Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...

Tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận liên chiểu.

.PDF
94
125
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN LIÊN CHIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng- Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN LIÊN CHIỂU Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Đà Nẵng- Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kiều Trinh MỤC LỤC BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN SỰ TẠI CHI NHÁNH LIÊN CHIỂU...................................49 BẢNG 3.1: MỤC TIÊU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015..............................62 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu NHTM CVTD CBTD NNPTNT NHNN TCKT KH LN QĐ TPĐN PGD Nội dung Ngân hàng thương mại Cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ngân hàng Nhà nước Tổ chức kinh tế Khách hàng Lợi nhuận Quyết định Thành phố Đà Nẵng Phòng giao dịch DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN SỰ TẠI CHI NHÁNH LIÊN CHIỂU...................................49 BẢNG 3.1: MỤC TIÊU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015..............................62 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN SỰ TẠI CHI NHÁNH LIÊN CHIỂU...................................49 BẢNG 3.1: MỤC TIÊU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015..............................62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân đang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm của mình. Nắm bắt được thực tế đó, các Ngân hàng thương mại đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanh toán. Sau một thời gian ra đời, hoạt động cho vay tiêu dùng đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế cũng như mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu cũng đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng với các sản phẩm như: cho vay mua và sửa chữa nhà ở, cho vay mua phương tiện đi lại, cho vay thấu chi… Trải qua quá trình triển khai và rút kinh nghiệm, Chi nhánh cũng đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả không phải là điều đơn giản. Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng cho vay tiêu dùng, đồng thời mong muốn tìm hiểu về thực trạng và khả năng phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu, nên tôi đã lựa chọn: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Liên Chiểu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu 2 dùng và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu. - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu giai đoạn 2009 - 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... để phân tích và suy luận từ đó đánh giá thực trạng và tìm giải pháp. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu. Chương 3: Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu. 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng Cho vay là hoạt động cơ bản của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như: nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch... Nếu ta lập một bảng thống kê những nhu cầu của một đời người thì đó là một con số vô hạn, đó là những nhu cầu từ đơn giản như: ăn, mặc, học hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như: du lịch, vui chơi giải trí,… Tuy nhiên, để nhu cầu được đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán. Đôi khi chỉ vì không có khả năng thanh toán mà mong muốn có một chiếc xe máy không được thực hiện. Hoặc như chúng ta cần tiền để đầu tư đi học, khi ra trường ta có thể dễ dàng tìm việc và kiếm tiền. Nhưng hiện tại ta lại không có tiền thì ước mơ được đi học hay có việc làm tốt cũng bay xa. Vậy tại sao chúng ta lại không thể có được xe máy, hay là đi học trước khi chúng ta có thể có đủ tiền trong tương lai. Đây 4 thực sự là một vấn đề quan trọng, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán này. Trên thực tế có hai cách giải quyết. Cách thứ nhất là mua bán chịu. Tuy nhiên cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợi đối với người bán. Người mua sẽ được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết, nhưng người bán sẽ thu hồi vốn chậm hoặc thậm chí bị người mua quỵt tiền. Khi cần tiền để nhập hàng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh thì đến lượt người bán dễ rơi vào tình trạng thiếu phương tiện thanh toán. Vì vậy, cách mua bán chịu không phổ biến và không khả thi, lại gặp nhiều rủi ro. Cách thứ hai là người mua đi vay tiền, họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanh toán. Cách này vừa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán được hàng. Như vậy là cần đến một tổ chức thức ba hỗ trợ cả người mua và người bán để họ luôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ. Không một tổ chức nào đảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà quan trọng nhất là các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là cách để gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Nhiều hãng lớn khi thiếu vốn đã không tìm đến ngân hàng để vay tiền mà thay vì đó họ tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thêm vào đó nhiều Công ty tài chính hoặc giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng, hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Như vậy, Ngân hàng cho vay tiêu dùng một mặt tăng thu nhập cho bản thân ngân hàng, mặt khác đa dạng danh mục sản phẩm và tạo ra uy tín cho ngân hàng. 5 Một lý do khác góp phần vào sự hình thành cho vay tiêu dùng đó là đặc điểm luân chuyển hàng hóa tiêu dùng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân là một mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. Vai trò của ngân hàng lúc này trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa. Từ đó doanh nghiệp có tiền sẽ trả được nợ cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hóa, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn. Như vậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả ngân hàng. Trong cuộc sống hàng ngày càng hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và sự hình thành cho vay tiêu dùng đã trở thành điều tất yếu. 1.1.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế... Cho vay tiêu dùng giúp cho cá nhân, hộ gia đình được thụ hưởng trước khi họ có đủ nguồn tài chính để trang trải. [2, tr249] 1.1.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng - Quy mô mỗi khoản vay nhỏ lẻ, phân tán nhưng số lượng các món vay rất lớn. Các cá nhân, hộ gia đình đến ngân hàng cần vay một khoản tiền nhằm 6 mục đích tiêu dùng thường có nhu cầu về vốn không lớn lắm thậm chí khá nhỏ. Điều này là do giá của hàng hóa dịch vụ tiêu dùng không quá đắt đỏ hoặc khách hàng vay vốn đã có được sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn. Chính điều này đã dẫn đến giá trị món vay tiêu dùng thường rất nhỏ, phân tán nên chi phí quản lý cao. Tuy vậy, trên thực tế tổng quy mô vay tiêu dùng của Ngân hàng lại rất lớn, đó là vì tuy mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do đây là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng vay vốn là rất đông, khiến cho tổng quy mô vay tiêu dùng lại trở nên khá lớn. - Lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng khá cao so với những khoản vay khác trong ngân hàng do độ rủi ro của khoản vay này cao và khó kiểm soát. Hơn nữa, quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ, chi phí tổ chức cho vay cao cũng là yếu tố làm cho lãi suất các khoản vay tiêu dùng cao. - Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn, việc thẩm định cho vay thường tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Thực tế điều này do quy mô một khoản vay mang lại. Chi phí cho bất kỳ một khoản vay nào cũng bao gồm phần thẩm định khách hàng, chi phí đi lại, chi phí thông tin… ngoài ra ngân hàng còn phải chịu chi phí quản lý các khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng. Vì vậy, tuy các khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng tính bình quân ra, chi phí của nó không kém với chi phí của việc cho vay một khoản vay lớn khác. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế. Cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển, khi người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân, hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy 7 thu nhập của họ giảm xuống và tình trạng thất nghiệp gia tăng thì họ sẽ hạn chế việc vay tiền từ ngân hàng, đặc biệt là vay mượn cho chi tiêu. - Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Những người thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng tháng của mình. Những gia đình mà chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có học vấn cao cũng vậy, với họ vay mượn chính là công cụ để đạt được mức sống như mong muốn. - Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao. Tư cách của khách hàng cũng là một yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro đối với khoản vay tiêu dùng bởi vì khó xác định nhưng lại rất quan trọng trong quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ. 1.1.4 Phân loại cho vay tiêu dùng 1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích vay - Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortage Loan): Là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng không cư trú (Nonresidential Mortage Loan): Là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí như: mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành hoặc giải trí… [2, tr251] 1.1.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả - Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng mà trong đó người đi vay trả nợ cho ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn và người đi vay có thu nhập ổn định nhưng không có đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. 8 - Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng mà người vay vốn phải trả một lần cho ngân hàng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên. Thông thường các khoản vay phi trả góp chỉ áp dụng cho những khoản vay có giá trị nhỏ, đi kèm với kỳ hạn ngắn và sử dụng cho những mục đích chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua sắm dụng cụ trong gia đình và các chi phí sửa chữa khác... - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Trong thời gian tín dụng đã được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ của khách hàng sẽ được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều lần một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. [2, tr251-261] 1.1.4.3 Căn cứ vào hình thức vay - Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan): Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan): Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay tiền để mua sắm, và trực tiếp thu nợ những người này. [2,tr267-290] 1.1.4.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo - Cho vay tiêu dùng có đảm bảo: Là hình thức cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng trên cơ sở tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh tài sản của bên thứ ba. 9 - Cho vay tiêu dùng không đảm bảo: Là hình thức cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng khi không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh tài sản của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín, năng lực tài chính của bản thân khách hàng. 1.1.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng 1.1.5.1 Đối với ngân hàng Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơn trong suy nghĩ của khách hàng. Trong đó, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. Từ đó mà uy tín của ngân hàng tăng lên rất nhiều. Cho vay tiêu dùng là công cụ Marketing hiệu quả, nhiều khách hàng sẽ biết đến ngân hàng hơn. Ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư sẽ gửi tiền vào ngân hàng khi họ thấy rằng mình có triển vọng vay lại tiền từ chính ngân hàng đó. Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. 1.1.5.2 Đối với người tiêu dùng Lợi ích quan trọng nhất là họ được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt là ở trong trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế, giáo dục... thì lợi ích của cho vay tiêu dùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cho vay tiêu dùng đã góp phần nâng cao mức sống, tạo sự 10 an tâm và hưng phấn cho khách hàng để họ tích cực lao động vì tương lai của chính bản thân và gia đình mình. 1.1.5.3 Đối với nền kinh tế và xã hội Nhờ sản phẩm cho vay tiêu dùng mà đời sống vật chất của người dân được nâng cao, từ đó người dân an tâm lao động, chăm chỉ làm việc, nâng cao năng suất lao động. Điều này rõ ràng góp phần vào việc ổn định tình hình chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Việc tiêu dùng trước khi có thu nhập của người dân cũng có tác dụng kích cầu, tác động đến nền sản xuất, người sản xuất an tâm sản xuất, tích cực tăng sản lượng, và khi sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển. Do đặc thù của cho vay tiêu dùng là thủ tục tương đối đơn giản, nhanh gọn nên góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, từ đó giải quyết tốt các mối quan hệ khác trong xã hội. 1.2 Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng Mở rộng cho vay tiêu dùng là việc tăng quy mô cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình về dư nợ, về số lượng khách hàng, về dư nợ bình quân đối với khách hàng, về sản phẩm… trên cơ sở kiểm soát được rủi ro và đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Từ quan niệm trên ta có thể rút ra một số vấn đề như sau: - Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng trưởng về số lượng và quy mô của các khoản vay tiêu dùng. - Mở rộng cho vay tiêu dùng phải đi đôi với việc kiểm soát chất lượng tín dụng tức là khi tiến hành các biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng phải đi đôi với việc tiến hành các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 11 - Ngân hàng có thể thực hiện mở rộng cho vay tiêu dùng bằng các phương thức khác nhau như: + Mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng: là phương thức mở rộng thông qua gia tăng số lượng khách hàng vay vốn của ngân hàng. Việc gia tăng số lượng khách hàng có thể thực hiện bằng cách phát triển thị trường mới hoặc gia tăng số lượng khách hàng trên thị trường đang hoạt động. + Gia tăng quy mô dư nợ cho vay bình quân đối với khách hàng: là việc gia tăng mức cho vay với cùng một số lượng khách hàng, hoặc giữ nguyên mức cho vay khi số lượng khách hàng giảm, hoặc mức cho vay tăng nhanh hơn số lượng khách hàng. 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng 1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng qui mô cho vay tiêu dùng ♦ Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu lại được tại một thời điểm nhất định, thường là 1 năm. - Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng CVTD = Dư nợ CVTD Tổng dư nợ cho vay - Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng: Thể hiện sự biến động của dư nợ cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Tốc độ tăng Dư nợ CVTD kỳ sau – Dư nợ CVTD kỳ trước trưởng dư nợ = Dư nợ CVTD kỳ trước CVTD 12 ♦ Tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá công tác mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng là tổng số khách hàng có giao dịch vay tiêu dùng tại ngân hàng tính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…). Số lượng này thể hiện qua số các khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng. - Tốc độ tăng trưởng khách hàng cho vay tiêu dùng: Phản ánh sự biến động số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Tốc độ tăng Số lượng KHCVTD kỳ sau – Số lượng KHCVTD kỳ trước trưởng số lượng = Số lượng KHCVTD kỳ trước KH CVTD ♦ Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân trên một khách hàng Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân trên khách hàng: là chỉ tiêu thể hiện số tiền bình quân mà ngân hàng đã giải ngân cho mỗi khách hàng vay tiêu dùng. - Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân trên khách hàng. Dư nợ CVTD/KH = Dư nợ CVTD trong kỳ Số lượng KH CVTD trong kỳ - Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân trên khách hàng. Tốc độ tăng trưởng = CVTD/KH Dư nợ CVTD/KH kỳ sau – Dư nợ CVTD/KH kỳ trước Dư nợ CVTD/KH kỳ trước ♦ Sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm: sản phẩm cho vay 13 thấu chi, cho vay du học, cho vay mua nhà ở… Khi các sản phẩm cho vay được mở rộng thì sẽ thõa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng qua đó thể hiện cho vay của ngân hàng đang có sự tăng trưởng, cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng cho khách hàng cũng đa dạng hơn. Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng vay vốn, vì vậy ngân hàng cần có sự đầu tư đứng mức để nghiên cứu tìm ra các sản phẩm phù hợp nhằm thõa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng ♦ Nợ xấu cho vay tiêu dùng Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 [6] và quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 [7] các khoản nợ được phân thành 5 nhóm: Nhóm 1 2 3 4 5 Nhóm nợ Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Bao gồm các các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan