Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Mô tả hệ thống hơi nước

.PDF
82
561
86

Mô tả:

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MÔNG DƯƠNG 1-GENCO 3-EVN PHÒNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT MÔ TẢ HỆ THỐNG HƠI NƯỚC Ban hành theo Quyết định số /ngày …. tháng…. năm 2013 Mã số: MÔNG DƯƠNG, THÁNG 8-2013 MỤC LỤC Nội dung Trang Hệ thống hơi nước 2 Hệ thống hóa mù vòi đốt 17 Hệ thống cung cấp than 29 Dưới Ash hệ thống diệt 36 Hệ thống thải xỉ đáy 43 Hệ thống Sootblower 49 49 Hệ thống vòi đốt dầu 55 Hệ thống nước làm mát tuần hoàn kín 62 Hệ thống nước làm mát thiết bị phụ/ nước kỹ thuật 66 Hệ thống khí đo lường 70 Hệ thống khí phục vụ/điều khiển 74 Hệ thống nitơ 79 2 MÔ TẢ HỆ THỐNG Mục Lục 1.0 Giới thiệu 1.1 Mục đích và ý nghĩa 1.2 Tiêu chuẩn thiết kế 1.3 Tài liệu tham khảo 1.4 Tổng quan hệ thống 1.5 Danh mục các thiết bị chính 2.0 Nguyên tắc vận hành 2.1 Chức năng 2.2 Mô tả các bản vẽ/(thuyết minh các bản vẽ) 2.3 Vận hành và Điều khiển 3.0 Tóm tắt các hệ thống cảnh báo 4.0 Danh mục các từ viết tắt 3 1.0 Giới thiệu 1.1 Mục đích và phạm vi áp dụng: Mục đích của tài liệu này là để mô tả các hệ thống sinh hơi của hai tổ máy (2) x 540 MW nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 tại Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cụ thể là mô tả chức năng của từng hệ thống chính trong tài liệu này, mô tả thiết kế kỹ thuật và các thông số chính của các thiết bị, việc vận hành trong những điều kiện khác nhau của các thiết bị chủ chốt đều được mô tả trong hệ thống này. Mô tả nguyên lý làm việc của các thiết bị và những trường hợp cần phải sử lý trong quá trình hoạt động của các thiết bị chính (trường hợp cấm khởi động, ngừng khẩn cấp, hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục một số sự cố…) Mô tả các thông số chính, thông số quan trọng có trong sơ đồ hệ thống. Phạm vi mô tả các hệ thống này bao gồm các sơ đồ (P&ID) sau: a) Nước cấp và bộ hâm nước: - 129166-60-6103, b) Bao hơi và các giàn ống sinh hơi: - 129166-60-6104, c) Khu vực hồi nhiệt (đuôi lò)/HRA và bộ quá nhiệt cấp 1:- 129166-60-6105, d) Bộ quá nhiệt cấp 2 và bộ quá nhiệt cấp 3 - 129166-60-6106, e) Bộ sấy không khí: - 129166-60-6107. * Hệ thống bao gồm những thiết bị sau: - Bộ hâm nước, - Bao hơi, - Buồng lửa/buồng đốt, - Cyclon, - Đường khói ngang, - Đường khói xuống/(đuôi lò)/HRA - Bộ quá nhiệt cấp I, - Bộ quá nhiệt cấp II, - Bộ quá nhiệt cấp III, - Bộ tái nhiệt cấp I, - Bộ tái nhiệt cấp II, - Các đường ống liên thông/chuyển dẫn, 4 * Chức năng của các hệ thống này là: - Để sinh hơi nước, - Để quá nhiệt hơi, - Để tái nhiệt/(sấy khô hơi nước). 1.2 Thiết kế kỹ thuật: Hệ thống sinh hơi được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu về lưu lượng, nhiệt độ và áp suất hơi sử dụng nhiên liệu theo các tài liệu được phê duyệt trong Hợp đồng. 1.2.1 Mã và các tiêu chuẩn: - ASME là Mã Mục I, II, V và IX theo phiên bản năm 2010. Dấu tiêu chuẩn được yêu cầu cho Hợp đồng này, * Vật liệu và quy trình chế tạo: - Các đường ống, dung sai, quy trình và vật liệu được chế tạo theo phương pháp uốn cong đảm bảo các đặc tính kỹ thuật/ES-24 của Viện chế tạo đường ống, - Dung sai chế tạo có đặc tính kỹ thuật ES-24 của Viện chế tạo đường ống, - Các mối hàn nối đầu đã rèn sẵn: ASME/ANSI B16.9, - Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ: (AWS), - Hiệp hội phòng chống cháy quốc gia: (NFPA), - Đặc tính vật liệu: ASME và ASTM, - Các thông số kỹ thuật chế tạo đường ống do Viện ES-3 chế tạo, - Các phụ kiện được chế tạo theo tiêu chuẩn ASME/ANSI B16.9 vật liệu bằng thép được hàn hoặc rèn. 1.2.2 Các thông số thiết kế Hai lò hơi được thiết kế cung cấp hơi cho 1 tổ máy (công suất 2 x 100%). 1.2.3 Cấu hình yêu cầu đối với hệ thống: - Nước cấp và nước giảm ôn sẽ được cung cấp trong mọi trường hợp phụ tải của lò. 5 - Than, đá vôi và dầu nhiên liệu sẽ được cung cấp sử dụng theo thỏa thuận trong giới hạn Hợp đồng. - Hệ thống đốt cháy làm việc tin cậy. - Khí đo lường, khí điều khiển và hơi tự dùng sẽ được cung cấp theo cầu. 1.3 Tài liệu tham khảo: - P&ID/Bơm cấp và bộ hâm do Foster Wheeler chế tạo: - Nước cấp và bộ hâm nước: - 129166-60-6103 - Bao hơi và các dàn ống sinh hơi: - 129166-60-6104 - Khu vực hồi nhiệt/HRA và bộ quá nhiệt cấp 1: - 129166-60-6105 - Bộ quá nhiệt cấp 2 và bộ quá nhiệt cấp 3: - 129166-60-6106 - Bộ sấy không khí: - 129166-60-6107 1.4 Tổng quan hệ thống: Sinh hơi trong Lò hơi CFB: Lò hơi CFB là loại lò hơi tầng sôi tuần hoàn tự nhiên, được thiết kế để đốt than có nhiệt trị thấp. Lò hơi bao gồm các giàn ống sinh hơi tạo thành tường nước và các Cyclon làm mát bằng nước. Việc quá nhiệt được thực hiện trong khu vực hồi nhiệt ở đuôi lò và các ống góp chuyển tiếp được đấu nối với các giàn ống, Bộ quá nhiệt cấp I/(chính) được đặt trong đường khói xuống và trong phần tường cánh/(vách ngăn) của bộ quá nhiệt cấp II và quá nhiệt cấp III. Có hai bộ tái nhiệt được đặt trong phần đuôi lò/HRA xen kẽ giữa bộ quá nhiệt cấp III đó là bộ tái nhiệt cấp I và bộ tái nhiệt cấp II. Nhiệt độ hơi quá nhiệt của bộ quá nhiệt cấp III được điều chỉnh bởi bộ giảm ôn phun, bộ giảm ôn phun cấp 1 để điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt nhờ một van đi tắt của bộ tái nhiệt cấp 1 phía hơi. Có một bộ hâm được đặt trong đường khói xuống phần đuôi lò. Giữa bao hơi và bộ hâm nước đặt tại phần đuôi lò được thiết kế đường tái tuần hoàn bộ hâm để bảo vệ bộ hâm khi khởi động hoặc khi dừng lò. Bản vẽ 129166-25-0020 là mặt cắt dọc của lò hơi. Nước cấp và bộ hâm nước 129166-60-6103, -6104, -6105 và -6106 theo biểu đồ hiển thị các đường dẫn của nước và hơi nước đến các tổ máy: Nước cấp được đưa vào các ống góp dưới của bộ hâm rồi chảy lên qua các ống hâm nước và đi vào ống góp trên của bộ hâm đặt ở hai phía trái và phải của đường khói xuống, sau đó nước cấp đi lên bao hơi qua ống dẫn trên 6 đặt hai bên đường khói và sau đó đi lên bao hơi qua đài nước cấp có điều chỉnh từ xa để vào bao hơi từ hai phía. Nước cấp vào từ hai đầu của bao hơi được phân phối dọc theo chiều dài bao hơi bằng ống đục lỗ. Nước từ bao hơi được cung cấp cho các dàn ống sinh hơi thông qua đường ống nước xuống đặt ở bên ngoài của lò và đường hơi lên các Cyclon thông qua các ống chuyển tiếp từ ống góp trên của các dàn ống sinh hơi lên các Cyclon. Hỗn hợp hơi nước từ các dàn ống sinh hơi đi vào các Cyclon nhờ sự tuần hoàn tự nhiên, tại đây nước được đun nóng để sinh hơi rồi đi vào bao hơi. Nước trong bao hơi đi qua các đường ống xuống đặt bên ngoài lò không nhận nhiệt đi vào ống góp dưới của dàn ống sinh hơi rồi đi vào các ống sinh hơi nhận nhiệt trong buồng lửa và đi vào bao hơi thông qua các Cyclon, cứ như vậy nó tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên khép kín. Tại bao hơi, hỗn hợp hơi và nước nước được tách ra/(phân li). Nước đã tách hòa với nước cấp đi vào khoang nước trong bao hơi và được tái tuần hoàn qua các giàn ống sinh hơi trong buồng đốt và cyclone. Nước chảy qua giàn ống sinh hơi và cyclone nhờ sự tuần hoàn tự nhiên, tại đây nước được đun nóng để sinh hơi. Hơi sau khi tách/(phân ly) ra khỏi bao hơi được quá nhiệt khi nó đi qua các vách phía trên/(trần), phía dưới/(đáy) và bên cạnh/(sườn) của phần đường khói ngang/(HRA) và các vách của đường ống cắt ngang, rồi đi lên bộ quá nhiệt cấp I, lên quá nhiệt cấp II đặt tại vách cánh/(sườn) của buồng đốt, rồi sau đó lên bộ quá nhiệt cấp III. Bộ giảm ôn phun để điều chỉnh nhiệt độ hơi giữa bộ quá nhiệt cấp I với bộ quá nhiệt cấp II và giữa ống góp của bộ quá nhiệt cấp II với bộ quá nhiệt cấp III. Các giàn ống của bộ tái nhiệt cấp I và cấp II được sắp xếp theo chuỗi và được bố trí để nâng nhiệt độ hơi nhận được từ phần cao áp của Tuabin. Hệ thống rẽ nhánh/(đi tắt), hơi đi qua bộ tái nhiệt cấp I được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ tái nhiệt cấp II/(tái nóng). Đường ống đầu vào bộ tái nhiệt (tái nhiệt lạnh) cũng được bố trí bộ giảm ôn phun để điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt trong các trường hợp tạm thời. Đường ống trần của bộ hâm A được đặt ở đáy đường khói xuống/ (HRA) và được bố trí theo ba khối được phân bố thành 166 ống thẳng hàng. Mỗi ống đều được bố trí thành 3 vòng, bao gồm các đường ống Ø38,1 mm. Nước đi vào một đầu của ống góp đầu vào/(ống góp dưới) Ø400mm rồi chảy qua các đường ống vòng đến ba ống góp trung gian và sau đó chảy qua các đường ống đỡ Ø44.5mm để đến ống góp đầu ra. Nước ra theo hai đầu của ống góp đầu ra và chảy qua hai đường ống chuyển tiếp cấp đến hai đầu của bao hơi. Nước cấp chảy qua bộ điều chỉnh nước cấp và đi vào bộ hâm trong đường khói thoát/(khói xuống) để làm mát khói thoát trước khi ra khỏi lò. 7 * Bao hơi: Bao hơi được đặt ngang phía trước của lò gần chỗ cao nhất. Bao hơi như một bình chứa nước cung cấp nước cho các giàn ống sinh hơi. Bao hơi có nhiệm vụ chứa thiết bị phân ly hơi/(các Cyclon) và đường ống bên trong để phân phối đều hóa chất vào nước, phân phối nước cấp và xả nước để giảm việc tập trung chất rắn/(loại bỏ các muối). Bản vẽ 129166-25-0490 chỉ ra sơ đồ cấu tạo các thiết bị bên trong của bao hơi. + Đường kính: D = 1524mm + Chiều dài: L = 20.593m Bên trong bao hơi gồm những thiết bị sau: + Bộ tách hơi: 164 Cyclon, được sắp xếp thành 2 hàng, 82 bộ/hàng. + Bộ sấy/thiết bị tách hơi/tấm cửa chớp/(Chevron): 48 bộ. + Đường cấp nước: Mỗi đầu của bao hơi có một đường ống cấp nước vào, đường ống này chia thành 2 đường ống đục lỗ nối dài từ đầu đến giữa bao hơi. + Đường xả liên tục: Một đầu ra đơn, đục lỗ, có ba nhánh từ đường tâm của bao hơi. + Đường cấp hóa chất: Một đầu vào đơn, thùng kết nối hình chữ T (3 nhánh) từ đường tâm của bao hơi. + Một màng ngăn tròn (xung quanh) kéo dài theo chiều dài của vỏ hình thành một vòng dọc nửa đáy của bao hơi. Hỗn hợp hơi – nước từ các dàn ống sinh hơi đi vào bao hơi thông qua các Cyclon này và sau đó đi qua bộ tách hơi/(thiết bị tách hơi). Giai đoạn tách hơi ra khỏi nước đầu tiên được thực hiện tại đây. Khi hỗn hợp hơi và nước đi theo đường cong của Cyclon, các hạt nước nặng hơn bị phân li/(đẩy) ra bên ngoài, xả qua bộ xả sơ cấp và sau đó đi qua lưới thép xuống đáy bao hơi. Lưới thép triệt tiêu động năng/(vận tốc) của nước xả và cho phép hơi bốc lên phía trên. Hơi sau khi tách ra khỏi hỗn hợp đi lên phía trên của các bộ tách và đi qua các tấm cửa chớp. Việc tách ẩm cuối cùng trong hơi được thực hiện khi hơi đi qua các cửa chớp/(Chevron) tạo thành tổ hợp các bộ sấy. Hơi đi qua tấm cửa chớp với vận tốc thấp và tạo ra một số thay đổi đột ngột trong hướng chảy của dòng, điều này gây ra lượng ẩm cuốn theo để gắn với khu vực bề mặt rộng có mặt bởi các cửa chớp/(Chevron). Sau đó màng nước cấp vào sẽ kéo theo các hạt ẩm trong hơi có trọng lực xuống khoang nước của bao hơi. Hơi tách ra chảy vào hộp sấy và ra khỏi bao hơi qua các đường ống hơi ở đỉnh, các đường ống này dẫn hơi đến các bộ quá nhiệt. Nước được tách ra từ hơi rơi xuống khoang nước của bao hơi, tại đây nó hòa với nước cấp đi vào, sau đó chảy qua thiết bị chống soáy hướng tâm 8 đến các đường ống nước xuống. Các đường ống nước xuống đưa nước đến ống góp dưới của các giàn ống để phân bố đến các giàn ống sinh hơi của buồng đốt và cyclone. * Dàn ống sinh hơi: Buồng đốt hình chữ nhật rộng 24130mm, ngang 8306mm và cao 39014mm. Buồng đốt được kết cấu từ các giàn ống sinh hơi/(tường trước, sau và hai bên), các giàm ống được liên kết với nhau bằng phương pháp hàn. Các vách tường trước và sau nghiêng về phía trước thấp hơn 8414mm so với buồng đốt. Phần thấp hơn của buồng đốt được lắp các vòi đốt khởi động, các vòi phun PA, các đường gió SA, đường hồi liệu và các đường cấp than và đá vôi. Một số đường ống vách sau bên dưới bị cong khỏi vị trí để tạo thành các lỗ cửa cho các đường hồi liệu, vòi đốt khởi động và các đường gió SA. Một số đường ống vách sau bên trên bị cong khỏi vị trí để hình thành các lỗ cửa cho 3 cyclone. Các đường ống vách sau phía trên tạo thành mái của buồng đốt. Một số đường ống vách trước bên dưới cong để hình thành các lỗ cửa cho vòi đốt khởi động, các cửa cấp than, cấp đá vôi và đường cung cấp không khí SA. Tại đỉnh của buồng đốt các giàn ống tường trước kết thúc trong các bức tường phía trước tại ống góp đầu ra. Các hông thấp hơn có một số ống uốn cong ra khỏi vị trí để tạo chỗ trống cho liệu quay trở lại nhờ không khí làm mát. Các ống chuyển dẫn tập chung tại ống góp ở trên cùng của bức tường lò. Ở vách tường phía trước và tường phía sau bao gồm 316 ống (Ø50.8mm) và mỗi bức tường bên bao gồm 109 ống (Ø50.8mm), phía trước tường có một (1) ống góp đầu vào ở phía dưới và một (1) ống góp đầu ra ở phía trên. Một (1) ống góp đầu vào cấp nước cho giàn ống tường sau, để tiếp tục tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên trong bức tường trước. Mỗi bức tường bên có một (1) ống góp đầu vào ở bên dưới và một (1) ống góp ở phía trên. Có tám (8) vòi đốt khởi động: - Bốn (4) đặt ở phía tường phía trước, - Bốn (4) ở phía tường sau. Có mười hai (12) điểm cấp than: - Sáu (6) trên bức tường phía trước, - Sáu (6) trên bức tường phía sau thông qua các đường hồi liệu/(chất rắn trở lại chân hồi liệu). 9 Có tám (8) đường cấp đá vôi vào lò: - Bốn (4) trên bức tường trước, - Bốn (4) trên bức tường sau. Có bốn (4) đường ống nước xuống/(downcomer) từ bao hơi mang nước đến ống góp dưới, trong đó cung cấp nước cho các ống góp dưới của bốn bức tường lò. Nước được nhận nhiệt từ buồng lửa thông qua các giàn ống sinh hơi rồi sôi và bốc hơi, hỗn hợp hơi-nước đi lên ống góp phía trên của tường nước/ (waterwalls) và hơi nước được tạo ra. Từ ống góp trên của tường lò, hỗn hợp hơi nước đi qua các ống chuyển tiếp đi vào trong bao hơi để tách ẩm. Các giọt nước được tách ra sẽ hỗn hợp với nước cấp và tái tuần hoàn trong lò theo vòng tuần hoàn tự nhiên. * Dàn bay hơi tường cánh: Có 2 dàn tường cánh có bay hơi được đặt gần tâm buồng đốt. Mỗi tường vách cánh gồm có 30 ống (Ø63.5mm). Phần đáy của các các tường cánh được phủ bởi lớp vật liệu chịu lửa chống ăn mòn. Một đường ống xả từ bao hơi cấp cho các tường cánh của dàn bay hơi. Hỗn hợp hơi/nước chảy đến bao hơi qua các ống đứng. * Cyclone: Có 3 cyclone, mỗi cyclone được hình thành từ các đường ống Ø18044.5 mm. Các đường ống là bề mặt dàn bay hơi. Bề mặt bên trong của cyclone được bao phủ bởi lớp vật liệu chịu lửa chống ăn mòn. Hai đường ống xả, một ống xả từ mỗi đầu của bao hơi, các đầu cấp đối diện của một ống góp ngang bên dưới các cyclone. Các đường ống cấp từ ống góp này cấp cho ống góp đầu vào cyclone. Hỗn hợp hơi/nước chảy từ ống góp đầu ra cyclone đến bao hơi qua đường ống chuyển tiếp. * Bộ quá nhiệt: Hơi được sinh ra trong buồng đốt và cyclone rồi ra khỏi bao hơi thành hơi bão hòa khô. Sau đó hơi được sấy nóng qua một số thiết bị được mô tả dưới đây: - Các vách khu vực hồi nhiệt/(HRA) và các vách đường khói ngang. - Một đường khói ngang rộng 4992mm, cao 4947mm, nối từng đầu ra các cyclone với đầu vào vùng hồi nhiệt/HRA. Hộp khói ngang được bọc lớp vật liệu chịu lửa phía ngoài. Các vách trong của đường khói ngang và vùng hồi nhiệt/HRA được tạo thành bởi kết cấu kiểu ống hàn. Khói thải đi qua các đường khói ngang vào vùng hồi nhiệt/HRA, có kích thước: rộng 17.364mm, sâu 7.316mm. 10 Đường khói ngang được tạo bởi: - Các đường ống Ø44.5mm, - Gồm 156 đường ống trong các vách bên và - 147 đường ống trên đỉnh/(trần) và đáy của đường khói ngang. Đường hồi liệu/HRA chứa các đường ống Ø44.5mm, có 83 đường ống trong mỗi vách phía bên và 167 ống trong mỗi vách phía trước và phía sau. Hơi từ bao hơi cấp đến các đường ống trong đường khói ngang và các ống góp đầu vào bên trên bộ hồi nhiệt/HRA. Hơi được cấp cho đường khói ngang và các ống mái/(đỉnh) bộ hồi nhiệt/HRA từ cùng một ống góp. Hơi chảy qua đường ống góp được gom trong một ống góp trung gian, sau đó chảy xuống vách trước bộ hồi nhiệt/HRA đến ống góp đầu ra. Hơi chảy qua các đường ống ở trần/(mái) của bộ hồi nhiệt/HRA tiếp tục chảy xuống các ống góp phía vách sau HRA dễ dàng nhờ các đường ống uốn cong xả thẳng đứng để hình thành vách phía sau. Hơi từ bao hơi cũng cung cấp cho các ống góp vách bên cạnh bên trên bộ hồi nhiệt/HRA. Sau đó hơi này chảy xuống dưới qua các đường ống vách bên cạnh. Sau khi chảy ra tất cả các vách bộ hồi nhiệt/HRA, hơi được gom lại trong ống góp đầu ra vách bên cạnh và vách sau. Hơi của ống góp đầu ra tường trước HRA được các đường ống chuyển dẫn truyền đi chảy đến ống góp đầu vào của bộ quá nhiệt cấp I. * Bộ quá nhiệt cấp I/sơ cấp/chính: Bộ quá nhiệt cấp I nằm trong phần hồi nhiệt/HRA. Hơi chảy từ ống góp đầu vào qua 166 ống ngang của các bộ quá nhiệt bao gồm: 7 lần chạy qua 3 ống vòng lặp (Ø44.5mm). 7 mạch vòng được sắp xếp trong 1 khối/bộ. Hơi nước từ bộ quá nhiệt cấp I được thu lại trong ống góp đầu ra, từ ống góp đầu ra, hơi chảy qua các ống góp đầu vào và được bộ giảm ôn phun đặt giữa bộ quá nhiệt cấp I và ống góp đầu vào bộ quá nhiệt cấp II. * Bộ quá nhiệt cấp II: Bộ quá nhiệt cấp II/(ISH) được phân chia thành chín (9) vách ống, mỗi ống có (Ø42, 44.5mm) được sắp xếp ở nửa trên bên trái trong phần buồng đốt của lò hơi. Các ống góp vào có độ dày δ=14.475mm đặt trên sàn lò, ở góc bên phải tường, và uốn cong theo chiều thẳng đứng, kết thúc ở chín (9) ống góp đầu ra phía trên đỉnh lò. Các bức tường cánh được lấy hơi từ ống góp đầu vào ISH. Hơi nước từ ống góp này chảy vào 9 tường cánh đầu vào. Hơi tiếp tục chảy lên trên qua các ống vòng vào 9 ống góp đầu ra. Nhiệt độ hơi tăng dần từ các tường cánh kết nối với ống góp đầu ra, các đường ống chuyển tiếp trong đó có đặt bộ 11 giảm ôn cấp II. Sau khi giảm ôn, hơi nước chảy vào tường cánh lò và kết thúc quá trình quá nhiệt tại bộ quá nhiệt cấp II. * Bộ quá nhiệt cấp III: Bộ quá nhiệt cấp III/(ISH) gồm có 9 vách phân chia từng phần (mỗi vách có 42 đường ống, đường kính ngoài Ø=44.5 mm) được bố trí ngang qua nửa trái của cửa bên trên buồng đốt trong lò hơi. Các đường ống góp đầu vào có độ dày (δ=14.475mm) được lắp đặt phía trên đỉnh buồng đốt, tại phía góc phải tới tường trước và cong về trước, kết thúc trong 9 ống góp đầu ra trong phần không được nung nóng đặt bên trên các đường ống ở mái buồng đốt. Hơi đi vào đầu vào của ống góp bộ quá nhiệt cấp III/FSH. Hơi từ ống góp này chảy vào 10 ống góp đầu vào tường cánh và sau đó chảy vào các thiết bị đường ống của 10 tường phân chia. Hơi chảy qua các đường ống đi vào 10 ống góp đầu ra. Ống đứng từ ống góp đầu ra nối với ống góp đầu ra hơi chính. Sau đó hơi ra khỏi bộ quá nhiệt cấp III. * Bộ tái nhiệt: Bộ tái nhiệt có hai phần, Bộ tái nhiệt cấp I được đặt bên trên bộ hâm và bên dưới bộ quá nhiệt cấp I trong đường khói/HRA và bộ tái nhiệt cấp II được đặt trực tiếp bên trên bộ quá nhiệt cấp I. Có một van rẽ nhánh/đi tắt phía hơi cho bộ tái nhiệt cấp I để điều khiển nhiệt độ đầu ra bộ tái nhiệt và cũng có một hệ thống phun giảm ôn phía trước bộ tái nhiệt cấp I. Bộ tái nhiệt cấp I bao gồm 8 đoạn ống của 4 phần ống xoắn nằm ngang. Có 166 ống ngang đường kính ngoài ống là (Ø44.5mm). Hơi từ Tuabin đi vào bộ tái nhiệt cấp I qua ống góp đầu vào, chảy qua bộ giảm ôn phun và qua các ống vòng rồi ra ống góp đầu ra. Sơ đồ bố trí một van rẽ nhánh/đi tắt cho phép hơi chảy đến bề mặt gia nhiệt của bộ tái nhiệt cấp I. Hệ thống rẽ nhánh bao gồm đường ống 600mm và 2 van cánh bướm được điều khiển bởi khí nén. Các van được điều chỉnh bởi nhiệt độ đầu ra của bộ tái nhiệt để cân đối lưu lượng hơi ở giữa các bề mặt truyền nhiệt và van rẽ nhánh. Hơi từ ống góp đầu ra bộ tái nhiệt cấp I và van rẽ nhánh kết hợp với nhau và đi đến bộ tái nhiệt cấp II. Bộ tái nhiệt cấp II bao gồm 6 giàn của 4 phần ống xoắn ngang. Có 166 ống trên một giàn, đường kính ngoài của ống là (Ø44.5mm). Hơi đi vào Bộ tái nhiệt cấp 2 qua ống góp đầu vào và chảy ngược lại dòng khói thoát đến ống góp đầu ra của bộ tái nhiệt và đi vào phần tuabin trung áp. * Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt: Nhiệt độ hơi từ các bộ quá nhiệt được điều chỉnh bởi một bộ giảm ôn đặt giữa đầu ra bộ quá nhiệt cấp I đến đầu vào bộ quá nhiệt cấp II và một bộ đặt giữa đầu ra bộ quá nhiệt cấp II với đầu vào bộ quá nhiệt cấp III. Nhiệt độ 12 hơi tái nhiệt từ các bộ tái nhiệt được điều chỉnh bởi một hệ thống đi tắt/(rẽ nhánh) phía hơi và tỷ lệ với lưu lượng hơi đi qua bộ tái nhiệt cấp I. Đối với việc vận hành trong thời gian ngắn, nhiệt độ hơi tái nhiệt được điều chỉnh bởi một bộ giảm ôn được đặt trên đường ống tái nhiệt lạnh từ tuabin hơi đến ống góp đầu vào của bộ tái nhiệt. Tại ống góp đầu vào bộ giảm ôn cấp I có một ống khuếch tán trong ống có lớp lót và nước được phun qua các lỗ nhỏ trong phần họng. Ống lót được làm từ Niken 600. Bộ giảm ôn cấp 2 được trang bị một ống lót Niken 600 và 2 vòi phun nước 2 ½% Cr. -1% Mo (F-22). Các đĩa C/(tấm nguồn) được lắp đặt ngược dòng với các vòi phun trên bộ giảm ôn quá nhiệt cấp III. Các tấm nguồn và các giá đỡ làm từ SA-387 Gr 11. Các ống lót nhiệt được lắp đặt trong bộ giảm ôn tại các điểm phun để bảo vệ đường ống tránh bị thủy kích. Hơi được làm mát khi nước giảm ôn phun hòa trộn với hơi và bốc hơi trong các khu vực ống lót. Các giọt nước nhỏ không bay hơi ngay có thể ảnh hưởng tới đường kính trong/ID của ống. Lớp lót ngăn cản sự tác động gây thủy kích đến phần ống áp lực. Cụm đĩa C được đặt tại đầu vào bộ giảm ôn để kết thúc tại bộ quá nhiệt cuối bằng cách làm tăng khu vực áp suất thấp tại đầu ra của các vòi phun, qua đó cung cấp khả năng dòng chảy tăng trong bộ giảm ôn. Lượng nước phun được điều chỉnh để cung cấp nhiệt độ hơi cuối cùng theo yêu cầu. 1.5 Danh mục các thiết bị chính: - Bộ hâm, - Bao hơi, - Buồng đốt, - Cyclone, - Đường ống cắt nhau, - Hồi liệu/HRA, - Bộ quá nhiệt cấp I, - Bộ quá nhiệt cấp II, - Bộ quá nhiệt cấp III, - Bộ tái nhiệt cấp I, - Bộ tái nhiệt cấp II, - Đường ống liên kết. 2.0 Nguyên lý hoạt động: 13 2.1 Chức năng: Bộ hâm nước: được chế tạo từ ống thép carbon. Các bộ hâm có nhiệm vụ hâm nóng nước cấp khi nó chảy qua và nhận nhiệt từ khói thải đi xuống theo đường khói xuống/HRA. Bao hơi: được chế tạo từ thép SA-299 Gr. (thép A). Bao hơi nhận được nước cấp từ màng nước qua nguồn cấp từ bộ hâm của lò và phần phân ly khỏi các Cyclon, hỗn hợp hơi nước nhận được từ các giàn ống sinh hơi của lò và các Cyclon, tại đây hỗn hợp hơi nước được tách ra khỏi các Cyclon sau đó hơi bão hòa đi đến các giàn ống tường đối lưu/HRA và đi qua ống dẫn sang bộ quá nhiệt. Phần hồi liệu: gồm các giàn ống áp lực bao quanh một phần, một phần được lót vật liệu chịu lửa, khu vực nhiên liệu, đá vôi, không khí và tro trộn, phản ứng và trao đổi nhiệt với nhau. Cyclon: gồm các giàn ống áp lực bao quanh hoàn toàn bằng lớp vật liệu chịu lửa lót phía ngoài, nơi liệu được tách ra từ khói thải của lò. Nhiệt độ được hấp thụ từ khói thải và chất rắn hâm nóng nước lò hơi lên thông qua các ống đặt xung quanh các Cyclon. Ống chuyển tiếp: các ống chuyển tiếp nằm chéo nơi khói đi từ Cyclon đến phần đuôi lò/HRA. Dòng hơi nước bão hòa đi qua các ống được hấp thụ nhiệt từ khói thải. Phần hồi liệu HRA: bao gồm các ống áp lực bao quanh tạo thành đường khói đi qua, từ Cyclon xuống được lắp đặt các bộ quá nhiệt, bộ tái nhiệt nóng, bộ tái nhiệt lạnh, bộ hâm nước và bộ sấy không khí. Hơi bão hòa bên trong các đường ống trên đường khói/HRA được hấp thụ nhiệt từ khói thải. Bộ quá nhiệt cấp I: Bộ quá nhiệt cấp I có dạng uốn theo vòng hấp thụ nhiệt từ khói thải phần đuôi lò/HRA đi qua. Bộ quá nhiệt cấp II: Bộ quá nhiệt II là một thiết bị sấy hơi quá nhiệt, hơi quá nhiệt từ bộ quá nhiệt cấp I đi qua các giàn mành hấp thụ nhiệt từ buồng lửa của lò và khói thải. Bộ quá nhiệt cấp III: Bộ quá nhiệt cấp III là một thiết bị sấy nóng, các giàn quá nhiệt hơi nước đi từ bộ quá nhiệt cấp II chảy qua các giàn hấp thụ nhiệt từ buồng lửa của lò và khói thải. Bộ tái nhiệt cấp I: có dạng uốn theo vòng lặp nhận hơi xả từ tuabin cao áp qua các ống soắn hấp thụ nhiệt từ khói thải. Bộ tái nhiệt cấp II: có dạng uốn theo vòng lặp quá nhiệt hơi đi từ tái nhiệt cấp I qua các ống soắn hấp thụ nhiệt từ khói thải. 14 2.2 Mô tả các bản vẽ: - Bộ phận tiết kiệm được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0180 và -0.020. - Bộ phận tiết kiệm là một nhiệt thiết bị hấp thu nhiệt (bộ hâm nước, bộ quá nhiệt, bộ tái nhiệt…). - Bao hơi được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0480 và -0.020. - Lò được hiển thị trên các bản vẽ: 129166-25-0020, 0021, 0022, 0025 & 0026 Lò hơi là một tổ hợp các vòng tuần hoàn được chế tạo từ các giàn ống và được làm mát bằng nước đi trong ống. Vật liệu chịu lửa được sử dụng trong khu vực có sự xói mòn cao. - Các Cyclon được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0200 và -0.020. Các Cyclon là một hình trụ tròn chế tạo bằng thép, bên trong có đặt các ống làm mát bằng nước và được bảo vệ bằng lớp gạch chịu nhiệt ốp bên ngoài. Vật liệu chịu lửa được xây bảo vệ cho tất cả các bề mặt bên trong của Cyclon. - Các ống chuyển dẫn hơi nước từ Cyclon được hiển thị trên bản vẽ: 12916625-0880 và -0.020. Các ống chuyển dẫn được chế tạo bằng thép, các ống được làm mát bằng hơi nước và có lát lớp gạch chịu lửa phía ngoài. Vật liệu chịu lửa được sử dụng cho tất cả các bề mặt bên trong. - HRA được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0850 và -0.020. HRA là một hình trụ, chế tạo bằng thép, các ống được làm mát bằng hơi nước và có lớp gạch chịu lửa lát bảo vệ phía ngoài. - Bộ quá nhiệt cấp I được thể hiện trên bản vẽ: 129166-25-0180 và -0.020. Các bộ quá nhiệt cấp I là một hệ thống vòng lặp, trong vòng lặp hấp thụ nhiệt từ buồng lửa. - Bộ quá nhiệt cấp II được thể hiện trên bản vẽ: 129166-25-0194 và -0.020. Các quá nhiệt cấp II là một giàn hấp thụ nhiệt. - Bộ quá nhiệt III được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0196 và -0.020. Các quá nhiệt cấp III là một giàn hấp thụ nhiệt. - Bộ tái nhiệt cấp I được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0180 và -0.020. - Bộ tái nhiệt cấp II được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0180 và -0.020. Các bộ tái nhiệt là một vòng nhiệt được lặp lại để hấp thụ nhiệt. - Kết nối đường ống được hiển thị trên bản vẽ: 129166-25-0170, -0171, -0400 - 0410. 15 2.3 Vận hành và điều khiển: Dưới đây mô tả các vòng điều khiển cho hệ thống đốt chính. Điều khiển khác vòng cũng ảnh hưởng đến hệ thống đốt nhưng nó liên quan chặt chẽ hơn với các hệ thống khác và sẽ là một phần của những hệ thống trong bản vẽ. * Điều chỉnh mức bao hơi: P & ID 129166-60-6103, SAMA Sơ đồ 129166-64-6312 Chức năng của điều chỉnh mức nước trong bao hơi là để kiểm soát và duy trì mức nước bao hơi trong quá trình khởi động và điều kiện vận hành lò ở trạng thái MCR. Mức nước bao hơi được đo bằng ba (3) cấp: + Mức cao, + Mức trung bình + Mức thấp: 11HAD10CL101/102/103. Trong ba mức đo được giám sát bởi áp suất hơi trong bao hơi thông qua bởi ba (3) thiết bị đo lường truyền áp suất 11HAD10CP101/102/103. Cả ba mức đo được giám sát tại phòng điều khiển trung tâm. Chức năng của DCS cung cấp mức trung bình của ba tín hiệu như xử lý những tín hiệu thay đổi để điều khiển mức nước. Khi tín hiệu cảnh báo hoặc độ chênh lệch được phát hiện từ bất kỳ các điểm đo mức nào của ba bộ đo lường sẽ được loại trừ và đầu ra của bộ báo mức trung bình sẽ điều chỉnh độ mở của van phù hợp ở mức trung bình của các phép đo một cách chính xác nhất. Việc cung cấp nước cấp lên bao hơi được đo bằng bộ đo lưu lượng và điều khiển bằng van điều chỉnh 11LAB33AA101 và 11LAB33AA102. Lưu lượng hơi được sinh ra từ các lò hơi được đo bằng bộ đo lưu lượng tổng. Trong quá trình khởi động, chế độ kiểm soát mức nước trong bao hơi duy nhất được lựa chọn thông qua các phần mềm trên DCS. Nút chuyển đổi: Điều khiển mức nước trong bao hơi thông qua PID trực tiếp điều khiển hệ thống nước cấp qua van điều chỉnh. Van điều chỉnh được thiết lập trong phạm vi khi lò vận hành trong trạng thái khởi động (mức tải thấp), van 11LAB33AA102 sẽ mở ra để điều chỉnh mức tại nhu cầu dải lưu lượng thấp và trạng thái làm việc ở mức tải cao, van cấp chính 11LAB33AA101 kiểm soát tại nhu cầu lưu lượng cao hơn. Quá trình tăng tải, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển tín hiệu để điều khiển ba bộ báo mức. Ở chế độ vận hành khi tổng lưu lượng hơi bằng hoặc 16 lớn hơn 30% MCR lượng nước cấp, van điều chỉnh sẽ được điều khiển bởi bộ điều chỉnh lưu lượng nước cấp trên đài cấp nước với ba bộ báo mức điều chỉnh mức. Bộ điều khiển lưu lượng mức nước được điều chỉnh bằng tổng đo lưu lượng hơi (tín hiệu cấp nhiên liệu có trước) để bộ điều khiển phát tín hiệu yêu cầu lưu lượng nước cấp. Trong quá trình giảm tải, bộ điều khiển được thực hiện bằng tay chuyển từ ba bộ báo mức về một bộ báo mức duy nhất để điều khiển khi tổng lưu lượng hơi và lưu lượng nước cấp ≤15% MCR. Ngoài ra, việc giám sát cũng sẽ được chuyển sang cho một bộ báo mức duy nhất nếu có sự cố về bộ chỉ lưu lượng nước cấp hoặc lưu lượng hơi. element on failure of the feedwater flow or steam flow transmitters. To provide bumpless transfer, the system shall be configured such that the noncontrolling signal (Single or Three-Element) is tracking the controlling demand signal. Khả năng truyền bumpless, hệ thống sẽ được cấu hình như vậy mà không kiểm soát tín hiệu (một trong ba bộ báo mức) là theo dõi các tín hiệu yêu cầu giám sát. Mức nước cao +127mm tính từ mực nước trung bình/NWL và mức nước thấp -203mm từ mức trung bình, Nước cấp (NWL) được theo dõi và cảnh báo trên hệ thống DCS. Mức nước cao +254 mm tính từ mực nước NWL và thấp -279mm NWL được giám sát và gửi tín hiệu cảnh báo đến hệ thống quản lý vòi đốt. Hệ thống (BMS) * Điều chỉnh nhiệt độ hơi chính/hơi quá nhiệt: SAMA Sơ đồ: 129166-64-6314, 6315 / P & ID 129166-60-6106 Lò hơi được lắp đặt ba (3) bộ quá nhiệt: + Một bộ quá nhiệt (loại đối lưu) chính (cấp I), + Một bộ quá nhiệt trung gian bức xạ (cấp II), + Một bộ quá nhiệt cuối bức xạ (cấp III). Có hai bộ giảm ôn điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt, Một bộ nằm giữa bộ quá nhiệt cấp I và quá nhiệt cấp II, bộ thứ hai nằm giữa bộ quá nhiệt cấp II và bộ quá nhiệt cấp III. Bộ giảm ôn cấp I: là một thiết bị phun bao gồm bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt cấp II kiểm soát Nhiệt độ, bộ điều khiển PID sử dụng cặp nhiệt 17 Trung cấp SH II đầu ra (11HAH20CT130/150) ghi lại quá trình thay đổi nhiệt độ của nó. Bộ giảm ôn cấp II: là một bộ điều khiển PID, trong đó sử dụng cặp nhiệt Trung cấp SH II đầu vào (11HAH10CT140/160) ghi lại quá trình thay đổi nhiệt độ của nó. Lưu lượng hơi chính được xác lập để tập hợp cho bộ giảm ôn cấp I được xác định bởi nhiệt độ hơi quá nhiệt được tính bằng hiệu suất kỹ thuật. Điểm thiết lập này được thay đổi bởi các chức năng điều chỉnh Nhiệt độ hơi quá nhiệt của bộ giảm ôn cấp II. Khi nhiệt độ đầu ra bộ quá nhiệt tăng, bộ điều khiển giảm ôn cấp II sẽ tích hợp để giảm điểm tập hợp cho bộ giảm ôn cấp I, do đó làm giảm nhiệt độ đầu ra bộ quá nhiệt cấp III. Khi lưu lượng cần phun tăng 2% (bằng tay hoặc tự động), tín hiệu giám sát sẽ mở van chặn tại bảng điều khiển của van chặn sẽ vẫn mở trong khoảng 30 giây trước khi đóng lại ngay cả trong trường hợp các van điều khiển ở dưới 2%. Điều này là để ngăn chặn việc van bị mài mòn trong quá trình sử dụng. (Chức năng này xẽ được đề cập trong sổ tay hướng dẫn vận hành). Trong trường hợp tua bin bị trip/MFT hoặc sẽ đóng các van Stop. Bộ điều khiển sẽ phát lệnh phun trực tiếp nước giảm ôn vào bên trong các đường ống góp hơi thông qua các bộ giảm ôn nằm giữa các bộ quá nhiệt. Các bộ điều khiển thường được giới hạn để ngăn chặn bảo vệ thiết lập lại windup. bổ sung khóa liên động là cần thiết cho thiết bị làm giảm nhiệt độ đầu ra và dòng chảy hơi tối thiểu. Bảo vệ giảm nhiệt độ hơi quá nhiệt cũng được cung cấp. bộ giảm ôn cấp II cũng là một vòng lặp bao nằm giữa bộ quá nhiệt cấp II và quá nhiệt cấp III, bộ giảm ôn cấp I điều khiển PID này nằm giữa hai bộ quá nhiệt cấp I và II. Ống góp đầu ra của các bộ quá nhiệt được lắp đặt cặp nhiệt để giám sát quá trình thay đổi nhiệt độ của nó. Bộ giảm ôn cấp II là một bộ điều khiển PID trong đó điều chỉnh nhiệt độ cho bộ quá nhiệt cấp III được lắp cặp nhiệt tại đầu vào (11HAH20CT140/160) để giám sát quá trình thay đổi nhiệt độ của nó. Bộ giảm ôn cấp II có hai van chặn (11LAF21AA101 và 11LAF22AA101) có khả năng cung cấp tùy thuộc vào điều kiện trong quá trình vận hành. * Điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt: Sơ đồ SAMA 129166-64-6120/P&ID 129166-60-6107 Việc điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt, bộ giảm ôn phun được thiết kế để duy trì hơi đầu ra bộ tái nhiệt cấp II/RH II đạt mức nhiệt độ yêu cầu qua 18 việc sử dụng một van đi tắt điều chỉnh nhiệt độ hơi tái lạnh (11HAJ10AA102) cho việc vận hành bình thường và một van điều chỉnh phun nước tái nóng (11LAG10AA101) trong những trường hợp cần thiết. Đường đi tắt hơi là một vòng nối bao gồm bộ điều chỉnh nhiệt độ đầu ra bộ tái nhiệt cấp II, có một bộ điều khiển PID sử dụng cặp nhiệt điện đầu ra bộ tái nhiệt cấp RH II để kiểm soát sự thay đổi nhiệt của nó. Đầu ra bộ tái nhiệt cấp I có một bộ điều khiển PID sử dụng cặp nhiệt điện đầu ra bộ tái nhiệt RH II (11HAJ10CT105/106) để kiểm soát sự biến đổi nhiệt độ của nó. Lập chỉ số lưu lượng hơi chính, điểm cài đặt cho đầu ra bộ tái nhiệt cấp I được xác định bởi nhiệt độ hơi tái nhiệt mong muốn do Kỹ sư thực hiện tính toán. Điểm cài đặt này được sửa đổi bởi chức năng tinh chỉnh của bộ điều chỉnh nhiệt độ đầu ra tái nhiệt II. Khi nhiệt độ đầu ra tăng, bộ điều khiển tái nhiệt II sẽ hợp nhất để hạ điểm cài đặt cho bộ điều khiển tái nhiệt I, do đó hạ nhiệt độ của hơi ở đầu ra. Trong điều kiện bình thường, bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt I được giới hạn trong khoảng đầu ra từ (5÷85)%. Điều này làm van điều chỉnh có thể đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Vị trí của van điều chỉnh đi tắt thực tế được xem là việc nhập vào DCS để hiển thị. Van điều khiển rẽ nhánh tái nhiệt không thể mở. Để bảo vệ bộ tái nhiệt khỏi bị quá nhiệt do rẽ nhánh hơi quá mức gây ra, một bộ điều khiển phun giảm ôn tái nhiệt được lắp đặt. Một bộ điều khiển PID đơn, quá trình biến đổi được xác định bởi hiển thị của cặp nhiệt điện đầu ra của bộ tái nhiệt I (11HAJ10CT103/104). Điểm cài đặt được nhân viên vận hành điều chỉnh phù hợp với các giới hạn nhiệt độ của kim loại đường ống tái nhiệt I. Khi công suất yêu cầu của van phun tăng 2% ở chế độ (bằng tay hoặc tự động), một bộ giám sát tín hiệu sẽ mở khóa van của trạng thái điều khiển. Van chặn duy trì độ mở quá 30 giây trước khi đóng lại thậm chí khi van điều khiển điều chỉnh xuống dưới 2%. Điều này để ngăn van nhanh bị mòn do van quay. Chức năng định giờ vẫn có hiệu lực trong tài liệu hướng dẫn. Chỉ trong trường hợp MFT hoặc trip tuabin, các van chặn sẽ lập tức đóng lại. Bộ điều khiển nhiệt độ tái nhiệt sẽ theo dõi như yêu cầu khi nhu cầu đi tắt ở mức tối thiểu và nhiệt độ hơi tái nhiệt xuống thấp hơn điểm cài đặt. Điều này sẽ ngăn ngừa việc khởi động lại. Khi một lò hơi đang vận hành, van cách ly việc tái nhiệt nóng và lạnh của lò hơi khởi động sẽ đóng và lò hơi vận hành sẽ lấy tất cả hơi tái lạnh từ tuabin. Trong điều kiện này, không cần cân bằng các lưu lượng. Một van điều khiển bổ sung (11HAJ10AA101) nằm ở đầu vào của bộ tái nhiệt I/RHI để hỗ trợ trong việc điều chỉnh nhiệt độ dòng hơi giữa hai bộ tái nhiệt để cân bằng lưu lượng. 19 Bộ điều khiển so sánh tỷ lệ phần trăm của tổng lưu lượng hơi tái nhiệt tỷ lệ phần trăm của tổng lưu lượng hơi chính trong một tổ máy với tải để điều chỉnh sản lượng đầu ra của nó để điều chỉnh nhiệt độ hơi của hai bộ tái nhiệt cân bằng tương đối ứng với nhiệt độ yêu cầu của nó. 3.0 Tóm tắt các mức cảnh báo KKS: Số KKS Cảnh báo Mức Thấp Cao Cao/cao 4.0 Danh mục các từ viết tắt: Mô tả các từ viết tắt: - CFB Lò tầng sôi tuần hoàn, - DCS Hệ thống kiểm soát kỹ thuật số, - BMS Hệ thống giám sát ngọn lửa/(Burner) - MFT Bảo vệ cát nhiên liệu, - HRA Khu vực hồi nhiệt, - O.D. Đường kính ngoài, - I. D. Đường kính trong, - ISH (SH II) Quá nhiệt trung gian, - FSH (SH III) Quá nhiệt cuối/(cấp 3) - MCR Công suất lớn nhất.(hết trang 16) của Thập 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan