Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình Nhiệm vụ tập trung trong ứng dụng thực hành CTXH cá nhân...

Tài liệu Mô hình Nhiệm vụ tập trung trong ứng dụng thực hành CTXH cá nhân

.DOCX
15
1841
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC BÀI TẬP MÔN HỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN Chủ đề: Mô hình nhiệm vụ tập trung ứng dụng trong Công tác xã hội cá nhân Giảng viên: ThS. Lương Bích Thủy Sinh viên thực hiện: Bùi Đức Anh Nguyễn Thị Phương Anh Vũ Thị Trung Anh Lê Thu Hà Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Phương Thảo Nguyễn Thế Phong Hà Nội, 9/2017 DANH SÁCH NHÓM STT 1 2 3 4 5 6 7 Họ và tên Bùi Đức Anh Nguyễn Thị Phương Anh Vũ Thị Trung Anh Lê Thu Hà Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thế Phong Nguyễn Phương Thảo 2 Ghi chú Nhóm trưởng 3/2/1997 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................4 I. Lịch sử hình thành mô hình.................................................................................5 II. Nội dung mô hình................................................................................................6 1. Đặc điểm của mô hình......................................................................................6 2. Quá trình điều trị...............................................................................................6 3. Nhiê êm vụ, vai trò của NVCTXH......................................................................9 III. Ứng dụng của mô hình.....................................................................................9 IV. Ưu điểm, hạn chế của mô hình.......................................................................10 V. Trường hợp minh họa.........................................................................................11 1. Tình huống......................................................................................................11 2. Áp dụng mô hình............................................................................................11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................14 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CTXH Công tác xã hội 2 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 3 Mô hình NVTT Mô hình nhiệm vụ tập trung 4 I. Lịch sử hình thành mô hình Từ những năm 1920 cho đến những năm 1960, mô hình can thiệp chiếm ưu thế trong CTXH là trường hợp tâm lý xã hội (psychosocial casework). Mô hình này dựa trên công trình nghiên cứu của Sigmund Freud và các nhà phân tâm học. CTXH phân tâm học nhấn mạnh sự can thiệp tập trung vào việc chấp nhận vai trò của “chuyên gia”. Trong cách tiếp cận này, các vấn đề của thân chủ về cơ bản được xem là các trạng thái tâm lý, và liên quan đến các yếu tố tâm động học như sự cố của “cái tôi chức năng” (ego function). Quá trình làm việc với thân chủ dài hạn, lên đến 18 tháng và có thể kéo dài hơn nữa. Sự cải thiện các vấn đề của thân chủ thường tiến triển chậm, khó định lượng, và trong một số trường hợp, tình trạng của họ đã xấu đi.1 Vào cuối những năm 1960 ở Bắc Mỹ, William J. Reid và Ann W. Shyne (1969) đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 4 năm để khám phá cách tiếp cận thay thế cho cách tiếp cận truyền thống. Cách tiếp cận mới này bao gồm các giai đoạn can thiệp ngắn, tập trung cao độ. Các khách hàng được mời làm việc trong 8 buổi, tập trung vào xác định các mục tiêu rõ ràng và họ là những người định hướng chính trong cách tiếp cận này, còn NVCTXH đóng vai trò là người hướng dẫn. Nghiên cứu này đã nhận thấy rằng những khó khăn của khách hàng đã được cải thiện nhanh chóng và sự thay đổi đáng kể có thể xảy ra chỉ sau 1 phiên làm việc. Được khuyến khích bởi những kết quả này, William J. Reid (1928-2003) và Laura Epstein (1914-1996), các nhà sáng lập và phát triển ban đầu đã đặt nền móng cho mô hình NVTT vào những năm 1970 bằng cách tổng hợp những phát hiện về các mô hình làm việc ngắn hạn và xây dựng mô hình NVTT dưới dạng mô hình thực hành (Reid & Epstein, 1972). Mô hình NVTT dựa vào những kiến thức đã có từ trường hợp tâm lý xã hội (psychosocial casework) (Hollis, 1972) và giải quyết vấn đề (Perlman, 1957) sử dụng một loạt lý thuyết về thời gian (Fortune, 1985). 1 Edwards, R., and Forbes, R. (n.d). Task centred casework. Truy xuấất từ http://content.iriss.org.uk/taskcentered/skills.html 5 Theo một báo cáo sau đó (Reid 1996), mô hình NVTT được rút ra từ lý thuyết học tập, lý thuyết nhận thức và lý thuyết nhận thức – hành vi. Mô hình NVTT đến nay đã tồn tại hơn 40 năm, đã có 200 đầu sách, bài báo và các luận án được xuất bản và dịch ra nhiều thứ tiếng, mô tả về mô hình này và phản ánh hiệu quả của nó trong nhiều bối cảnh thực hành CTXH. II. Nội dung mô hình 1. Đặc điểm của mô hình Mô hình NVTT là một cách tiếp cận giải quyết vấn đề theo hướng hiện tại, giới hạn thời gian (thường chỉ trong khoảng 6-12 buổi), nhằm giúp thân chủ giải quyết các vấn đề của họ, đồng thời cho họ những kinh nghiệm để cải thiện khả năng đương đầu với những khó khăn trong tương lai. Những vấn đề trong mô hình NVTT là những vấn đề đơn nhất, đơn giản, không phức tạp, có khả năng giải quyết nhanh, không cần thiết phải huy đô nê g nhiều nguồn lực. Trong mô hình NVTT, NVCTXH và thân chủ làm việc dựa trên mối quan hệ cộng tác và trao quyền. 2. Quá trình điều trị Việc điều trị bắt đầu bằng việc NVCTXH giải thích về các vai trò, mục đích, và thủ tục điều trị sẽ được sử dụng, giúp thân chủ có một cái nhìn tổng quát về các giai đoạn của mô hình và các hoạt động có vai trò trung tâm trong quá trình điều trị. ● Bước 1: Xác định vấn đề mục tiêu (Problems specification) Các vấn đề mục tiêu là những khía cạnh cuộc sống của thân chủ mà họ mong muốn thay đổi nhất. Trong mô hình NVTT thì điều bắt buộc là thân chủ chọn các vấn đề mục tiêu. Điều này không có nghĩa là thân chủ phải là người xác định vấn đề hay NVCTXH nên kiềm chế không đề cập đến các vấn đề tiềm năng mà nó có nghĩa là sự lựa chọn cuối cùng của trọng tâm điều trị sẽ do thân chủ xác định. Doel and Marsh (2005: 36) cho rằng các mục tiêu nên tuân theo nguyên tắc SMART: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn. 6 Để xác định vấn đề mục tiêu, việc thứ nhất, NVCTXH tạo một danh sách liệt kê tất cả các vấn đề bằng cách hỏi thân chủ về những khía cạnh của cuộc sống mà họ muốn thay đổi. Trong một vài trường hợp, thân chủ có thể không dễ dàng xác định được vấn đề và vì thế NVCTXH cần tìm kiếm các vấn đề thông qua việc xem xét mối quan hệ cá nhân, tâm trạng, sức khỏe, công việc, … của họ. NVCTXH phải nắm được được tất cả các thông tin có liên quan và khám phá một cách chi tiết vấn đề của thân chủ: sự hiểu biết của thân chủ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nguồn gốc của nó, những nỗ lực của thân chủ để giải quyết vấn đề, kết quả của những nỗ lực đó… Việc thứ hai, NVCTXH khuyến khích thân chủ lựa chọn không quá 3 vấn đề (hoă êc từ 3 đến 5 vấn đề nếu đó là vấn đề đơn giản, dễ giải quyết) để làm việc trong suốt quá trình can thiệp và yêu cầu thân chủ đặt ra mức độ ưu tiên của các vấn đề đó (việc sắp xếp các vấn đề theo mức độ quan trọng đối với thân chủ là cơ sở để quyết định trình tự giải quyết các vấn đề). Epstein và Brown (2002: 155) khuyên rằng nên làm tối đa 3 vấn đề; Doel và Marsh (1992: 31) cũng chỉ ra “... quá nhiều vấn đề được lựa chọn có thể dẫn tới sự nhầm lẫn và tiêu tan cố gắng”. Bước 2: Thỏa thuận hợp đồng (Contract creation) NVCTXH cùng thân chủ tạo một thỏa thuận đồng ý làm việc trong đó bao gồm danh sách các vấn đề mà thân chủ đã lựa chọn; thiết lập thời hạn điều trị (số lượng và tần suất các buổi làm việc); kết quả mong muốn của việc điều trị; và lệ phí (nếu có). Hợp đồng trong mô hình NVTT thường là bằng lời nói hoặc cũng có thể là một văn bản. Epstein và Brown (2002) cho rằng một thỏa thuận bằng miệng có thể là đủ, điều này sẽ không gây sợ hãi cho thân chủ; còn Doel và Marsh (1992) thì cho rằng việc thoả thuận này phải là một văn bản để tăng tính cam kết của thân chủ. ● Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ (Task planning) Việc thiết kế các nhiệm vụ diễn ra đều đặn trong các buổi làm việc thường lệ giữa NVCTXH và thân chủ. Nhiệm vụ cần được lên kế hoạch rõ ràng để cho thân 7 chủ thực hiện bên ngoài buổi làm việc. Có thể là những nhiệm vụ chung cho cả quá trình điều trị hoặc là những nhiệm vụ được xác định cho thân chủ làm. Nhiệm vụ có thể đơn giản hoặc phức tạp; được thực hiện một phía (thân chủ) hoặc nhiều phía (NVCTXH và những người khác có liên quan). ● Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ (Task implement) Một khi các nhiệm vụ được thiết kế, điều quan trọng là phải xem lại các vấn đề khi can thiệp tiến triển để đánh giá lại rằng các nhiệm vụ vẫn còn phù hợp để đạt được các mục tiêu. Cree và Myers (2008: 95) gợi ý rằng khi hoàn cảnh có thể thay đổi, tình huống có thể bị thay thế bằng các vấn đề mới. Vai trò của NVCTXH chủ yếu phải hỗ trợ người sử dụng để đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu của họ bao gồm cung cấp thông tin và nguồn lực, giáo dục và đóng vai (role-playing) để giải quyết các tình huống khó khăn Những kết quả của các nhiệm vụ được xem xét trong các buổi làm việc tiếp theo. Nếu các nhiệm vụ đã hoàn thành, các nhiệm vụ mới sẽ được thiết kế. Đối với những nhiệm vụ chưa đạt được cần xác định những trở ngại đối với việc hoàn thành nó. Một số trở ngại có thể được giải quyết trong phiên họp. Một số khác khi được chứng minh là không thể vượt qua thì trong trường hợp đó một chiến lược nhiệm vụ mới sẽ được chấp nhận thay thế. ● Bước 5: Kết thúc (Ending phase) Sự kết thúc trong mô hình này bắt đầu trong giai đoạn tạo hợp đồng, khi thân chủ và người NVCTXH thiết lập thời hạn điều trị. Trong suốt quá trình, NVCTXH thường xuyên nhắc nhở thân chủ về thời gian và số buổi còn lại. Trong buổi làm việc cuối cùng, NVCTXH trợ giúp thân chủ trong việc xác định các kỹ năng giải quyết vấn đề họ đã thu được trong quá trình điều trị đồng thời khái quát những kỹ năng giải quyết vấn đề này để thân chủ có thể áp dụng chúng cho các vấn đề trong tương lai mà họ có thể gặp. Theo Cree and Myers (2008: 96): “...phiên họp cuối cùng cần phải xem lại những gì đã đạt được, các nhiệm vụ đã hoàn thành như thế nào, mức độ các mục tiêu đã đạt được và những gì người sử 8 dụng dịch vụ đã học được từ quá trình có thể được đưa vào cuộc sống tương lai của họ.” Mặc dù mô hình NVTT dựa trên các thời hạn xác định nhưng trong giai đoạn chấm dứt này không phải có điều gì bất thường khi có những mục tiêu chưa hoàn thành hoặc nảy sinh thêm những vấn đề mới (tỉ lệ xuất hiện những trường hợp này khá ít). Lúc này NVCTXH và thân chủ có thể ký hợp đồng làm việc bổ sung, thường là không quá 4 buổi để giải quyết những vấn đề đó. 3. Nhiê êm vụ, vai trò của NVCTXH Nhiê êm vụ chính của NVCTXH trong mô hình này là hỗ trợ thân chủ giải quyết các yếu tố từ bên ngoài cá nhân đó, tạo điều kiê ên cho thân chủ thực hiê ên nhiê êm vụ đúng hạn. Khi sử dụng mô hình NVTT, NVCTXH phải có khả năng tạo sự tin tưởng, gây dựng được niềm tin và hy vọng cho thân chủ. Điều này được thúc đẩy bởi thái độ tham gia tích cực, lắng nghe tích cực và chính xác. Thân chủ cần cảm thấy rằng mình được hiểu và NVCTXH có thể chứng minh bằng cách đáp lại thân chủ và diễn giải lại chính xác các quan điểm của thân chủ.2 III. Ứng dụng của mô hình Mô hình này hiệu quả đối với các vấn đề như: ● Mâu thuẫn giữa cá nhân (VD: mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái trong viê cê lựa chọn nghề nghiêpê của con, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu trong cách nuôi con) ● Không thỏa mãn trong các mối quan hệ xã hội (VD: con cái mong muốn bố mẹ lắng nghe, thấu hiểu mình hơn; trẻ mồ côi đến lớp bị các bạn xa lánh không chơi cùng) ● Gặp vấn đề với các tổ chức chính quy (VD: sinh viên đi xin viê êc nhưng bị nhà tuyển dụng từ chối) 2 Edwards, R., and Forbes, R. (n.d). Task centred casework. Truy xuấất từ http://content.iriss.org.uk/taskcentered/skills.html 9 ● Gặp vấn đề trong khả năng quyết định (VD: học sinh bối rối trước viêcê lựa chọn ngành học, trường đại học cho mình) ● Cảm xúc căng thẳng (VD: người gă êp quá nhiều áp lực trong công viêc,ê người cảm thấy căng thẳng lo lắng khi đứng trước đám đông) ● Không đủ nguồn lực (VD: lao đô êng nhâ êp cư thiếu nguồn lực cần thiết để ổn định cuô êc sống) ● Các vấn đề về tâm lý và hành vi (VD: học sinh chăm ngoan nhưng chơi cùng bạn bè xấu nên có những hành vi tiêu cực như đánh nhau, đua xe,… do ảnh hưởng của nhóm bạn) Các giai đoạn của mô hình NVTT vừa đơn giản và linh hoạt, áp dụng thành công trong hầu hết các phạm vi thực hành công tác xã hội như là phúc lợi của trẻ em, các dịch vụ xã hội công cộng, CTXH trong trường học, chỉnh sửa, thiết lập y tế, dịch vụ gia đình. (Reid, 1996). Nó còn được áp dụng trong quản lý ca (Naleppa và Reid, 1998, 2000) và trong giám sát và phát triển nhân viên (Caspi và Reid, 1998). IV. Ưu điểm, hạn chế của mô hình 1. Ưu điểm ● Thân chủ được trao quyền để kiểm soát cuộc sống của chính mình ● Hạn chế sự phụ thuộc của thân chủ vào người trợ giúp ● Tăng kĩ năng đối phó của thân chủ để có thể tự giải quyết các vấn đề trong tương lai mà không cần sự trợ giúp ● Tiết kiệm thời gian và tiền bạc. ● Sử dụng được ở tất cả các cấp hệ thống bao gồm cá nhân, nhóm, gia đình, tổ chức, cộng đồng, … 2. Hạn chế ● Thường thì không thể thực hiện được hơn 3 vấn đề mục tiêu 10 ● Mô hình không hoạt động tốt khi thân chủ không nhận ra vấn đề hoặc vấn đề liên quan đến rối loạn tâm lý mãn tính (rối loạn tâm thần). Theo Doel và Marsh (1992) người sử dụng dịch vụ phải có tư duy hợp lý và có khả năng nhận thức để can thiệp có hiệu quả, do đó có thể không phù hợp với những người đang có những khó khăn về tâm lý hoặc suy nhược: “... ở những người có suy nghĩ nghiêm trọng, chẳng hạn như một số dạng bệnh tâm thần, những người gặp khó khăn trong việc học tập hoặc có một sự nhầm lẫn lớn, mô hình NVTT thường không thể thực hiện trực tiếp với người đó.” V. Trường hợp minh họa 1. Tình huống Bà T. năm nay 65 tuổi được chẩn đoán là bị trầm cảm nhẹ. Cách đây 1 năm bà đã di cư từ Chile, nơi mà bà đang sống mô êt cuô êc sống rất vui vẻ khi được tham gia các hoạt đô nê g ở nhà thờ, đến Tây Ban Nha sống với con gái và cô cháu gái. Cháu gái bà năm nay 16 tuổi, đối với cháu gái bà rất ít khi gần gũi, nói chuyện còn với con gái thì bà cảm thấy rất bực bô êi vì cô đã buô êc bà bỏ lại gia đình và bạn bè, những người mà bà e rằng bà sẽ không bao giờ được gă pê lại nữa. Và chính điều này đã làm mối quan hệ giữa bà và con gái luôn căng thẳng, đến mức mỗi khi gặp khó khăn gì đó bà cũng không muốn nhờ con gái giúp đỡ. Bà miêu tả cuộc sống hiện tại của mình bằng những từ ngữ tiêu cực như “cô đơn”, “vô nghĩa”, “không vui”. Bà luôn mong muốn trở lại Chile, nơi bà từng sống, và luôn khóc khi nghĩ đến những ngày tháng trước đây. 2. Áp dụng mô hình Bước 1: Xác định vấn đề mục tiêu NVCTXH và bà T. xác định 2 vấn đề mục tiêu đó là cảm giác cô đơn và hệ thống hỗ trợ hạn chế. Bước 2: Thỏa thuận hợp đồng NVCTXH và bà T. kí hợp đồng gặp nhau 1 buổi/tuần trong vòng 3 tháng (12 buổi) và xác định vấn đề theo mức độ ưu tiên cần được giải quyết là: + Cảm giác cô đơn + Hệ thống hỗ trợ hạn chế 11 Bà T. đồng ý với 3 chiến lược nhiệm vụ cùng đề ra với NVCTXH đó là: mở rộng mạng lưới xã hội, tăng sự tiếp xúc với những người thân ở Chile và cải thiện mối quan hệ với con gái và cháu gái. Kết quả mong muốn của bà T. là cảm thấy vui vẻ và cuộc sống có “ý nghĩa” hơn. Bước 3: Lập kế hoạch NVCTXH đề cập đến một nhà thờ ở nơi bà T. sống đang cung cấp các hoạt động giáo dục và xã hô êi ở Tây Ban Nha cho những người cao niên Latina. Trong nhiệm vụ đầu tiên, bà T. chủ động nói rằng mình sẽ đến nhà thờ và tham gia các hoạt động đó. NVCTXH gợi ý rằng cần cải thiện mối quan hệ với con gái mình, vì thế bà T. đã đồng ý với việc con gái sẽ đưa mình đến nhà thờ mỗi sáng. Bước 4: Thực hiện kế hoạch Ở buổi gặp tiếp theo, bà T. cùng NVCTXH xem xét lại nhiệm vụ đã thực hiện. Đúng như những gì đã nói ở buổi trước, bà T. đã đến nhà thờ 3 lần, bà nhiệt tình chia sẻ về việc mình đã gă pê , nói chuyê nê rất vui vẻ với những người di dân Latina khác đến và tìm được sự an ủi tinh thần khi tham gia Thánh lễ. Tuy nhiên bà lo sợ rằng việc đưa mình đến nhà thờ sẽ làm con gái đi làm trễ mặc dù bà đã cố gắng dậy sớm. NVCTXH nhắc nhở bà cần vượt qua trở ngại này. Bà đã nghĩ đến người bạn bà mới quen nhà ở gần bà, vì thế bà có thể nhờ con gái đưa đến đó rồi hai người sẽ tự đi bộ đến nhà thờ. Bà T. nói rằng sẽ nói rõ với con gái lí do không muốn cô đưa đến tận nơi là vì lo lắng cho công việc của cô. NVCTXH đề ra một nhiệm vụ mới: nhờ cháu gái chỉ cho bà T. cách sử dụng email để liên lạc với những người thân yêu còn ở Chile. Nhiệm vụ này nhằm tạo điều kiện tăng sự tiếp xúc với cháu gái. Trong những buổi làm việc sau đó, bà T. cùng NVCTXH xem xét tiến trình thực hiện nhiệm vụ, tình trạng vấn đề và những trở ngại. Bà T. vẫn tiếp tục đến nhà thờ đều đặn, có khi hơn 3 buổi/tuần và rất tích cực trong các hoạt động diễn ra ở đó. Con gái bà những ngày thời tiết xấu đều đưa bà và bạn bà đến tận nơi và thỉnh thoảng đón hai người về nhà. Với việc sử dụng email, bà T. rất ngạc nhiên vì cháu gái nhiệt tình đồng ý hướng dẫn mình, mặc dù 12 việc sử dụng nó khá khó khăn nhưng bà vẫn rất cố gắng vì để có thể “nói chuyện” được với người thân ở Chile. Bước 5: Kết thúc NVCTXH nhắc bà T. còn vài buổi nữa là công việc của họ đã kết thúc như họ đã thỏa thuận trong hợp đồng lúc đầu. Trong buổi làm việc cuối, NVCTXH và bà T. đánh giá tình trạng các vấn đề mục tiêu. Bà T. đã không còn cảm thấy cô đơn nữa: bà đã có bạn mới, và tham gia các hoạt động rất có ý nghĩa, tinh thần bà đã thoải mái hơn dù đôi khi nhớ đến họ hàng và bạn bè ở Chile bà T. vẫn khóc. Điều này càng giúp bà có động lực hơn trong việc tìm hiểu cách sử dụng email và vì thế, bà cùng cháu gái nói chuyện, gần gũi với nhau nhiều hơn. Mối quan hệ giữa bà và con gái cũng được cải thiện, hai người thường xuyên đi siêu thị và nấu ăn với nhau, và trò chuyện rất vui vẻ. NVCTXH chỉ ra những điểm mạnh của bà T. đó là khả năng giải quyết vấn đề và khả năng phục hồi. Hai người thảo luận với nhau về cách mà bà T. có thể sử dụng những nguồn lực cá nhân này để tiếp tục giải quyết những vấn đề hiện tại và mới của mình. 13 1. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Caspi, J., & Reid, W. J. (1998). The task centred model for field instruction: 2. An innovative approach. Journal of Social Work Education, 34, 55-70. Coady, N., & Lehmann, P. (2016). Theoretical Perspectives for Direct Social Work Practice: A Generalist-Eclectic Approach (3rd Edition). Springer 3. Publishing Company. Coulshed, V. & Orme, J. (1998). Social Work Practice an Introduction, 4. (3rd Edition). New York: Palgrave. Cree, V. & Myers, S. (2008). Social Work: Making a Difference. Bristol: The 5. 6. Policy Press. Doel, M. & Marsh, P. (1992). Task-Centred Social Work. Aldershot: Ashgate. Doel, M. (2002). “Task-centred work”, in R. Adams, L. Dominelli and M. Payne (eds) Social Work: Themes, Issues and Critical Debates (2nd Edition), 7. Basingstoke: Palgrave. Epstein, L. & Brown, L. (2002). Brief Treatment and a New Look at the Task 8. Centred Approach. Boston, MA: Allyn and Bacon. Flassler, A. (2007). Merging Task-Centered Social Work and Motivational Interviewing in Outpatient Medication Assisted Substance Abuse Treatment: Model Development for Social Work Practice. A dissertation submitted in partial fulfillment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy 9. at Virginia Commonwealth University. Fortune, A., E. (1985). Planning duration and termination of treatment. Social Service Review, 59, 647-661. 10. Hollis, F. (1972). Casework: A psychosocial therapy (2nd Edition). New York, Random House. 11. Kevin C. & Albert R. Roberts (2015). Social Workers' Desk Reference (3rd Edition). Oxford University Press. 12. Payne, M. (2015). Modern Social Work Theory (4th Edition). Oxford University Press, 127-148. 13. Doel, M. & Marsh, P. (1992). Task-centred Social Work. Aldershot, Ashgate. 14. Marsh, P., & Doel, M. (2005). The task-centred book. London: Routledge Books. 14 15. Naleppa, M. J., & Reid, W. J. (1998). Task-centered case management for the elderly: Developing a practice model. Research on Social Work Practice, 8, 63–84. 16. Naleppa, M. J., & Reid, W. J. (2000). Intergrating case management and brief treatment strategies: A hospital-base geriatric program. Health and Social Work, 31, 1-23. 17. Perlman Helan (1957). Social case work: A problem solving process. University of Chicago press, Chicago. 18. Reid, W. J., & Shyne, A. W. (1969). Brief and extended casework. New York: Columbia University Press. 19. Reid, W. J., & Epstein, L. (1972). Task-centered casework. New York: Columbia University Press. 20. Reid, W. J. (1996). Task-centred social work, in F. J. Tunner (Ed.), Social work Interlocking theoretical approaches (4th Edition, p.617-614). New York: Free Press. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan