Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Modul 2 đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, mục tiêu và kết quả mong đ...

Tài liệu Modul 2 đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, mục tiêu và kết quả mong đợi

.DOC
7
388
112

Mô tả:

Mô đun 2: Đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, mục tiêu và kết quả mong đợi. I. Đặc điểm, xác định mục tiêu về phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mầm non: 1. Khái niệm: - Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ của họ gắn với một đối tượng cụ thể. - Cảm xúc là thể hiện tình cảm trong thời gian nhất định. - Tình cảm có 2 loại: + Tình cảm cao cấp: Liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu sinh học của cơ thể. + Tình cảm cấp thấp: Liên quan sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu của con người bao gồm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ. - Trẻ mầm non đang hình thành và phát triển nhân cách: trẻ tiếp thu và học hỏi từ xung quanh tạo nên sự phát triển và hoàn thiện cá nhân - > Giáo dục trẻ bắt đầu từ việc đơn giản, gần gũi, nhận biết những biểu hiện của cảm xúc của người khác để điều chỉnh các biểu hiện và hành vi cho phù hợp, trẻ nhận cảm xúc và tình cảm của mình, học cách thể hiện cho phù hợp. - Kỹ năng xã hội là cách thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống xã hội giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn. Tùy theo giai đoạn phát triển, mở rộng phạm vi và sự đa dạng của hoạt động, sự phong phú của các mối quan hệ -> kỹ năng xã hội được phát triển lên. 2. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mầm non và các mục tiêu cần đạt: a. Lứa tuổi Nhà trẻ: * Về tình cảm: Khi lọt lòng trẻ đã có ứng xử để người lớn quan tâm như khóc, cười... thể hiện nhu cầu giao gắn bó đặc biệt với mẹ -> Đây là cơ sở nảy sinh và phát triển các nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với những người xung quanh trẻ dần biết thể hiện cảm xúc như hóng chuyện... -> Đó là những phản ứng vận động xúc cảm hướng tới người lớn -> “ phức cảm hớn hở”. Đến 15 tháng trẻ giao tiếp trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ -> ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển tâm lý đặc biệt là mặt xúc cảm. Khi được bế ẵm, cưng nựng... khêu gợi cảm xúc đầu tiên và sắc thái khác nhau cho trẻ học theo. Trẻ phân biệt người lạ với người quen ( tháng thứ 6 – thứ 8). 1 Cùng với giao tiếp trẻ hình thành nhu cầu hoạt động với đồ vật -> Người lớn là cầu nối giúp trẻ tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh -> phát triển vận động từ đơn giản đến phức tạp từ vận động thô. Đến hơn 1 tuổi trẻ tập các vận động tinh tốt hơn và có thể vận động một cách khéo léo. Các giác quan biểu lộ tính nhạy cảm. Đến 2 tuổi tình cảm cúng thể hiện những sắc thái mới, trẻ thích âu yếm, khen ngợi. Sự khen ngợi là nguồn cổ vũ để hình thành ở trẻ tình cảm tự hào. Khi mắc lỗi người lớn khiển trách. -> xuất hiện tình cảm xấu hổ -> biểu hiện tình cảm đạo đức giáo dục tốt thúc đẩy trẻ làm nhiều việc tốt. Từ đặc điểm trên xác định mục tiêu cơ bản trong giáo dục trẻ tuổi Nhà trẻ: - Nhận biết biểu lộ cảm xúc của con người và sự vật gần gũi. Nhận biết sắc thái cảm xúc của mọi vật xung quanh -> Điều chỉnh hành vi của bản thân -> Học cahs thể hiện cảm xúc -> Điều kiện quan trọng giúp phát triển các mối quan hệ tăng cường sự hiểu biết về con người thế giới xung quanh. Cụ thể: + Từ 3 – 6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ thích hóng chuyện. Biểu lộ cảm xúc của mình với khuôn mặt, giọng nói, điệu bộ, cử chỉ của người giao tiếp cùng trẻ. Trẻ thích thú với đồ vật chuyển động có màu sắc. + Từ 6 -> 12 tháng tuổi: Trẻ thích biểu lộ sự giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ của người giao tiếp cùng. Trẻ biểu lộ các cảm xúc với người xung quanh. Trẻ thích chơi với các đồ vật chuyển động có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm thanh. + Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ lời nói với người khác. Trẻ nhận ra được trạng thái cảm xúc, vui buồn, sợ hãi. Trẻ biểu lộ cảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ. Trẻ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với người khác. Trẻ nhận biết trạng thái cảm xúc, vui buồn, sợ hãi. Trẻ biểu lộ cảm xúc này qua nét mặt cử chỉ. Trẻ biểu lộ sự thân thiện với các đối tượng thú vị xung quanh như con vật, đồ vật. + Trẻ tữ 24 – 36 tháng: Biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử và lời nói với người khác. Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. Biểu lộ cảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ, biểu lộ sự thân thiện với các đối tượng quen thuộc khác. Trẻ biểu hiện cảm xúc mang tình nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ là cơ sở hình thành tình cảm thẩm mỹ. Trẻ tiếp xúc sớm sẽ yêu thích cái đẹp, hứng thú với hoạt động tìm ra cái đẹp. + Từ 3 – 6 tháng: trẻ biểu lộ cảm xúc tích cực khi nghe hát, nghe các âm thanh ( nghe, cười, khua tay chân). + Từ 6 – 12 tháng tuổi: Biểu lộ cảm xúc tích cực khi nghe hát, nghe các âm thanh ( nhún nhảy, vỗ tay, reo cười...) + Từ 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ thích nghe hát, vận động theo nhạc. Thích xem tranh ảnh, thích vẽ. 2 + Trẻ từ 24 – 36 tháng: Trẻ biết hát, vận động theo vài bài hát, bản nhạc. Trẻ thích xem tranh, ảnh, mô hình, xếp hình, tô, vẽ ( cầm bút di mầu, vẽ nguệch ngoạc). * Về kỹ năng xã hội: - Nhờ sự dẫn dắt của người lớn-> Trẻ bắt chước các hành động của người lớn -> Điều kiện quan trọng giúp trẻ tiếp thu những điều người lớn dạy bảo, mở rộng vốn kiến thức, kinh nghiệm -> Đây là qua trình trẻ học kiến thức, kỹ năng hoạt động đúng với các đối tượng đồng thời lĩnh hội các quy tắc xã hội. Các chuẩn mực về hành vi lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là xuất hiện của sự tự ý thức. Đến 2 tuổi trẻ có nhiều khả năg gắn tên mình với bản thân -> muồn hành động để phân biệt mình, các hoạt động độc lập nhiều hơn. Trẻ hiểu về cơ thể mình, quan tâm các bộ phận cơ thể mình và đếm giới tính. Từ Nhà trẻ xuất hiện khả năng đánh giá người khác và bản thân mình. Nhận xét chủ yếu là ngoan, hư -> luyện thói quen tốt, bỏ dần thói quen xấu -> khả nang điều chỉnh hành vi còn hạn chế. Người lớn phải kiên nhẫn, sát sao với trẻ. Đến cuối Nhà trẻ, Mẫu giáo xuất hiện khủng khoảng tuổi lên 3. Lúc này trẻ phân biệt mình với người lớn. trẻ nhận ra sự trưởng thành của mình. Nhu cầu tự khẳng định mình trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ hoạt động -> Dấu hiệu của sự trưởng thành đôi lúc hơi thái quá, trẻ bướng bỉnh... -> giai đoạn nhạy cảm, dễ gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa trẻ với những người xung quanh -> Người chăm sóc trẻ nắm đặc điểm, biện pháp giáo dục phù hợp. Tóm lại: Các kỹ năng xã hộ đối với Nhà trẻ là cách thức trẻ cần có giúp trẻ hòa nhập và phát triển các mối quan hệ xã hội. * Mục tiêu cơ bản cần đạt: - Biểu lộ sự nhận thức về bản thân là cách để hoàn thiện và phát triển. Ban đầu phân biệt bản thân với thế gới xung quanh, sau là nhận thức về bản thân, phân biệt mình với người khác. Bắt đầu từ rất sớm, kéo dài khi con người đã đến trưởng thành. Cụ thể; + Từ 3 – 6 tháng tuổi: quay đầu về phía phát âm thanh hoặc tiếng gọi + Từ 6 – 12 tháng tuổi: Nhận ra mình quay trong gương, trong ảnh. + Từ 24 – 36 tháng tháng: trẻ chào khi được nhắc nhở. Trẻ bắt chước một vài hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ. Trẻ chơi thân thiện và thực hiện yêu cầu của người lớn. b. Trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi: - Trẻ 3 dễ xúc cảm và nhạy cảm. Xúc cảm dễ nảy sinh và mất đi nhanh -> Tình cảm chưa bền vững và ổn định. Hành vi bị chi phối bởi tình cảm. 3 - Tình cảm đạo đức và thẩm mỹ được nảy sinh và phát triển mạnh và luôn gắn quện với nhau. Rung động bởi cái đẹp. Nhận biết hành vi đạo đức đơn giản trong mối quan hệ tốt – xấu, đúng – sai. * Mục tiêu cần đạt: - Nhận biết và thể hiện xúc cảm, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh, nhận ra cảm xúc vui, buồn, sợ hãi... qua nét mặt, giọng nói hoặc qua hình ảnh trong tranh. Trẻ biểu lộ cảm xúc vui buồn. - Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp thiện nhiên, cuộc sống và hoạt động mang tính nghệ thuật. * Về kỹ năng xã hội: - Ý thức về bản thân nảy sinh còn mờ nhạt -> Tiếp xúc với thế giới xung quanh được mở rộng trẻ phát hiện nhiều mối quan hệ đa dạng, vừa rắc rối trẻ không hiểu được ngay-> Mượn trò chưoi vận động để thâm nhập đời sống xã hội phức tạp của người lớn -> Học nhiều đièu điều mới, rèn luyện kỹ năng, gắn kết hơn với bạn. - 3 tuổi là khởi đầu hình thành ý thức bản ngã. Trẻ chủ quan và thơ ngây -> Do vậy trẻ hay đặt ra yêu cầu vô lý ngoài khả năng -> Người lớn cần kiên nhẫn tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn với các đối tượng thuoccj môi trường bên ngoài. Trẻ nhận ra các quy tắc phải tuân theo. - Độ tuổi này cần cho trẻ cảm nhận sự quan tâm của người lớn -> Giáo dục mối quan hệ thân ái, tình cảm bắt đầu hình thành lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ thể hiện kỹ năng xã hội chỉ chờ đến lượt chia sẻ quan tâm đến người khác. Trẻ ít phụ thuộc có thể chơi một mình trong thời gian dài -> Khẳng định mình mong muốn đạt tính tự lực -> Người lớn cần nuôi dưỡng lòng mong muốn độc lập, đáp ứng nhu cầu tự học. * Mục tiêu cần đạt: - Thể hiện cảm xúc của bản thân: Nói tên, tuổi, giới tính, điều thích, không thích. - Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cần cố gắng thực hiện công việc được giao. - Thực hiện hành vi, quy tắc ứng xử xã hội. Thực hiện một số quy định của lớp, gia đình. Biết chào hỏi, xin lỗi. c. Trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi: * Về tình cảm: - Ngôn ngữ phát triển hơn -> quan hệ được mở rộng -> Đời sống tình cảm có bước phát triển mạnh vừa phong phú vừa sâu sắc. Trẻ thích sự trìu mến, lo sợ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt -> Đây là thời điểm giáo dục lòng nhân ái. - Các loại tình cảm bậc cao: trí tuệ, tình cảm đạo đức thẩm mỹ, phát triển thuận lợi đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ. 4 * Mục tiêu cần đạt: - Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người sự vật, hiện tượng xung quanh: Nhận biết cảm xúc, vui buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói. - Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên của cuộc sống và các hoạt động mang tính nghệ thuật. * Về kỹ năng xã hội: - Thế giứo nội tâm bắt đầu phong phú, cá tính bộc lộ. Có khuynh hướng tìm bạn thân hợp lý. Có dư luận -> Ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức của trẻ và nhân cách của từng đứa trẻ. * Mục tiêu cần đạt: - Thể hiện ý thức về bản thân: Nói được những việc trẻ đã làm - Thể hiện sự tự tin, tự lực: trẻ tự chọn đồ chơi, trò chưoi theo ý thích -> Hoàn thành việc. - Thể hiện hành vi và quy tắc ứng xử: Biết trao đổi và thỏa thuận với bạn khi thực hiện một hoạt động chung. d. Trẻ 5- 6 tuổi: * Về tình cảm: - Khá rõ nét và ổn định hơn. Tư duy và ngôn ngữ phát triển. Thể hiện sắc thái khác nhau của ngôn ngữ. Trẻ nói tình cảm của mình cho người khác nghe. Trẻ thể hiện sự quan tâm chia sẻ. Tình cảm đạo đức và thẩm mỹ phát triển và củng cố. Trẻ rung động và mong muốn tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lẽ phải. - Tình cảm trí tuệ phát triển, mong muốn và yêu thích hoạt động phát triển nhận thức. Trẻ có sự hiếu kỳ trước những điều mới lạ -> Cần trân trọng và khai thác. * Mục tiêu cần đạt: - Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng. - Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống và hoạt động mang tình nghệ thuật. - Trẻ thể hiện tình cảm trí tuệ, tích cực. * Về kỹ năng xã hội: - Trẻ nhận ra mình lớn nhất trong trường mầm non. Khả năng kiềm chế tốt hơn -> phục tùng các mục đích yêu cầu của người lớn song nhiệm vụ phải rõ ràng, dễ hiểu, yêu cầu cần phù hợp giáo viên cần động viên khuyến khích trẻ. * Mục tiêu cần đạt: - Thể hiện ý thức về bản thân: Biết vị trí của mình trong gia đình. Biết vâng lời và làm những việc vừa sức. 5 - Thể hiện sự tự tin, tự lực. Tự làm một số việc đơn giản hàng ngày. Hoàn thiện công việc được giao. - Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Biết lắng nghe, trao đổi thỏa thuận chia sẻ kinh nghiệm với bạn. II. Xây dựng nội dung xác định phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu: 1. Nội dung: 2. Xác định phương pháp giáo dục: a. Giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi: - Mục đích: tạo ra sự tin tưởng gắn bó giữa trẻ-> người xung quanh. Tăng cường sự phát triển các giác quan góp phần tích cực phát triển các kỹ năng xã hội. - Cách thực hiện: + Luôn để ý thời gian giao lưu với trẻ ( lời nói, điệu bộ, cử chỉ...) + Trẻ nhỏ phát triển các giác quan có ý nghĩa quan trọng. Cần tạo cơ hội cho trẻ phát triển các giác quan với cấp độ tăng dần theo lứa tuổi -> Phương pháp này áp dụng khi trẻ nhỏ, thực hiện thường xuyên tuy nhiên cần tạo cho trẻ sự xoay sở -> tránh làm nũng. b. Dùng lời nói: - Mục đích: Giúp trẻ nắm các nội dung, yêu cầu thực hiện, giúp giáo viên truyền tải đầy đủ đến trẻ các vấn đề giáo dục. - Phương pháp: Các hình thức: trò chuyện, phân tích, giảng giải. Nên kết hợp phương pháp trực quan -> giúp trẻ nhận thức đầy đủ chính xác. + Giáo viên chuẩn bị trước cuộc trò chuyện: Xác định mục đích, nội dung, cách đặt câu hỏi. c. Sử dụng tình huống: - Hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề. - Cách thực hiện: Giáo viên bao quát cần tinh ý phát hiẹn tình huống có vấn đề tận dụng giáo dục trẻ. Giáo viên có thể đưa ra tình huống chưa xảy ra -> Tìm hướng giải quyết. d. Sử dụng trò chơi: - Trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng một cách tự nhiên qua trò chơi là cơ hội cho trẻ trải nghiệm kiểm tra vốn kiến thức, kỹ năng. - Một số trò chơi có thể khai thác: trò chơi học tập, trò chơi khoa học( khám phá, thử nghiệm) trò chơi đóng vai, trò chơi dân gian. e. Tham gia hoạt động lao động: - Trẻ được làm quen và có tình cảm tích cự với hoạt động này. Rèn luyện nhiều kỹ năng vận dụng thực tế, có sự phối hợp hoàn thành công việc. 6 - Lao động vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục con người tạo cơ hội cho trẻ phục vụ bản thân, giúp đỡ người khác. - Cách thực hiện: tổ chức trong lớp, ngoài lớp. Các bước: + Lập kế hoạch: Mục đích, nội dung, địa điểm, các phương tiện. + Cách tiến hành: - Trò chuyện về hoạt động sắp diễn ra gây sự hứng thú, tự nguyện. - Công việc trẻ sẽ thực hiện. - Ý nghĩa việc trẻ làm. - Phân nhóm giao nhiệm vụ. - Tổ chức cho trẻ thực hiện. - Kiểm tra kết quả, nhận xét. g. Giám sát, nhận xét, đánh giá: - Động viên, khuyến khích kịp thờiđúng lúc là biện pháp duy trì hứng thú trong quá trình hoạt động. - Khi trẻ được khen trẻ biết mình được thừa nhận làm đúng, thúc đẩy trẻ hoạt động. - Cách thực hiện: Đây là biện pháp hỗ trợ cần thực hiện đúng lúc, đúng chỗ. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan