tổng hợp dữ liệu và các hệ thống chẩn đoán được sử dụng… Tương tự, các nghiên cứu về thực trạng rối loạn hành vi cũng rất đa dạng: Nghiên cứu của tác giả Murray (2013) tìm hiểu tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em và vị thành niên Brazil với kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề hành vi trong bảng hỏi sàng lọc là 20.8%, tỷ lệ trung bình rối loạn cư xử/rối loạn khiêu khích chống đối là 4.1% [61]. López-Villalobos (2014) ở Tây Ban Nha đã nghiên cứu và cho biết biết tỷ lệ rối loạn khiêu khích chống đối của trẻ là 5.6%; xét theo giới tính: nam là 6.8% và nữ là 4.3% [52]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu thực trạng vấn đề CXHV nói chung cũng như các loại VĐCXHV cụ thể ở vị thành niên: Về các loại vấn đề CXHV cụ thể: Lê Thị Kim Dung (2007) đã nghiên cứu 2549 học sinh trung học cơ sở tuổi từ 11-15 ở miền Bắc, cho thấy tỷ lệ một số vấn đề cảm xúc, hành vi cụ thể là: lo âu (12.3%); trầm cảm (8.4%); tic (4.2%)…[1] Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Hằng Phương (2009) đã điều tra về thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu ở học sinh là 21.6% [9]. Về rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên, Cao Vũ Hùng (2010) đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm trẻ điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong số vị thành niên bị trầm cảm, tuổi 13-16 chiếm tỷ lệ cao (63.75%), tuổi trung bình là 14.15 (SD=1.74), nữ nhiều hơn nam (1.16/1). Bên 8 cạnh đó, các rối loạn khác ở trẻ vị thành niên bị trầm cảm nhiều nhất là rối loạn lo âu (63.75%), rối loạn hành vi (45%). [4] Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề hành vi, cảm xúc nói chung của vị thành niên có thể kể đến các nghiên cứu sau: Năm 2007, Ngô Thanh Hồi khảo sát 1203 học sinh từ 10-16 tuổi, cho thấy tỷ lệ học sinh mắc vấn đề CXHV nói chung là 19.46%; tỷ lệ mắc vấn đề cảm xúc là 11.48%, vấn đề cư xử là 9.23%, vấn đề tăng động là 14.10%, vấn đề nhóm bạn là 9.32% và vấn đề tiền xã hội là 7.57% [3]. Năm 2013, nhóm tác giả Đặng Hoàng Minh, Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh đã điều tra về thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam trên nhóm mẫu đại diện ở 1320 hộ gia đình có con từ 6-16 tuổi từ 10 tỉnh thành đại diện cho toàn quốc. Tỷ lệ các trường hợp có vấn đề CXHV ở trẻ 12-16 tuổi theo thang đo SDQ do cha mẹ báo cáo (gồm các tiểu thang xã hội tích cực, vấn đề hành vi, tăng động, vấn đề tình cảm, vấn đề bạn bè) là 13.2%; còn tỉ lệ theo thang đo YSR do trẻ tự báo cáo là 12.4%. Tỉ lệ vị thành niên có vấn đề về hướng nội cao hơn tỉ lệ vị vị thành niên có vấn đề hướng ngoại. [7] 1.1.1.2. Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV ở vị thành niên Sự phát triển tâm lý của vị thành niên chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả những yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ là những yếu tố tác động tiêu cực, làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần [5]. Các yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV ở vị thành niên rất đa dạng và đã được xác định trong nhiều nghiên cứu. Một số nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu các yếu tố nguy cơ đối với những vấn đề CXHV cụ thể của vị thành niên. Về rối loạn trầm cảm, Wang (2016) nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố nguy cơ gồm: có bố mẹ đơn thân, không được cả bố và mẹ chăm sóc, sống trong gia đình thu nhập thấp, các áp lực về sức khỏe thể chất, mối quan hệ liên cá nhân…) [78]. Munhoz (2015) bổ sung thêm các bằng chứng về yếu tố nguy cơ cho trầm cảm bao gồm là nữ giới, vị thành niên lớn tuổi, dân tộc thiểu số, sống với một cá nhân mắc trầm cảm [59]. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến việc bắt nạt/bị bắt nạt cũng được cho là yếu tố nguy cơ đối với vấn đề trầm cảm ở vị thành niên trong nghiên cứu của Saluja (2004) trên nhóm vị thành niên Mỹ [69]. 9 Đối với rối loạn lo âu, một số yếu tố nguy cơ đã được Beesdo và cộng sự (2009) chỉ ra: yếu tố nhân khẩu học (nữ giới, trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp), các yếu tố sinh học (gen, chức năng thần kinh), đặc điểm khí chất và nhân cách, các yếu tố về môi trường (phong cách làm cha mẹ, bầu không khí trong gia đình, các khó khăn thời thơ ấu, biến cố trong cuộc đời) [18]. Đối với triệu chứng rối loạn lo âu xã hội, Wu (2016) đã nghiên cứu và phát hiện các yếu tố nguy cơ như: độ tuổi, rối loạn chức năng gia đình, chất lượng cuộc sống, khả năng ứng phó kém, triệu chứng trầm cảm và lòng tự trọng thấp [87]. Ở rối loạn cư xử, các yếu tố nguy cơ đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Murray (2010) là tính khí bốc đồng, chỉ số IQ thấp, thành tích học thấp, ít sự giám sát của cha mẹ, kỷ luật của cha mẹ không nhất quán, cha mẹ có thái độ lạnh nhạt, bị lạm dụng tình dục, cha mẹ có xung đột với nhau, cha mẹ và bạn bè có thái độ chống đối xã hội, gia đình thu nhập thấp, trường học và khu phố có tỷ lệ tội phạm cao [60]. Không chỉ xác định các yếu tố nguy cơ với vấn đề CXHV cụ thể, một số nghiên cứu tìm hiểu về yếu tố nguy cơ với vấn đề CXHV nói chung. Compas và cộng sự (1989) đã khảo sát 309 trẻ 10-15 tuổi ở Vermont, Mỹ và cha mẹ của các em trong nghiên cứu dài 9 tháng để tìm hiểu yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV của lứa tuổi đầu vị thành niên. Kết quả cho thấy, vấn đề CXHV của trẻ được dự đoán bởi các sự kiện gây căng thẳng với trẻ, sự kiện gây căng thẳng, triệu chứng tâm lý của cha mẹ [27]. Rae-Grant (1989) đã nghiên cứu 3294 trẻ em và vị thành niên từ 4 đến 16 tuổi ở Canada, cho thấy các vấn đề liên quan đến phụ huynh và gia đình là yếu tố gây nguy cơ cao với các rối loạn [67]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gortmaker và cộng sự (1990) với 11699 trẻ em và vị thành niên ở Mỹ cũng chỉ ra thấy điều kiện về sức khỏe với các bệnh mãn tính cũng là yếu tố gây nguy cơ cao với vấn đề CXHV: có sự khác biệt lớn giữa các em có bệnh mãn tính và không có bệnh mãn tính ở các vấn đề trầm cảm/lo âu, xung đột với bạn/thu mình; tỷ lệ các vấn đề hành vi cực đoan ở các em có bệnh mãn tính cao gấp 1.55 lần các em không có bệnh mãn tính. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ khác bao gồm thiếu bố/mẹ đẻ, gia đình thu nhập thấp, tuổi và trình độ của người mẹ [42]. Tương tự, nghiên cứu của Hamidovic (2017) đã chỉ ra các biến nhân khẩu học như: mẹ thất nghiệp, kinh tế gia đình thấp… là nguy cơ cho vấn đề CXHV ở vị thành niên [43]. Không chỉ vậy, khảo sát của Fowler, P. (2009) báo cáo 10 yếu tố bạo lực cộng đồng là yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề hướng ngoại và một số vấn đề hướng nội [40]. Các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu (như bị lạm dụng hoặc bỏ mặc lúc nhỏ, lạm dụng chất hoặc nghiện rượu, cha mẹ bất hòa trong hôn nhân và có thành viên gia đình là tội phạm…) cũng là yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV ở vị thành niên. Schilling (2007) đã nghiên cứu chiều dọc trên 1093 học sinh cuối cấp ba ở Mỹ, cho thấy tồn tại mối liên hệ giữa các triệu chứng trầm cảm, hành vi chống đối xã hội, hành vi sử dụng chất với TNKK thời thơ ấu [70]. Ở Việt Nam, một số tác giả cũng đã nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV ở vị thành niên. Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2009) đã sử dụng nghiên cứu cắt ngang để xác định một số yếu tố nguy cơ đối với trầm cảm và lo âu ở 972 học sinh hai trường trung học cơ sở của Hà Nội. Kết quả cho thấy trầm cảm và lo âu ở cả học sinh nam và nữ có mối liên quan với bị bắt nạt/trêu ghẹo; sự kiểm soát và bảo vệ quá mức của cha mẹ [5]. Về rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên, nghiên cứu của Cao Vũ Hùng (2010) đã báo cáo các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm: xu hướng tính cách hướng nội; tiền sử mắc bệnh tâm thần, thần kinh, bệnh cơ thể nặng, mãn tính; tiền sử gia đình mắc rối loạn tâm thần; cấu trúc gia đình không hoàn thiện; thất bại trong các mối quan hệ với bạn bè, người thân; học tập căng thẳng, thất bại trong thi cử, chuyển môi trường học… [4] Ngoài ra, nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh, Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh (2013) đã cho thấy khu vực nông thôn có thể là yếu tố nguy cơ cho vấn đề tình cảm, lo âu/trầm cảm, bạn bè còn khu vực đô thị lại là yếu tố nguy cơ với vấn đề tăng động [7]. Trên nhóm mẫu vị thành niên nam trường giáo dưỡng, tác giả Trần Thành Nam (2015) tìm mối liên hệ giữa phong cách hành vi làm cha mẹ và các biểu hiện rối loạn hành vi cảm xúc ở vị thành niên trên 172 khách thể nam trường Giáo dưỡng và 172 khách thể nam từ cộng đồng trong độ tuổi từ 13-16. Kết quả nghiên cứu khẳng định phong cách hành vi làm cha mẹ ảnh hưởng đến 8 nhóm rối loạn gồm rối loạn lo âu trầm cảm, thu mình trầm cảm, than phiền cơ thể, vấn đề xã hội, vấn đề tư duy, vấn đề chú ý, hành vi xâm kích/gây hấn và hành vi phá luật. Cụ thể, phong cách dễ dãi nuông chiều dự báo 7/8 nhóm rối loạn, phong cách làm cha mẹ độc đoán dự báo 5/8 nhóm rối loạn. Một số yếu tố nguy cơ gồm: sự thiếu nhất quán 11 trong ứng xử của cha mẹ với con cái, hành vi kiểm soát cảm xúc và một số biến nhân khẩu học như thu nhập, số lượng anh chị em trong gia đình [8]. Nhìn chung, từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rằng vấn đề CXHV ở vị thành niên đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Các nghiên cứu về thực trạng vấn đề CXHV ở vị thành niên đã được thực hiện trên các nhóm đối tượng khác nhau và tập trung cả vào vấn đề CXHV chung lẫn những loại vấn đề CXHV cụ thể. Kết quả của các nghiên cứu đó cho thấy tỷ lệ vấn đề CXHV ở vị thành niên khá cao. Một số vấn đề CXHV thuộc nhóm hướng nội có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các vấn đề CXHV thuộc nhóm hướng ngoại (như nghiên cứu ở các nước Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam...). Những yếu tố nguy cơ đã được chỉ ra trong các nghiên cứu đi trước bao gồm những yếu tố thuộc về cá nhân, gia đình, trường học/cộng đồng. Các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu cũng là một trong số những yếu tố nguy cơ đối với vấn đề CXHV của vị thành niên. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khả năng tự phục hồi Các nghiên cứu về KNTPH nổi lên từ những năm 1960, 1970 của thế kỉ trước khi một số nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến hiện tượng nhóm trẻ sống trong điều kiện nhiều nguy cơ nhưng vẫn biểu hiện sự thích ứng tích cực [54]. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về KNTPH, có thể được chia thành hai hướng chính sau: - Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố trong KNTPH Trong những năm 1960, 1970 của thế kỷ trước, Garmezy và các cộng sự đã nghiên cứu về nguyên nhân và tiên lượng của rối loạn tâm thần mức độ nặng. Các tác giả đã nhận thấy rằng trong số những trẻ em gặp nguy cơ cao mắc rối loạn tâm thần, có một nhóm trẻ vẫn thích nghi tốt một cách đáng ngạc nhiên. Do đó, việc tìm kiếm các yếu tố mà liên quan tới hiện tượng này là điều đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu này đã đánh dấu việc chuyển sự chú ý từ các triệu chứng giống như các mô hình y học sang việc tập trung vào những kết quả tích cực và các yếu tố đóng góp vào sự phát triển lành mạnh trong bối cảnh cuộc sống khó khăn (theo Luthar, 2006) [53]. Tiếp đó, một loạt nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu về KNTPH của cá nhân và các yếu tố tạo ra sự khác biệt ở nhóm trẻ có KNTPH và nhóm trẻ còn lại. 12 Berlin và Davis (1989) đã khảo sát con của những người nghiện rượu, tìm ra rằng sự hỗ trợ và chăm sóc của người mẹ đóng vai trò quan trọng dẫn đễn việc không nghiện rượu ở trẻ trong tương lai (dẫn theo Luthar, 2006) [53]. Năm 1993, Werner đã công bố kết quả của nghiên cứu trường diễn Kauai và xác định những yếu tố liên quan đến KNTPH. Nghiên cứu này theo dõi 698 trẻ em được sinh ở Hawaii trong năm 1955 từ những tuần tuổi đầu tiên đến các thời điểm 1 tuổi, 2 tuổi, 10, 18, và 32 tuổi để tìm hiểu về sự phát triển của những cá nhân gặp nhiều điều kiện khó khăn như căng thẳng, đói nghèo và môi trường gia đình có vấn đề (gia đình bất hòa hoặc bố mẹ có vấn đề về tâm bệnh...). Các yếu tố liên quan đến KNTPH được tìm thấy bao gồm: Tính khí dễ thích nghi giúp trẻ tạo ra phản ứng tích cực từ người chăm sóc. Các kỹ năng, giá trị và năng lực để phát triển các mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp một cách thực tế. Cha mẹ hoặc người chăm sóc đã nuôi dưỡng lòng tự trọng, lòng tin cho trẻ. Không chỉ vậy, cá nhân có KNTPH còn tìm kiếm những môi trường mang tính củng cố và khen thưởng cho những năng lực của mình, giúp họ thành công vượt qua các thay đổi trong cuộc đời [81]. Tương tự, nghiên cứu về 139 gia đình đơn thân người Mỹ gốc Phi có con từ 6 đến 9 tuổi của các tác giả Bordy, Flor và Gibson (1999) chỉ ra rằng thói quen gia đình (như có thời gian nói chuyện với nhau mỗi ngày, cha/mẹ đi làm về vào cùng một thời điểm mỗi ngày) cũng đóng góp vào việc có kết quả phát triển tích cực của trẻ. Khi gia đình không có các hoạt động chung cùng nhau hoặc cha mẹ thường về nhà muộn, trẻ có thể cảm thấy mình tự do, được làm những thứ mà cha mẹ không cho phép nếu họ ở nhà, bao gồm cả hành vi thử nghiệm với các chất hoặc từ chối làm bài tập (dẫn theo Luthar, 2006) [53]. Buckner, Mezzacappa và Beardslee (2003) đã tiến hành nghiên cứu 155 trẻ từ các gia đình thu nhập thấp để xác định các yếu tố, đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa những trẻ có KNTPH và những trẻ khác. Kết quả cho thấy, các em có KNTPH báo cáo kỹ năng tự điều chỉnh bản thân và lòng tự tôn nhiều hơn, đồng thời nhận được nhiều sự giám sát của cha mẹ hơn [21]. Cicchetti và Rogosch (1997) khi nghiên cứu về trẻ em bị ngược đãi đã cung cấp bằng chứng về việc các yếu tố trong KNTPH có thể khác nhau ở những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau [24]. Trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ ra mối quan hệ liên cá nhân gần gũi và hỗ trợ xã hội dự báo kết quả phát triển tốt của trẻ em gặp 13 nhiều nguy cơ, nghiên cứu của hai tác giả này lại cho thấy rằng những trẻ bị ngược đãi mà vẫn có sự thích nghi tích cực dài hạn là những em mà ít nhận được hỗ trợ hơn. Dự án KNTPH của trẻ em Rochester cũng cho thấy các bằng chứng tương tự. Khảo sát nhóm trẻ em khu vực đô thị có bối cảnh khó khăn (tỉ lệ đói nghèo, bạo lực cao, gia đình bất hòa và các vấn đề sử dụng chất), nghiên cứu này cho thấy các yếu tố bảo vệ có hiệu ứng khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của trẻ và bối cảnh [88]. Ví dụ, mặc dù các kỳ vọng tương lai tích cực và sự nhận thức về năng lực bản thân thường được xem là yếu tố bảo vệ, nhưng trong nghiên cứu này, hiệu ứng tích cực đó chỉ ứng với những khách thể có nhận thức thực tế. Vị thành niên có nhận thức không thực tế về các năng lực của bản thân có liên hệ với nguy cơ vấn đề hành vi cao. Đồng thời, kỳ vọng tương lai tích cực nhưng thiếu thực tế có mối liên hệ với việc bỏ học ở những em gặp vấn đề hành vi. Do vậy, các đặc điểm cá nhân của trẻ như lòng tự trọng cao và các kỳ vọng tương lai tích cực liên quan đến KNTPH của một số trẻ, nhưng không phải với tất cả. [85] Nghiên cứu theo chiều dọc Rochester đã chia trẻ thành các nhóm khác nhau dựa vào điểm số các nguy cơ cộng dồn (ví dụ, số lượng các yếu tố nguy cơ thuộc gia đình và yếu tố nhân khẩu học), các năng lực (ví dụ, năng lực nhận thức, điểm IQ) và kết quả phát triển (ví dụ, chức năng cảm xúc xã hội, triệu chứng tâm thần). Khi theo dõi các kết quả phát triển theo thời gian, nghiên cứu này cho thấy những trẻ có nguy cơ cao, năng lực cao ở tuổi lên 4, đến tuổi 18 lại có kết quả tệ hơn so với các trẻ năng lực thấp, nguy cơ thấp. Từ đó cho thấy, KNTPH có thể thay đổi, các năng lực xuất hiện sớm ở trẻ nguy cơ cao trong một thời điểm không có nghĩa sẽ dự báo được cho thời điểm khác (dẫn theo Vanderbilt-Adriance, 2008) [76]. Sự thay đổi đáng kể về cách trẻ đón nhận, diễn giải các kinh nghiệm cá nhân theo các độ tuổi khác nhau cũng có thể là nguyên nhân cho kết quả đó. Khi đó, ý nghĩa và tác động của các trải nghiệm sang chấn có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, một số nạn nhân bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu lúc còn rất nhỏ chưa hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy một cách đầy đủ; nhưng khi lớn hơn, mức độ cảm giác xấu hổ, nhục nhã, bị lừa dối có thể gia tăng và làm tính căng thẳng của trải nghiệm tăng lên [86]. Như vậy, các nghiên cứu theo hướng này đã tập trung vào việc xác định các yếu tố trong KNTPH của cá nhân. Nhiều yếu tố đa dạng đã được chứng minh gồm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan