Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mộ số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5,6 tuổi ở trường mầm non n...

Tài liệu Mộ số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5,6 tuổi ở trường mầm non ngọc phụng đạt hiệu quả cao

.DOC
20
55
88

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGỌC PHỤNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Người thực hiện: Lê Thị Liên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường MN Ngọc Phụng SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 CÁC PHẦN CHÍNH CỦA SKKN Mục lục 1. Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận. 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. 2.3. Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.4. Hiệu quả 3. Kết luận, kiến nghị. 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. Tài liệu tham khảo SỐ TRANG 1 1 2 2 2 3 3 3 4 13 15 15 15 17 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã nói: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đúng như câu nói của Bác trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, việc chăm sóc, giáo dục trẻ từng bữa ăn giấc ngủ cho phù hợp với an toàn là việc làm không thể thiếu của mỗi gia đình, của nhà trường và toàn xã hội. Trong đó giáo giục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền tảng vô cùng quan trọng cho việc giáo dục con người hình thành nhân cách toàn diện. Chính vì vậy mà Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vì thế bắt buộc những người làm công tác giáo dục như chúng ta cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ, về khoa học - kỹ thuật, về hiểu biết xã hội, tạo lập cho con đường sự nghiệp giáo dục của mình, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà cụ thể hơn là góp phần vào viêc chăm sóc - giáo dục trẻ - thế hệ tương lai của gia đình, của đất nước và toàn xã hội. Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Qua đó cho thấy giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển thể chất, giáo dục các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách…để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được giáo viên rất chú trọng đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt động chưa được quan tâm, đầu tư, quá trình tổ chức hoạt động vận động của giáo viên còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế… Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ được phát triển vận động, nhằm nâng cao thể chất cho trẻ một cách tốt nhất. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Ngọc Phụng đạt hiệu quả cao”. Với mong muốn được đóng góp một chút sức nhỏ của mình trong việc phát triển vận động đạt hiệu quả cao cho trẻ. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tăng cường thể lực cho trẻ. Giúp cho trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động, biết phối hợp được các cử động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay trong vận động 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ 5-6 tuổi C Khu trung tâm trường mầm non Ngọc Phụng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết. Thu thâ ̣p, phân tích, tổng hợp các tài liê ̣u lý luâ ̣n về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi qua các tài liệu, sách báo. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp. Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận Theo các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khoa học thì vận động là một trong số những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển của trẻ mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức tạp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Những nghiên cứu của nhà khoa học N.M Selovano và Kixchiacovxkaia đã chứng minh: “Trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ”. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính cẩn thận, trung thực… Phát triển thể chất là một trong 5 mặt phát triển toàn diện của trẻ ở độ tuổi mầm non. Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”. 2 Bởi vậy: Phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải thật sự quan tâm. Vì hoạt động Phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non có mục đích có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, khoa học. Giúp trẻ phát triển về các kĩ năng vận động cơ thể phát triển cân đối hài hoà còn là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, và chúng ta có thể khẳng định rằng, một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực thông qua vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non. 2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở thường mầm non Ngọc Phụng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi C. Tổng số lớp có 37 cháu. Qua việc tổ chức cho trẻ phát triển thể chất cho trẻ, đặc biệt là dạy cho trẻ các biện pháp phát triển vận động bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau. Thuận lợi: Trường mầm non Ngọc Phụng là trường đang trong trong quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia nên các phòng học đảm bảo diện tích. Có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. khuôn viên trường đẹp, rộng rãi thoáng mát. Năm học 2018-2019 nhà trường tiếp tục đưa nội dung “Giáo dục phát triển vận động” vào một trong những chuyên đề trọng tâm của nhà trường. việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ đã được nhà trường chú trọng. Phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động ... Phòng Giáo dục cũng luôn quan tâm đến việc phát triển vận động cho trẻ, mở lớp tập huấn chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của ngành. Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch cụ thể, luôn động viên, nhắc nhở để giáo viên thực hiện tốt việc phát triển vận động cho trẻ. Lớp học có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động phát triển vận động của cô và trẻ. Có phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn, giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ, trẻ khỏe nhiệt tình với công việc . Khó khăn: Ngoài những thuận lợi trên thì việc phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non Ngọc Phụng nói chung và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C mà tôi phụ trách còn gặp không ít khó khăn đó là: Môi trường phục vụ việc phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế, chưa có những thiết kế mới mẻ để tạo sự lôi cuốn và kích thích trẻ tham gia nhiệt tình vào các hoạt động phát triển vận động. Giáo viên chưa nắm được khả năng phát triển vận động của trẻ bởi vì vậy mà chưa có được các biện pháp phù hợp. 3 Các loại đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục phát triển vận động đã có, nhưng chưa sinh động. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo. Vẫn còn dập khuôn máy móc, khô cứng trong các bài dạy thể dục. Chưa tận dụng hết các thời điểm hoạt động trong ngày để phát triển vận động cho trẻ nên kết quả hoạt động chưa cao. Phần lớn cha mẹ/người chăm sóc trẻ học sinh đều làm nông nghiệp nên chưa thật sự quan tâm đến con em mình. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy một số trẻ chưa phát triển hết khả năng phát triển vân động của trẻ. Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ kết quả đạt như sau: Kết quả thực trạng Trong quá trình giảng dạy trước khi đưa ra những sáng kiến mới về những biện pháp phát triển vận động cho trẻ. Qua khảo sát về phát triển vận động của trẻ 5 - 6 tuổi của lớp tôi như sau: Nội dung đánh giá Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vận động Số trẻ Kết quả đầu năm Đạt Không đạt khảo sát Số trẻ % Số trẻ % 37 29 79 8 21 Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động 28 76 9 24 37 tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp Kiểm soát được vận động, biết phối hợp tay28 76 9 24 mắt trong vận động và giữ được thăng bằng cơ 37 thể khi thực hiện vận động, Biết phối hợp được các cử động của bàn tay 29 79 8 21 37 ngón tay trong hoạt động vận động Qua bảng khảo sát trên tôi thấy việc phát triển vận động của trẻ còn thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động, kỹ năng thực hiện các vận động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn. Bởi vậy, tôi luôn băn khoăn làm sao để đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. 2.3. Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Ngọc Phụng. 2.3.1. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn, phục vụ tốt hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ: Môi trường học tập: Muốn trẻ hứng thú với các hoạt động giáo dục, nhất là với hoạt động phát triển vận động ở trường mầm non. Theo tôi nghĩ, ngoài việc tới lớp học, trẻ được yêu thương chăm sóc, trẻ sẽ thích đến trường. Việc tiếp theo là phải làm thế nào để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động. Vì vậy việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng. 4 Thực hiện theo kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường đã đưa chuyên đề " Giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non" là một trong những chuyên đề trọng tâm trong năm học. Nhận thức được điều ấy. Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu những cách làm mới, những tiết dạy mang tính sáng tạo để thu hút trẻ yêu thích vận động hơn đó là: Trang trí lớp bằng những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh như: Hình ảnh 2 chú gấu đang ôm bóng. Chú Vịt con đang lắc vòng, Các bạn thỏ đang tập thể dục với cờ, nơ..., với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp. Ngoài ra tôi thường xuyên gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc, hoạt động tạo hình , hoạt động âm nhạc... như: Giúp cô cắt giấy màu để cuốn vòng thể dục, cắt các tua giấy nhiều màu để cuốn vào gậy. Trẻ rất thích thú và qua đó cũng tạo được sự hào hứng của trẻ vào các hoạt động phát triển cho trẻ. Từ việc cô cho trẻ tham gia, tạo nên các sản phẩm. Trẻ được làm cùng cô như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu… qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô. Trẻ lại được dùng những đồ dùng, dụng cụ do chính tay mình được làm nên trẻ càng thêm hào hứng trong khi vận động. Môi trường ngoài lớp học phong phú để lôi cuốn trẻ thích tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ cũng quan trọng không kém. Hiểu rõ được điều ấy, bản thân đã cùng với các cô giáo trong trường dành những ngày nghỉ của mình để đi sưu tầm những đồ dùng mà mọi người không dùng nữa như: Ví dụ 1: Như lốp ô tô, lốp xe máy, dây thừng, ống nhựa, tre, luồng ... Về và cùng nhau thiết kế, sáng tạo, cắt, vẽ, sơn màu thành những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển vận động ngộ nghĩnh cho trẻ. Rất nhiều loại đồ dùng ngộ nghĩnh ra đời như: Xích đu làm bằng lốp ô tô; đường zíc zắc làm từ ống nhựa; Cổng chui làm bằng lốp xe máy, bục cao thấp được cưa từ các gốc cây ... để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẽ hấp dẫn. Hình ảnh trẻ chơi đồ chơi vận động do các cô tự làm 5 Các đồ chơi vận động được bố trí sắp xếp hợp lý ở các nơi, tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian được bố trí hợp lý. Tạo cho trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường Hình ảnh : Chơi vơi thiit t b đồ chơi ngoài trri Môi trường giáo dục phát triển vận động đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục phát triển vận động. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây… Qua đó trẻ cũng được hoạt động vừa sức, giúp trẻ phát triển thể lực một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. * Lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp theo chủ đề. Như chúng ta đã biết trò chơi vận động, trò chơi dân gian là hai trò chơi nổi bật của trẻ mầm non. Cả hai loại trò chơi này đều mang một mục đích đó là giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Do vậy để giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. 6 Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột Khi lựa chọn các trò chơi tôi luôn dựa vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cần phát triển kỹ năng, kĩ xảo vận động ở trẻ mà lựa chọn trò chơi phù hợp. Lựa chọn trò chơi vận động phải lưu ý thời gian trong ngày. Vào buổi sáng tôi chọn những trò chơi có vận động tích cực còn buổi chiều thì cho trẻ chơi những trò chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi. Ngoài ra tôi cần chú ý đến thời tiết. Trời lạnh, trẻ mặc nhiều quần áo do đó tôi không chọn những trò chơi có nhiều vận động khó mà chọn các trò chơi sao cho tất cả trẻ đều được tham gia. Hình ảnh : Cô và trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột Qua việc bản thân dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lựa chọn rất kỹ các trò chơi vận động, trò chơi dân gian theo chủ đề ngay từ đầu năm học. Nên khi thực hiện với trẻ ở lớp mình ở các chủ đề tôi thấy rất phù hợp, trẻ có những giờ tập luyện với những trò chơi vận động vừa sức nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Do đó không những trẻ phát triển được các vận động tinh, thô, mà bên cạnh đó các tố chất nhanh mạnh, bền, khéo cũng được phát triển theo. * Dụng cụ, đồ dùng tập luyện: - Với các hoạt động trong trường mầm non. Đặc biệt là hoạt động giáo dục phát triển vận động thì việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập cho trẻ là vấn đề tôi luôn cẩn thận và chú ý. Vì sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng cần thiết trong hoạt động giáo dục phát triển vận động đối với trẻ. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Bởi vậy, hầu như trong tất cả các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở lớp mình tôi đều sử dụng đồ dùng trực quan. Có đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với tôi. 7 Ví dụ: Để giúp trẻ phát triển vận động tốt thông qua giờ thể dục sáng. Tôi đã cho trẻ tập các động tác thể dục kết hợp dãi lụa, dây hoa, vòng, nơ. Hình ảnh: Gir thể dục sáng của cô và trẻ Trò chơi vận động “Cáo và thỏ” “ Mèo và chim sẻ’’ tôi sẽ chuẩn bị cho trẻ những chiếc mũ có hình ảnh của các con vật rất đẹp... Hoặc ở giờ thể dục với đề tài “Bò chui qua cổng” tôi đã chuẩn bị cho trẻ những chiếc cổng tự tạo bằng lốp xe thiết kế, kẻ vẽ thành hình rất ngộ nghĩnh. Như vậy chúng ta thấy rằng việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng, nó là một sợi dây gắn kết, một hình thức thu hút trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. Như vậy. Trước khi tổ chức chơi thì vấn đề chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ chiếm một vai trò quan trọng. Với tư duy trực quan hành động trẻ rất dễ bị thu hút bởi các đồ dùng đồ chơi lạ mắt, màu sắc sặc sỡ. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi phải đa dạng và phong phú mang tính chất đặc trưng được thiết kế dựa vào nội dung của trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ thì với tôi việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu. Tôi luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của cô giáo. Với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang leo… tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động nhằm tăng cường phát triển vận động cho trẻ. 8 2.3.2. Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động phát triển vận động. * Sử dụng âm nhạc, văn học trong hoạt động phát triển vận động: - Kết hợp âm nhạc vào hoạt động phát triển vận động Nói đến giáo dục phát triển vận động mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc. Thật như vậy, nếu như chúng ta không có biện pháp sáng tạo làm mềm, làm nhẹ nhàng hoạt động này. Hoạt động giáo dục phát triển vận động khi có văn học và âm nhạc kết hợp trẻ sẽ thấy hứng thú, nhẹ nhàng và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn, vui tươi hơn. Bản thân tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, tham khảo thật nhiều và trong mỗi hoạt động phát triển vận động của trẻ tôi lại kết hợp và lồng ghép vào những bài hát, câu chuyện, bài thơ khác nhau để lôi cuốn trẻ như: Kết hợp âm nhạc trong hoạt động thể dục sáng bằng các bài hát vui nhộn, khỏe khoắn phù hợp với chủ đề: “Nắng sớm, “Tiếng chú gà trống gọi’’ hay bài “ Con cào cào” ... - Kết hợp với văn học: Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ đề “ Gia đình" với giờ thể dục đề tài "Bò thấp chui qua cổng". Tôi đã dẫn dắt trẻ đến với bài học, bằng một đoạn chuyện kể về nàng Bạch Tuyết bị bà phù thủy bắt nhốt vào hang sâu. Tôi cùng trẻ đưa ra ý tưởng, tìm cách để cứu nàng Bạch Tuyết. Phải đi đến hang sâu đó. Nhưng đường đi rất khó và phải bò khéo léo để chui vào cửa hang thì mới cứu được nàng Bạch Tuyết. Ví dụ 2: Ở đề tài dạy trẻ " Bật qua chướng ngại vật". Tôi lại thu hút trẻ đến với bài học bằng một đoạn chuyện kể về Cô bé quàng khăn đỏ. Bà của cô bé bị Sói ăn thịt. Để giúp cô bé cứu được bà thì các bé phải đi rất xa, đi qua cánh rừng và phải bật qua những con suối nhỏ. Trẻ hồi hộp, mong muốn được giúp đỡ Cô bé quàng khăn đỏ đi cứu bà. Vì vậy qua câu chuyện đã dẫn dắt trẻ đến với bài học một cách lôi cuốn, nhẹ nhàng. Giờ học đạt kết quả rất cao. * Chú trọng nâng cao kĩ năng phát triển vận động cho trẻ . Trong các hoạt động giúp trẻ được phát triển vận động, thì giờ học thể dục là hoạt động học có chủ định đem lại kết quả nhiều nhất. Dựa trên ưu điểm này, tôi đã vận dụng tôi đa những hiểu biết, những sáng tạo của mình để tổ chức cho trẻ được phát triển vận động thông qua hoạt động học có chủ định này. Khi thì tổ chức hoạt động học dưới dạng trò chơi, khi lại tổ chức dưới dạng các hội thi. Nhằm tạo sự hấp dẫn , lôi cuốn trẻ. Ví dụ: Khi dạy trẻ chủ đề “Tết và mùa xuân” Đề tài: Ném xa bằng một tay. Trò chơi: Nhảy lò cò Tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: "Vui hội mùa xuân" + Khởi động: Cho trẻ lên tàu đi về thăm quê + Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (trẻ tập các động tác thể dục theo lời bài hát " Quê hương tươi đẹp"... 9 Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. * Nâng cao khả năng phát triển vận động cho trẻ qua sự thi đua giữa các lớp. Nhằm nâng cao khả năng phát triển vận động cho trẻ tôi còn mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn. Hàng tuần cho các lớp giao lưu, thi chơi các trò chơi nhằm tăng cường phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động chiều. Với trách nhiệm là giáo viên dạy trẻ lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi và còn là một tổ trưởng chuyên môn. Bản thân đã rất năng động, nổ lực trong việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ thi đua, sưu tầm các trò chơi để trẻ chơi cho phù hợp. Và kết quả thật tuyệt vời, trẻ tham gia hoạt động tích cực và trẻ rất thích thú, hào hứng có ý chí thi đua, khác hẳn với ở giờ hoạt động bình thường. Như vậy thi đua giữa các lớp là những cơ hội tốt cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua các vận động. Qua các lần chơi rèn cho trẻ tính tự tin, nhanh nhẹn khéo léo, khả năng biểu diễn. Qua đó thể chất, tinh thần trẻ được phát triển tốt hơn rất nhiều. 2.3.3. Giáo dục Phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời, các trò chơi dân gian. Việc trẻ được phát triển vận động, thông qua hoạt động học có chủ định là con đường tốt nhất, để trẻ hình thành, nắm vững các động tác, các bài vận động một cách sâu sắc. Thì hoạt động ngoài trời lại đem đến sự thích thú và hào hứng với trẻ. Trẻ được ngắm cảnh sân trường, không khí thoáng đãng sau những hoạt động trong lớp. Sau khi trẻ được tìm hiểu các nội dung chính, thông qua hoạt động ngoài trời. Trẻ sẽ được tham gia vào các trò chơi, chơi tự do thoải mái. Những trò chơi ngoài trời của trẻ là phong phú vô cùng. Tôi đã nghiên cứu kỹ, chọn trò chơi nào cho phù hợp và khiến trẻ hứng thú.. Tôi đã lựa chọn các trò chơi phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với trẻ ở lớp mình. Hướng dẫn trẻ chơi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu và kết quả là trẻ chơi rất hào hứng. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Thả đỉa ba ba” ... Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Ném bóng vào chậu”… Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như: “Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Chơi đu”, “Múa lân”, “Chèo thuyền”, “Ném vòng cổ chai” … Trò chơi dân gian cũng là một trong những con đường giúp trẻ phát triển vận động, tăng cường thể lực một cách tốt nhất. Di sản văn hóa truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. 10 Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích. Đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ của các cháu sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các cháu. Chính vì lẽ đó mà tôi đã luôn trang bị cho mình kiến thức về các trò chơi dân gian và trò chơi vân động. Sưu tầm thật nhiều các loại hình trò chơi, để thường xuyên tổ chức và thay đổi cho trẻ. Trẻ rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Trước khi cho trẻ chơi trò chơi dân gian, thì khâu chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi dân gian cần phải đầy đủ, hấp dẫn trẻ. Bởi vậy tôi đã sưu tầm, thiết kế rất nhiều đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ: Trò chơi “Chèo thuyền” thì cần phải có mái chèo được sơn màu đẹp mắt. Trò chơi “Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn, bởi vậy tôi đã chuẩn bị cho trẻ những quả còn được khâu cẩn thận với nhiều dây tua màu sắc sặc sỡ. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức nếu không có dải vải hoặc khăn bịt mắt… Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với trò chơi có lời đồng dao): Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc vừa đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: Chơi “Chi chi chành chành”, trẻ hát “Chi chi chành chành – cái đanh thổi lửa – con ngựa đứt cương – tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi “Rải ranh”, trẻ hát “Rải ranh – bẻ cành – hái ngọn – chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời… Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Mèo đuổi chuột”. Nhưng 11 lại cũng có trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như: “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Ô ăn quan”, “Nu na nu nống… Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : “Kéo co” Hình ảnh: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi kéo co Vì vậy, tôi luôn nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của từng hoạt động: Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy tôi đã chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Hoạt động ngoài trời có ưu điểm tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Thả đỉa ba ba”… Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian một điều tôi đã đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy. Chẳng hạn như: + Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như: “Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Chơi đu”, “Múa lân”, “Chèo thuyền”… 12 + Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Ném bóng vào rổ”… * Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi: Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “Cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả trẻ đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị phạm luâ ̣t, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Khi nắm chắc được các vấn đề, để tổ chức trò chơi dân gian như trên, thì tôi thấy rằng: Tổ chức trò chơi ngoài trời không phải là một vấn đề khó. Mà trẻ vô cùng hứng khởi, tham gia hết mình vào trò chơi, đồng thời vun đắp văn hóa người Việt cho thế hệ mai sau ngay từ lứa tuổi mầm non Trong chủ đề Bản thân, bản thân tôi đã kết hợp lồng ghép giáo dục về ăn uống đủ chất dinh dưỡng để thể lực phát triển và khỏe mạnh hơn. 2.3.4. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua việc tổ chức hoạt động chơi tự do cho trẻ. Đây là hoạt động mà trẻ tỏ ra hứng khởi nhất trong tất cả các hoạt động ở trường, bởi đây có lẽ là hoạt động duy nhất mà trẻ có thể tự làm theo ý mình mà không có sự can thiệp của cô giáo. Bản thân tôi xác định rằng: Vai trò của cô giáo là chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo định hướng của mình, Cô giáo phải tinh ý và quan sát thật kỹ, bao quát trẻ chơi và thực sự giúp đỡ khi cần thiết. Chính vì vậy mà ở hoạt động này bản thân tôi nghĩ không cần thiết phải sử dụng đến thủ thuật nhằm thu hút trẻ, mà tự bản thân trẻ sẽ tự nguyện tham gia và chơi rất tích cực. Tuy nhiên để hoạt động chơi này diễn ra theo đúng định hướng thì cô giáo cần chủ động chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, sân bãi và các dụng cụ chơi cho trẻ thật chu đáo và phù hợp, cần chú ý đến những trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc trẻ hòa nhập nhằm đảm bảo tất cả các trẻ cùng được thư giản trong thời gian này. Cũng thông qua hoạt động chơi tự do mà gần như mối quan hệ của trẻ được củng cố và phát triển, trẻ bộc lộ những nhu cầu thiếu hụt của bản thân mình, trẻ bộc lộ khả năng hoạt động trong tập thể với những vị trí tương ứng. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn tạo mọi cơ hội để trẻ được tham gia vào hoạt động chơi tự do đó cũng là cơ hội giúp trẻ phát triển khả năng vận động. 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Đối với trẻ. Với những tâm huyết của mình sau khi nghiên cứu và mạnh dạn đưa vào áp dụng những biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục phát triển 13 vận động vào thực tế. Tôi thực sự rất mừng vì những phương pháp, những việc làm nhỏ này của bản thân đã như một luồng gió mới nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Ngọc Phụng nói chung và lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng. Kết quả đạt được như sau. Nội dung đánh giá Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vận động Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp Kiểm soát được vận động, biết phối hợp tay- mắt trong vận động và giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động, Biết phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay trong hoạt động vận động Số trẻ khảo sát Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm Không Đạt đạt Số Số Số % % % trẻ trẻ trẻ Đạt Không đạt Số % trẻ 37 29 79 8 21 37 100 0 0 37 28 76 9 24 37 100 0 0 37 28 76 9 24 37 100 0 0 37 29 79 8 21 37 100 0 0 So với kết quả đầu năm trước khi áp dụng sáng kiến, kết quả của trẻ cuối năm đã có sự chuyển biến rõ rệt về thể lực, thể chất, trẻ mạnh dạn tự tin trong hoạt động phát triển vận động. Tôi thấy rằng việc áp dụng các biện pháp này đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển tốt các biện pháp phát triển vận vận động cho trẻ ở trường mầm non Ngọc Phụng Đối với bản thân: Qua quá trình áp dụng các biện pháp mới vào quá trình giúp trẻ phát triển vận động. Bản thân tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, có sự sáng tạo hơn, linh hoạt hơn và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy các biện pháp phát triển vận động cho trẻ, sưu tầm được trò chơi vận động mới vào dạy trẻ. Nắm được đặc điểm tâm tý và khả năng của từng trẻ để có tác động phù hợp. Tạo được môi trường phù hợp để thu hút trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động tốt hơn. Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động phong phú, đa dạng, phù hợp để sử dụng có hiệu quả trong việc dạy phát triển vận động cho trẻ. 14 Các giờ dạy phát triển vận động tôi được tham gia do nhà trường tổ chức đều được xếp loại giỏi. Đối với cha mẹ/người chăm sóc trẻ: Cha mẹ/người chăm sóc trẻ nắm rõ và quan tâm nhiều hơn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở rường mầm non nói chung và giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng. Có chế độ chăm sóc dinh dưỡng trẻ hợp lý hơn. Nhiệt tình ủng hộ cô giáo hơn trong việc sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng phát triển vận động cho trẻ. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Hoạt động giáo dục phát triển vận động là một trong những hoạt động mang tính tích cực. Với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục phát triển vận động, không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực. Mà qua hoạt động này, trẻ còn học được tính kỷ luật. Biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ 5 - 6 tuổi dần dần phát triển toàn diện là tiền đề cho việc chuẩn bị lên tiểu học. Như vậy! biện pháp đưa hoạt động giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển mọi mặt cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diên. Thông qua hoạt động này đã tạo được không khí: “Trường thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với trẻ trong trường mầm non. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy mình cần cố gắng học hỏi rèn luyện phấn đấu khắc phục những mặt tồn tại, trau dồi thêm kiến thức để đưa vào áp dụng dạy trẻ đạt kết quả ngày càng cao hơn. 3.2. Kiến nghị Để cho việc giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Ngọc Phụng tôi xin có một số đề nghị như sau: Nhà trường đầu tư mua sắm cơ sở vâ ̣t chất. Mua sắm thêm các trang thiết bị các loại đồ chơi hiê ̣n đại phong phú phục vụ phát triển vâ ̣n đô ̣ng cho trẻ. Tổ chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo sát sao, giáo vien tại các nhóm lớp thường xuyên bổ xung đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường trong và ngoài lớp hong phú để trẻ được hoạt đô ̣ng vui chơi trãi ngiê ̣m. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ngày càng nhâ ̣n thức sâu sắc hơn viê ̣c học tâ ̣p của con em mình khi ở trường, thường xuyên quan tâm đến tình trạng sức khỏe các hoạt đô ̣ng của trẻ khi ở nhà, tin tưởng và hưởng ứng mạnh 15 mẽ cùng nhà trường phối kết hợp làm tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi nghiên cứu về “ Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Ngọc Phụng đạt hiệu quả cao” Những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của hội đồng khoa học trường mầm non Ngọc Phụng, Hội đồng khoa học phòng GD&ĐT Thường Xuân để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ./. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hoàng Thị Phương Ngọc phụng, ngày 10 tháng 3 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Lê Thị Liên 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số: 17/2009/TT– BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban hành chương trình giáo dục mầm non. 2. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT– BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. “ Sách giáo dục phát triển thể chất”. 4. “ Tạp chí giáo dục mầm non” của Bộ Giáo dục và đào tạo 5. “ Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề 5-6 tuổi” Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 6. “Hướng dẫn tổ chức thực hiên chương trình giáo dục mầm non” Do Lê Thu Hương - Chủ biên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 7. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề 5- 6 tuổi : Nhà xuất bản giáo dục, 8. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi : Nhà xuất bản giáo dục. 17 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Lê Thị Liên Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Ngọc Phụng TT 1 Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Một số biện pháp nâng cao chất lượng âm nhạc đạt hiệu quả thông qua các hoạt động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Ngọc Phụng Phòng GD&ĐT Thường Xuân C 2015-2016 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất