Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậ...

Tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang

.PDF
104
291
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  PHẠM THỊ TUYẾT MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NGỌC NHA TRANG –NĂM 2012 i LỜI CAM ĐOAN    Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nha Trang, tháng 08 năm 2012 Tác giả Phạm Thị Tuyết ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Ngọc đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội đã cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng. Nha Trang, tháng 08 năm 2012 Tác giả Phạm Thị Tuyết iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHCS XH VN : Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam LTTP : Lương thực thực phẩm ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long XĐGN : Xóa đói giảm nghèo SXKD : Sản xuất kinh doanh NHTM : Ngân hàng thương mại NHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn PGD : Phòng giao dịch HĐQT : Hội đồng quản trị NHNN : Ngân hàng nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ .......................................................................................... viii TÓM TẮT .............................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO VÀ TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO................................................................................................................... 7 1.1 Một số khái quát về hộ nghèo tại Việt Nam........................................................ 7 1.1.1 Khái niệm về đói nghèo .......................................................................... 7 1.1.3 Đặc điểm các hộ nghèo ở huyện Vị Thủy................................................ 9 1.1.4 Nguyên nhân nghèo đói ........................................................................ 11 1.1.4.1. Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo ................................. 11 1.1.4.2. Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội ........... 12 1.1.5 Đặc điểm những hộ nghèo ở Việt Nam ................................................. 16 1.2 Một số khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo .................. 17 1.2.1 Tín dụng đối với hộ nghèo ................................................................... 17 1.2.1.1 Khái niệm........................................................................................ 17 1.2.1.2 Đặc điểm ......................................................................................... 17 1.2.1.3 Mục đích và vai trò của tín dụng NHCSXH đối với hộ nghèo ......... 17 1.2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo 19 1.2.2 So sánh tín dụng hộ nghèo của NHCSXH với tín dụng thương mại tại các Ngân hàng thương mại ......................................................................... 22 1.3 Hoạt động tín dụng của NHCSXH Việt Nam ................................................... 23 1.3.1 Khái quát quá trình hình thành, chức năng và vai trò của NHCSXH Việt Nam ............................................................................................... 23 1.3.1.1 Khái quát quá trình hình thành......................................................... 23 1.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam............................ 24 1.3.2 Hoạt động tín dụng của NHCSXH Việt Nam ........................................ 25 1.3.2.1 Chương trình cho vay hộ nghèo....................................................... 25 v 1.3.2.2 Chương trình cho vay Giải quyết việc làm....................................... 25 1.3.2.3 Chương trình cho vay đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn 26 1.3.2.4 Chương trình cho vay Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn ........ 26 1.3.2.5 Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ............................................................................................... 26 1.3.2.6 Chương trình cho vay Học sinh sinh viên ........................................ 26 1.3.2.7 Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trrường ................ 26 1.3.2.8 Chương trình cho vay nhà ở vùng thường ngập lũ ........................... 27 1.3.2.9 Chương trình tín dụng đối với các hộ dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh, định cư giai đoạn 2007-2010...................................................... 27 1.3.2.10 Chương trình cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn............................................................................................. 27 1.3.2.11 Cho vay nhà ở hộ nghèo ................................................................ 28 1.3.2.12 Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................................................... 29 1.4 Kinh nghiệm một số nước về tín dụng đối với hộ nghèo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................................................................... 29 1.4.1 Kinh nghiệm một số nước ..................................................................... 29 1.4.1.1 Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ngân hàng Grameen (Bangladesh)29 1.4.1.2. Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ấn Độ........................................ 32 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ................................................ 32 1.5.1 Tại NHCSXH ....................................................................................... 33 1.5.1.1 Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 33 1.5.1.2 Hiệu quả xã hội ............................................................................... 35 1.5.2 Về phía hộ nghèo .................................................................................. 35 1.5.2.1 Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 35 1.5.2.2 Hiệu quả xã hội .............................................................................. 37 1.6. Tóm tắt chương 1............................................................................................ 37 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN VỊ THỦY, HẬU GIANG ....................................................... 39 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 39 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 40 2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 43 vi 2.1.4 Tình hình an ninh quốc phòng............................................................... 44 2.1.5 Thực trạng đói nghèo của huyện Vị Thủy ............................................. 45 2.1.5.1 Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ nghèo ở huyện Vị Thủy ................. 45 2.1.5.2 Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo ................................................... 45 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 47 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động ................................................................. 48 2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................. 48 2.2.2.2 Đặc điểm hoạt động của NHCSXH huyện Vị Thủy ......................... 50 2.2.2.3 Cơ chế cho vay................................................................................ 57 2.3.1 Mô tả mẫu điều tra ................................................................................ 59 2.3.2. Về mục đích và cách thức cho vay ....................................................... 60 2.3.3 Về lãi suất và thời hạn cho vay.............................................................. 60 2.4 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang ............................................................................................ 61 2.4.1 Tình hình nợ khoanh và nợ quá hạn ...................................................... 61 2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ khoanh và nợ quá hạn.................................... 62 2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Vị Thủy ............... 62 2.5.1 Tại NHCSXH huyện Vị Thủy ............................................................... 62 2.5.1.1 Hiệu quả về mặt kinh tế................................................................... 62 2.5.1.2 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội...................................................... 65 2.5.1.3 Về phía hộ nghèo............................................................................. 67 2.5.2 Khó khăn .............................................................................................. 69 2.6. Tóm tắt chương 2............................................................................................ 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG....................................................................................... 72 3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Vị Thủy đến năm 2020 ......... 72 3.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 72 3.1.2 Những định hướng cụ thể...................................................................... 72 3.1.2.1 Định hướng về dân số- lao động ..................................................... 72 3.1.2.2 Ngành Nông nghiệp – nuôi trồng thuỷ sản....................................... 72 3.1.2.3 Ngành công nghiệp và xây dựng...................................................... 73 3.1.2.4 Ngành Thương mại – Dịch vụ ......................................................... 74 3.1.2.5 Xây dựng kết cấu hạ tầng ................................................................ 74 vii 3.1.2.6 Phát triển không gian đô thị và dân cư nông thôn ............................ 75 3.1.2.7 Phát triển nguồn nhân lực ................................................................ 76 3.1.2.8 Phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội........................................... 76 3.1.2.9 Phát triển khoa học và công nghệ .................................................... 77 3.1.2.10 Bảo vệ môi trường......................................................................... 77 3.1.2.11 An ninh quốc phòng ...................................................................... 78 3.1.3 Nhiệm vụ cụ thể và giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế ................ 78 3.2 Mục tiêu hoạt động tín dụng và những vấn đề đặt ra cho NHCSXH huyện Vị Thủy từ năm 2010 đến năm 2015.................................................................................... 78 3.3 Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang ............................................................................................. 79 3.3.1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý............... 80 3.3.1.1 Đối với Phòng giao dịch Vị Thủy .................................................... 80 3.3.1.2 Về hoạt động tín dụng ..................................................................... 81 3.3.2 Nhóm giải pháp thứ hai: về con người .................................................. 81 3.3.3 Nhóm giải pháp thứ ba: Về cơ sở vật chất ............................................. 82 3.3.4 Nhóm giải pháp thứ tư: Mối liên quan giữa các cấp .............................. 82 3.3.5 Nhóm giải pháp thứ năm: Quan hệ giữa các bộ phận đơn vị tốt............. 83 3.3.6 Nhóm giải pháp thứ sáu: Giải pháp cụ thể để xây dựng được sự hài hòa giữa khách hàng và ngân hàng................................................................... 83 3.4 Kiến nghị ......................................................................................................... 84 3.4.1 Đối với Chính phủ ................................................................................ 84 3.4.2 Đối NHCSXH Việt Nam....................................................................... 85 3.4.3 Đối với các cấp Chính quyền địa phương huyện Vị Thủy ..................... 85 3.4.4 Đối với NHCSXH huyện Vị Thủy ........................................................ 86 3.4.5 Đối với hộ nghèo .................................................................................. 86 3.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................... 87 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 89 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 90 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Đơn vị hành chính huyện Vị Thủy.............................................................40 Bảng 2.2: Biểu tổng hợp hộ nghèo huyện Vị Thủy ....................................................45 Bảng 2.3. Cơ cấu vốn của NHCSXH huyện Vị Thủy.................................................51 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Vị Thủy, giai đoạn từ năm 2008-2011 ............................................................52 Bảng 2.5: Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Vị Thủy........58 Bảng 2.6: Một vài đặc điểm số liệu mẫu điều tra của đề tài nghiên cứu .....................59 Bảng 2.7: Lãi suất cho vay tại NHCS Việt Nam ........................................................60 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp về lãi suất và thời gian sử dụng..........................................61 Bảng 2.9: Tổng hợp nợ quá hạn.................................................................................61 Bảng 2.10: Các chí tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Pgd Vị Thủy qua 4 năm (2008 – 2011) ............................................................................................63 Bảng 2.11: Bảng tổng kết của giá trị sản xuất các ngành nghề trong huyện Vị Thủy từ năm 2008 - 2010........................................................................................66 Bảng 2.12: Bảng phân tích lao động theo lĩnh vực ở Vị Thủy ....................................67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Địa giới hành chính huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang...................................39 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức- quản lý PGD NGHCSXH Vị Thuỷ ...................................48 DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn của NHCSXH huyện Vị Thủy .............................................51 ix TÓM TẮT Đề tài “Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu thực trạng nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của hộ gia đình nghèo tại Vị Thủy, qua đó xác định mức độ đáp ứng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Vị Thủy đối với nhu cầu vay vốn của họ và đồng thời tìm ra các giải pháp để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo tại NHCSXH Vị Thủy. Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ phân tích tình hình cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Vị Thủy trong thời gian qua. Trong giai đoạn 4 năm (2008-2011), nhìn chung kết quả thực hiện cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Vị Thủy đạt được kết quả tốt. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng qua các năm. Với các số liệu sơ cấp thu thập được bằng cách phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình, sau khi xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5, đề tài đã đánh giá và cho thấy được thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCS Vị Thủy. Từ các kết quả nêu trên, đề tài đã đưa ra một số giải pháp mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Vị Thủy. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với một nhà kinh doanh nào cũng đều hiểu đầu tư là cách tốt nhất để bảo toàn và phát triển đồng vốn của mình hoặc ít nhất cũng bù đắp được những chi phí do lạm phát gây ra. Trong khi đó, người nghèo lại có nhu cầu vốn rất lớn nhưng không phải là đối tượng đáng để các nhà kinh tế bỏ vốn vào đầu tư do tâm lý e ngại về thời gian và khả năng thu hồi vốn, vì thế cơ hội phát triển kinh tế của người nghèo trở nên rất khó khăn. Nghèo đói đã trở thành gánh nặng, là nỗi lo của mọi xã hội, mọi Nhà Nước, mọi quốc gia. Xóa đói giảm nghèo sẽ góp phần ổn định xã hội, từ đó phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, ngày 4 tháng 12 năm 2002 Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam (NHCSXH VN) được thành lập theo quyết định 131/QĐ-TTg và Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính Phủ nhằm tạo ra một kênh riêng biệt thực hiện công tác hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách. NHCSXH Việt Nam ra đời, một hệ thống dọc Ngân hàng Chính sách từ Trung Ương đến địa phương nhanh chóng được thành lập. Cùng với các Phòng giao dịch khác, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vị Thủy chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 123/QĐ-HĐQT ngày 01 tháng 08 năm 2003. Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH huyện Vị Thủy đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - Xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong thời gian qua, hoạt động của đơn vị luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa phương, từ đó góp phần đáng kể vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội của huyện. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, góp phần quan trọng trong công tác phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo đạt theo mức phấn đấu từng giai đoạn. Thông qua chính sách tín dụng đối với hộ nghèo đã hỗ trợ nguồn vốn để hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, con em được cắp sách đến trường, cung cấp nước sạch, điện thắp sáng…nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy đã bộc lộ những tồn tại nhất định. Việc phân tích đánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân của tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động 2 tín dụng đối với hộ nghèo tại đơn vị, góp phần hoàn thiện hoạt động của Hệ thống NHCSXH Việt Nam; đồng thời thể hiện được vai trò công cụ tài chính tích cực của NHCSXH huyện Vị Thủy trong quá trình phát triển kinh tế - xóa đói giảm nghèo của huyện là rất cần thiết. Đây chính là lý do Tôi chọn đề tài: “Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu cụ thể: - Lý luận chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống NHCSXH Việt Nam trong thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của Chính Phủ. - Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2008-2011. - Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ nghèo chỉ ra những tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách, cũng như những tồn tại do nguyên nhân chủ quan tại NHCSXH huyện Vị Thủy, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động Tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy trong những năm qua như thế nào? Có mang lại hiệu quả cho hộ nghèo không? Mức độ hiệu quả như thế nào? - Các hộ dân sử dụng vốn có mang lại hiệu quả không? Đồng vốn có góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện không? Mức độ như thế nào? - Có những giải pháp nào để hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo đạt kết quả như mục tiêu của Chính phủ? 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và hiệu quả từ các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo trong huyện. - Đối tượng khảo sát là các hộ vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Vị Thủy. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và hiệu quả các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo trong huyện. - Về không gian đề tài: Đề tài được thực hiện tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang. - Về thời gian: Từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2012. 5. Phương pháp nghiên cứu + Sử sụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề đặt ra, đảm bảo tính khách quan và khoa học trong những điều kiện cụ thể. Sử dụng các lý thuyết kinh tế để xem xét các vấn đề có liên quan đến kết quả hoạt động của đơn vị. + Phương pháp thống kê mô tả để phân tích, so sánh, tóm lược số liệu điều tra. + Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin sơ cấp theo các phương pháp: Phỏng vấn người nghèo bằng bản câu hỏi điều tra; quan sát thực tế từ các hộ vay vốn ưu đãi NHCSXH huyện Vị Thủy, điều tra 10 xã, mỗi xã 10 hộ gia đình. + Số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê huyện Vị Thủy, các tài liệu, báo cáo của UBND huyện, NHCSXH 4 năm từ 2008-2011. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6.1 Đề tài: “Quyết định vay vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở đồng bằng sông Cửu Long” (Lê Khương Ninh và Tống Văn Thắng năm 2008), Đại học Cần Thơ, vào năm 2008. Mục tiêu tổng quát của đề tài là kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tổng quát này, nhóm tác giả đã đi đến việc xác định các mục tiêu cụ thể là: (i) phân tích thực trạng vay vốn của các 4 doanh nghiệp, (ii) phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định vay vốn của doanh nghiệp, và (iii) đưa ra một số đề xuất về chính sách khích lệ các doanh nghiệp tăng cường nguồn vốn của mình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhóm tác giả sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ 237 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở ĐBSCL hoạt động trong ba lĩnh vực chủ yếu là sản xuất, thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, để việc phân tích được thấu đáo hơn, nhóm tác giả còn sử dụng số liệu thứ cấp và các thông tin có liên quan từ các cơ quan nhà nước như Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài Chính, Cục thuế, v.v. của các tỉnh, thành phố. Trong đề tài, các tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy xác suất (Binary logit) và sử dụng mô hình có dạng như sau: QDVAY = α0 + α1 QUYMO + α2 TUOI + α3 RUIRO + α4 TTRUONGDT + α5 LNHUAN + α6 HOCVAN + α7 NTKDOANH + α8 SANXUAT + α9 DICHVU + α10 HLUYEN + α11 VON_LD + α12 TSVLD Sau khi kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nói trên đến quyết định vay của doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu đã đi đến kết luận như sau: - Ảnh hưởng của phần lớn các yếu tố đến quyết định vay vốn đều giống như dự báo của lý thuyết cũng như kết quả kiểm định của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, ngoại trừ hai biến số là tuổi của doanh nghiệp và mức độ rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. - Tuổi của các doanh nghiệp trong mẫu còn khá trẻ nên chưa tạo dựng được mối quan hệ lâu dài cũng như uy tín đối với các tổ chức tín dụng nên chưa trở thành động cơ của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định vay vốn. - Chia sẻ rủi ro không phải là động cơ khiến các doanh nghiệp quyết định đi vay nên các tổ chức tín dụng có thể an tâm khi đưa ra quyết định cho vay. - Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trẻ thường lại có xu hướng tự hạn chế mình bởi quyết định sử dụng vốn tự có mà không đi vay. Điều này làm thu hẹp cơ hội phát triển của bản thân và khó có thể tồn tại bền vững dưới áp lực cạnh tranh của thị trường. 6.2 Nguyễn Ngọc Lam (2007) đã nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ số liệu sử dụng trong đề tài này là từ nguồn Điều tra mức sống dân cư năm 2004 dùng làm cơ sơ để phân tích chính và có sử dụng số liệu 5 điều tra ở 4 tỉnh trong khu vực để khảo sát thêm kết quả. Tác giả sử dụng các mô hình phân tích Probit và Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng. Kết quả ngiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, tài sản thế chấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của nông hộ có thu nhập thấp đối với các tổ chức tín dụng chính thức. Đồng thời cho thấy rằng trình độ dân trí của nông dân còn thấp, các tổ chức chính thức còn đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp đối với những người hộ nông dân có thu nhập thấp, tạo nên một vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn trong nông hộ là rất lớn nhưng rất khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay. 6.3 Vương Quốc Duy (2007) đã nghiên cứu tác động của vốn vay cho người nghèo đến các nông hộ nghèo. Đề tài sử dụng bộ số liệu của VLSS năm 2004 với 1430 mẫu quan sát ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã sử dụng mô hình phân tích Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn và phương pháp kết hợp Kernel để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm vay và không vay. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu và tổng giá trị tài sản của các hộ có vay lớn hơn các hộ không vay. 6.4 Nguyễn Văn Ngân (2008) đo lường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập năm 2008 với 252 hộ từ 5 tỉnh ĐBSCL. Kết quả thu được từ mô hình Heckman hai bước của nghiên cứu này cho thấy rằng các biến có mối quan hệ với khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức: thu nhập trước khi vay, địa vị xã hội của chủ hộ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổng chi phí cho sản xuất kinh doanh. Và có 4 biến có ý nghĩa ảnh hưởng đến khối lượng tiền cho vay mà các nông hộ vay từ các tổ chức chính thức. Các biến độc lập đó là mục đích vay dùng cho sản xuất, tổng chi phí cho sản xuất kinh doanh, tổng diện tích đất, và tổng thu nhập của nông hộ. 6.5 Âu Vi Đức (2008) nghiên cứu hiệu quả của đồng vốn vay trên các mặt xã hội cũng như kinh tế. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp 263 nông hộ ở huyện Long Mỹ năm 2008. Các mô hình phân tích Logit và Tobit được tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các đặc tính của hộ và khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Ngoài ra, đề tài còn phân tích ảnh hưởng của vốn vay đến nông hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều yếu tố đặt tính của hộ đã ảnh hưởng đến khả năng vay vốn vay, qui mô vay vốn. Những ảnh hưởng của vốn vay làm 6 tăng thu nhập, chi tiêu của các hộ và tác động mạnh lên khả năng thoát nghèo của những hộ tham gia vay vốn. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về thu nhập, thu nhập bình quân, chi tiêu và chi tiêu bình quân của hai đối tượng vay vốn và không vay vốn. 7. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận Đề tài đóng góp hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và cơ sở pháp lý cho hoạt động của NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH huyện Vị Thủy nói riêng trong việc thực hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của Chính Phủ. Về mặt thực tiễn Nghiên cứu này nhằm giúp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Vị Thủy nói riêng, những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hoạt động của hệ thống NHCSXH Việt Nam nói chung; đồng thời xin đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng hộ nghèo tại đơn vị, và những đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động tín dụng trong hệ thống NHCSXH Việt Nam theo hướng phát triển của đất nước. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, v.v. luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghèo và tín dụng cho hộ nghèo - Chương 2: Đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Vị Thủy, Hậu Giang - Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Vị Thủy tỉnh, Hậu Giang. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO VÀ TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO 1.1 Một số khái quát về hộ nghèo tại Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về đói nghèo Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục, tập quán của địa phương1 Hộ nghèo là những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ bằng đến thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được Thủ tướng phê duyệt theo từng thời kỳ và có trong danh sách hộ nghèo do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. 1.1.2 Chuẩn mực xác định hộ nghèo - Chuẩn nghèo đối với các nước đang phát triển Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước với mức thu nhập 18.600 đô la/năm đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm đối với người độc thân trong độ tuổi lao động là ngưỡng nghèo; Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo; Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị; Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày; Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 ca-lo; Thái Lan: 2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người (theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là 1 Nguồn: Chiến lược - kế hoạch - đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010. 8 chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày), như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đônê-xi-a, Việt Nam,… Hậu quả của việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn lớn cho việc so sánh quốc tế. Ngay cả việc so sánh động thái theo thời gian về tình trạng nghèo của một quốc gia cũng thiếu chính xác. Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương đương (PPP Purchasing Power Parity) của đô la Mỹ năm 1993, có nghĩa là tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 2,16 USD/ngày/người của năm 2002. - Chuẩn nghèo theo tiêu chí của Bộ Lao độngThương binh và Xã hội Việc xác định chuẩn nghèo được tính toán trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố về thu nhập dân cư, chi tiêu thực tế, tốc độ tăng trưởng, lạm phát và tiếp cận dần với chuẩn nghèo của các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới; bảo đảm tính so sánh qua thời gian và không gian Chuẩn nghèo được xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm hai mức: Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/người/ngày đêm được xem là cốt lõi . Giá của khối lượng hàng hoá LTTP để đảm bảo 2.100 Kcalo được tính trên cơ sở giá trung bình của khoảng 40 mặt hàng LTTP thiết yếu ở từng khu vực (thành thị và nông thôn). Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 60% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 40% cho các khoảng còn lại. Trong thời gian qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (có sự thống nhất với Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và đầu tư) căn cứ vào mức nghèo chung để kiến nghị Thủ tướng quyết định chuẩn nghèo của nước ta trong từng giai đoạn. Ngoài ra, khi xác định chuẩn nghèo, Chính phủ cũng phải xem xét để đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiến và đáp ứng được yêu cầu từng bước tiếp cận và hội nhập quốc tế. 9 Để từng bước tiếp cận dần với chuẩn nghèo của các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới, từ năm 1993 đến nay, nước ta đã nhiều lần điều chỉnh chuẩn nghèo cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư, làm cơ sở để Nhà nước xác định đối tượng cần trợ giúp và xây dựng, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xoá đói, giảm nghèo. Diễn biến của chuẩn nghèo ở nước ta qua từng giai đoạn như sau: - Chuẩn nghèo giai đoạn 1993-1995: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới: 51.000 đồng ở khu vực nông thôn và dưới 70.000 đòng ở khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 1996-1997: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới: 15 kg gạo (tương đương 55 ngàn đồng) ở khu vực nông thôn miền núi; 20 kg gạo (tương đương 70 ngàn đồng) ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25 kg (tương đương 90 ngàn đồng) ở khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 1998-2000: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới: 15 kg gạo (tương đương 55.000 đồng) ở khu vực nông thôn miền núi; 20 kg gạo (70.000 đồng) ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25 kg gạo (90.000 đồng) ở khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ: 80.000 đồng ở khu vực nông thôn miền núi;100.000 đồng ở khu vực nông thôn đồng bằng và 150.000 đồng ở khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ: 200.000 đồng ở khu vực nông thôn miền núi; 100.000 đồng ở khu vực nông thôn đồng bằng và 260.000 đồng ở khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ: 400.000 đồng ở khu vực nông thôn và 500.000 đồng ở khu vực thành thị. 1.1.3 Đặc điểm các hộ nghèo ở huyện Vị Thủy Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy người nghèo ở huyện Vị Thủy có những đặc điểm chung sau: - Phần lớn người nghèo không có hoặc có rất ít đất để sản xuất và xu hướng này ngày càng tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do họ bán đất để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu đột biến như thiên tai, bệnh tật,…thông thường họ bán đất để lấy tiền trả nợ. 10 - Tình trạng thiếu vốn sản xuất là một thực trạng dễ nhận thấy nhất của người nghèo ở huyện Vị Thủy và nó dường như trở thành những cái vòng lẫn quẫn trong đời sống người dân ở đây: Nghèo, thiếu vốn –> không dám đầu tư sản xuất hoặc đầu tư sản xuất nhưng không hiệu quả -> nghèo, thiếu vốn. - Dân trí, trình độ học vấn thấp cũng là đặc điểm khá phổ biến trong cộng đồng nghười nghèo ở huyện Vị Thủy. Trình độ học vấn thấp nên họ khó tiếp cận khoa học kỹ thuật và các mô hình sản xuất mới, ít có cơ hội kiếm được việc làm với thu nhập cao và ổn định. Trình độ học vấn thấp cũng ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến sinh đẻ, giáo dục, nuôi dưỡng con cái, v.v. có ảnh hưởng không những đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. - Vấn đề tiết kiệm, tích lũy tài sản: Nếu xét về điều kiện thiên nhiên giữa các vùng, miền trong cả nước, huyện Vị Thủy được thiên nhiên dành nhiều ưu đãi nhất, nhờ đó người dân huyện Vị Thủy tuy còn rất nghèo nhưng nhìn chung từ xưa đến nay chưa xảy ra tình trạng đói thuộc diện rộng ở đây nên so với người dân các vùng khác trong cả nước, người dân ở huyện Vị Thủy còn thiếu ý thức tiết kiệm, tích lũy của cải dự phòng cho những lúc khó khăn, phổ biến tình trạng ‘ ăn bữa nào hay bữa nấy’, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho người nghèo ở huyện Vị Thủy chậm thoát nghèo. - Đặc điểm về nhân khẩu học, mà ở đây là quy mô hộ gia đình cũng là yếu tố tác động đến đói nghèo. Người nghèo không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. - Thói quen làm ăn riêng lẻ, manh mún: Thói quen làm ăn riêng lẻ, manh mún đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đã làm tăng đáng kể chi phí sản xuất và hiệu suất sử dụng đất do thói quen “ ruộng ai người ấy đắp bờ” . Ngoài ra cũng chính do sản xuất nhỏ lẻ nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, không tạo được khối lượng sản phảm đủ lớn nên khó tạo được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. - Các dịch vụ công cộng của chính phủ chưa được cung cấp công bằng giữa các vùng miền và giữa các tầng lớp dân cư cũng là nguyên nhân của nghèo đói vì hầu hết người dân nghèo chưa được tiếp cận tốt với hệ thống giao thông, giáo dục, y tế hiện đại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan