Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô tả tình trạng sức khỏe thể chất của người xuất gia và các yếu tố liên quan ở ...

Tài liệu Mô tả tình trạng sức khỏe thể chất của người xuất gia và các yếu tố liên quan ở thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa năm 2013

.PDF
93
312
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ---------- TRẦN XUÂN HẢI MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE THỂ CHẤT CỦA NGƢỜI XUẤT GIA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2013. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ---------- TRẦN XUÂN HẢI MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE THỂ CHẤT CỦA NGƢỜI XUẤT GIA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2013. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 Hƣớng dẫn khoa học Giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thủy HÀ NỘI, 2014 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình từ nhiều Thầy cô và Tăng/ni Phật giáo. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trƣờng Đại học Y tế công cộng đã trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng để thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức đã cung cấp cho tôi những thông tin liên quan. Đặc biệt là Giáo hội Phật giáo thị xã Ninh Hòa, nơi đã tạo điều kiện cho tôi xác định chủ đề và ủng hộ trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thủy ngƣời đã hết lòng quan tâm, hỗ trợ và luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và bạn đọc. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .............................................................. v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4 1. Thông tin về đạo Phật và ngƣời xuất gia trên phạm vi Thế giới và Việt Nam ............... 4 2. Các quy định về chế độ làm việc và giao tiếp xã hội của ngƣời xuất gia ...................... 8 3. Quy định và thực trạng những vấn đề ăn chay của ngƣời xuất gia .............................. 10 4. Các nghiên cứu về hành vi sức khỏe, về tình trạng dinh dƣỡng và bệnh tật của ngƣời xuất gia ...................................................................................................................... 13 5. Cách đánh giá về tình trạng dinh dƣỡng (BMI) của ngƣời bình thƣờng ...................... 19 6. Sơ đồ cây vấn đề ........................................................................................................ 21 7. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 22 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 23 1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 23 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 23 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 23 4. Cỡ mẫu ...................................................................................................................... 23 5. Phƣơng pháp chọn mẫu.............................................................................................. 23 6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 23 7. Các biến số nghiên cứu .............................................................................................. 25 8. Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu ............................................... 26 9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................................... 27 10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu............................................................................... 27 iii 11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ................................ 27 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 30 1. Thông tin chung đối tƣợng nghiên cứu....................................................................... 30 2. Tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia trong một tháng qua ........................ 33 3. Các hành vi liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia ................ 38 4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia .................. 43 4.1 Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng ....................................................... 43 4.2 Các yếu tố liên quan đến tình trạng ốm đau/bệnh tật trong 1 tháng qua .................... 46 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 50 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 56 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 62 Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phát vấn....................................................................................... 62 Phụ lục 2: Bảng kiểm giám sát hoạt động phát vấn của điều tra viên ............................. 72 Phụ lục 3: Các biến số nghiên cứu ................................................................................. 73 Phụ lục 4: Biên bản giải trình chỉnh sửa…………………………………………………79 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể BVTW Bệnh viện Trung ƣơng SDD Suy dinh dƣỡng VNĐ Việt Nam đồng WHO Tổ chức Y tế thế giới YTCC Y tế công cộng v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Bảng đánh giá phân loại dinh dƣỡng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho ngƣời châu Á (IDI&WPRO) ....................... 20 Hình 3.1: Phân bố đối tƣợng tham gia nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi ................... 30 Bảng 3.1: Phân bố ngƣời xuất gia theo tình trạng hôn nhân trƣớc khi xuất gia ............. 30 Bảng 3.2: Phân bố ngƣời xuất gia theo trình độ học vấn .............................................. 31 Bảng 3.3: Phân bố ngƣời xuất gia theo số năm đi xuất gia ........................................... 31 Bảng 3.4: Phân bố ngƣời xuất gia theo cấp độ tu hành ................................................. 32 Hình 3.2: Phân bố đối tƣợng tham gia nghiên cứu có tham gia hoạt động ngoài đời .... 32 Bảng 3.5: Phân bố các hoạt động ngoài đời mà đối tƣợng tham gia ............................. 32 Bảng 3.6: Tình trạng ăn chay trƣờng của ngƣời xuất gia .............................................. 33 Bảng 3.7: Phân loại dinh dƣỡng và chỉ số khối cơ thể của ngƣời xuất gia .................... 33 Bảng 3.8: Đối tƣợng tự đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất trong 1 tháng vừa qua ... 34 Bảng 3.9: 10 triệu chứng phổ biến nhất trong một tháng qua ....................................... 34 Bảng 3.10: Phân bố các dấu hiệu bệnh (triệu chứng) mắc phải trong 1 tháng qua ........ 35 Bảng 3.11: Mức độ trầm trọng của các triệu chứng mà ngƣời xuất gia gặp phải trong 1 tháng qua.................................................................................................... 35 Bảng 3.12: 10 bệnh phổ biến nhất trong 1 tháng qua .................................................... 36 Bảng 3.13: Phân bố bệnh mắc phải trong 1 tháng qua của đối tƣợng nghiên cứu ......... 37 Bảng 3.14: Mức độ trầm trọng theo từng bệnh mà ngƣời xuất gia gặp phải trong 1 tháng qua ............................................................................................................. 37 Bảng 3.15: Mức độ bệnh nặng/nhẹ trong 1 tháng vừa qua............................................ 38 Bảng 3.16: Hành vi hút thuốc liên quan đến sức khỏe của ngƣời xuất gia .................... 38 Bảng 3.17: Hoạt động thể lực nặng liên quan đến sức khỏe của ngƣời xuất gia ............ 39 Bảng 3.18: Hoạt động thể lực vừa liên quan đến sức khỏe của ngƣời xuất gia ............ 40 Bảng 3.19: Tụng kinh, niệm phật liên quan đến sức khỏe của ngƣời xuất gia .............. 38 Bảng 3.20: Ngồi thiền liên quan đến sức khỏe của ngƣời xuất gia .............................. 41 vi Bảng 3.21: Giờ ngủ trung bình mỗi ngày của đối tƣợng nghiên cứu liên quan đến sức khỏe thể chất ............................................................................................. 42 Bảng 3.22: Các yếu tố sinh học-xã hội liên quan đến chỉ số khối cơ thể ...................... 43 Bảng 3.23: Hành vi hút thuốc lá liên quan đến chỉ số khối cơ thể ................................ 44 Bảng 3.24: Hoạt động thể lực nặng và vừa liên quan đến chỉ số khối cơ thể ................ 44 Bảng 3.25: Tụng kinh niệm phật, tình trạng ngồi thiền và giờ ngủ trung bình mỗi ngày liên quan đến chỉ số khối cơ thể ................................................................. 45 Bảng 3.26: Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến tình trạng bệnh tật trong 1 tháng qua ............................................................................................................. 46 Bảng 3.27: Hoạt động thể lực nặng và vừa liên quan đến tình trạng bệnh tật ............... 47 Bảng 3.28: Tụng kinh niệm phật liên quan đến tình trạng bệnh tật .............................. 48 Bảng 3.29: Ngồi thiền liên quan đến tình trạng bệnh tật .............................................. 48 Bảng 3.30: Giờ ngủ trung bình mỗi ngày của đối tƣợng nghiên cứu liên quan đến tình trạng bệnh tật ............................................................................................. 48 Bảng 3.31: Mối liên quan giữa tình trạng ăn chay với tình hình mắc bệnh .................. 49 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Theo WHO sức khỏe thể chất “Đƣợc thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất”. Sức khỏe thể chất của con ngƣời luôn đƣợc quan tâm, bên cạnh nó còn sức khỏe tinh thần và xã hội kết hợp thành một khối thống nhất để đem lại sức khỏe cho con ngƣời. Khi bị tổn thƣơng một trong các yếu tố của sức khỏe thì sức khỏe bị tổn thƣơng, những ngƣời có lối sống theo thể chế khắc khe, sống tĩnh tại ít hoạt động và chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý… thƣờng bị ảnh hƣởng đến sức khỏe thể chất của họ, trong số đó có những ngƣời xuất gia theo đạo Phật. Đạo Phật là một tôn giáo tín ngƣỡng khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay có khoảng 44.498 ngƣời xuất gia tu hành tại các ngôi chùa chiếm 0,052% tổng dân số. Tuy vậy với đặc thù về chế độ tu hành, làm việc, chế độ ăn chay… nhiều nhà sƣ không đảm bảo sức khỏe thể chất, đặc biệt trong các ngày đại lễ của nhà chùa [6]. Vì thế tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia là một trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm. Để tìm hiểu tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia và các yếu tố liên quan, tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2013”. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 205 đối tƣợng là ngƣời xuất gia trên 18 tuổi đang tu hành tại 85 ngôi chùa ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Thiết kế nghiên cứu định lƣợng tiến hành phát vấn đối tƣợng thông qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu đã mô tả đƣợc tình trạng sức khỏe thể chất (chỉ số BMI và tình trạng bệnh tật) của ngƣời xuất gia trong một tháng qua, nghiên cứu cũng mô tả đƣợc một số hành vi không có lợi cho sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia và xác định các yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia tại thị xã Ninh Hòa. Từ đó đƣa ra khuyến nghị cho Trung tâm giáo hội phật giáo thị xã Ninh Hòa, các nhà hoạch định chính sách, lập kế hoạch, nghiên cứu và chính quyền địa phƣơng để tăng cƣờng truyền thông giáo dục, đảm bảo chăm sóc và nâng cao sức khỏe thể chất cho ngƣời xuất gia. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, tình trạng sức khỏe thể chất của thầy tu ở một số nƣớc đƣợc quan tâm khá chu đáo nhƣ ở Anh và các nƣớc Bắc Âu. Theo hệ thống y tế Beveridge (hệ thống y tế chi trả theo thu nhập thuế) họ đƣợc chọn Bác sỹ khám chữa bệnh và tƣ vấn, về bệnh tật đƣợc điều trị kịp thời và phòng bệnh [15]. Ở Nhật Bản, chính phủ bắt buộc 100% nhà sƣ phải lấy vợ trƣớc khi trú trì một ngôi chùa để sinh con và duy trì dân số, nhà sƣ ở Nhật Bản vẫn có vợ và sinh hoạt nhƣ một ngƣời dân bình thƣờng [18]. Ở Thái Lan và vùng Tây Tạng ngƣời xuất gia đƣợc ăn mặn, trong các ngày đại lễ ở Thái Lan thƣờng tổ chức tiệt mặn với các món ăn nhƣ lợn quay, thịt bò, trứng gà…[3].Theo số liệu thu thập (năm 2011) tại bệnh viện cho các nhà sƣ ở Thái Lan cho thấy có tới 45% chƣ Tăng/ni Thái Lan bị thừa cân béo phì, tiểu đƣờng, cao huyết áp [7]. Tại Ấn Độ, phong tục tập quán ở đây là ăn bốc, nhà sƣ thƣờng bốc thức ăn bằng tay để ăn (không dùng thìa, đũa), đây cũng là một trong những nguy cơ nhiễm bệnh làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời xuất gia [13]. Ở Việt Nam, quy luật tu hành tại nhà chùa có nhiều đặc điểm khác biệt với quần thể nói chung nhƣ ăn chay, không đƣợc phép kết hôn/lập gia đình, lối sống tĩnh tại ít vận động, tụng kinh, ngồi thiền, nghiêm ngặt về lời ăn tiếng nói. Đây có thể là những yếu tố tác động đến tình hình sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia. Số lƣợng ngƣời xuất gia nhập viện trƣớc đây thƣờng rất ít vì họ mặc cảm việc đi khám chữa bệnh, chỉ uống các loại thuốc nam, lá rễ cây bình thƣờng rồi tụng kinh niệm phật cho bệnh mau khỏi. Khánh Hòa là một trong những địa phƣơng có nhiều chùa, toàn tỉnh có hơn 2000 chƣ tăng/ni cƣ trú trên 505 ngôi chùa, 5 trƣờng sơ cấp và 1 trƣờng trung cấp phật học. Số lƣợng ngƣời xuất gia ngày càng tăng, kết hợp với một số đặc điểm khắc khe của nhà chùa thì việc ốm đau/bệnh tật của ngƣời xuất gia là điều không thể tránh khỏi. Chăm sóc nâng cao sức khỏe thể chất cho ngƣời xuất gia là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Hiện nay chƣa có số liệu thống kê đầy đủ về tình trạng bệnh tật/ốm đau ở nhóm đối tƣợng ngƣời xuất gia. Theo số liệu thống kê y tế (năm 2011) tại một số bệnh viện ở thị xã Ninh Hòa có 45 chƣ tăng và 34 chƣ ni khám và điều trị tại các bệnh viện, trong 2 đó có 2 nhà sƣ tử vong. Các bệnh thƣờng gặp ở các nhà sƣ nhƣ viêm nhiễm kéo dài, suy nhƣợc cơ thể, thiếu máu, bệnh tim mạch, đái tháo đƣờng… Xem xét bối cảnh chung về tình trạng ốm đau của ngƣời xuất gia, nhận thấy đây là lĩnh vực đáng quan tâm trong thời gian tới. Do vậy, “Mô tả tình trạng sức khỏe thể chất của người xuất gia và các yếu tố liên quan ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2013” đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia tại thị xã Ninh Hòa. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả tình trạng sức khỏe thể chất (BMI và tình trạng bệnh tật trong 4 tuần trƣớc điều tra) của ngƣời xuất gia ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. 2. Mô tả một số hành vi không có lợi cho sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2013. 3. Xác định các yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất của ngƣời xuất gia tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh khánh Hòa năm 2013. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Thông tin về đạo Phật và ngƣời xuất gia trên phạm vi Thế giới và Việt nam. Phật giáo hay giáo lý của Phật đà là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới so với các tôn giáo khác. Sự phát triển của đạo Phật có thể đƣợc chia làm bốn giai đoạn, giữa thế kỉ thứ 6 đến giữa thế kỉ thứ 5 trƣớc Công Nguyên, giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá. Kể từ thế kỉ thứ 4 trƣớc Công Nguyên, giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trƣờng phái qua các lần kết tập về giáo pháp. Sau thế kỉ thứ 13 Phật giáo đƣợc xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ nơi sản sinh đạo Phật. Từ thế kỉ thứ 13, đạo Phật đƣợc truyền đi các nƣớc khác ngoài Ấn Độ. Ngày nay phái Tiểu thừa với quan điểm của Thƣợng tọa bộ đƣợc truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Phái Đại thừa đƣợc truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore và Việt nam. Giáo pháp Kim cƣơng thừa cũng đƣợc xếp vào Đại thừa phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ [20]. Chƣa có một con số tín đồ Phật giáo chính xác, ngƣời ta ƣớc lƣợng có khoảng 400-500 triệu ngƣời đã quy y tam bảo, số ngƣời theo đạo Phật không làm lễ quy y nhƣng trong nhà vẫn thờ Phật, Bồ tát... kết hợp thờ chung với Thần Thánh của các tín ngƣỡng truyền thống khác nhƣ thờ Thần Tài, Ông Địa, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng Thƣợng Đế, hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhƣng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu thì dựa vào kinh Phật thì con số còn cao hơn nhiều, có thể lên tới 1,2 đến 1,6 tỷ ngƣời. Điều này đặc biệt phổ biến tại các nƣớc Đông Á và chịu ảnh hƣởng văn hóa Trung Hoa khi mà Phật giáo đƣợc dung nạp và trở thành một phần trong tín ngƣỡng dân gian, ngƣời dân ở các nƣớc này coi việc thờ Phật là lẽ tự nhiên nhƣ việc thờ cúng tổ tiên, dù nhiều ngƣời chƣa từng đọc qua kinh sách hay trải qua các nghi lễ Phật pháp [15,19]. 1.1 Phái Tiểu thừa Gồm các nƣớc: Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia và Lào. Ngƣời xuất gia ở Phái Tiểu thừa có đặc điểm là ăn tất cả thức ăn từ Phật tử cúng dƣờng kể cả thịt, cá, trứng… mà không phân biệt là chay hay mặn. Tuy nhiên, họ chỉ ăn mỗi ngày duy nhất một bữa, nếu quá Ngọ (12 giờ trƣa) thì không ăn nữa mà phải đợi đến ngày hôm sau mới ăn. Phật giáo tại Tích Lan (Sri Lanka) 5 Ngƣời ta cho rằng Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka) khoảng năm 250 trƣớc Công Nguyên, do Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa hai ngƣời con của A-dục vƣơng truyền từ Ấn Độ. Qua thế kỉ thứ 16, ngƣời Bồ Đào Nha vào Tích Lan và tìm cách du nhập đạo Thiên chúa. Đến thế kỉ thứ 17 ngƣời Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phục đạo Phật tại Tích Lan. Ngoài ra, Miến Điện và Thái Lan cũng có ảnh hƣởng đáng kể lên nền đạo Phật tại đây. Kể từ khi Tích Lan giành lại độc lập năm 1948, đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngƣỡng và nền văn hóa của xứ này. Phật giáo tại Thái Lan Ngƣời ta biết rất ít việc đạo Phật đƣợc truyền bá đến Thái Lan. Kết quả khảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng thế kỉ thứ 6 từ Miến Điện. Giữa thế kỉ thứ 11 và 14, ảnh hƣởng của Ấn Độ giáo bắt đầu phát triển. Trong thế kỉ thứ 19, nhà vua Ma-ha Mông-cút lên ngôi, bản thân ông cũng đã là một tăng sĩ, ông là ngƣời đặt nền tảng cho nền Phật giáo cận đại. Ông thành lập Pháp tông, cơ sở dựa vào Luật tạng và ngày nay có nhiều tín đồ nhất tại Thái Lan. Vua Chulalangkorn trị vì từ 1868 đến 1910 cho xuất bản các tạng kinh quan trọng của đạo Phật, có thể gọi là đầy đủ nhất từ xƣa đến nay. Ngày nay 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Phật giáo tại Miến Điện (Myanma) Truyền thuyết cho rằng Miến Điện đã tiếp cận với đạo Phật trong thời A-dục vƣơng, thế kỉ thứ 3 trƣớc Công Nguyên. Theo một thuyết khác, đạo Phật đã đến Miến Điện trong thời đức Phật còn tại thế. Kể từ thế kỉ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thƣợng tọa bộ và Đại thừa phái. Thế kỷ 11 nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thƣợng tọa bộ và từ đó Đại thừa biến mất tại đây. Sự có mặt của ngƣời Anh trong thế kỉ thứ 19 làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện, mãi đến lúc giành lại độc lập năm 1947 Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ, ngày nay có 90% ngƣời dân Miến Điện là phật tử, đạo Phật đƣợc xem là Quốc giáo. Phật giáo tại Campuchia Ngƣời ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau Công Nguyên. Theo các cao tăng Trung Quốc thì Thƣợng tọa bộ đƣợc phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thƣợng tọa bộ đƣợc hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hƣởng. 6 Phật giáo tại Lào Hầu hết nhân dân Lào theo đạo Phật. Phật Giáo trở thành Quốc giáo của họ. Ở Lào, Phật giáo giữ vị trí Quốc giáo từ nhiều thế kỷ nay. Phật giáo có ảnh hƣởng đến việc hình thành tính cách dân tộc, nhân sinh của ngƣời Lào. Theo con số thống kê hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự, chiếm khoảng 85% dân số nƣớc này. Phật giáo Thƣợng tọa bộ ở Lào phân chia thành 2 phái nhỏ là Đại tông phái truyền thống chiếm 94% số chùa, 90% số sƣ sãi và Pháp tông phái vốn do nhà vua Mongkut của vƣơng triều Chakri (Thái Lan) lập ra khi nhà vua chƣa lên ngôi, phái này chủ trƣơng cải cách Phật giáo, chủ trƣơng bảo vệ giới luật nghiêm túc, do các cao tăng điều hành. Sƣ tăng của phái này tuy hạn chế, nhƣng phần lớn là các quý tộc xuất gia, nhiều nhà trí thức đƣợc Hoàng gia Lào ủng hộ. 1.2 Phái Đại thừa Gồm các nƣớc: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore, Tây Tạng, Mông Cổ và Việt Nam. Ngƣời xuất gia ở Phái Đại thừa thƣờng là ăn trƣờng trai (ăn chay trƣờng) và ăn nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên, ở các xứ nhƣ Tây Tạng, Mông Cổ, tuy là theo Phái Đại thừa nhƣng tăng sĩ ở đấy vẫn ăn mặn. Một bộ phận lớn của Tăng sĩ Nhật Bản và Triều Tiên cũng ăn mặn. Phật giáo Trung Quốc Theo sử liệu cho thấy Phật giáo đến Trung Quốc do các nhà buôn hay nhà sƣ truyền giáo ngƣời Ấn qua đƣờng biển và đƣờng bộ, về đƣờng biển thì xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dƣơng để vào hải cảng Quảng Đông, về đƣờng bộ còn gọi là con đƣờng tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn rồi băng qua các sa mạc ở Trung Á để tới Lạc Dƣơng (kinh đô của nhà Hán). Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hƣng Phật giáo Trung Quốc, sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lƣu mới của xã hội, nhƣng không bao lâu sau đó Phật giáo Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến TrungNhật (1940-1945), tiếp đó là cuộc cách mạng văn hóa nội bộ (1966-1976). 7 Từ năm 1976 đến nay, chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại Phật giáo. Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Tây tạng và Phật giáo Nam tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn ngƣời, có hơn 13 nghìn chùa mở cửa, có 33 trƣờng Phật giáo và gần 50 loại sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản. Phật giáo tại Nhật Bản Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trƣớc Công Nguyên. Trong nhiều thế kỷ Phật giáo là Quốc giáo của nƣớc này. Ảnh hƣởng lớn đến chính trị, xã hội và văn hóa của quốc gia này. Từ khi Phật giáo truyền đến nƣớc Nhật, sự hợp nhất giữa Phật giáo và Thần đạo đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Phật giáo bắt đầu thời kỳ suy vi tại Nhật vào thế kỉ 19, đây là thời kì Thần đạo phát triển mạnh mẽ với sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền. Phật giáo đƣợc khôi phục lại sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai với việc nhiều tổ chức Phật giáo ra đời làm sống dậy các sinh hoạt Phật sự trên khắp nƣớc Nhật. Theo thống kê gần đây, Phật giáo Nhật Bản có 70 nghìn ngôi chùa, 250 nghìn tăng ni, 96 triệu Phật tử, có trên 20 trƣờng đại học, trung học và viện nghiên cứu Phật giáo. Phật giáo tại Hàn Quốc Trong thế kỉ thứ 4 sau Công Nguyên, Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc và phát triển rực rỡ nhất là giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 9. Suốt thời nhà Lí (1392-1910), nền văn hóa Khổng giáo trở thành Quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm 1945, Phật giáo đƣợc phục hƣng và phát sinh một phong trào mới gọi là Viên Phật giáo. Ngày nay, tại Hàn Quốc ngƣời ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Trong giới trí thức, Thiền tông đƣợc nhiều ngƣời theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Phật giáo tại Mông Cổ Theo nhà nghiên cứu sử học ngƣời Anh Andrew Skilton, Phật giáo đƣợc truyền vào Mông Cổ từ Ấn Ðộ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ 4 trƣớc Công Nguyên bằng con đƣờng tơ lụa qua các nhà buôn ngƣời Ấn Độ. Từ đó Phật giáo phát triển đến thế kỷ 13 với nhiều đợt truyền giáo của Phật Giáo Tây Tạng và Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, Phật giáo Tây Tạng chiếm ƣu thế và ảnh hƣởng mạnh mẽ vào đời sống của ngƣời dân Mông Cổ. Trƣớc khi Phật giáo đƣợc truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là 8 Shaman giáo, một tôn giáo chịu ảnh hƣởng từ truyền thống tâm linh của ngƣời Ba Tƣ. Từ năm 1989 đến nay các hoạt động của Phật giáo đã từng bƣớc trở lại bình thƣờng, có hơn 160 ngôi Tu viện Phật giáo đƣợc xây dựng hoặc mở cửa trở lại, rất nhiều ngƣời xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo. Hiện nay, 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo Việt Nam Phật giáo đƣợc du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công Nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hƣng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sƣ Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh đƣợc coi là Quốc giáo. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo đƣợc coi là Quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hƣng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhƣng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hƣởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sƣ Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Phật giáo Việt Nam, theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005 hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo. Theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nƣớc có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, 839 đơn vị gia đình Phật tử, khoảng 44.498 tăng ni và hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đƣờng. Ngƣời Việt Nam đƣa các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành hoàng, Thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Phật giáo miền Bắc ảnh hƣởng Phái Đại thừa, điện thờ ở chùa miền Bắc có phong phú các loại tƣợng Phật, Bồ tát, La hán của các tông phái khác nhau. Phật giáo miền Nam có xu hƣớng kết hợp Phái Tiểu thừa với Đại thừa, nhiều chùa ở miền Nam mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sƣ mặc áo vàng) nhƣng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tƣợng Phật khác [6]. 2. Các quy định về chế độ làm việc và giao tiếp xã hội của ngƣời xuất gia Ngƣời xuất gia ở Việt Nam, là ngƣời thoát ly gia đình phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, đƣợc gọi là chú tiểu, hay điệu (gọi chung cả nam và nữ là Điệu chúng). Tùy theo số tuổi đƣợc giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, 9 nghi lễ... Theo quy định của nhà chùa khi đƣợc thụ 10 giới gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Đến năm đƣợc ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng nhƣ tu tƣớng, đƣợc thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và đƣợc gọi là Thầy (nam) hay Sƣ cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trƣớc pháp danh của vị xuất gia. Thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chƣa thụ giới sa di ni, đƣợc thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm gọi là Thức xoa, cấp này chỉ có bên ni bên tăng không có Sự sinh hoạt của Phật giáo thiết lập cấp bậc có danh xƣng theo hiến chƣơng của giáo hội Phật giáo. Ở bên nam (tăng) năm 20 tuổi đời, xuất gia thụ giới tỳ kheo đƣợc gọi là Đại Đức. Năm 40 tuổi đời, tỳ kheo đƣợc 20 tuổi đạo gọi là Thƣợng Tọa. Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo đƣợc 40 tuổi đạo gọi là Hòa Thƣợng, tất cả đƣợc gọi là Chƣ tăng. Còn đối với bên nữ (ni) năm 20 tuổi đời, nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni đƣợc gọi là Sƣ cô. Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni đƣợc 20 tuổi đạo gọi là Ni sƣ. Năm 60 tuổi đời, tỳ kheo ni đƣợc 40 tuổi đạo gọi là Sƣ bà (bây giờ gọi là Ni trƣởng), tất cả đƣợc gọi là Chƣ ni. Đó là các danh xƣng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo, đƣợc dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, phải đƣợc xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và đƣợc cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cƣ kiết hạ hàng năm [21,23]. Tại các ngôi chùa ở Việt Nam tùy vào quy mô lớn nhỏ sẽ có khoảng từ hàng nghìn ngƣời nhƣ ở các Thiền viện, học viện..., hoặc chùa chỉ có 1 thầy thậm chí có chùa không có ngƣời tu. Trung bình thì mỗi chùa ở Việt Nam có từ 3 đến 5 ngƣời đủ các thành phần (thầy, sa di, chú tiểu, cƣ sỹ và phật tử). Trong đời sống thƣờng nhật tại các chùa mỗi ngày thƣờng có ba thời kinh, sáng từ 4 giờ đến 5 giờ, trƣa cúng ngọ 12 giờ và tối từ 6 giờ đến 7 giờ. Tất cả tăng chúng đều tham gia tụng niệm, ngồi thiền và tuân theo các quy luật, thể chế của nhà chùa. Ngoài các thời cúng trong chùa, còn có những lễ khác nhƣ Phật Đản ngày sanh của đức Phật, lễ thành đạo tức là ngày đức Phật tìm đƣợc chân lý dƣới gốc cây Bồ đề, lễ Vu lan mùa báo hiếu, lễ chẩn tế cô hồn…Trong dân gian còn có những lễ táng, thỉnh linh, tiến linh, đề phan, đề vị…[17]. 10 Tất cả đều tham gia các hoạt động thƣờng xuyên trong chùa nhƣ làm ruộng, trồng rau, chặt củi, tƣới cây, quét chùa, đi chợ, nấu ăn…và các hoạt động sản xuất khác nhƣ làm hƣơng, làm tƣơng/chao, sì dầu/maggi… để thu nhập kinh tế và mƣu sinh. Các tăng chúng tùy theo lứa tuổi, khả năng và thể lực mà tham gia học phổ thông, học đạo ở các trƣờng tu trong nƣớc và nƣớc ngoài. Mỗi năm có một mùa an cƣ kéo dài trong 3 tháng từ 15/04 – 15/07 âm lịch, các tăng chúng tập trung về trung tâm Giáo hội Phật giáo để tu tập bổ sung kiến thức nâng cao chuyên môn nhà tu và đƣợc tính một tuổi tu. Tại chùa tổ chức các buổi lễ cho Phật tử nhƣ lễ quy y, ngƣời dân đƣợc học qua tam quy ngũ giới, đƣợc đặt tên theo nhà chùa và là ngƣời của nhà chùa, ngƣời của Phật pháp, lễ cúng phóng sanh để thả một số động vật nhƣ cá, tôm, chim… để tạo phƣớc, lễ cúng linh để nhập vong linh ngƣời thân đã chết vào nhà chùa. Thông thƣờng theo các quy luật, thể chế khắt khe của nhà chùa ngƣời xuất gia ít tiếp xúc với cuộc sống đời thƣờng. Đôi khi cũng có các hoạt động giao tiếp với xã hội bên ngoài nhƣ việc hàng ngày đi chợ mua đồ ăn, đi khất thực xin ăn, tham gia các hoạt động từ thiện, các hoạt động đoàn thể… Tổ chức các buổi thuyết pháp tại chùa, giảng về Phật pháp cho các phật tử, tổ chức chẩn bần, chia gạo, phát áo quần cho ngƣời nghèo…. Ngoài ra, các chƣ Tăng/chƣ ni còn đƣợc mời đi lễ hội, đi cúng, đình đám, ma chay…tại các hộ gia đình Phật tử. 3. Quy định và thực trạng những vấn đề ăn chay của ngƣời xuất gia 3.1 Một số quy định và thực trạng những vấn đề ăn uống của ngƣời xuất gia Trong thời đức Phật tại thế, đức Phật không có yêu cầu tu sĩ không đƣợc ăn thịt, cá. Thí chủ cúng dƣờng gì thì ăn nấy, dù là thịt, cá, trứng đều có thể dùng không phân biệt. Hiện nay, ở các nƣớc theo Phật giáo Tiểu thừa nhƣ Campuchia, Lào, Thái lan, Sri Lanka tăng sĩ vẫn theo truyền thống đó của đạo Phật, nhƣng họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa, nếu quá Ngọ thì họ không ăn nữa. Trái lại, ở các nƣớc theo Phật giáo Đại thừa nhƣ Việt Nam, Trung Quốc có một số lớn tăng sĩ ăn trƣờng trai, nhƣng ăn nhiều bữa. Ở các xứ nhƣ Tây Tạng, Mông Cổ, tuy là theo Phật giáo Đại thừa, nhƣng tăng sĩ ở đấy vẫn ăn mặn. Một bộ phận lớn của Tăng sĩ Nhật Bản và Triều Tiên cũng ăn mặn [12]. Trên thế giới có những vùng trong năm có nhiều tháng tuyết bao phủ khắp nơi, cây cỏ không mọc đƣợc thì tăng sĩ ăn chay thế nào đƣợc. Vì vậy, đạo Phật đề ra thuyết 11 thịt trong sạch. Thịt có thể ăn đƣợc, nếu mình không chứng kiến, không nghe biết con vật bị giết thịt, cũng biết rõ con vật đã không bị giết thịt để cho mình ăn. Thịt nhƣ vậy gọi là thịt trong sạch và có thể ăn đƣợc [22]. Tất nhiên ở những nơi nào, với ngƣời nào có điều kiện ăn chay và cảm thấy ăn ngon, có lợi thật sự cho sức khỏe thì nên ăn chay. Vấn đề này không nên áp đặt, mà nên tùy theo hoàn cảnh và sở thích từng ngƣời mà giải quyết hợp lý. Theo đạo Phật, không phải ăn chay là sẽ đƣợc giải thoát, cũng không phải ăn mặn thì sẽ phải luân hồi sanh tử. Vấn đề là ở lòng tham hay không tham. Có ngƣời ăn thịt mà không tham, lại có ngƣời ăn chay mà tham. Tham ăn, cũng nhƣ tham sắc, danh, tiền, ngủ nghỉ đều dẫn tới luân hồi sanh tử. Không tham thì đƣợc giải thoát, trƣớc mắt là giải thoát khỏi phải ràng buộc với những điều mình ham thích. Thân tâm nhờ đó mà đƣợc nhẹ nhàng, thoải mái [14]. 3.2 Một số bệnh tật do chế độ ăn uống của ngƣời xuất gia Trên thế giới, theo số liệu thống kê của WHO (2010) chƣ Tăng/ni Thái Lan 45% bị béo phì, tiểu đƣờng và huyết áp cao là do áp dụng một chế độ ăn uống không lành mạnh, thƣờng ăn nhiều dầu, đƣờng, muối và bột ngọt (mì chính). Các ngày đại lễ thƣờng tổ chức tiệt mặn, trong khi đó chƣ Tăng/ni lại ít hoạt động thể lực, chỉ ngồi thiền hay tụng kinh [11]. Tại Sri Lanka, giới tu sĩ phần lớn sống nhờ vào thực phẩm cúng dƣờng của Phật tử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hƣớng cúng dƣờng lại “ƣu ái” các thực phẩm nhiều đƣờng và chất béo, khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đƣờng trong giới tu sĩ. Tình hình càng trầm trọng hơn khi các tu sĩ ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao cùng với công chúng [1]. Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực, cách thức ăn chay của ngƣời phƣơng Tây và trên thế giới nói chung hiện nay gồm ba nhóm chính. Nhóm ăn chay có uống sữa và ăn trứng (Ovo-Lacto Vegetarian) nhƣng không ăn thịt, cá và những loại hải sản khác. Nhóm ăn chay có uống sữa (Lacto Vegetarian) nhƣng không ăn trứng, thịt, cá và những loại hải sản khác. Nhóm ăn chay hoàn toàn (Strict Vegetarian/Vegan), không ăn tất cả thực phẩm là động vật hoặc các sản phẩm là động vật hoặc các sản phẩm chiết xuất từ động vật [2]. Riêng việc ăn chay trong truyền thống Phật giáo Việt Nam hiện nay, có sự phối hợp cả ba cách ăn chay trên. Trƣớc hết, cách ăn chay có uống sữa là phổ biến nhất, tuy không ăn thịt cá và trứng nhƣng uống sữa và ăn các sản phẩm chế biến từ sữa. Trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất