Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việ...

Tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh TPHCM

.PDF
120
301
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------- NGÔ THỊ THANH NHÀN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN STANDARD CHARTERED VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------- NGÔ THỊ THANH NHÀN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN STANDARD CHARTERED VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được hình thành và phát triển trong suốt quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Huy Hoàng. Tất cả số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế và hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Ngô Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG.............................................................................................. 4 1.1 Cho vay tiêu dùng tín chấp ....................................................................................... 4 1.1.1 Cho vay tiêu dùng................................................................................................... 4 1.1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................... 4 1.1.1.2 Đặc điểm ......................................................................................................... 5 1.1.1.3 Loại hình ......................................................................................................... 6 1.1.2 Cho vay tiêu dùng tín chấp.................................................................................... 8 1.1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 8 1.1.2.2 Nội dung ......................................................................................................... 9 1.1.2.3 Hình thức ...................................................................................................... 10 1.1.2.4 Vai trò ........................................................................................................... 11 1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp ...................................................................... 14 1.2.1 Khái niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp ........................................... 14 1.2.2 Sự cần thiết phải mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng ............. 14 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp................... 15 1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường ................................................................. 16 1.2.3.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng ................................................................... 18 1.2.3.3 Các nhân tố thuộc về khách hàng ................................................................. 21 1.2.4 Rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp ....................................................................... 22 1.2.5 Tiêu chí đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp....................... 25 1.2.5.1 Doanh số cho vay ................................................................................................ 25 1.2.5.2 Dư nợ cho vay ..................................................................................................... 26 1.2.5.3 Số lượng khoản vay............................................................................................. 27 1.2.5.4 Hệ thống kênh phân phối .................................................................................... 27 1.2.5.5 Tỷ lệ nợ xấu......................................................................................................... 27 1.2.5.6 Thu nhập cho vay ................................................................................................ 28 1.3 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm ................................................................................... 28 1.3.1 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp của một số ngân hàng trên thế giới ......................................................................................................... 28 1.1.3.1 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp của Citigroup ................ 28 1.1.3.2 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp của HSBC - Anh ........... 30 1.1.3.3 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp của ANZ - Australia ..... 31 1.3.2 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN STANDARD CHARTERED VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................................................................. 35 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 35 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 35 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................................... 37 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, Bộ máy quản lý ......................................................................... 37 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................ 37 2.1.5 Mục tiêu phát triển............................................................................................... 39 2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 39 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp ................................................ 39 2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp ............................................... 39 2.2.2.1 Doanh số cho vay ......................................................................................... 39 2.2.2.2 Dư nợ cho vay .............................................................................................. 42 2.2.2.3 Số lượng khoản vay ...................................................................................... 45 2.2.2.4 Hệ thống kênh phân phối .............................................................................. 46 2.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................. 48 2.2.2.6 Thu nhập cho vay ......................................................................................... 50 2.3 Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng đã vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 52 2.4 Đánh giá tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 59 2.4.1 Những kết quả đạt được ...................................................................................... 59 2.4.2 Những mặt còn tồn tại ......................................................................................... 62 2.4.3 Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại ........................................................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN STANDARD CHARTERED VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......... 69 3.1 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 69 3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 70 3.2.1 Kiến nghị ............................................................................................................... 70 3.2.1.1 Kiến nghị về phía Chính phủ ........................................................................ 70 3.2.1.2 Kiến nghị về phía NHNN ............................................................................. 72 3.2.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 74 3.2.2.1 Xây dựng chính sách cho vay tiêu dùng tín chấp chặt chẽ, phù hợp ........... 74 3.2.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp ...................................... 77 3.2.2.3 Mở rộng liên kết cho vay tiêu dùng tín chấp ................................................ 79 3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả, chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực.......... 79 3.2.2.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng, tiếp thị sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp.................................................................................................. 80 3.2.2.6 Xây dựng và phát triển kênh phân phối trong cho vay tiêu dùng tín chấp ... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 83 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB ANZ VN GTCG HSBC VN KHCN Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam Giấy tờ có giá Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam Khách hàng cá nhân MTV Một thành viên NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NXB Nhà xuất bản TCTD Tổ chức tín dụng TDTC Tiêu dùng tín chấp TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM SCVN Thành phố Hồ Chí Minh Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên SCVNHCM Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh của SCVNHCM 38 2.2 Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM 40 2.3 2.4 2.5 2.6 Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM từ 20112013 Số lượng hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp nhận vào và được duyệt vay tại SCVNHCM từ năm 2011 – 2013 Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM Doanh thu cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM từ 2011-2013 42 45 48 51 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình vẽ Tên hình vẽ, biểu đồ /Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 Lợi nhuận sau thuế tại SCVNHCM 2010 – 2013 Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM 2011 – 2013 Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM 2011 – 2013 Số lượng hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp nhận vào và được duyệt vay tại SCVNHCM từ năm 2011 – 2013 Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM Trang 39 40 43 46 49 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Với tiềm năng tăng trưởng của ngành bán lẻ cộng với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai đã kéo theo sự lạc quan tăng trưởng của ngành tài chính tiêu dùng. Chính sự hấp dẫn của phân khúc tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là sự bỏ ngỏ của phân khúc cho vay tiêu dùng tín chấp đã tạo thành làn sóng gia nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do đó, mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp là một hướng đi đúng đắn và có lợi cho cả ngân hàng, người dân và nền kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, SCVNHCM đang trong cuộc đua thị phần với các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, các công ty tài chính,... SCVN đã xác định mục tiêu là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, là ngân hàng có thị phần số một trong những ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu mở rộng cho vay tiêu dùng tín dụng tín chấp mà SCVNHCM đang cung cấp là cần thiết và mang lại một số lợi ích thiết thực. Đó là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM từ năm 2011 – 2013. + Đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp đang được mở rộng tại SCVNHCM. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn khu vực thành phố Hồ Chí Minh, phạm vi hoạt động chính của SCVNHCM và các tỉnh có triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp (Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu). + Về thời gian: luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM từ năm 2011 – 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, phán đoán, tổng hợp,… và kinh nghiệm thực tế của tác giả để thực hiện nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập chọn lọc chủ yếu từ báo cáo thường niên của ngân hàng, bản công bố thông tin, số liệu từ cơ quan thống kê, tạp chí, quy định, quy trình, báo cáo của ngân hàng,… 5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Luận văn nhằm tìm ra những biện pháp thực tế, khả thi cho mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp của SCVNHCM. Như vậy, SCVNHCM mới tạo được hình ảnh độc đáo riêng, tạo sự khác biệt trên thị trường cho vay tiêu dùng tín chấp, nâng cao khả năng cạnh tranh, kết quả kinh doanh trong cho vay tiêu dùng tín chấp mới tốt hơn, phát triển bền vững hơn. Đây cũng là đề tài nghiên cứu độc lập, trước đây chưa có đề tài nào nghiên cứu về mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp của SCVNHCM, luận văn thực hiện nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp với những phân tích và biện pháp sát với tình hình thực tế tại Việt Nam. Do đó, ngân hàng cần phát huy thêm những thế mạnh và 3 khắc phục những tồn tại, giúp các nhà quản lý tìm ra những biện pháp để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp, tạo ra sự khác biệt, nổi bật riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Đề tài góp phần tìm ra những giải pháp trong mục tiêu chiếm lĩnh thị phần và tăng lợi nhuận trong hoạt động này của SCVNHCM. Một số hướng phát triển của luận văn: - Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu về cho vay tiêu dùng tín chấp cho các ngân hàng tại Việt Nam. - Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVN chi nhánh Hà Nội. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG 1.1 Cho vay tiêu dùng tín chấp 1.1.1 Cho vay tiêu dùng 1.1.1.1 Khái niệm Theo trang thông tin chính thức của Bộ Luật hành chánh New Mexico – NMAC (New Mexico Administrative Code), tại Tiêu đề 12 Chương 20 Phần 34, cho vay tiêu dùng được định nghĩa như sau: "Consumer loan": A secured or unsecured loan to a natural person for personal, family or household purposes; including loans secured by liens on real estate and by chattel liens on personal property; provided the association relies substantially upon other factors such as the general credit standing of the borrower. Included within this definition are educational loans; loans in the nature of overdraft protection; and credit extended in connection with credit cards. (“Cho vay tiêu dùng”:Một khoản vay có bảo bảm hoặc không có bảo đảm cho mục đích của cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình; bao gồm cho vay có bảo đảm bằng thế chấp bất động sản và bằng thế chấp tài sản cá nhân sở hữu; qui định các kết hợp cơ bản dựa trên nhiều yếu tố khác như trình trạng tín dụng nói chung của người vay. Bao gồm trong định nghĩa này là các khoản vay giáo dục; các khoản vay bảo lãnh thấu chi; và mở rộng trong kết nối với thẻ tín dụng.) Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, cho vay sinh hoạt tiêu dùng được định nghĩa “ Là khoản cho vay mà vốn vay được khách hàng sử dụng để phục vụ nhu cầu mua sắm tư liệu tiêu dùng, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở,…”. (Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc và cộng sự, 2013. “Giáo trình 5 nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trang 85). Như vậy, cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ trong đó ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng số tiền nhất định trên nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định, nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm chí bao gồm cả việc sử dụng vốn vay vào mục đích học tập của sinh viên, học viên… trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ được hưởng thụ một mức sống cao hơn. 1.1.1.2 Đặc điểm  Khách hàng của cho vay tiêu dùng chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình Họ có nhu cầu về tài chính và các nhu cầu đó là khác nhau. Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập tăng, do đó nhu cầu vay tiêu dùng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì nhu cầu vay tiêu dùng giảm.  Mục đích sử dụng Nhu cầu tiêu dùng của người dân là vô hạn, nó bao gồm cả nhu cầu đơn giản đến những nhu cầu phức tạp của con người. Các nhu cầu đó cũng được biểu hiện qua nhiều hoạt động khác nhau như: mua nhà, mua xe,… hay đáp ứng nhu cầu kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình.  Điều kiện cho vay Những cá nhân được phép vay vốn là những người có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Mục đích sử dụng vốn là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp. Có nguồn thu nhập ổn định bảo đảm trả được nợ cho ngân hàng. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước. 6  Lãi suất Hầu hết các khách hàng đều quan tâm đến lãi suất của ngân hàng. Lãi suất này thường ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ sau khi đã trả lãi cho ngân hàng. Lãi suất cũng là yếu tố để khách hàng lựa chọn và sử dụng dịch vụ của ngân hàng và cũng là yếu tố cạnh tranh hàng đầu giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, điều khách hàng quan tâm nhất là số tiền họ phải thanh toán định kỳ có phù hợp với khả năng của mình hay số tiền được duyệt vay là bao nhiêu.  Giá trị khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng khoản cho vay lại lớn Đây là đặc điểm khác biệt của cho vay tiêu dùng cá nhân so với các hình thức cho vay khác. Số lượng khách hàng đến vay vốn thường rất lớn nhưng các khoản vay này thường nhỏ. Khách hàng vay để bổ sung vào khoản vay đáp ứng nhu cầu của mình.  Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay tiêu dùng chủ yếu là trung và dài hạn. 1.1.1.3 Loại hình  Căn cứ vào mục đích vay o Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu mua sắm, xây dựng và cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đây là khoản cho vay có giá trị lớn, thời hạn dài, tài sản đảm bảo thường là tài sản hình thành trong tương lai. o Cho vay tiêu dùng không cư trú: là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, chi phí học hành… Đây là khoản cho vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn.  Căn cứ vào phương thức hoàn trả o Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay mà khách hàng phải trả cả gốc và lãi theo định kì. Cho vay trả là hình thức cho vay rất hiệu quả, nó giúp cải thiện cuộc sống, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi,... Hình thức cho vay trả góp được rất nhiều khách hàng lựa chọn vì tính thiết thực của nó. 7 o Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức cho vay mà nợ gốc và lãi được khách hàng thanh toán một lần khi đến hạn. Cho vay tiêu dùng phi trả góp được áp dụng cho các khoản vay với số tiền nhỏ, thời hạn cho vay ngắn.  Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ o Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng, khách hàng sẽ nhận tiền vay của ngân hàng hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ cho họ. o Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay của ngân hàng thông qua việc ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này, ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc khách hàng. Việc cho vay gián tiếp này sẽ ít tốn kém hơn so với các hình thức xét duyệt trực tiếp.  Căn cứ vào tài sản đảm bảo o Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay mà trong đó bên vay phải sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý của mình để đảm bảo nợ vay thông qua thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản. o Cho vay tiêu dùng tín chấp: là hình thức cho vay mà khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng hoặc sự bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ ba. Vay tiêu dùng tín chấp thì ngân hàng dựa duy nhất vào xếp hạng tín dụng của khách hàng. Và như vậy, hình thức vay này thường khó thực hiện hơn là các khoản vay bảo đảm. Một khoản vay tín chấp thường có chi phí thấp và có ít rủi ro hơn đối với người vay, nhưng đối với ngân hàng thì ngược lại. 8 1.1.2 Cho vay tiêu dùng tín chấp 1.1.2.1 Khái niệm Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất về loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp. Theo định nghĩa cho vay tín chấp có nguồn từ World Heritage EncyclopediaTM của trang thông tin Project Gutenberg Self-Publishing Press: “Unsecured Loans also called signature loans or personal loans. These loans are often used by borrowers for small purchases such as computers, home improvements, vacations or unexpected expenses. An unsecured loan means the lender relies on your promise to pay it back. They're taking a bigger risk than with a secured loan, so interest rates for unsecured loans tend to be higher. Unsecured loans are often more expensive and less flexible than secured loans, but suitable if you want a short-term loan (one to five years)” (Cho vay tín chấp thường được sử dụng bởi các khách hàng cá nhân cho các nhu cầu mua sắm nhỏ, chẳng hạn như mua máy tính, sửa sang nhà cửa, du lịch hoặc phí tổn phát sinh ngoài dự kiến. Cho vay tín chấp tiêu dùng có nghĩa là người cho vay tin tưởng vào cam kết của người đi vay để được hoàn trả lại khoản tiền cho vay. Họ sẽ chịu rủi ro lớn hơn so với các khoản vay có tài sản đảm bảo, vì thế tỷ lệ lãi suất cho vay sẽ cao hơn. Cho vay tín chấp thường tốn kém và ít linh động hơn cho vay thế chấp, nhưng phù hợp nếu chỉ vay trong một thời gian ngắn (từ 1 đến 5 năm)) Trong bài viết của Reagan Elizabeth Doran, eHow Contributor có định nghĩa như sau: “According to Investopedia, an unsecured loan " is issued and supported only by the borrower's creditworthiness, rather than by some sort of collateral." Unlike a secured loan, an unsecured loan does not require backing by assets. It is usually based on the credit history of the borrower and the borrower's ability to repay.” (Theo Investopedia, một khoản cho vay tín chấp “được phát hành và hỗ trợ chỉ bởi sự tín nhiệm đối với người mượn hơn là bởi một dạng tài sản thế chấp nào đó”. Không giống như một khoản vay thế chấp, cho vay tín chấp không đòi hỏi phải thế 9 chấp các tài sản có giá trị. Nó thường được đánh giá dựa trên lịch sử tín dụng và khả năng chi trả của người vay.) Theo nghiên cứu National Credit Regulator (Research on the increase of unsecured personal loans in South Africa’s credit market, 2012, pp 94), “Unsecured personal loans” (UPL) means loans which are repayable over a period of time in installments, where there is no security that the credit provider can rely on to recover their debt if repayments are not made.” (Cho vay tiêu dùng tín chấp là khoản vay được hoàn trả lại dần trong một khoảng thời gian, không có sự bảo đảm nào mà nhà cung cấp tín dụng có thể dựa vào đó để thu hồi nợ nếu việc trả nợ không được thực hiện.) Tóm lại, cho vay tín chấp tiêu dùng là sự kết hợp của cho vay tín chấp và cho vay tiêu dùng, có thể định nghĩa như sau: cho vay tiêu dùng tín chấp là hình thức cho vay mà khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đối với ngân hàng cùng với những điều kiện được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng. 1.1.2.2 Nội dung - Tài trợ cho mục đích tiêu dùng của từng cá nhân nên quy mô vốn của từng món vay thường là nhỏ so với những món vay với mục đích kinh doanh hoặc đầu tư của các tổ chức kinh tế - Là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng - Nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kì kinh tế - Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao - Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc và tình hình hoạt động của tổ chức mà họ đang công tác. 10 1.1.2.3 Hình thức Dựa theo Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại (Trần Huy Hoàng, 2011, trang 126 – 128) phân tích về Danh mục tín dụng của ngân hàng; Trang thông tin chính thức của Bộ Luật hành chánh New Mexico – NMAC (New Mexico Administrative Code), tại Tiêu đề 12 Chương 20 Phần 34, cho vay tiêu dùng tín chấp có hai hình thức cơ bản:  Cho vay tiêu dùng tín chấp gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của họ, theo hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Hình thức cho vay này có những ưu cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. Các ngân hàng dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay. Đồng thời còn giúp các ngân hàng tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay. Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác. Nếu ngân hàng quan hệ tốt với doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp. Mặt khác hình thức này rất phù hợp đối với đối tượng khách hàng cá nhân chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu cần thiết mà phải vay ngân hàng bằng phương thức trả góp. Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những mặt hạn chế: khi cho vay các ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng, tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp và ngân hàng không giống nhau. Hơn nữa, hình thức cho vay này thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng cả trước, trong và sau khi vay vốn, khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó, kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này rất phức tạp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan