Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình trường đại học xanh của nhật bản và hàm ý cho các trường đại học việt na...

Tài liệu Mô hình trường đại học xanh của nhật bản và hàm ý cho các trường đại học việt nam

.PDF
103
6
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o- NGUYỄN THỊ TUYẾT MÔ HÌNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀM Ý CHO CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o- NGUYỄN THỊ TUYẾT MÔ HÌNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀM Ý CHO CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2017 MỤC LỤC CAM KẾT ........................................................................................................................ LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 4 6. Kết cấu của Luận văn.............................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH ........................................................................................ 5 1.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................ 5 1.1.1. Nhóm tài liệu về phát triển bền vững ............................................................. 5 1.1.2. Nhóm tài liệu về trường đại học phát triển bền vững .................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về trường đại học xanh ................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm trường đại học xanh .................................................................... 10 1.2.2. Vai trò của trường đại học xanh đối với phát triển bền vững ....................... 12 1.2.3. Các mô hình trường đại học xanh ................................................................. 14 1.2.4. Các tiêu chí xây dựng trường đại học xanh .................................................. 22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 33 2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 33 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu tại bàn ............................................. 34 2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................... 34 2.3.1. Phương pháp phân tích định tính .................................................................. 34 2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................ 35 2.3.3. Phương pháp thống kê so sánh ..................................................................... 35 2.3.4. Phương pháp tổng hợp .................................................................................. 35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH CỦA NHẬT BẢN .................................................................................................................. 37 3.1. Đại học Tokyo ..................................................................................................... 39 3.1.1. Giới thiệu Đại học Tokyo ............................................................................. 39 3.1.2. Chính sách của thành phố Tokyo ảnh hưởng tới thực hiện mô hình trường đại học xanh ............................................................................................................ 40 3.1.3. Sự phát triển mô hình trường đại học xanh tại Đại học Tokyo .................... 42 3.2. Đại học Quốc gia Yokohama .............................................................................. 59 3.2.1. Giới thiệu Đại học Quốc gia Yokohama ...................................................... 59 3.2.2. Chính sách của thành phố Yokohama ảnh hưởng tới thực hiện mô hình trường đại học xanh ................................................................................................ 59 3.2.3. Phát triển mô hình trường đại học xanh tại Đại học Quốc gia Yokohama ... 63 3.3. Đại học Kita Kyushu ........................................................................................... 67 3.3.1. Giới thiệu Đại học Kita Kyushu ................................................................... 68 3.3.2. Chính sách của thành phố Kita Kyushu ảnh hưởng tới thực hiện mô hình trường đại học xanh ................................................................................................ 69 3.3.3. Sự phát triển mô hình trường đại học xanh tại Đại học KitaKyushu ........... 73 3.4. Đánh giá thực trạng xây dựng trường đại học xanh tại 3 trường của Nhật Bản . 79 3.4.1. Thành tựu đạt được trong xây dựng trường đại học xanh ............................ 79 3.4.2. Hạn chế trong xây dựng trường đại học xanh .............................................. 80 CHƢƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀXÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH ...................................................................................... 81 4.1. Thực trạng xây dựng trường đại học xanh tại Việt Nam .................................... 81 4.2. Bài học về chính sách của quốc gia .................................................................... 81 4.3. Bài học về chính sách của trường đại học ........................................................... 83 4.3.1. Bài học về quản trị trường đại học xanh ....................................................... 83 4.3.2. Bài học về vận hành trường đại học xanh .................................................... 85 4.3.3. Bài học về đào tạo và nghiên cứu ................................................................. 88 4.3.4. Bài học về sự tham gia của cộng đồng ......................................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................. 92 CAM KẾT Tác giả luận văn xin cam đoan: Luận văn là công chính nghiên cứu của cá nhân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh. Đồng thời luận văn có tham khảo, hợp tác nghiên cứu và kế thừa cơ sở lý luận của đề tài cấp Đại học Quốc gia (mã số: 15.66): “Nghiên cứu mô hình trường đại học xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho Đại học Quốc gia Hà Nội” do TS Phạm Vũ Thắng chủ trì. Ngoài ra, các tài liệu, thông tin còn lại trong luận văn được nghiên cứu trên các kênh tạp chí, trang web, các tác phẩm, ấn bản do tác giả tự tìm hiểu, chưa từng được sử dụng và công bố ở bất cứ hình thức nào. Tác giả cam kết chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Tuyết LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh, giảng viên hướng dẫn, cùng các thầy cô khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã hỗ trợ, đào tạo kiến thức và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn phòng đào tạo, bộ phận sau đại học cùng cán bộ khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu luận văn của mình. Học viên Nguyễn Thị Tuyết DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 CO2 2 EMS 3 ESD 4 GHG Nguyên nghĩa tiếng Anh Carbon dioxide Khí cacbonic Environmetal Management Hệ thống quản lý môi System trường Education for Sustainable Giáo dục về phát triển bền Development vững Green House Gas Khí nhà kính Organization for Economic 5 OECD Cooperation United Nations Educational UNESCO Scientific and Cultural Organization 7 YNU Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế and Development 6 Nguyên nghĩa tiếng Việt Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc Yokohama National Trường đại học quốc gia University Yokohama i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Các cấp độ STARS 24 2 Bảng 1.2 Tiêu chí xây dựng trường đại học xanh. 25 Tiêu thụ năng lượng và phát thải khí 3 Bảng 3.1 CO2 của 5 trường đại học thành viên Đại học Tokyo (năm 2006). ii 51 DANH MỤC HÌNH STT 1 Hình Hình 1.1 Nội dung Trang Mô hình trường đại học bền 15 vững của Velazquez và cộng sự 2 Hình 1.2 Mô hình trường đại học xanh của 16 Geng và cộng sự (2013) 3 Hình 1.3 Mô hình trường đại học bền vững về môi trường 18 của Alshuwaikhat và Abubakar 4 Hình 1.4 Các tiêu chí xây dựng trường đại 23 học xanh 5 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 33 6 Hình 3.1 Tiêu thụ năng lượng của thành 40 phố Tokyo theo lĩnh vực, năm 2000. 7 Hình 3.2 Thành phần của hệ thống sinh 50 thái TSCP 8 Hình 3.3 Cấu trúc chính sách hướng đến thành phố phát triển bền vững của thành phố Kitakyushu iii 73 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội phát triển tiên tiến như hiện nay, phát triển bền vững đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới trước thực trạng dân số tăng, công nghiệp hóa phát triển nhanh chóng, kèm theo các tác động tiêu cực và đáng báo động đến môi trường sống. Vấn đề suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia trong việc phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường. Do đó, khái niệm “kinh tế xanh” ngày càng được quan tâm và là mục tiêu hướng đến của toàn thế giới. Đồng thời, trong giáo dục và nghiên cứu, tiêu chí “xanh” cũng được đề cập trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường đại học không chỉ dừng lại với vai trò định hướng giáo dục hay nghiên cứu, thống kê nhằm đưa ra giải pháp, đề xuất phát triển bền vững, mà hiện nay, các trường đại học cũng là một chủ thể phát thải chất gây ô nhiễm môi trường, rác thải và tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới. Do đó, có thể thấy, các trường đại học vừa là chủ thể phát thải, vừa là chủ thể có thể tác động tích cực tới đối phó với các vấn đề trên thông qua giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, tác động tới cộng đồng và chủ động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải. Do vậy xây dựng trường đại học theo hướng xanh có thể đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong nước và quốc tế. Nhật Bản là quốc gia được biết đến với những khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nhưng lại là đất nước có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến và phát triển theo hướng bền vững sớm nhất khu vực Châu Á. Cùng với những ủng hộ về chính sách, đường lối của Nhà nước, các trường đại học Nhật Bản sớm hình thành tư duy quản trị, chính sách vận hành, đào tạo và nghiên cứu để xây dựng các mô hình trường đại học xanh. Nhật Bản là quốc gia phát triển kinh tế và đô thị hóa tương đối sớm ở khu vực Châu Á từ ngay sau chiến tranh thế giới thứ II. Đồng thời với quá trình đô 1 thị hóa, Nhật Bản chứng kiến thời kỳ ô nhiễm tăng nhanh, chủ yếu xuất phát từ các nhà máy, khu công nghiệp. Việc thiếu cơ sở hạ tầng đô thị cũng là một mối quan tâm lớn tại Nhật Bản thời kỳ này, vì thế, chính sách quản lý đô thị tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển đường bộ được quan tâm với một loạt các khuôn khổ thể chế được thành lập ở mỗi khu vực để phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển công nghiệp. Trong khi đó, việc cải thiện môi trường sống lại ít được quan tâm. Đứng trước những hậu quả của việc phát triển nóng thời kì những năm 1950-1970, thời kỳ sau đó, Nhật Bản quan tâm hơn trong việc xây dựng và thực hiện các quy định, luật pháp và chương trình hành động liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. Tiêu biểu như Luật quy hoạch thành phố (1968, sửa đổi năm 1992), Luật quản lý chất thải (1970),... Đặc biệt từ những năm 1990, khi Nhật Bản thoát khỏi nền kinh tế bong bóng, thì vấn đề phát triển bền vững càng được quan tâm và trở nên cần thiết. Nhật Bản quan tâm hơn đến các khái niệm Khí nhà kính (GHG), và quản lý toàn diện hơn đến vấn đề môi trường thông qua Luật môi trường được ban hành vào năm 1993. Đặc biệt, Nhật Bản được biết đến với Nghị định thư Kyoto. Từ sau năm 2000, sự quan tâm về vấn đề nóng lên toàn cầu càng trở nên sâu sắc, và theo đó, các cam kết về cắt giảm khí nhà kính, hoạt động 3R (Giảm, Tái sử dụng, Tái chế chất thải) được đề cao hơn nữa từ phía các cơ quan, chính quyền Nhật Bản đến các thành phố. Trong điều kiện đó, khái niệm phát triển bền vững, nền kinh tế cacbon thấp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản với các chương trình như the Eco-model Program, Ecotown Project, and Environmental Action Model Project,... Đặc biệt, Nhật Bản quan tâm đến phát triển xanh trên mọi lĩnh vực, trong đó có cả giáo dục đào tạo bằng việc xây dựng các trường đại học xanh, là nơi đào tạo, nghiên cứu và thực hành phát triển bền vững. Hơn nữa, Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường do đó đang triển khai Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh từ năm 2 2012cho thời kỳ 2013 – 2020 và tầm nhìn đến 2050, với nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch Hành động về Tăng trưởng xanh, hướng đến phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực. Vì thế, Việt Nam đang đứng trước xu hướng phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực bao gồm cả giáo dục và đào tạo. Bằng việc nghiên cứu các chính sách chung của Nhật Bản, phân tích cụ thể một số trường hợp điển hình là trường đại học Nhật Bản thành công trong xây dựng trường đại học xanh, có thể rút ra bài học cho các trường Việt Nam nhằm phát triển theo hướng bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập. Với những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn và thực hiện đề tài: “Mô hình trường đại học xanh của Nhật Bản và hàm ý cho các trường đại học Việt Nam”làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. Luận văn là sản phẩm thuộc đề tài cấp Đại học Quốc gia (Mã số: 15.66): “Nghiên cứu mô hình trường đại học xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho Đại học Quốc gia Hà Nội” do TS. Phạm Vũ Thắng chủ trì. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài nhằm phân tích kinh nghiệm thành công trong xây dựng trường đại học xanh tại một số trường đại học tại Nhật Bản. - Đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho xây dựng trường đại học xanh tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Trường đại học xanh là gì? Đặc điểm của trường đại học xanh? - Có các mô hình trường đại học nào? - Kinh nghiệm xây dựng và vận hành trường đại học xanh của một số trường tại Nhật Bản như thế nào? - Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm Nhật Bản để phát triển mô hình trường đại học xanh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: các trường đại học theo mô hình trường đại 3 học xanh ở Nhật Bản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: các trường đại học xanh ở Nhật Bản và Việt Nam (nếu có). - Thời gian: Từ năm 1990 đến nay khi các trường có những biểu hiện rõ nét về kế hoạch xây dựng trường đại học xanh. 5. Đóng góp mới của đề tài. - Chỉ ra một số trường đại học tại Nhật Bản xây dựng thành công trường đại học xanh. - Đưa ra các bài học kinh nghiệm xây dựng trường đại học xanh tại Việt Nam. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, kết cấu của luận văn gồm 4 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lí luận về trường đại học xanh. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3:Thực trạng xây dựng trường đại học xanh của Nhật Bản. Chƣơng 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về xây dựng trường đại học xanh. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Nhóm tài liệu về phát triển bền vững OECD (2008) quan tâm đến thực tế rằngcác quốc gia, Chính phủ ngày càng quan tâm hơn về vấn đề phát triển bền vững trong chính sách và kế hoạch hành động của họ, các doanh nghiệp thì ngày càng hoạt động tích cực nhằm mang lại sự bền vững cho các sản phẩm và quy trình của họ, các sáng kiến về phát triển bền vững dần giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc đưa các nguyên tắc của sự phát triển bền vững vào thực tiễn chưa chứng minh được nhiều hiệu quả vượt bậc, đòi hỏi phải có giải pháp bền vững cho tăng trưởng, thúc đẩy phát triển và bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu. Do đó, OECD đã đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc hỗ trợ nghiên cứu sâu rộng về những thách thức về tính bền vững và tích cực trong việc phát triển các lĩnh vực như sản xuất và tiêu dùng bền vững và đo lường sự phát triển bền vững. Một trong những thách thức đáng kể nằm ở sự gắn kết chính sách - đảm bảo rằng các chính sách và thực tiễn khác nhau hỗ trợ lẫn nhau trong việc đạt được một mục tiêu. Đạt được sự gắn kết này trong các chính sách và thể chế là điều cần thiết để đạt được tiến bộ thực sự và lâu dài. Với một nghiên cứu, phân tích và hợp tác quốc tế lâu dài, OECD có thể đưa ra các lựa chọn chính sách để giải quyết những thách thức này. Vì vậy, OECD đã trình bày một cách đầy đủ về phát triển bền vững, các thách thức trên phạm vi toàn cầu, các vấn đề của thế hệ tương lai (bao gồm cả kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời với việc đo lường phát triển bền vững) từ đó đưa ra giải pháp đối với các Chính phủ và toàn xã hội trong phát triển bền vững. Với nghiên cứu tổng thể này, OECD đưa ra các khuyến nghị về số liệu, nghiên cứu và chính sách về nhiều vấn đề liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm biến đổi khí hậu, hợp tác với các nước đang phát triển và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. OECD khẳng định phát triển bền vững phải dựa trên sự tiến bộ trong ba lĩnh vực cùng 5 một lúc: nền kinh tế, xã hội và môi trường. Derek Osborn, Amy Cutter and Farooq Ullah (2015) quan tâm đến sự khác biệt của mỗi quốc gia, khu vực trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, trong việc xây dựng và thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Hơn nữa, các mục tiêu phát triển bền vững đứng trước các thách thức trong việc thực hiện ở quy mô nhỏ cũng như quy mô toàn cầu. Các tác giả đã đưa ra một phân tích sơ bộ về thách thức các cơ bản đó đối với thế giới phát triển và một số yếu tố chính trong đó. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp mới để phân tích các mục tiêu nhằm hỗ trợ xác định những thách thức lớn nhất đối với các nước phát triển, đồng thời, với phương pháp tiếp cận khách quan, các tác giả hướng đến đưa ra các giải pháp, chiến lược và kế hoạch thực hiện phù hợp với bối cảnh riêng của các nước phát triển. UNESCO (2005) khẳng định phát triển bền vững là lựa chọn bắt buộc để tồn tại và phát triển trong tương lai, góp phần cải thiện cuộc sống và môi trường sống của toàn thế giới. Theo UNESCO, vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, từ đó đi đến hành động để xây dựng cuộc sống lành mạnh hơn, bền vững hơn. Chính vì vậy, vai trò của giáo dục được nhấn mạnh và hướng đến thực hiện ở mọi cấp độ giáo dục về các vấn đề kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường …nhằm trang bị cho người dân các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngoài ra, các tác giả còn đề cập đến năng lượng, nước, vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tiếng nói của con người trong phát triển bền vững. Ngoài ra, hợp tác cộng đồng bao gồm có các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, Ủy ban quốc gia, các hiệp hội… được xem như là các thành phần quan trọng, nhằm tạo nên sự liên kết, hướng đến phát triển bền vững toàn cầu. 1.1.2. Nhóm tài liệu về trƣờng đại học phát triển bền vững Disterheft, A. và cộng sự (2011) đã có cuộc tranh luận về sự phát triển bền vững vàvề vai trò của các trường đại học trong việc góp phần xây dựng xã hội 6 bền vững bằng một công cụ đó là Hệ thống quản lý môi trường (EMS) có thể tăng cường tính bền vững trong khuôn viên trường, với sự tham gia của sinh viên và nhân viên nhằm nâng cao nhận thức cho các thực hành vấn đề bền vững trong đời sống khoa học, công việc và đối với từng cá nhân. Nghiên cứu này được dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng, sử dụng các kết quả nghiên cứu trước đó, thiết kế và thực hiện bảng hỏi trực tuyến nhằm điều tra và phân tích số liệu thống kê mô tả, bao gồm một số trường hợp một phân tích đơn biến. Quá trình triển khai thực hiện từ trên xuống được so sánh với phương pháp tiếp cận có sự tham gia và sau này đã được sử dụng để phát triển một mức độ thực hiện có sự tham gia. Trong một mô hình tổng hợp tác động môi trường của trường đại học liên quan đến các quá trình quan trọng tại các trường đại học, các yếu tố đầu vào có liên quan và kết quả đầu ra (khí thải), và sự biến đổi của các sản phẩm trung gian và kết quả nghiên cứu hiện có cũng như kết quả nghiên cứu mới. Nhóm tác giả đã nghiên cứu 47 tổ chức giáo dục đại học ở châu Âu thông qua EMS tại khuôn viên trường và hiện tại, dựa trên kết quả của cuộc khảo sát 35 trường đại học, tác giả đã tiến hành phân tích chi tiết về quá trình thực hiện EMS và thực tiễn tại các trường châu Âu. Kết quả cho thấy EMS có thể là một công cụ quan trọng trong quá trình tổng thể để tăng cường tính bền vững trong khuôn viên trường. Cùng với các phương pháp thực hiện của EMS, các tác giả coi là một cách tiếp cận có sự tham gia hoặc kết hợp từ trên xuống dưới và các yếu tố có sự tham gia có hiệu quả nhất để thực hiện gấp đôi các nhiệm vụ của một trường đại học: (1) Để giảm thiểu tác động về thể chế môi trường và (2) để thực hiện nghiên cứu và giảng dạy, cung cấp cơ hội để nâng cao nhận thức cho sự gắn kết phức tạp và phát triển năng lực dẫn đến sự bền vững hơn. Các kết quả sẽ góp phần vào cuộc thảo luận đang diễn ra về tính bền vững trong khuôn viên trường và được sử dụng cho các trường đại học đã thực hiện một EMS hoặc mong muốn có được nguồn cảm hứng từ các hoạt động các tổ chức khác trong lĩnh vực này. 7 Nhìn chung, nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ ra cái nhìn tổng quan và dừng lại ở việc giới thiệu về EMS chưa đi sâu phân tích chi tiết các giai đoạn khác nhau của phương pháp tiếp cận đó để đánh giá những đóng góp của các giai đoạn này trong việc tác động đến nhận thức của sinh viên, nhân viên, người dân. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này có thể thấy các khía cạnh khác cho nghiên cứu tiếp theo về các lĩnh vực: i) kinh tế, môi trường, và lợi ích xã hội của một EMS tại khuôn viên trường (đánh giá mức tiêu thụ các nguồn tài nguyên, mức độ nhận thức của cộng đồng, vv); hạn chế/nhược điểm của EMSquá trình cấp giấy chứng nhận; ii) lợi thế của quá trình cấp giấy chứng nhận; iii) thay đổi thể chế do quá trình EMS; iv) các công cụ quản lý môi trường hơn trong tương lai và đánh giá khả năng để đo tính bền vững ở các trường. Christensen và cộng sự (2009) đã thảo luận về mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế thực hiện việc ký kết một thỏa thuận làm việc cho các trường đại học cụ thể là với trường hợp đại học Aalborg. Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu quy trình cốt lõi của trường Aalborg bao gồm đào tạo, nghiên cứu và các hướng tiếp cận cộng đồng; trong đó quan trọng vẫn là các đầu vào và đầu ra liên quan đến giao thông vận tải, thực phẩm và tổ chức hoạt động, và bảo trì các tòa nhà, và trên cả các kết quả nghiên cứu của sinh viên và các nhà nghiên cứu tại nhà trường. Để đạt được mục tiêu nêu trên, nhóm nghiên cứu đã dựa trên các tài liệu nghiên cứu chính thống của trường giai đoạn 1990-2007, và một số báo cáo của sinh viên tập trung vào tính bền vững hoặc giá trị môi trường. Nghiên cứu đã đưa ra được các kết luận liên quan trực tiếp và trả lời cho câu hỏi ban đầu đặt ra. Mặc dù việc áp dụng một chính sách môi trường và ký Hiến chương Copernicus được thực hiện rất sớm từ năm 1990 nhưng Aalborg sớm bị mất đà phát triển. Nguyên nhân của điều này được nhóm tác giả chỉ ra gồm: thiếu cam kết từ quản lý cấp cao, thiếu đội ngũ nhân viên kỹ thuật, và sự thiếu hiểu biết về tác động môi trường của các trường đại học. Như vậy, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng một mô hình tác động môi trường không chỉ xem 8 xét và đo đếm số lượng tác động môi trường liên quan đến các tác động xảy ra trong hiện tại, ví dụ liên quan đến việc vận hành và bảo trì các tòa nhà và các phòng thí nghiệm, mà còn cần tích hợp với những cân nhắc về tác động trong cả quá trình vận hành (giáo dục, nghiên cứu và tiếp cận cộng đồng). Qua đó, các mô hình sẽ tạo cơ sở cho các sản phẩm bền vững hơn, chẳng hạn như sinh viên xem xét các khía cạnh của phát triển bền vững trong các giải pháp và cách tiếp cận họ áp dụng trong nghề nghiệp tương lai của họ. Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao và có thể áp dụng trong thực tế. Các quy trình và các đầu vào, đầu ra có liên quan, sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được phân tích và thảo luận để minh họa cho vấn đề môi trường cần phải được giải quyết bởi các trường đại học. Kết quả nghiên cứu cũng xác định một số vấn đề quan trọng của phát triển bền vững mà các trường đại học cần phải giải quyết và tạo nguồn cảm hứng cho nhân viên và sinh viên về làm thế nào để thúc đẩy các chương trình nghị sự tại các trường đại học của họ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các kết quả phân tích, chưa đưa ra các chính sách và kế hoạch mới. Nghiên cứu khởi đầu trong một mô hình tổng hợp tác động môi trường của một trường đại học liên quan đến các quá trình chính tại các trường đại học, các đầu vào có liên quan và kết quả đầu ra (khí thải), và sự biến đổi của các sản phẩm trung gian như học sinh trung học và kết quả nghiên cứu hiện có thành các sản phẩm như: sinh viên cao học, tiến sĩ, và các kết quả nghiên cứu mới. Như vậy, nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai xác định cách thức mà các trường đại học có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững một cách chặt chẽ hơn bằng cách thực hiện biện pháp, chính sách cụ thể, phù hợp với từng trường. Davos-Klosters (2014),đặt trọng tâm nghiên cứu là những thay đổi trên phạm vi toàn cầu trước những hậu quả môi trường. Nhằm tập trung đưa ra các giải pháp phù hợp, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nhập và hợp tác, tức là vai trò của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn khái quát về các sáng kiến bền vững hiện tại của các trường đại học và cao đẳng hàng 9 đầu, đặc biệt là các chương trình nhằm vào nghiên cứu và giáo dục cho sự phát triển bền vững bao gồm toàn bộ khuôn viên trường, sinh viên, giảng viên và nhân viên. Những trường hợp thực tế đã được tổ chức và thực hiện bởi các trường thành viên của Mạng lưới trường đại học bền vững quốc tế (the International Sustainable Campus Network (ISCN)) và Diễn đàn Lãnh đạo Đại học Toàn cầu (Global University Leaders Forum-GULF) của Diễn đàn Kinh tế Thế giớitrong việc phát triển đại học bền vững. Các trường hợp cụ thể được thực hiện tại 23 trường đại học, trong đó có 11 trường là thành viên của cả ISCN và GULF; 2 trường chỉ là thành viên của GULF và 10 trường chỉ là thành viên của ISCN. Tại mỗi trường, thông qua việc tìm hiểu tổng quan về các dự án phát triển bền vững đang được thực hiện, các thành tựu, hạn chế củamỗi trường, tác giả rút ra các bài học, chỉ số mới hoặc lợi ích đối với từng trường nói chung và đối với việc xây dựng trường đại học xanh nói riêng. Đặc điểm chung được tác giả khẳng định bao gồm: Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường; các thiết kế của các tòa nhà có ứng dụng năng lượng mặt trời, cảm biến nhằm tiết kiệm năng lượng; xây dựng không gian giảng dạy, học tập phù hợp, tiết kiệm điện năng, năng lượng. 1.2. Cơ sở lý luận về trƣờng đại học xanh 1.2.1. Khái niệm trƣờng đại học xanh Trong lĩnh vực học thuật, có rất nhiều nghiên cứu về trường đại học xanh, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về khái niệm này. Khái niệm đại học bền vững là một trong những khái niệm có liên quan mật thiết với trường đại học xanh, song nhiều nghiên cứu coi khái niệm đại học bền vững khái quát hơn khái niệm đại học xanh, thường bao hàm cả ý nghĩa bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Trường đại học bền vững thường hướng tới các hoạt động mang ý nghĩa sinh thái, văn hóa, xã hội và kinh tế (Bekessy và cộng sự, 2003). McKenna (2011) còn khẳng định các cơ sở giáo dục đại học có thể phát triển theo hướng bền vững thông qua xây dựng khuôn viên xanh và đào tạo bền vững. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất